TẠI SAO ĐỨC LẢNG TRÁNH VAI TRÒ TOÀN CẦU CỦA MÌNH?

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ Bẩy, ngày 21/09/2013

(Tạp chí Der Spiegel, ngày 29/8/2013)

Cả thế giới ngưỡng mộ nước Đức và muốn thấy sự can dự tích cực hơn từ nước này. Nhưng chính bản thân người Đức lại miễn cưỡng và Thủ tướng Merkel lảng tránh việc gánh lấy trách nhiệm mang tính toàn cầu hơn.Berlin cần phải xem xét lại vai trò của mình trên thế giới.

Khi một người Đức đọc những ấn phẩm hướng dẫn du lịch hiện nay về nước Đức, được viết bởi những người nước ngoài rõ ràng là yêu thích đất nước này, anh ta về sau cảm thấy tốt hơn một cách đáng chú ý. Những ấn phẩm hướng dẫn du lịch này ca ngợi Đức là một đất nước đầy màu sắc, năng động và tươi đẹp, một trung tâm quyền lực của châu Âu theo mọi cách có thể, một thế giới kỳ diệu về văn hóa và công nghệ, đầy sáng tạo và tinh thần kinh doanh, “thực sự là một đất nước của thế kỷ 21”.

Đó là những gì Rick Steves, một người Mỹ ngưỡng mộ nước Đức, viết trong ấn phẩm hướng dẫn du lịch “Đức” gần đây nhất của mình, được xuất bản vào đầu năm. Dĩ nhiên, ông không bỏ qua món cốt lết bê và lễ hội tháng Mười, Rừng Đen và Lâu đài Neuschwanstein, nhưng ông hăng say nhất nói về nước Đức hiện đại, náo nhiệt, “đã nổi lên từ những tro tàn của Chiến tranh Thế giới thứ Hai để trở thành cường quốc công nghiệp lớn thứ 5 thế giới”.

Steve say sưa nói về các đoàn tàu ICE, các thành phố tráng lệ, các nhà bảo tàng đẳng cấp thế giới của Đức, về Berlin mới và về chính người Đức, mà ông miêu tả là những người có tính cách “mẫu A” táo bạo. Steves viết: “Những chiếc xe của họ là huyền thoại: BMW, Mercedes Benz, Volkswagen, Audi và Prosche. Chúng ta đi trên những chiếc thang máy và những chiếc tàu hỏa của Đức (hãng ThyssenKrupp và Siemens), dùng thuốc của Đức (hãng Bayer), sử dụng mỹ phẩm Đức (hãng Nivea) và ăn bánh kẹo của Đức (kẹo Gummy Bears của hãng Haribo)”. Tương tự, có những miêu tả ít nhiều mang tính tán dương xuất hiện trong nhiều hướng dẫn du lịch mới về Đức.

“Đất nước đưc ưa thích nhất”

Ngày nay, 68 năm sau khi kết thúc chiến tranh và 24 năm sau sự sụp đổ Bức tường Berlin, người Đức chúng ta được tôn trọng, được ngưỡng mộ và thậm chí đôi khi được yêu mến. Thực tế rằng chúng ta nhìn chung không biết phải làm gì với tất cả những sự ngưỡng mộ này, bởi vì chúng ta vẫn dường như cho rằng chúng ta không đáng mến và do đó phải không được ưa thích, là một vấn đề rất nhanh chóng trở nên mang tính chính trị. Hiển nhiên là nhận thức của người Đức về chính bản thân và cách những người khác nhìn nhận mình là rất khác nhau.

Ngay cả nếu một số người không coi một cuốn hướng dẫn du lịch là cơ sở đáng tin nhất cho những phản chiếu về chính trị, thì cũng dễ dàng tìm thấy các nguồn khác ca ngợi đất nước và con người Đức. BBC tiến hành cuộc thăm dò thường niên để xác định “đất nước được yêu thích nhất thế giới”. Đức nằm ở vị trí đầu trong cuộc thăm đò mới nhất, và đây không phải là lần đầu tiên Đức nhận được vị trí này. Khoảng 59% trong số 26.000 người được hỏi ở 25 nước nói rằng Đức có “ảnh hưởng tích cực” trên thế giới (và không ngạc nhiên chút nào, nước duy nhất ở đó quan điểm về Đức hoàn toàn tiêu cực là Hy Lạp).

Trong “Chỉ số các thương hiệu quốc gia” do công ty nghiên cứu thị trường của Mỹ GfK thực hiện, khảo sát hơn 20.000 người ở 20 nước về hình ảnh của nhiều quốc gia khác nhau, Đức hiện nay đứng ở vị trí thứ hai, sau Mỹ. Chỉ số này không phải là một bài tập không dùng đến, mà được- sử dụng như một công cụ ra quyết định của các nhà chiến lược của các công ty và của các nhà đầu tư khác. GfK hỏi những câu hỏi liên quan đến 6 phạm trù, bao gồm chất lượng quản lý và điều kiện nền kinh tế xuất khẩu, và Đức đứng đầu trong mọi phạm trù. Nhưng khi người Đức thừa nhận địa vị hiện nay của mình trên thế giới, họ dường như luôn có phần rụt rè hoặc thậm chí tỏ ra tức cười.

Phần còn lại của thế giới không hiểu được điều này nữa. Phần còn lại của thế giới đang chờ đợi nước Đức. Nhưng thay vì cảm thấy hài lòng với tuyên bố lịch sử của Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan Radoslavv Sikorski rằng ông không cảm thấy lo sợ sức mạnh Đức bằng sự trì trệ của nước này, chúng ta thu mình lại một cách đầy lo lắng trước những quan điểm như vậy. Khi Tổng thống Mỹ Barack Obama gọi Đức là cường quốc lãnh đạo toàn cầu, chúng ta hy vọng ông ấy không thực sự nghĩ vậy. Và khi các chính trị gia Israel nói rằng nước Đức cần phải sử dụng sức mạnh của mình một cách tích cực hơn, chúng ta không hiểu đó là một sự ủy thác để phải trở nên tận tâm hơn, mà đúng hơn chúng ta coi đó là khó xử. Chúng ta, những người Đức ư? sử dụng sức mạnh ư? Hành động ư? Lãnh đạo ư?

Nước Đức “châu Âu hóa”

Hội họp tác quốc tế Đức (GIZ), một tổ chức hỗ trợ do chính phủ điều hành của Đức hoạt động ở 130 nước, vào năm 2012 đã có một nỗ lực phối hợp để hỏi các nhà hoạch định chính sách khắp thế giới về quan điểm của họ đối với nước Đức. Thay vì nhanh chóng nhìn lướt qua danh sách các câu hỏi, GIZ đã tiến hành các cuộc trò chuyện thực tế, được chuẩn bị kỹ lưỡng với những người tham gia, và về cơ bản đã đi đến 2 kết luận: tiếng tăm của nước Đức trên thế giới là cao ngất trời, tuy nhiên, nước Đức bị xem là bất cứ thứ gì từ yếu đuối đến hoàn toàn không có khả năng khi đề cập đến việc đầu tư vốn “mềm” này theo một cách hiệu quả vì lợi ích của mọi người.

