A Chinese Pivot? (Trung Quốc xoay trục ngoại giao?)

NEW DELHI – Is China, under its new president, Xi Jinping, undertaking its own diplomatic pivot, parallel to the United States’ “pivot to Asia”? Xi’s first significant international initiatives – making Russia his first official visit abroad, followed immediately by his attendance at the BRICS summit in South Africa – suggest that China may be seeking to place its relations with the world’s most powerful emerging countries on a par with its US diplomacy. Indeed, this possibility is supported by Xi’s recent statement about relations with India, which he termed “one of the most important bilateral relationships” for China.

This illustration is by Pedro Molina and comes from <a href="http://www.newsart.com">NewsArt.com</a>, and is the property of the NewsArt organization and of its artist. Reproducing this image is a violation of copyright law.

Illustration by Pedro Molina

Xi’s early focus on Sino-Indian relations is unusual for a Chinese leader. He enunciated a five-point platform, rather like Jawaharlal Nehru’s “five principles of peaceful coexistence,” implemented in the two countries’ Panchsheel Treaty of 1954.

According to Xi’s platform, pending a final settlement of territorial issues, the two countries should cooperate to maintain peace and tranquility and prevent border disputes from affecting the overall relationship. China and India should maintain close strategic communications in order to keep bilateral relations on the “right track.”

Moreover, the two countries should harness each other’s comparative strengths and expand mutually beneficial cooperation in infrastructure, investment, and other areas; strengthen cultural ties to advance an expanding friendship; and enhance their cooperation in multilateral forums to safeguard the legitimate rights and interests of developing countries in tackling global challenges. Finally, they should accommodate each other’s core concerns.

While Xi has been preoccupied with his country’s domestic challenges since becoming Chinese Communist Party (CCP) General-Secretary last November, and now as president since March, relations with India can have a direct impact on internal conditions. For example, China’s desire to prevent drug trafficking in its southern province of Yunnan means that its police and security forces are taking a keen interest in what happens in Myanmar, a country that is also of special interest to India.

Then, of course, there is Tibet, perhaps China’s greatest domestic security concern, and also a perennial source of tension with India, owing to territorial disputes. China’s recent anger over a visit by the Dalai Lama to the Tawang monastery in Arunachal Pradesh, Indian territory claimed by China, suggests just how potent this issue remains. Hu Shisheng, a leading South Asia strategic analyst at the China Institutes for Contemporary International Relations, has suggested that such visits do not mean that “India-China relations are [in a state of] disturbance,” though the potential for trouble remains high.

Under Xi, however, China seems to be accentuating the positive. The CCP’s official newspaper, the People’s Daily, recently identified the “two areas of interest with India” that matter most. With the border issue “effectively controlled,” there should be greater focus on “trade and multilateral issues,” where success could bring about a “new” and welcome “chapter” in bilateral ties.

So is “mistrust” between the two powers diminishing? The People’s Daily seems to consider bilateral relations as normal at this point. India appears to be equally hopeful. Indeed, a senior Indian official, speaking about tensions in the South China Sea, was recently quoted as saying: “You can’t assume that India-China maritime rivalry is inevitable.”

The “Indo-Pacific is one geopolitical area,” the official reportedly said, “but look at the situation in the Indian Ocean. The situation near China, whether in the East China Sea, near Japan, or in the West Pacific, is completely different. India, China, and the US – everyone needs sea links; everybody’s energy goes through it.”

A classified report from India’s defense ministry, however, emphasizes the “increasing number of Chinese submarines venturing into the Indian Ocean region, thus posing [risks] to India’s security interests.” The report indicated that at least “22 contacts were recorded with vessels suspected to be Chinese attack submarines patrolling outside Beijing’s territorial waters last year,” and warned that the “implicit focus” of China’s navy appears to be “to control highly sensitive sea lines of communication.”

Xi’s efforts to cement ties with China’s other huge neighbor, Russia, should be seen as complementing his outreach to India. Here, Xi has been aided by Russian President Vladimir Putin’s evident disdain for the US and the West. China shares Russia’s suspicions in this regard; indeed, Xi proclaimed that, in terms of geopolitics, Russia and China “speak a common language.”

There are, of course, perfectly legitimate reasons for close Sino-Russian relations. They are partners in the Shanghai Cooperation Organization. China is the world’s largest energy consumer, while Russia is the biggest energy provider. And bilateral trade is booming, worth $88 billion per year.

