LỊCH SỬ THÙ HẰN THÁI LAN-CAMPUCHIA CÓ LẶP LẠI?

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ bảy, ngày 26/1/2013

TTXVN (Băng Cốc 25/1)

Báo “Dân tộc” đăng bình luận liên quan tới cuộc tranh chấp xung quanh ngôi đền Preah Vihear, trong đó, tác giả cho rằng vn đề này cần được đưa ra công chúng xem xét dựa trên mối quan tâm của quốc gia. Sau đây là nội dung bài viết:

Trong một bình luận gần đây liên quan tới phán quyết sắp tới của Tòa án quốc tế (ICJ) về khu vực tranh chấp xung quanh ngôi đền Preah Vihear Ngoại trưởng Thái Lan Surapong Tovichakchaikul muốn đưa ra hai thông điệp.

Thư nhất: Bất luận kết quả sẽ ra sao, Thái Lan vẫn nỗ lực hết mình. Nhưng thông điệp thứ hai có vấn đề, có hàm ý bất cứ vấn đề nào nảy sinh từ vụ việc này đều không phải do lỗi của chính phủ hiện nay mà do chính phủ trước đó. Tất nhiên, sự nhấn mạnh này chứng tỏ khả năng quyết định của tòa án sẽ có lợi cho Campuchia.

Đáng buồn là Ông Surapong lại không có một chút manh mối hoặc giả bộ không biết những ngụ ý trong quan điểm của ông. Ông đã kết luận Thái Lan đang ở tình thế “thất bại”. Việc ông Surapong bày tỏ quan điểm của mình diễn ra trùng với thời điểm truyền thông bắt đầu chiến dịch nhằm nâng cao sự hiểu biết của công chúng đối với những tranh cãi giữa Thái Lan và Campuchia tại La Hay. Chiến dịch này sẽ được tăng cường khi phán quyết của ICJ đang đến gần. Phía Thái- sẽ dựa trên gần 500 trang tài liệu chuẩn bị sẵn để có thêm lời giải thích vào ngày 19/4 tới. Phán quyết cua tòa án dự kiến sẽ được đưa ra trong quý IV 2013. Chính phủ đã lo ngại kết qua sẽ bị chính trị hóa.

Chiến dịch liên hệ với công chúng là một sáng kiến hay đáng được thực hiện từ lâu đối với tất cả các vấn đề cốt lõi liên quan tới chính sách đối ngoại của Thái Lan, ví dụ như đề nghị của Mỹ được sử dụng căn cứ không quân U-Tapao, kết hợp các cuộc đàm phán để gia nhập Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), số phận của dự án phát triển cảng nước sâu Dawei tại Mi-an-ma… Thông thường, người Thái thường ít được biết các quyết định liên quan đến những vấn đề kiểu này cùa chính phủ. Điều đó góp phần giải thích tại sao Hiến pháp hiện nay có điều 190, yêu cầu chính phủ phải đưa ra thảo luận các quyết định liên quan tới chính sách đối ngoại có ảnh hưởng tới lợi ích và chủ quyền quốc gia.

Mâu thuẫn và gián đoạn

Phần buồn nhất trong cuộc tranh cãi giữa Thái Lan và Campuchia đến ngôi đền Hindu này là sự mâu thuẫn và thiếu liên tục của các thê chế và chính quyền tại Thái Lan trong xử lý các vấn đề biên giới từ sau phán quyết đầu tiên của ICJ ngày 1,5/6/1962. Trong hơn ba thập kỷ qua, phía Campuchia luôn có một đội duy nhất giải quyết cuộc tranh chấp này trong khi phía Thái Lan bị thay đổi liên tục bởi phụ thuộc vào chính phủ điều hành.

Như vậy, sự hiểu biết của cả cá nhân và cơ quan tổ chức về vấn đề này thường bị gián đoạn và đôi khi còn có sự hiểu sai về không khí chính trị thích hợp trong thời điểm đó.

Trở lại năm 1962, khi có quyết định rằng ngôi đền này thuộc chủ quyền của Campuchia, đòi hỏi Thái Lan phải rút binh sĩ, cảnh sát và lực lượng bảo vệ an ninh của họ khỏi khu vực tranh chấp. Tuy nhiên, phán quyết lại không đề cập tới tình trạng của đường biên giới, điều vẫn chưa được phân định rõ ràng. Thực tế, cuộc tranh chấp ngôi đền đã bị chính trị hóa vào ngày Thái Lan đáp lại quyêt định của tòa án bằng tuyên bố rằng họ bảo lưu quyên đòi lại chủ quyền ngôi đền trong tương lai.

Thái Lan lúc đó nằm dưới sự cại trị độc tài của Thống ché Sarit Thanarat và điều này không có gì ngạc nhiên. Đó chính là một quyết định thể hiện những người theo chủ nghĩa dân tộc Thái Lan hoàn toàn không chấp nhận phán quyết của tòa án. Trong bức; thư của mình gửi tới quyền Tổng thư ký Liên hợp quốc u Thant, Ngoại trưởng Thái Lan lúc đó là Thanat Khoman viết rằng Thái Lan không đồng tình với phát quyết trên nhưng sẽ vẫn tuân thủ như một thành viên có trách nhiệm của Liên hợp quốc. Bức thư cũng viết Thái Lan bảo lưu quyền đòi lại chủ quyền ngôi đền trong tương lai. Thêm vào đó, để thể hiện viẹc Thái Lan tuân thủ phán quyết của tòa án, bản tin đối ngoại của Bộ Ngoại giao Thát Lan số tháng 6- 7/1962 đă công bố công khai toàn bộ phán quyết đế thông báo cho cộng đồng quốc tế.