Hình ảnh tích cực mà chúng ta có được trên khắp thế giới được nuôi dưỡng bởi một số lớn các nguồn phân tán rộng rãi, nhưng rõ ràng là sự giải thích của Đức về quá khứ Đức quốc xã, sự thừa nhận rõ ràng về tội lỗi lịch sử và sự phát triển thành một chế độ dân chủ kiểu mẫu ở phương Tây đã đặt nền móng để người Đức được trao một cơ hội mới trong thế kỷ 20.

Nhưng cũng rõ ràng là danh tiếng đó của Đức đã tăng lên nhiều nhất kể từ sự sụp đổ Bức tường Berlin và tái thống nhất nước Đức. Kể từ đó, người Đức đã nhiều lần tìm cách chứng tỏ rằng họ có khả năng tạo ra những sự thần kỳ kinh tế, mà chính xác là sự thống nhất và sự phát triển Đông Đức trước đây. Đồng thời, Đức có thể xua tan những nỗi lo sợ lan rộng về sự trở lại của một cường quốc chính cười trên nỗi đau khổ của người khác ở Trung Âu. Thật nhẹ nhõm cho mọi người, đặc biệt là các nước láng giềng châu Âu của chúng ta, Đức đã tỏ ra khôn ngoan thực tế, chỉ vẫy lá quốc kỳ trong các trận bóng đá.

Có thể cuộc khủng hoảng tài chính châu Âu – và vai trò then chốt mà Đức đang đóng trong nỗ lực vượt qua cuộc khủng hoảng – lúc này đã nhen nhóm lại sự lo lắng trong số các nước láng giềng của chúng ta. Nhưng ngay cả nếu có sự bất đồng về cách đúng đắn để thoát khỏi cuộc khủng hoảng, và ngay cả nếu Chính phủ Đức thường tỏ ra là quá không khoan nhượng, thì không một người châu Âu đầu óc tỉnh táo nào lo sợ Đức đang theo đuổi một kiểu kế hoạch bí mật nào đó để một lần nữa thống trị lục địa này. Thay vào đó, Đức đã tự mình “châu Âu hóa”, vừa có chủ đích vừa đáng tin cậy. Nhưng hiện đã đến lúc Đức phải chia sẻ với phần còn lại của thế giới những kinh nghiệm phong phú của mình trên những con đường quanh co của thế kỷ 20.

Lịch sử như một tr ngại

Ngoại trưởng Guido Westerwelle có xu hướng nhấn mạnh cái được cho là tính chắc chắn của chính sách Đức, thứ đã trở nên bị sa lầy vào lối tư duy hậu Chiến tranh thế giới thứ Hai và thứ mà thực sự đất nước này dường như phải vượt qua: tức là “lịch sử” của đất nước chúng ta, chỉ có nghĩa là những năm từ 1933 đến 1945, là một trở ngại trong chính sách đối ngoại ở mọi lĩnh vực. Nhưng theo quan điểm ngày nay, có mọi dấu hiệu cho thấy sự ngược lại tỏ ra là đúng, tức là “lịch sử” đã đem lại cho chúng ta những người Đức được cải cách trong thế kỷ 21 sự ủy nhiệm để đóng một vai trò có ảnh hưởng trong mọi vấn đề thế giới chính xác là bởi vì kinh nghiệm đó.

Là ai, nếu không phải người Đức chúng ta, rất giỏi nổi lên từ vũng lầy của những kẻ độc tài đã bị lật đổ? Là ai, nếu không phải người Đức chúng ta có thể cho các nước bị xâu xé vì chiến tranh lời khuyên làm thế nào để tìm được con đường trở lại hòa bình? Còn ai nữa, nếu không phải là nước Đức, mà con đường đi tới chế độ dân chủ tự do là lâu dài và gập gềnh, có thể giúp các nước khác đi theo con đường này? Và còn ai nừa, nếu không phải là người Đức chúng ta, được định sẵn để cảnh báo người Mỹ chẳng hạn rằng an ninh quốc gia tuyệt đối không bảo vệ được mà thay vào đó sẽ hủy hoại quyền tự do?

Xét một cách bình tĩnh thì chúng ta không có một lựa chọn nào khác. Đức có thể chưa bao giờ quyết tâm lại trở thành một nước chủ yếu, mà thay vào đó đã lựa chọn bằng cách này hay cách khác tan biến vào phương Tây rộng lớn và nhiều tổ chức đa phương. Trong một thời gian dài, giải pháp này dễ dàng thực hiện bởi vì Đức quả thật không còn là một nước lớn. Bị chia cắt thành hai đất nước và bị quân nước ngoài chiếm đóng, phạm vi ảnh hưởng quốc gia trên thực tế bị hạn chế. Điều đó đã thay đổi sau năm 1990.

Không bao giờ lại là Trại tập trungAuschwitz

Sau đường hướng kín đáo có chủ tâm của cựu Thủ tướng Helmut Kohl, phạm vi ảnh hưởng này được nhận thấy khoảng vào lúc bắt đầu thiên niên kỷ mới. Chính phủ của Thủ tướng khi đó Gerhard Schoder và Ngoại trưởng Joschka Fischer, một liên minh của đảng Dân chủ Xã hội (SPD) trung tả và đảng Xanh, đã xử lý chủ quyền mới của Đức một cách vừa bất cẩn vừa táo bạo, bằng việc nói có với sứ mệnh ở Afghanistan nhưng nói không với cuộc xâm lược Iraq. Chính phủ đó khó có thể lên cầm quyền trước khi đưa Đức, cùng với các đổi tác NATO, vào cuộc chiến tranh ở Yugoslavia, vừa để

ngăn chặn một nạn diệt chủng sắp xảy ra ở Kosovo vừa mang lại một ý nghĩa mới cho câu châm ngôn “Không bao giờ lại là Trại tập trung Auschwitz”.

Fischer đã thúc đẩy tham vọng sử dụng những kinh nghiệm của Đức trong thế kỷ 20 để phát triển những ý tưởng cho thế giới thế kỷ 21. Những kể hoạch và những bài trình bày quan điểm của ông về cuộc xung đột ở Trung Đông tương lai của châu Âu và làm giàu cho các hoạt động chính trị quốc tế. Chúng cũng nâng cao danh tiếng của nước Đức như là một đất nước không chỉ ngồi trên đống của cải của mình, mà sẵn lòng và sẵn sàng can dự, tham gia, đóng góp về tài chính và hăng hái tìm cách xây dựng lâu bền một thế giới tốt đẹp hơn.

Thủ tướng Angela Merkel và Ngoại trưởng Westerwelle đã đưa chúng ta quay trở lại những năm 1990 chán chường, và “lịch sử” của chúng ta một lần nữa phải làm một sự biện minh cho sự bất động của Đưc đang tìm mọi cách để từ chối trợ giúp. Nghe Westerwelle nói, người ta sẽ nghĩ rằng người Đức là một lũ đầu óc hẹp hòi có lòng yêu hòa bình không giới hạn.