Xi’s own regional pivot should be viewed as part of his grand vision of a “revitalization of the Chinese nation,” which essentially calls for China to resume the paramount leadership in Asia that it has exercised for much of its history. His ambitions are vast, yet he, and the Chinese people, appear determined to achieve them. That is far more than can be said of India’s rather wooly strategic meanderings.

—-

Source:http://www.project-syndicate.org/commentary/china-s-embrace-of-india-and-russia-by-jaswant-singh

Bản dịch VNN:

Trung Quốc cũng đang ‘xoay trục’ ngoại giao?

Phải chăng Trung Quốc, dưới thời tân chủ tịch Tập Cận Bình, đang tiến hành một cuộc “xoay trục” ngoại giao của riêng mình, song song với sự chuyển hướng chiến lược của Mỹ về châu Á?

Sáng kiến quốc tế quan trọng đầu tiên của Tập Cận Bình – chuyến công du nước ngoài chính thức đầu tiên đến tiên đến Nga, và ngay sau đó tham dự hội nghị thượng đỉnh BRIC ở Nam Phi – cho thấy Trung Quốc đang tìm cách gây dựng mối quan hệ với các cường quốc mới nổi hùng mạnh nhất thế giới để đối phó với chiến lược ngoại giao của Mỹ. Và trên thực tế, khả năng này đã được củng cố bởi tuyên bố mới đây của ông về quan hệ với Ấn Độ khi ông gọi đó là “một trong những mối quan hệ song phương quan trọng nhất” đối với Trung Quốc.

Sự quan tâm ngay từ ban đầu đôi với quan hệ Trung-Ấn của Tập Cận Bình là một điểm mới lạ so với các nhà lãnh đạo trước đó. Ông đề ra cương lĩnh 5 điểm, giống như “5 nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình” của Jawaharlal Nehru được triển khai theo Hiệp định Panchsheel 1954.

Theo cương lĩnh của Tập Cận Bình, cho đến khi hoàn tất giải quyết các vấn đề lãnh thổ, hai nước nên hợp tác để giữ vững hòa bình và ổn định, ngăn chặn tranh chấp biên giới ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ toàn cục. Trung Quốc và Ấn Độ nên duy trì thông tin liên lạc chiến lược chặt chẽ nhằm duy trì quan hệ song phương “đi đúng hướng”.

Ngoài ra, hai nước nên khai thác thế mạnh tương đối của nhau và mở rộng hợp tác cùng có lợi về cơ sở hạ tầng, đầu tư và các lĩnh vực khác; thúc đẩy quan hệ văn hóa để tăng cường tình hữu nghị; và mở rộng hợp tác trong các diễn đàn đa phương nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích chính đáng của các quốc gia đang phát triển trong việc đối phó với các thách thức toàn cầu. Cuối cùng, hai bên nên giúp đỡ giải quyết những mối quan tâm cốt lõi của nhau.

Trung Quốc, Tập Cận Bình, Mỹ, châu Á

Ảnh: Getty Images

Mặc dù Tập Cận Bình đang phải đau đầu đối phó với những thách thức trong nước từ khi trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào tháng 11 năm ngoái, và hiện đảm nhận thêm chức vụ Chủ tịch nước từ tháng 3, quan hệ với Ấn Độ có thể có tác động trực tiếp đến các điều kiện bên trong. Đơn cử, muốn ngăn chặn nạn buôn lậu ma túy ở tỉnh Vân Nam ở phía cảnh sát và lực lượng an ninh Trung Quốc phải đặc biệt để tâm đến những diễn biến ở Myanmar, một đất nước cũng là mối quan tâm đặc biệt đối với Ấn Độ.

Tiếp đến là Tây Tạng, có lẽ là quan ngại an ninh trong nước lớn nhất của Trung Quốc, và cũng là nguồn gốc gây căng thẳng từ nhiều năm qua với Ấn Độ, do những tranh chấp lãnh thổ. Sự phẫn nộ gần đây của Trung Quốc đối việc Dalai Lama đến thăm tu viện Tawang ở Arunachal Pradesh, phần lãnh thổ bên phía Ấn Độ mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, cho thấy vấn đề này vẫn đang có sức ảnh hưởng đến thế nào đến quan hệ hai nước.

Hu Shisheng, nhà phân tích chiến lượng Nam Á hàng đầu tại Viện Quan hệ Quốc tế đương đại Trung Quốc, nói rằng những chuyến thăm như vậy không có nghĩa “quan hệ Ấn Độ – Trung Quốc đang trong tình trạng rối ren”, mặc dù nguy cơ bất ổn còn cao.

