India’s rise as a superpower has China on edge

Greg Sheridan
Weekend Australian
December 10, 2011 Saturday
The two Asian giants have a difficult relationship despite their common aims

THE birth of a superpower can be a strange and disturbing event to witness. There is a lot of screaming, a lot of pain, it’s inherently messy; but sometimes something beautiful will emerge.

Kolkata (formerly Calcutta) in West Bengal was once, before World War II, governed by an Australian, Richard Casey. As a city, it offers in every aspect the harshest contrasts of Indian life.

Near the airport, in the incongruously named Salt Lake district, sparkling new apartments and IT offices abound. And in the city centre, at the Oberoi Hotel, every sweet fragrance, every self-indulgent elegance of the British Raj is perfectly maintained.

But Kolkata, for many decades under communist rule, has not boomed like other Indian cities. Just a few blocks from the Oberoi families live in makeshift tents on the footpath, mothers washing babies without a shred of privacy. Middle-aged men, homeless and hungry, sleep on the balustrades on the edge of a public park. And on Sunday, everywhere the eye can see, men and boys play cricket.

But don’t be fooled by the surface chaos. The elephant is stirring. Even without further slashing economic reform, India’s economy will likely grow by 7 per cent or 8 per cent a year for the next two decades or more, becoming in time the world’s third largest economy. As Defence Minister Stephen Smith says, in the 21st century there will be three superpowers: the US, China and India. But don’t think this transition will be smooth.

Casey’s successor in the Kolkata governor’s residence is a smooth former Indian civil servant, and before that policeman, M.K. Narayanan. He was once India’s national security adviser.

This week he opened a conference on the Asian Century sponsored by the University of Melbourne’s Australia India Institute. He had two themes. One was that Australia had nothing to be concerned about from India’s rise. This struck me as true but a little bit of an odd thing to say. I can’t remember the last Australian who expressed any concern about India’s rise.

The second notable theme was more blunt. China, he said, was a nation that did not observe international norms. This statement was neither controversial nor emotive. It was matter-of-fact.

Everyone has a certain idea of the likely shape of strategic competition in the years to come. The established superpower will have difficulty accommodating the rise of a new one. Everyone thinks this means the US will have difficulty accommodating a rising China. But in terms of stress, aggravation and in the worst case the risk of conflict, this is likelier to come from China having difficulty accommodating a rising India.

India’s attitude to China is many layered and exceptionally complex. But two features stand out. One is that India and China are doing a booming trade, worth more than $US60 billion ($585bn) last year. They each benefit from the other’s growth.

Perhaps even more important is that no nation in Asia is more naturally, inevitably and unavoidably a strategic competitor with China than is India.

A good deal of attention is given to their contradictory economic models, and equally to the fact India is a democracy and China an authoritarian, centrally governed communist dictatorship.

Proponents of the Chinese model say the swiftness of government decision-making gives it an economic advantage. Proponents of the Indian model counter that while dictatorship looks stable, it is really brittle, and democracies are built to last. And India’s younger population structure means it is likely to be able to sustain high economic growth for much longer than China.

But not enough attention is paid to the hard power and geo-strategic clash between the two rising Asian giants.

From the Indian point of view, Beijing has already taken massive action over decades to try to keep India weak and vulnerable.

At the Kolkata conference I interviewed one of the most influential figures in Indian strategic policy. Gopalaswamy Parthasarathy is a former Indian ambassador to Australia and to Pakistan.

Partha, as he is universally known, is now a professor of strategic studies, but also a highly influential adviser to government on security matters.

“China is today the greatest proliferator of nuclear weapons technology and missiles,” he says.

“It has over the last four decades supplied Pakistan with nuclear weapons designs and equipment for enriching uranium. In more recent years it has been supplying Pakistan with plutonium reactors and reprocessing plants to make plutonium warheads to fit on Chinese-designed missiles. These warheads can develop thermo-nuclear capability.

“This Sino-Pakistan nuclear co-operation has enabled Pakistan to proliferate nuclear technology to North Korea, Libya and Iran.”

China’s actions, Partha says, are “obviously primarily directed at India. Pakistan is the instrument of Chinese containment of India.”

Not every Indian is as stark in their words on China as Partha. But the basic dynamic of Beijing proliferating nuclear technology to Pakistan in order to give India endless trouble on its western border is widely accepted. Most Indians believe Beijing has done a great deal to mess India up.

A few days later, on the other side of India, I go to see Ajai Sahni, editor of the South Asian Intelligence Review and director of the Institute for Conflict Management. I ask him about India’s non-Islamist security challenges, particularly the Maoist insurgency active across some nine states in the northeastern belt of India.