Trên thực tế, chúng ta là những kẻ đạo đức giả đáng ghét. Chúng ta muốn nói về chủ nghĩa hòa bình của chúng ta, và thậm chí chúng ta sử dụng nó để tạo ra cảm giác ấm áp về sự vượt trội về đạo đức, và tuy thế chúng ta cung cấp một lượng lớn vũ khí của Đức cho những nước mua vũ khí trên toàn thế giới. Những vũ khí đó thường dừng lại ở các nước mà tại đó những người chỉ trích chế độ bị lực lượng vũ trang đàn áp.

Những gì đang thiếu ở Đức là sự hiểu biết về bối cảnh địa chính trị rõ ràng, một sự hiểu biết về thực tế rằng những nghĩa vụ, những yêu cầu và những niềm hy vọng nảy sinh từ tầm quan trọng kinh tế và quân sự của một nước mà không có bất cứ sự trợ giúp nào về chính trị, và rằng rõ ràng cần phải cân nhắc đầy đủ vai trò của chúng ta trên thế giới. Nhưng điều đó không xảy ra, hay ít nhất nó rất hiếm khi xảy ra.

Ít nhấn mạnh vào chính sách đối ngoại hơn

Ở Đức, chính sách đối ngoại là một chủ đề chuyên môn hóa và ít được bàn đến, thậm chí tại các trường đại học, điều hết sức phi lý. Dưới ánh sáng của tình hình của chúng ta và địa vị lãnh đạo toàn cầu của chúng ta trong quá nhiều lĩnh vực, và dưới ánh sáng của danh hiệu hiện nay của chúng ta là nhà vô địch xuất khẩu của thế giới, các vấn đề quốc tế phải là vấn đề hàng đầu trong mọi thời điểm. Và tuy nhiên ở Đức, chính sách đối ngoại được xem là một mối phiền toái nặng nề và là một nhân tố tốn kém trong bối cảnh xử lý tài sản của chúng ta.

Không còn nghi ngờ gì nữa, đại sứ của Đức tại Liên hợp quốc ở New York đôi khi phải đưa ra một giải pháp không hiệu quả, đúng đắn về mặt chính trị mà – ít nhất là trên giấy tờ – nhằm mục đích bảo vệ trẻ em ở các khu vực có chiến tranh. Nhưng khi đến lúc ngăn chặn cụ thể tình trạng thảm sát trẻ em và người lớn ở Libya, chúng ta bỏ phiếu trắng và, để an toàn, rút các tàu chiến của chúng ta khỏi Địa Trung Hải. Và mặc dù chúng ta thừa nhận rằng mối đe dọa đảo chính khủng bố ở Mali có thể có những hậu quả sâu rộng đối với an ninh của chính chúng ta, chúng ta muốn để Pháp bước vào ngăn chặn điều đó thì hơn.

Hành động của Đức trong cuộc khủng hoảng về một châu Âu thống nhất thậm chí còn gây thất vọng hơn. Trong 4 năm qua, cả Thủ tướng Merkel lẫn Ngoại trưởng Westerwelle hay bất cứ ai khác trong chính phủ đều không có một bài diễn văn đáng nhớ nào về chủ đề châu Âu. Trong 4 năm qua, điều đáng hổ thẹn là dường như vẫn chưa rõ liệu lập trường của Chính phủ Đức về vấn đề Hy Lạp có khác đáng kể so với những khẩu hiệu được in trên tờ Bild hay không.

Những người chỉ trích đã và sẽ tiếp tục nói rằng thủ tướng đã ngây thơ coi đồng euro ngang hàng với toàn bộ dự án châu Âu, và hàng nghìn lựa chọn hành động đã bị giảm xuống thành một chương trình tàn bạo duy nhất gồm các biện pháp khắc khổ về tài chính. Trên thực tế, khi đến thời điểm phải tranh đấu quyết liệt để bảo vệ từng đồng xu của Đức, đặc biệt là tiền được gửi ở các ngân hàng Đức, thủ tướng cảm thấy cần phải tỏ rõ toàn bộ quyền lực của mình, mà sau đó đã bị các đối tác của Đức ở châu Âu xa lánh.

Việc tham gia là một nghĩa vụ

Sẽ là tốt đẹp nếu như thấy Đức theo đuổi một chính sách đối ngoại khác tốt hơn với phạm vi vượt ra ngoài biên giới của chúng ta. Xuất phát từ chính phủ của nền kinh tế mạnh nhất châu Âu, chúng ta nên trông chờ vào những chương trình vì một châu Âu tốt hơn, và chúng ta cần đòi hỏi chính phủ đưa ra một kế hoạch rõ ràng cho việc cải cách các thể chế và hệ thống tài chính của mình, một kế hoạch có thể thực hiện được nếu cần.

Vấn đề duy nhất là Chính phủ Đức này hoàn toàn không biết làm gì khi đề cập đến chính sách đối ngoại. Gạt sang một bên một vài khẩu hiệu, có ai biết được quan điểm của Đức về cuộc khủng hoảng ở Trung Đông không? Liệu có phải Đức nảy ra bất cứ ý tưởng tốt nào về Mùa Xuân Arab không? Có hay không một chính sách của Đức đối với châu Phi? Liệu có ai đó ở Berlin nỗ lực tìm hiểu châu Á không? Chúng ta là một phần của giải pháp hay là một phần của vấn đề ở Afghanistan? Chúng ta có thể cải thiện tình hình ở Iraq không? Chúng ta có thể giúp đỡ Ai Cập không? Syria có làm chúng ta phải quan tâm không? Và chúng ta cảm thấy thế nào về Thổ Nhĩ Kỳ? và cả Brazil nữa?

Đối với một đất nước quan trọng như Đức, việc can dự là một bổn phận, không phải là một sự lựa chọn. Chúng ta phải gánh vác vai trò là một bên tham gia tích cực dù có muốn hay không. Và khi đề cập đến sự ổn định của tất cả các khu vực trên thế giới, hay các cuộc khủng hoảng ở từng nước, chúng ta phải đóng góp những ý tưởng và tiền của của chúng ta và có toàn bộ trách nhiệm với những nỗ lực của chúng ta.

Có thể tranh luận là liệu người Đức tự xem mình là một thành viên tích cực và mang tính thúc đẩy của cộng đồng toàn cầu hay là một bên tham gia thụ động trong lịch sử đương đại. Như tạp chí “Die Zelt” đã viết một cách thẳng thắn, đáng để thảo luận về lí do tại sao Đức luôn muốn hưởng lợi nhưng không bao giờ muốn can thiệp. Và đáng xem xét là giấc mơ mà Đức đã làm cho nó thành sứ mệnh của mình sử dụng kinh nghiệm để biến thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn.

Là một mô hình kiểu mẫu

Trong thập kỷ thứ hai của thế kỷ 21, Đức phải quen với ý tưởng là một mô hình cho các nước khác. Chúng ta sẽ không bao giờ có thể coi như là điều tất nhiên việc đất nước chúng ta là một xã hội kiểu mẫu cho toàn bộ thế giới, như Mỹ và Pháp, với lịch sử nhiều may mắn hơn của họ, đã làm vậy. Ngày nay, các nước khác và người dân của họ muốn chúng ta là một mô hình kiểu mẫu, một người thầy và là một đối tác. Yêu cầu đó không thể được thỏa mãn bằng một vài Viện Goethe, bằng các tấm áp phích của nhà thiết kế đồ họa chính trị Klau Staeck treo trên những bức tường hay bằng việc không ngừng trình chiếu bộ phim “Tạm biệt Lenin!”.