Tuy nhiên, dưới thời Tập Cận Bình, Trung Quốc dường như nhìn theo hướng tích cực nhiều hơn. Cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ, tờ Nhân dân Nhật báo, mới đây xác định “hai lĩnh vực quan tâm đối với Ấn Độ” có ý nghĩa quan trọng nhất. Với vấn đề biên giới được kiểm soát hiệu quả, sẽ có nhiều sự chú trọng hơn đối với “các vấn đề thương mại và đa phương” nơi thành công có thể mở ra một “chương mới” đầy hân hoan trong quan hệ hai nước.

Vậy có nghĩa nghi kỵ giữa hai nước đã biến mất? Nhân dân Nhật báo dường như coi mối quan hệ hiện nay là bình thường. Ấn Độ có vẻ cũng tin tưởng như vậy. Thực vậy, một quan chức cấp cao Ấn Độ, khi nói về căng thẳng tại Biển Đông, mới đây được dẫn lời nói rằng “Bạn không thể coi cuộc đối đầu trên biển giữa Ấn Độ và Trung Quốc là không thể tránh khỏi”.

“Ấn Độ – Thái Bình Dương là một khu vực địa chính trị”, quan chức này nói, “nhưng hãy nhìn vào tình thế hiện nay ở Ấn Độ Dương. Tình hình ở gần Trung Quốc hơn, dù là biển Hoa Đông, gần Nhật Bản, hay ở Tây Thái Bình Dương, là hoàn toàn khác biệt. Ấn Độ, Trung Quốc và Mỹ – mỗi nước đều cần các liên kết biển: năng lượng của mỗi nước đi qua đó”.

Tuy vậy, một báo cáo mật của Bộ Quốc phòng Ấn Độ lại nhấn mạnh “số lượng ngày càng tăng các tàu ngầm Trung Quốc mạo hiểm vào khu vực Ấn Độ Dương, gây ra đe dọa đến lợi ích an ninh của Ấn Độ”. Báo cáo chỉ ra, ” có ít nhất 22 lần phát hiện tàu nghi là tàu tấn công của Trung Quốc đi tuần tra bên ngoài vùng lãnh hải của Trung Quốc vào năm ngoái” và cảnh báo “sự tập trung ngầm” của hải quân Trung Quốc có thể nhằm “kiểm soát các tuyến thông thương liên lạc nhạy cảm cao”.

Nỗ lực của Tập Cận Bình nhằm củng cố quan hệ với cường quốc láng giềng khác, Nga, nên được nhìn nhận là sự bổ sung cho việc tiếp cận với Ấn Độ của ông. Tại đây, ông đã được sự ủng hộ bởi thái độ cứng rắn rõ rệt của Tổng thống Nga Vladimir Putin đối với Mỹ và phương Tây. Trung Quốc chia sẻ mối hoài nghi của Nga. Trên thực tế, Tập Cận Bình thậm chí còn tuyên bố, về địa chính trị, Nga và Trung Quốc “có chung một tiếng nói”.

Đương nhiên cũng có những lý do hoàn toàn hợp lý cho mối quan hệ Trung-Nga gần gũi hơn. Họ là thành viên Tổ chức Hợp tác Thượng Hải. Trung Quốc là nhà tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới, trong khi Nga là nhà cung cấp năng lượng lớn nhất. Quan hệ thương mại cũng đang bùng nổ, đạt giá trị 88 tỷ USD vào năm ngoái.

Cuộc xoay trục khu vực của Tập Cận Bình nên được nhìn nhận trong tầm nhìn tổng thể về “chấn hưng Trung Hoa”, đòi hỏi Trung Quốc phải lấy lại vài trò lãnh đạo cao nhất ở châu Á mà nước này từng làm được trong phần lớn lịch sử của mình. Tham vọng của ông rất lớn, nhưng hãy chờ xem ông có thể làm được gì, đặc biệt trong bối cảnh quốc tế hiện nay.

Trâm Anh (Theo Project-syndicate)

—-

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/tuanvietnam/118219/trung-quoc-cung-dang–xoay-truc–ngoai-giao-.html

About Văn Ngọc Thành

Dạy học nên phải học
Bài này đã được đăng trong Archives, Articles, India, International relations và được gắn thẻ , , , , . Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

Bình luận về bài viết này