“There is no direct Chinese government involvement with the Maoists,” Sahni says. “The Maoists reject the China of today as a revisionist state. They find inspiration in the China of Mao’s day.”

But the Chinese do provide support to some of the ethnic insurgencies that operate in northeast India, near India’s border with China and its border with Burma.

“Some Chinese weapons do come to the Maoists from the ethnic insurgent groups which do have Chinese connections,” Sahni says. “Some of these groups earlier had safe havens in Bhutan, Bangladesh, Nepal. They have all closed down. The groups have been drawn to Myanmar (Burma) and there they can be presented in one easy group to the Chinese government.”

Praveen Swami, a renowned strategic analyst for the Hindu newspaper, tells me some Naga insurgents get weapons and support from China and have been passing this on to the Maoists in India.

“So far it’s mainly been Kalashnikovs, improvised explosive device courses and training,” Praveen says. “Whenever this is raised with the Chinese they say it’s black-market stuff, but some people say it’s carried out by people with high (Chinese) People’s Liberation Army connections.”

The strategic conflict between India and China is the subject of a fascinating new book, China and India, Great Power Rivals, by Mohan Malik, a scholar based at a Hawaii think tank. One of the best books on any foreign subject this year, its thesis is that China is trying to stymie India’s rise.

Malik paints a devastating portrait of Chinese nuclear proliferation, primarily to Pakistan. But he makes a persuasive case that Pakistan’s subsequent proliferation to nations such as North Korea and Iran is carried out with Chinese consent and serves Chinese strategic interests.

Malik also demonstrates how China has effectively encircled India with Chinese strategic assets.

“All of India’s neighbours,” Malik writes, “remained China’s top five largest arms buyers: Pakistan, Burma, Bangladesh, Iran and Sri Lanka.”

Since 2006, Beijing has deliberately turned up the heat on a long dormant territorial dispute, claiming sovereignty over the Indian territory of Aranachal Pradesh, and other territory near Tibet. It also continues to occupy part of Kashmir, which it took control of in its brief war with India in 1962.

Until 2006, international observers thought these disputes had effectively been settled, with both sides accepting the actual lines of control as long-term borders. But in recent years, according to Malik, Chinese patrols have been deliberately crossing into Indian territory. Indian strategic analysts believe the Chinese use such patrols to signal displeasure with Delhi. But this is a dangerous game. India has reinforced its borders with thousands more troops and stationed advanced Sukhoi fighters there.

Malik writes that Beijing’s strategy towards India has three elements. The first is encirclement, with “strengthened Chinese strategic presence in Tibet, Pakistan, Nepal, Sri Lanka, Bangladesh, Burma and in the Indian Ocean island states”. The second element is envelopment, which is essentially integrating all of India’s neighbours into the Chinese economy. The third element is entanglement, which Malik describes as “exploiting India’s domestic contradictions and multiple security concerns”.

India is not passive in the face of all this. It is pursuing a close military relationship with the US. It has recently had its navy in the South China Sea. It is drawing close to China’s neighbours such as Vietnam. As India’s economy grows, so does its power and strategic options. When India tested nuclear weapons in 1998, it nominated China as the nuclear threat it was most concerned about.

What does all this mean for Australia? Canberra has absolutely no desire to get into the middle of any argument between New Delhi and Beijing. But Beijing looks askance at the growing strategic intimacy between Canberra and New Delhi.

Beijing tried to stop the Nuclear Suppliers Group endorsing the India-US nuclear agreement and was unhappy about Australia’s decision to sell uranium to India.

Beijing has a rooted objection to any “outside” powers getting involved in Asian security.

But while Canberra certainly continues to pursue a constructive relationship with Beijing, it is unashamedly intensifying its relationship with the US. And it is also slowly and methodically building a strategic relationship with India.

Defence Minister Stephen Smith has been in India this week, his fourth visit as a government minister. I caught up with him in Delhi, where he told me: “What we have agreed to is to substantially enhance our practical co-operation on the military front starting with maritime and naval co-operation, understanding that this is a step-by-step process.”

There is nothing inevitable about unpleasant strategic competition between China and India. But at the very least, it is an intense and central dynamic in the power politics of the 21st century.
—————
Khi Ấn Độ trở thành siêu cường
VNN, Cập nhật 12/12/2011 06:01:00 AM (GMT+7)
Sự ra đời của một siêu cường mới có thể trở thành sự kiện đáng ngạc nhiên và gây xáo trộn trật tự toàn cầu. Nhưng bên cạnh mối lo ngại về quyền lực, đôi khi những điều tốt đẹp sẽ xuất hiện.