Những người hâm mộ nước Đức trên thế giới muốn sự can dự nhiều hơn thế, và họ hy vọng rằng chúng ta không chỉ xuất khẩu máy móc của chúng ta, mà còn sự hiểu biết của chúng ta về chính phủ và kinh nghiệm của chúng ta về sự khôi phục hệ sinh thái. Các nước châu Phi, cũng như các nước ở Nam Mỹ và Nam Á, không còn chờ đợi các tình nguyện viên nhân từ, mà thay vào đó trông chờ những người có ý tưởng và các nhà đầu tư, và đang tìm kiếm động lực. Họ muốn biết bộ máy chính quyền làm việc ra sao, làm thế nào để tổ chức hệ thống giáo dục, làm thế nào để đặt kế hoạch cho các nhà máy, làm thế nào để phi tập trung hóa một đất nước, làm thế nào để soạn thảo ra hiến pháp và lực lượng cảnh sát của chế độ dân chủ làm việc ra sao. Họ muốn học hỏi từ người Đức chúng ta, bởi vì chúng ta đã có quá nhiều uy tín trong những lĩnh vực này.

Có tiềm năng rất lớn trong vấn đề này. Trong quá trình hình thành chính sách đối ngoại tích cực hơn, Đức có thế thúc đẩy và truyền bá khắp thế giới các giá trị và nguyên tắc mà nước này công nhận là đúng. Đồng thời, Đức cũng có thể tạo thành mạng lưới quốc tế theo cách sẽ khiến tương lai ít gây nản lòng hơn.

Chính sách phát triển không gây hứng thú

Nước Đức can dự đến toàn cầu này có thể dễ dàng trở thành một thỏi nam châm thu hút những người tìm kiếm ngôi nhà mới, không chỉ vì nhu cầu, mà còn vì lợi ích, sự tò mò và xu hướng. Họ chắc chắn sẽ không đến chỉ vì một vài quan chức đề cập đến sự cần có nguồn nhân lực lành nghề trong một vài tháng. Họ sẽ chỉ đến nếu họ nhìn nhận Đức là một quốc gia hào phóng, tiến bộ và hiện đại, một quốc gia sẵn lòng chia sẻ.

Nhưng đất nước đó trước hết phải phát triển. Cho đến nay, Đức chỉ thực hiện một cách uể oải những gì mà nước này xem là trách nhiệm của mình ở nước ngoài. Mặt khác, nước này theo đuổi nhiều chính sách phát triển theo kiểu cũ và tẻ ngắt dưới thời Bộ trưởng Phát triển Dirk Niebel, người mà lý do nổi tiếng của ông dường như là xu hướng tìm kiểm các vị trí cấp cao trong chính phủ cho càng nhiều đảng viên đảng Dân chủ Tự do (FDP) của ông càng tốt – và là người đã công khai xem xét việc chuyển hàng tấn lasagna đông lạnh có chứa thịt ngựa bất hợp pháp cho người nghèo (điều mà thực sự là điên rồ).

Một nghiên cứu bởi GIZ như đã đề cập trước đây, có tựa đề “Nước Đức trong con mắt của thế giới”, phần nào giống một đường lối chỉ đạo cho chính sách đối ngoại mới. Những người được hỏi, từ Ấn Độ, Pakistan, Anh, Nam Phi, Maroc và Pháp, không chỉ hiểu biết nhiều về nước Đức, mà họ còn

nhận thấy rõ sức mạnh và điểm yếu của nước này. Họ muốn thấy Đức can dự nhiều hơn gần như trong mọi lĩnh vực trên thực tế, hay nói cách khác là sự tham gia tích cực hơn của Đức trong những gì đang diễn ra trên thế giới.

Trong nghiên cứu này, một người Ấn Độ được trích lại lời nói rằng Đức “không có sự nghèo đói túng quẫn hay các vấn đề an ninh” và “dưới ánh sáng những điều kiện lành mạnh này, cần phải gánh vác vai trò lớn hơn trong chính sách quốc tế”. Một người Nam Phi nói rằng Đức là nước đi đầu trong khoa học và đổi mới, nhưng không cho phép một cách đầy đủ các nước khác chia sẻ lợi thế của mình. Một người Mỹ nói rằng người Đức “cuối cùng nên xỏ vào đôi giày lớn hơn”. Một người Israel nói: “Người Đức có thể đôi khi bị chao đảo và hỏi có điều gì sai và điều gì đã xảy ra đối với cảm xúc và sự nhiệt tình của họ đối với tương lai”.

Nơi nào đó để mơ ước?

Đó là nhiệt huyết đối với tương lai. Trong thời Chính quyền Merkel, đây không phải là kiểu biểu hiện diễn ra đối với một người Đức nữa. Và chúng ta có nên chăng không chú ý đến một nghệ sĩ Trung Quốc, người trong nghiên cứu của GIZ, nói rằng anh ấy đến Đức để làm việc “và đến Pháp để ước mơ”?

Chúng ta cũng một lần nữa muốn mơ ước đến một nước Đức tốt đẹp hơn trong một thế giới tốt đẹp hơn. Chúng ta muốn mơ ước đến một vị thủ tướng lân đầu tiên tuyên bố rằng nước Đức yêu tự do đảm bảo cho Edward Snowden tỵ nạn chẳng hạn. Một tin khiến người ta phải kinh ngạc như vậy sẽ khởi động một thế giới mang tính phe cánh và phóng danh tiếng toàn thế giới của Đức lên những vì sao, và dĩ nhiên Merkel sẽ đọc một bài diễn văn hoàn hảo về quyền tự do và tình hữu nghị, và bà sẽ cam đoan với người Mỹ rằng mục tiêu của Berlin không phải nhằm xúc phạm họ, mà đúng hơn là nhằm không phản bội những kinh nghiệm của châu Âu. Dĩ nhiên, điều này chỉ là một giấc mơ.

Bất cứ ai có giấc mơ đó đều bị chế giễu là ngây thơ, cho dù ý tưởng về nơi trú ẩn cho Snowden không phải gần như là không thể tưởng tượng được như mọi người trong chính phủ sẽ buộc chúng ta phải tin. Điều đó chỉ là không thể tưởng tượng được đối với những người thường miêu tả những hành động của chính họ là “không có bất cứ sự lựa chọn thay thế nào”, những người bác bỏ mọi mâu thuẫn coi là khờ dại và đối với những ai mà quan điểm và ước mơ xuất phát từ vương quốc của những ý tưởng cách đây rất lâu.

Khi đề cập đến chính sách đối ngoại, Đức tỏ ra bất động một cách kỳ lạ. Đức được quản lý chứ không phải được cai trị. Nược này có thể là một gã khổng lồ nhu nhược, nhưng khi nhìn vào gương, nước này vẫn thấy minh là một chú chuột xám. Nhưng đó chỉ là một ảo giác.