Khi ICJ đưa ra phán quyết ngôi đền Hindu này nằm trong lãnh thổ Campuchia mà không có quyết định về đường biên giới, Thái Lan đã coi tấm ban đồ họ vẽ ngày 10/7/1962 sau khi rút quân là tấm bản đồ hợp pháp Campucma chua bao giờ công nhận bản đồ này với lý do phán quyết của tòa án đã ghi nhận tấm bản đồ do ủy ban biên giới Thái Lan-Pháp soạn thảo mà phía Campuchia đệ trình trong tài liệu.

Do cách hiểu khác nhau, những tranh cãi về khu vực 4,6km2 xung quanh ngồi đền đã không thể giải quyết được. Do vậy, ủy ban hỗn hợp về phân định biên giới Thái Lan-Campuchia (JBC) đã được thành lập ngày 14/6/2000 để giải quyết vấn đề này. JBC đáng ra- nên trở thành một cơ chế cơ bản để giải quyết các bất đồng, mà không phải ICJ.

Vấn đề có thể ngăn chặn được

Vấn đề đã nảy sinh sau khi Thái Lan và Campuchia thỏa thuận trên nguyên tắc đưa ra một kế hoạch cùng phát triển khu vực xung quanh ngôi đền vào tháng 3/2004 dưới thời chính quyền đầu tiên của ông Thaksin, Lần đầu tiên, Thái Lan đã thông báo với Campuchia rằng họ sẽ ủng hộ kế hoạch đăng ký ngôi đền là điểm di sản thế giới với UNESCO với điều kiện là nó phải được tiến hành theo cách không để cho vấn đề biên giới làm ảnh hưởng tới các khu vực cùng phát triển. Rỗ ràng, nếu hai nước thực hiện theo thỏa thuận này với sự tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau hơn về những nguyên tắc chung thì vấn đề hiện nay đã được cùng ngăn chặn. Cả hai đều có thể tận hưởng thành quả từ sự hợp tác chung đó.

Trong bảy năm tiếp theo (2004-2011), quan hệ Thái Lan-Campuchia trải qua nhiêu thăng trầm, Sự thiếu ổn định và lộn xộn trong nội bộ Thái Lan đã góp phần tạo nên điều này. Cuộc đảo chính năm 2006 lật đổ ông Thaksin đã đẩy quan hệ Thái Lan-Campuchia vào vực sâu và gây trở ngại cho sự hợp tác chung đối với những khu vực xung quanh ngôi đền, Tính cách thiếu rõ ràng của ông Thaksin và mối quan hệ cá nhân của ông Hun Sen đã gây nhiều vấn đề phức tạp cho các cuộc đàm phán liên quan tới những vấn đề mang tính lợi ích quốc gia. Khi đảng Dân chủ lên nắm quyền vào cuòi năm 2009, họ đã cố gắng không thực hiện cái mà họ cho là những kế hoạch phục vụ cho lợi ích cá nhân của ông Thaksin.

Bất chấp sự khoa trương về hòa bình của các nhà lãnh đạo Thái Lan và Campuchia, các cuộc đụng độ biên giới đã xảy ra vài lần. Tình trạng tồi tệ nhất diễn ra trong năm 2008 và 2011, gây thương vong cho người dân vô tội dọc biên giới và trở thành cuộc xung đột nghiêm trọng đầu tiên trong nội bộ các nước ASEAN. Năm 2011, cuộc xung đột đã được đưa ra Hội đồng bảo an, nơi có phản hồi rằng các bên xung đột phải tìm ra cách giải quyết một cách hòa bình thông qua vai trò trung gian cửa ASEAN khi Inđônêxia đang làm chủ tịch.

Ngược lại với sự lo ngại của ông Surapong, Thái Lan có suy nghĩ cởi mở về phán quyết sắp tới của tòa án. Sau tất cả mọi chuyện, Thái Lan cần quyết định xem liệu phán quyết 1962 có đủ rõ ràng hay cần thêm bớt điều gì. Bất kỳ sự sàng lọc nào mà Tòa án ICJ dir kiến thực hiện sẽ đều không thể vượt qua phán quyết 1962. Như bức thư của ông Thanat đã nói, Thái Lan, với tư các là một thành viên có trách nhiệm của Liên hợp quốc, sẽ tuân thủ phán quyết của tòa án. Tất nhiên, Thái Lan cần chắc chắn về tài liệu pháp lý và cách tiếp cận.

Phán quyết của tòa án sẽ giúp hai nước giải quyết được vấn đề riêng của mình trong tương lai, Đối với vấn đề quốc gia quan trọng như vậy, các chính đảng không nên phe phái, vấn đề này cần được đưa ra xem xét dựa trên mối quan tâm của quốc gia.

About Văn Ngọc Thành

Dạy học nên phải học
Bài này đã được đăng trong Archives, Articles, International relations và được gắn thẻ . Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

Bình luận về bài viết này