Kolkata (tên trước đây: Calcutta) là thủ phủ bang Tây Bengal, Ấn Độ. Với dân số 11 triệu người, được biết tới như trung tâm thương mại – tài chính của Đông Ấn Độ, Kolkata phản chiếu những mặt tương phản nhất trong đời sống nước này.

Gần sân bay quốc tế, tại quận Salt Lake, những tòa nhà và văn phòng IT mới mọc lên nhan nhản. Tại khách sạn Oberoi ở trung tâm thành phố, hương thơm ngọt ngào, sự thanh lịch từ thời Kolkata còn là thuộc địa Anh vẫn hiện hữu.
Tuy nhiên, trong nhiều thập kỷ qua, kinh tế Kolkata không bùng nổ như ở các thành phố khác của Ấn Độ. Chỉ cách khách sạn Oberoi vài tòa nhà, nhiều gia đình phải sống trong các lều tạm bợ trên vỉa hè, các bà mẹ tắm gội cho con trước thanh thiên bạch nhật. Người vô gia cư đói khát ngủ cạnh những hàng lan can trước công viên. Vào ngày cuối tuần, đàn ông và trẻ con chơi cricket khắp mọi nơi.

‘Con voi’ đang chuyển động

Nhưng bạn chớ bị đánh lừa bởi vẻ ngoài lộn xộn của Ấn Độ. “Con voi” này đang chuyển động. Thậm chí không cần cải tổ kinh tế quyết liệt hơn, trong vòng hai thập kỷ tới, kinh tế Ấn Độ nhiều khả năng vẫn có thể tăng trưởng mỗi năm tới 7 – 8%. Lúc đó, Ấn Độ sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới. Bộ trưởng Quốc phòng Australia Stephen Smith cho rằng trong thế kỷ 21, sẽ có ba siêu cường là Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ.

Tuần qua, ông M.K Narayanan – thủ hiến bang Tây Bengal, cựu cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ – đã tới khai mạc hội thảo về Thế kỷ Á châu do Viện Australia – Ấn Độ thuộc Đại học Melbourne bảo trợ. Tại đây, ông Narayanan trấn an rằng Australia không có gì phải lo ngại về sự trỗi dậy của Ấn Độ. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng bất cứ sự trỗi dậy nào cũng khó mà phẳng lặng.

Mọi người đều nghĩ về một cuộc cạnh tranh chiến lược trong những năm tới. Siêu cường cũ sẽ khó điều tiết để thích nghi với sự trỗi dậy của siêu cường mới. Điều này có nghĩa là Mỹ khó mà thích nghi được với Trung Quốc. Nhưng xét về sự căng thẳng và nguy cơ xung đột, dường như Trung Quốc sẽ khó hòa giải hơn trước sự trỗi dậy của Ấn Độ.

Thái độ của Ấn Độ đối với Trung Quốc phức tạp một cách khác thường. Có hai nét đặc trưng nổi bật trong quan hệ hai nước. Một là việc Trung Quốc và Ấn Độ đang có thương mại bùng nổ, với trị giá lên tới hơn 60 tỷ USD năm 2010. Mỗi bên đều hưởng lợi từ sự phát triển kinh tế của bên kia. Quan trọng hơn, không quốc gia nào tại châu Á có sự cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc một cách tự nhiên và rõ ràng như Ấn Độ.

Trung Quốc và Ấn Độ khác nhau về hình mẫu kinh tế. Những người ủng hộ hình mẫu Trung Quốc cho rằng sự mau lẹ trong quyết sách của chính quyền đã tạo lợi thế cho nền kinh tế Trung Quốc. Trong khi đó, phe ủng hộ hình mẫu Ấn Độ nói rằng cấu trúc dân số trẻ hơn của Ấn Độ sẽ giúp nước này phát triển kinh tế bền vững, lâu dài hơn Trung Quốc.

Nhưng dường như mọi người chưa quan tâm lắm tới sự va chạm địa chiến lược và quyền lực rắn giữa hai “gã khổng lồ” đang vươn mình ở châu Á. Theo quan điểm của New Delhi, trong mấy thập kỷ qua, Bắc Kinh đã có hàng loạt động thái để kìm giữ Ấn Độ. Trả lời phỏng vấn tại hội thảo ở Kolkata, ông Gopalaswamy Parthasarathy – cựu Đại sứ Ấn Độ tại Australia và Pakistan, một giáo sư nghiên cứu chính sách chiến lược – cho rằng trong bốn thập kỷ qua, Trung Quốc đã hỗ trợ công nghệ hạt nhân cho Pakistan. Theo ông Parthasarathy, các hành động của Trung Quốc “rõ ràng nhằm vào Ấn Độ” và Pakistan là công cụ kiềm chế Ấn Độ của Trung Quốc.