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ Bẩy, ngày 21/09/2013

(Tạp chí Der Spiegel, ngày 29/8/2013)

Cả thế giới ngưỡng mộ nước Đức và muốn thấy sự can dự tích cực hơn từ nước này. Nhưng chính bản thân người Đức lại miễn cưỡng và Thủ tướng Merkel lảng tránh việc gánh lấy trách nhiệm mang tính toàn cầu hơn.Berlin cần phải xem xét lại vai trò của mình trên thế giới.

Khi một người Đức đọc những ấn phẩm hướng dẫn du lịch hiện nay về nước Đức, được viết bởi những người nước ngoài rõ ràng là yêu thích đất nước này, anh ta về sau cảm thấy tốt hơn một cách đáng chú ý. Những ấn phẩm hướng dẫn du lịch này ca ngợi Đức là một đất nước đầy màu sắc, năng động và tươi đẹp, một trung tâm quyền lực của châu Âu theo mọi cách có thể, một thế giới kỳ diệu về văn hóa và công nghệ, đầy sáng tạo và tinh thần kinh doanh, “thực sự là một đất nước của thế kỷ 21”.

Đó là những gì Rick Steves, một người Mỹ ngưỡng mộ nước Đức, viết trong ấn phẩm hướng dẫn du lịch “Đức” gần đây nhất của mình, được xuất bản vào đầu năm. Dĩ nhiên, ông không bỏ qua món cốt lết bê và lễ hội tháng Mười, Rừng Đen và Lâu đài Neuschwanstein, nhưng ông hăng say nhất nói về nước Đức hiện đại, náo nhiệt, “đã nổi lên từ những tro tàn của Chiến tranh Thế giới thứ Hai để trở thành cường quốc công nghiệp lớn thứ 5 thế giới”.

Steve say sưa nói về các đoàn tàu ICE, các thành phố tráng lệ, các nhà bảo tàng đẳng cấp thế giới của Đức, về Berlin mới và về chính người Đức, mà ông miêu tả là những người có tính cách “mẫu A” táo bạo. Steves viết: “Những chiếc xe của họ là huyền thoại: BMW, Mercedes Benz, Volkswagen, Audi và Prosche. Chúng ta đi trên những chiếc thang máy và những chiếc tàu hỏa của Đức (hãng ThyssenKrupp và Siemens), dùng thuốc của Đức (hãng Bayer), sử dụng mỹ phẩm Đức (hãng Nivea) và ăn bánh kẹo của Đức (kẹo Gummy Bears của hãng Haribo)”. Tương tự, có những miêu tả ít nhiều mang tính tán dương xuất hiện trong nhiều hướng dẫn du lịch mới về Đức.

“Đất nước đưc ưa thích nhất”

Ngày nay, 68 năm sau khi kết thúc chiến tranh và 24 năm sau sự sụp đổ Bức tường Berlin, người Đức chúng ta được tôn trọng, được ngưỡng mộ và thậm chí đôi khi được yêu mến. Thực tế rằng chúng ta nhìn chung không biết phải làm gì với tất cả những sự ngưỡng mộ này, bởi vì chúng ta vẫn dường như cho rằng chúng ta không đáng mến và do đó phải không được ưa thích, là một vấn đề rất nhanh chóng trở nên mang tính chính trị. Hiển nhiên là nhận thức của người Đức về chính bản thân và cách những người khác nhìn nhận mình là rất khác nhau.

Ngay cả nếu một số người không coi một cuốn hướng dẫn du lịch là cơ sở đáng tin nhất cho những phản chiếu về chính trị, thì cũng dễ dàng tìm thấy các nguồn khác ca ngợi đất nước và con người Đức. BBC tiến hành cuộc thăm dò thường niên để xác định “đất nước được yêu thích nhất thế giới”. Đức nằm ở vị trí đầu trong cuộc thăm đò mới nhất, và đây không phải là lần đầu tiên Đức nhận được vị trí này. Khoảng 59% trong số 26.000 người được hỏi ở 25 nước nói rằng Đức có “ảnh hưởng tích cực” trên thế giới (và không ngạc nhiên chút nào, nước duy nhất ở đó quan điểm về Đức hoàn toàn tiêu cực là Hy Lạp).

Trong “Chỉ số các thương hiệu quốc gia” do công ty nghiên cứu thị trường của Mỹ GfK thực hiện, khảo sát hơn 20.000 người ở 20 nước về hình ảnh của nhiều quốc gia khác nhau, Đức hiện nay đứng ở vị trí thứ hai, sau Mỹ. Chỉ số này không phải là một bài tập không dùng đến, mà được- sử dụng như một công cụ ra quyết định của các nhà chiến lược của các công ty và của các nhà đầu tư khác. GfK hỏi những câu hỏi liên quan đến 6 phạm trù, bao gồm chất lượng quản lý và điều kiện nền kinh tế xuất khẩu, và Đức đứng đầu trong mọi phạm trù. Nhưng khi người Đức thừa nhận địa vị hiện nay của mình trên thế giới, họ dường như luôn có phần rụt rè hoặc thậm chí tỏ ra tức cười.

Phần còn lại của thế giới không hiểu được điều này nữa. Phần còn lại của thế giới đang chờ đợi nước Đức. Nhưng thay vì cảm thấy hài lòng với tuyên bố lịch sử của Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan Radoslavv Sikorski rằng ông không cảm thấy lo sợ sức mạnh Đức bằng sự trì trệ của nước này, chúng ta thu mình lại một cách đầy lo lắng trước những quan điểm như vậy. Khi Tổng thống Mỹ Barack Obama gọi Đức là cường quốc lãnh đạo toàn cầu, chúng ta hy vọng ông ấy không thực sự nghĩ vậy. Và khi các chính trị gia Israel nói rằng nước Đức cần phải sử dụng sức mạnh của mình một cách tích cực hơn, chúng ta không hiểu đó là một sự ủy thác để phải trở nên tận tâm hơn, mà đúng hơn chúng ta coi đó là khó xử. Chúng ta, những người Đức ư? sử dụng sức mạnh ư? Hành động ư? Lãnh đạo ư?

Nước Đức “châu Âu hóa”

Hội họp tác quốc tế Đức (GIZ), một tổ chức hỗ trợ do chính phủ điều hành của Đức hoạt động ở 130 nước, vào năm 2012 đã có một nỗ lực phối hợp để hỏi các nhà hoạch định chính sách khắp thế giới về quan điểm của họ đối với nước Đức. Thay vì nhanh chóng nhìn lướt qua danh sách các câu hỏi, GIZ đã tiến hành các cuộc trò chuyện thực tế, được chuẩn bị kỹ lưỡng với những người tham gia, và về cơ bản đã đi đến 2 kết luận: tiếng tăm của nước Đức trên thế giới là cao ngất trời, tuy nhiên, nước Đức bị xem là bất cứ thứ gì từ yếu đuối đến hoàn toàn không có khả năng khi đề cập đến việc đầu tư vốn “mềm” này theo một cách hiệu quả vì lợi ích của mọi người.

Hình ảnh tích cực mà chúng ta có được trên khắp thế giới được nuôi dưỡng bởi một số lớn các nguồn phân tán rộng rãi, nhưng rõ ràng là sự giải thích của Đức về quá khứ Đức quốc xã, sự thừa nhận rõ ràng về tội lỗi lịch sử và sự phát triển thành một chế độ dân chủ kiểu mẫu ở phương Tây đã đặt nền móng để người Đức được trao một cơ hội mới trong thế kỷ 20.

Nhưng cũng rõ ràng là danh tiếng đó của Đức đã tăng lên nhiều nhất kể từ sự sụp đổ Bức tường Berlin và tái thống nhất nước Đức. Kể từ đó, người Đức đã nhiều lần tìm cách chứng tỏ rằng họ có khả năng tạo ra những sự thần kỳ kinh tế, mà chính xác là sự thống nhất và sự phát triển Đông Đức trước đây. Đồng thời, Đức có thể xua tan những nỗi lo sợ lan rộng về sự trở lại của một cường quốc chính cười trên nỗi đau khổ của người khác ở Trung Âu. Thật nhẹ nhõm cho mọi người, đặc biệt là các nước láng giềng châu Âu của chúng ta, Đức đã tỏ ra khôn ngoan thực tế, chỉ vẫy lá quốc kỳ trong các trận bóng đá.

Có thể cuộc khủng hoảng tài chính châu Âu – và vai trò then chốt mà Đức đang đóng trong nỗ lực vượt qua cuộc khủng hoảng – lúc này đã nhen nhóm lại sự lo lắng trong số các nước láng giềng của chúng ta. Nhưng ngay cả nếu có sự bất đồng về cách đúng đắn để thoát khỏi cuộc khủng hoảng, và ngay cả nếu Chính phủ Đức thường tỏ ra là quá không khoan nhượng, thì không một người châu Âu đầu óc tỉnh táo nào lo sợ Đức đang theo đuổi một kiểu kế hoạch bí mật nào đó để một lần nữa thống trị lục địa này. Thay vào đó, Đức đã tự mình “châu Âu hóa”, vừa có chủ đích vừa đáng tin cậy. Nhưng hiện đã đến lúc Đức phải chia sẻ với phần còn lại của thế giới những kinh nghiệm phong phú của mình trên những con đường quanh co của thế kỷ 20.

Lịch sử như một tr ngại

Ngoại trưởng Guido Westerwelle có xu hướng nhấn mạnh cái được cho là tính chắc chắn của chính sách Đức, thứ đã trở nên bị sa lầy vào lối tư duy hậu Chiến tranh thế giới thứ Hai và thứ mà thực sự đất nước này dường như phải vượt qua: tức là “lịch sử” của đất nước chúng ta, chỉ có nghĩa là những năm từ 1933 đến 1945, là một trở ngại trong chính sách đối ngoại ở mọi lĩnh vực. Nhưng theo quan điểm ngày nay, có mọi dấu hiệu cho thấy sự ngược lại tỏ ra là đúng, tức là “lịch sử” đã đem lại cho chúng ta những người Đức được cải cách trong thế kỷ 21 sự ủy nhiệm để đóng một vai trò có ảnh hưởng trong mọi vấn đề thế giới chính xác là bởi vì kinh nghiệm đó.

Là ai, nếu không phải người Đức chúng ta, rất giỏi nổi lên từ vũng lầy của những kẻ độc tài đã bị lật đổ? Là ai, nếu không phải người Đức chúng ta có thể cho các nước bị xâu xé vì chiến tranh lời khuyên làm thế nào để tìm được con đường trở lại hòa bình? Còn ai nữa, nếu không phải là nước Đức, mà con đường đi tới chế độ dân chủ tự do là lâu dài và gập gềnh, có thể giúp các nước khác đi theo con đường này? Và còn ai nừa, nếu không phải là người Đức chúng ta, được định sẵn để cảnh báo người Mỹ chẳng hạn rằng an ninh quốc gia tuyệt đối không bảo vệ được mà thay vào đó sẽ hủy hoại quyền tự do?

Xét một cách bình tĩnh thì chúng ta không có một lựa chọn nào khác. Đức có thể chưa bao giờ quyết tâm lại trở thành một nước chủ yếu, mà thay vào đó đã lựa chọn bằng cách này hay cách khác tan biến vào phương Tây rộng lớn và nhiều tổ chức đa phương. Trong một thời gian dài, giải pháp này dễ dàng thực hiện bởi vì Đức quả thật không còn là một nước lớn. Bị chia cắt thành hai đất nước và bị quân nước ngoài chiếm đóng, phạm vi ảnh hưởng quốc gia trên thực tế bị hạn chế. Điều đó đã thay đổi sau năm 1990.

Không bao giờ lại là Trại tập trungAuschwitz

Sau đường hướng kín đáo có chủ tâm của cựu Thủ tướng Helmut Kohl, phạm vi ảnh hưởng này được nhận thấy khoảng vào lúc bắt đầu thiên niên kỷ mới. Chính phủ của Thủ tướng khi đó Gerhard Schoder và Ngoại trưởng Joschka Fischer, một liên minh của đảng Dân chủ Xã hội (SPD) trung tả và đảng Xanh, đã xử lý chủ quyền mới của Đức một cách vừa bất cẩn vừa táo bạo, bằng việc nói có với sứ mệnh ở Afghanistan nhưng nói không với cuộc xâm lược Iraq. Chính phủ đó khó có thể lên cầm quyền trước khi đưa Đức, cùng với các đổi tác NATO, vào cuộc chiến tranh ở Yugoslavia, vừa để

ngăn chặn một nạn diệt chủng sắp xảy ra ở Kosovo vừa mang lại một ý nghĩa mới cho câu châm ngôn “Không bao giờ lại là Trại tập trung Auschwitz”.

Fischer đã thúc đẩy tham vọng sử dụng những kinh nghiệm của Đức trong thế kỷ 20 để phát triển những ý tưởng cho thế giới thế kỷ 21. Những kể hoạch và những bài trình bày quan điểm của ông về cuộc xung đột ở Trung Đông tương lai của châu Âu và làm giàu cho các hoạt động chính trị quốc tế. Chúng cũng nâng cao danh tiếng của nước Đức như là một đất nước không chỉ ngồi trên đống của cải của mình, mà sẵn lòng và sẵn sàng can dự, tham gia, đóng góp về tài chính và hăng hái tìm cách xây dựng lâu bền một thế giới tốt đẹp hơn.

Thủ tướng Angela Merkel và Ngoại trưởng Westerwelle đã đưa chúng ta quay trở lại những năm 1990 chán chường, và “lịch sử” của chúng ta một lần nữa phải làm một sự biện minh cho sự bất động của Đưc đang tìm mọi cách để từ chối trợ giúp. Nghe Westerwelle nói, người ta sẽ nghĩ rằng người Đức là một lũ đầu óc hẹp hòi có lòng yêu hòa bình không giới hạn.

Trên thực tế, chúng ta là những kẻ đạo đức giả đáng ghét. Chúng ta muốn nói về chủ nghĩa hòa bình của chúng ta, và thậm chí chúng ta sử dụng nó để tạo ra cảm giác ấm áp về sự vượt trội về đạo đức, và tuy thế chúng ta cung cấp một lượng lớn vũ khí của Đức cho những nước mua vũ khí trên toàn thế giới. Những vũ khí đó thường dừng lại ở các nước mà tại đó những người chỉ trích chế độ bị lực lượng vũ trang đàn áp.

Những gì đang thiếu ở Đức là sự hiểu biết về bối cảnh địa chính trị rõ ràng, một sự hiểu biết về thực tế rằng những nghĩa vụ, những yêu cầu và những niềm hy vọng nảy sinh từ tầm quan trọng kinh tế và quân sự của một nước mà không có bất cứ sự trợ giúp nào về chính trị, và rằng rõ ràng cần phải cân nhắc đầy đủ vai trò của chúng ta trên thế giới. Nhưng điều đó không xảy ra, hay ít nhất nó rất hiếm khi xảy ra.

Ít nhấn mạnh vào chính sách đối ngoại hơn

Ở Đức, chính sách đối ngoại là một chủ đề chuyên môn hóa và ít được bàn đến, thậm chí tại các trường đại học, điều hết sức phi lý. Dưới ánh sáng của tình hình của chúng ta và địa vị lãnh đạo toàn cầu của chúng ta trong quá nhiều lĩnh vực, và dưới ánh sáng của danh hiệu hiện nay của chúng ta là nhà vô địch xuất khẩu của thế giới, các vấn đề quốc tế phải là vấn đề hàng đầu trong mọi thời điểm. Và tuy nhiên ở Đức, chính sách đối ngoại được xem là một mối phiền toái nặng nề và là một nhân tố tốn kém trong bối cảnh xử lý tài sản của chúng ta.

Không còn nghi ngờ gì nữa, đại sứ của Đức tại Liên hợp quốc ở New York đôi khi phải đưa ra một giải pháp không hiệu quả, đúng đắn về mặt chính trị mà – ít nhất là trên giấy tờ – nhằm mục đích bảo vệ trẻ em ở các khu vực có chiến tranh. Nhưng khi đến lúc ngăn chặn cụ thể tình trạng thảm sát trẻ em và người lớn ở Libya, chúng ta bỏ phiếu trắng và, để an toàn, rút các tàu chiến của chúng ta khỏi Địa Trung Hải. Và mặc dù chúng ta thừa nhận rằng mối đe dọa đảo chính khủng bố ở Mali có thể có những hậu quả sâu rộng đối với an ninh của chính chúng ta, chúng ta muốn để Pháp bước vào ngăn chặn điều đó thì hơn.

Hành động của Đức trong cuộc khủng hoảng về một châu Âu thống nhất thậm chí còn gây thất vọng hơn. Trong 4 năm qua, cả Thủ tướng Merkel lẫn Ngoại trưởng Westerwelle hay bất cứ ai khác trong chính phủ đều không có một bài diễn văn đáng nhớ nào về chủ đề châu Âu. Trong 4 năm qua, điều đáng hổ thẹn là dường như vẫn chưa rõ liệu lập trường của Chính phủ Đức về vấn đề Hy Lạp có khác đáng kể so với những khẩu hiệu được in trên tờ Bild hay không.

Những người chỉ trích đã và sẽ tiếp tục nói rằng thủ tướng đã ngây thơ coi đồng euro ngang hàng với toàn bộ dự án châu Âu, và hàng nghìn lựa chọn hành động đã bị giảm xuống thành một chương trình tàn bạo duy nhất gồm các biện pháp khắc khổ về tài chính. Trên thực tế, khi đến thời điểm phải tranh đấu quyết liệt để bảo vệ từng đồng xu của Đức, đặc biệt là tiền được gửi ở các ngân hàng Đức, thủ tướng cảm thấy cần phải tỏ rõ toàn bộ quyền lực của mình, mà sau đó đã bị các đối tác của Đức ở châu Âu xa lánh.

Việc tham gia là một nghĩa vụ

Sẽ là tốt đẹp nếu như thấy Đức theo đuổi một chính sách đối ngoại khác tốt hơn với phạm vi vượt ra ngoài biên giới của chúng ta. Xuất phát từ chính phủ của nền kinh tế mạnh nhất châu Âu, chúng ta nên trông chờ vào những chương trình vì một châu Âu tốt hơn, và chúng ta cần đòi hỏi chính phủ đưa ra một kế hoạch rõ ràng cho việc cải cách các thể chế và hệ thống tài chính của mình, một kế hoạch có thể thực hiện được nếu cần.

Vấn đề duy nhất là Chính phủ Đức này hoàn toàn không biết làm gì khi đề cập đến chính sách đối ngoại. Gạt sang một bên một vài khẩu hiệu, có ai biết được quan điểm của Đức về cuộc khủng hoảng ở Trung Đông không? Liệu có phải Đức nảy ra bất cứ ý tưởng tốt nào về Mùa Xuân Arab không? Có hay không một chính sách của Đức đối với châu Phi? Liệu có ai đó ở Berlin nỗ lực tìm hiểu châu Á không? Chúng ta là một phần của giải pháp hay là một phần của vấn đề ở Afghanistan? Chúng ta có thể cải thiện tình hình ở Iraq không? Chúng ta có thể giúp đỡ Ai Cập không? Syria có làm chúng ta phải quan tâm không? Và chúng ta cảm thấy thế nào về Thổ Nhĩ Kỳ? và cả Brazil nữa?

Đối với một đất nước quan trọng như Đức, việc can dự là một bổn phận, không phải là một sự lựa chọn. Chúng ta phải gánh vác vai trò là một bên tham gia tích cực dù có muốn hay không. Và khi đề cập đến sự ổn định của tất cả các khu vực trên thế giới, hay các cuộc khủng hoảng ở từng nước, chúng ta phải đóng góp những ý tưởng và tiền của của chúng ta và có toàn bộ trách nhiệm với những nỗ lực của chúng ta.

Có thể tranh luận là liệu người Đức tự xem mình là một thành viên tích cực và mang tính thúc đẩy của cộng đồng toàn cầu hay là một bên tham gia thụ động trong lịch sử đương đại. Như tạp chí “Die Zelt” đã viết một cách thẳng thắn, đáng để thảo luận về lí do tại sao Đức luôn muốn hưởng lợi nhưng không bao giờ muốn can thiệp. Và đáng xem xét là giấc mơ mà Đức đã làm cho nó thành sứ mệnh của mình sử dụng kinh nghiệm để biến thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn.

Là một mô hình kiểu mẫu

Trong thập kỷ thứ hai của thế kỷ 21, Đức phải quen với ý tưởng là một mô hình cho các nước khác. Chúng ta sẽ không bao giờ có thể coi như là điều tất nhiên việc đất nước chúng ta là một xã hội kiểu mẫu cho toàn bộ thế giới, như Mỹ và Pháp, với lịch sử nhiều may mắn hơn của họ, đã làm vậy. Ngày nay, các nước khác và người dân của họ muốn chúng ta là một mô hình kiểu mẫu, một người thầy và là một đối tác. Yêu cầu đó không thể được thỏa mãn bằng một vài Viện Goethe, bằng các tấm áp phích của nhà thiết kế đồ họa chính trị Klau Staeck treo trên những bức tường hay bằng việc không ngừng trình chiếu bộ phim “Tạm biệt Lenin!”.

Những người hâm mộ nước Đức trên thế giới muốn sự can dự nhiều hơn thế, và họ hy vọng rằng chúng ta không chỉ xuất khẩu máy móc của chúng ta, mà còn sự hiểu biết của chúng ta về chính phủ và kinh nghiệm của chúng ta về sự khôi phục hệ sinh thái. Các nước châu Phi, cũng như các nước ở Nam Mỹ và Nam Á, không còn chờ đợi các tình nguyện viên nhân từ, mà thay vào đó trông chờ những người có ý tưởng và các nhà đầu tư, và đang tìm kiếm động lực. Họ muốn biết bộ máy chính quyền làm việc ra sao, làm thế nào để tổ chức hệ thống giáo dục, làm thế nào để đặt kế hoạch cho các nhà máy, làm thế nào để phi tập trung hóa một đất nước, làm thế nào để soạn thảo ra hiến pháp và lực lượng cảnh sát của chế độ dân chủ làm việc ra sao. Họ muốn học hỏi từ người Đức chúng ta, bởi vì chúng ta đã có quá nhiều uy tín trong những lĩnh vực này.

Có tiềm năng rất lớn trong vấn đề này. Trong quá trình hình thành chính sách đối ngoại tích cực hơn, Đức có thế thúc đẩy và truyền bá khắp thế giới các giá trị và nguyên tắc mà nước này công nhận là đúng. Đồng thời, Đức cũng có thể tạo thành mạng lưới quốc tế theo cách sẽ khiến tương lai ít gây nản lòng hơn.

Chính sách phát triển không gây hứng thú

Nước Đức can dự đến toàn cầu này có thể dễ dàng trở thành một thỏi nam châm thu hút những người tìm kiếm ngôi nhà mới, không chỉ vì nhu cầu, mà còn vì lợi ích, sự tò mò và xu hướng. Họ chắc chắn sẽ không đến chỉ vì một vài quan chức đề cập đến sự cần có nguồn nhân lực lành nghề trong một vài tháng. Họ sẽ chỉ đến nếu họ nhìn nhận Đức là một quốc gia hào phóng, tiến bộ và hiện đại, một quốc gia sẵn lòng chia sẻ.

Nhưng đất nước đó trước hết phải phát triển. Cho đến nay, Đức chỉ thực hiện một cách uể oải những gì mà nước này xem là trách nhiệm của mình ở nước ngoài. Mặt khác, nước này theo đuổi nhiều chính sách phát triển theo kiểu cũ và tẻ ngắt dưới thời Bộ trưởng Phát triển Dirk Niebel, người mà lý do nổi tiếng của ông dường như là xu hướng tìm kiểm các vị trí cấp cao trong chính phủ cho càng nhiều đảng viên đảng Dân chủ Tự do (FDP) của ông càng tốt – và là người đã công khai xem xét việc chuyển hàng tấn lasagna đông lạnh có chứa thịt ngựa bất hợp pháp cho người nghèo (điều mà thực sự là điên rồ).

Một nghiên cứu bởi GIZ như đã đề cập trước đây, có tựa đề “Nước Đức trong con mắt của thế giới”, phần nào giống một đường lối chỉ đạo cho chính sách đối ngoại mới. Những người được hỏi, từ Ấn Độ, Pakistan, Anh, Nam Phi, Maroc và Pháp, không chỉ hiểu biết nhiều về nước Đức, mà họ còn

nhận thấy rõ sức mạnh và điểm yếu của nước này. Họ muốn thấy Đức can dự nhiều hơn gần như trong mọi lĩnh vực trên thực tế, hay nói cách khác là sự tham gia tích cực hơn của Đức trong những gì đang diễn ra trên thế giới.

Trong nghiên cứu này, một người Ấn Độ được trích lại lời nói rằng Đức “không có sự nghèo đói túng quẫn hay các vấn đề an ninh” và “dưới ánh sáng những điều kiện lành mạnh này, cần phải gánh vác vai trò lớn hơn trong chính sách quốc tế”. Một người Nam Phi nói rằng Đức là nước đi đầu trong khoa học và đổi mới, nhưng không cho phép một cách đầy đủ các nước khác chia sẻ lợi thế của mình. Một người Mỹ nói rằng người Đức “cuối cùng nên xỏ vào đôi giày lớn hơn”. Một người Israel nói: “Người Đức có thể đôi khi bị chao đảo và hỏi có điều gì sai và điều gì đã xảy ra đối với cảm xúc và sự nhiệt tình của họ đối với tương lai”.

Nơi nào đó để mơ ước?

Đó là nhiệt huyết đối với tương lai. Trong thời Chính quyền Merkel, đây không phải là kiểu biểu hiện diễn ra đối với một người Đức nữa. Và chúng ta có nên chăng không chú ý đến một nghệ sĩ Trung Quốc, người trong nghiên cứu của GIZ, nói rằng anh ấy đến Đức để làm việc “và đến Pháp để ước mơ”?

Chúng ta cũng một lần nữa muốn mơ ước đến một nước Đức tốt đẹp hơn trong một thế giới tốt đẹp hơn. Chúng ta muốn mơ ước đến một vị thủ tướng lân đầu tiên tuyên bố rằng nước Đức yêu tự do đảm bảo cho Edward Snowden tỵ nạn chẳng hạn. Một tin khiến người ta phải kinh ngạc như vậy sẽ khởi động một thế giới mang tính phe cánh và phóng danh tiếng toàn thế giới của Đức lên những vì sao, và dĩ nhiên Merkel sẽ đọc một bài diễn văn hoàn hảo về quyền tự do và tình hữu nghị, và bà sẽ cam đoan với người Mỹ rằng mục tiêu của Berlin không phải nhằm xúc phạm họ, mà đúng hơn là nhằm không phản bội những kinh nghiệm của châu Âu. Dĩ nhiên, điều này chỉ là một giấc mơ.

Bất cứ ai có giấc mơ đó đều bị chế giễu là ngây thơ, cho dù ý tưởng về nơi trú ẩn cho Snowden không phải gần như là không thể tưởng tượng được như mọi người trong chính phủ sẽ buộc chúng ta phải tin. Điều đó chỉ là không thể tưởng tượng được đối với những người thường miêu tả những hành động của chính họ là “không có bất cứ sự lựa chọn thay thế nào”, những người bác bỏ mọi mâu thuẫn coi là khờ dại và đối với những ai mà quan điểm và ước mơ xuất phát từ vương quốc của những ý tưởng cách đây rất lâu.

Khi đề cập đến chính sách đối ngoại, Đức tỏ ra bất động một cách kỳ lạ. Đức được quản lý chứ không phải được cai trị. Nược này có thể là một gã khổng lồ nhu nhược, nhưng khi nhìn vào gương, nước này vẫn thấy minh là một chú chuột xám. Nhưng đó chỉ là một ảo giác.

About Văn Ngọc Thành

Dạy học nên phải học
Bài này đã được đăng trong Archives, Articles, International relations và được gắn thẻ , , . Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

Bình luận về bài viết này