Cuộc cạnh tranh chiến lược Trung – Ấn

Không phải người Ấn nào cũng nói về Trung Quốc thẳng thắn như ông Parthasarathy. Nhưng hầu hết đều tin rằng Bắc Kinh có một thỏa thuận lớn với Islamabad để phân tán sức mạnh của New Delhi. Cuộc xung đột chiến lược giữa Ấn Độ và Trung Quốc là chủ đề của một cuốn sách mới có tiêu đề “Trung Quốc và Ấn Độ – Những đối thủ quyền lực”. Mohan Malik – một học giả thuộc nhóm chuyên gia ở Hawaii, tác giả cuốn sách – chỉ ra cách Trung Quốc bao vây Ấn Độ với các tài sản chiến lược.

Từ năm 2006, Bắc Kinh làm nóng vấn đề tranh chấp lãnh thổ với New Delhi, tuyên bố chủ quyền ở bang Aranachal Pradesh ở phía đông bắc Ấn Độ. Bắc Kinh tiếp tục kiểm soát một phần Kashmir – nơi Ấn Độ, Trung Quốc và Pakistan lấn cấn từ nhiều năm qua. Theo ông Malik, những năm gần đây, lực lượng tuần tra Trung Quốc đã thâm nhập xuyên biên giới vào lãnh thổ Ấn Độ. Các nhà phân tích chiến lược Ấn Độ coi việc Trung Quốc sử dụng lực lượng tuần tra là tín hiệu bày tỏ sự không hài lòng với New Delhi. Tuy nhiên, động thái này là một cuộc chơi nguy hiểm. Ấn Độ đã phản ứng bằng cách triển khai hàng ngàn lính cùng máy bay chiến đấu tối tân Sukhoi ở những khu vực giáp biên giới với Trung Quốc.

Cuốn sách cho rằng chiến lược của Trung Quốc hướng về Ấn Độ với ba mũi nhọn. Thứ nhất là bao vây, với việc tăng cường hiện diện chiến lược của Trung Quốc ở Pakistan, Nepal, Sri Lanka, Bangladesh, Myanmar và các quốc đảo Ấn Độ Dương. Thứ hai là tạo ảnh hưởng, với việc hội nhập tất cả các nền kinh tế láng giềng của Ấn Độ vào nền kinh tế Trung Quốc. Thứ ba là gây lúng túng, theo đó khai thác những mối lo ngại an ninh phức tạp cũng như các mâu thuẫn bên trong Ấn Độ.

Ấn Độ không thờ ơ trước ý đồ của Trung Quốc. New Delhi tiếp tục theo đuổi quan hệ quân sự chặt chẽ với Washington. Hải quân Ấn Độ gần đây đã hiện diện ở khu vực Biển Đông. Ấn Độ xích gần hơn với các nước láng giềng của Trung Quốc. Khi kinh tế phát triển, Ấn Độ có các lựa chọn mang tính chiến lược. Vào thời điểm thử vũ khí hạt nhân năm 1998, Ấn Độ coi Trung Quốc là mối đe dọa hạt nhân đáng lo ngại nhất.

Tất cả những điều kể trên có ý nghĩa gì cho Australia – một quốc gia nằm giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương? Canberra hoàn toàn không muốn nhảy vào bất cứ cuộc tranh cãi nào giữa New Delhi và Bắc Kinh. Nhưng Bắc Kinh lại ngờ vực về sự thân thiết chiến lược đang ngày một gia tăng giữa Canberra và New Delhi. Bắc Kinh từng cố ngăn việc Nhóm các nhà cung cấp hạt nhân chấp nhận thỏa thuận hạt nhân Mỹ – Ấn. Bắc Kinh cũng không hài lòng khi Australia quyết định bán uranium cho Ấn Độ. Trung Quốc phản đối bất cứ quyền lực “bên ngoài” nào can dự vào an ninh châu Á.

Trong khi tiếp tục theo đuổi quan hệ mang tính xây dựng với Bắc Kinh, Canberra chắc chắn không ngại ngùng đẩy mạnh quan hệ với Mỹ. Australia cũng sẽ từng bước xây dựng quan hệ chiến lược với Ấn Độ. Tuần qua, Bộ trưởng Quốc phòng Australia Stephen Smith đã có chuyến thăm quan trọng tới Ấn Độ. Trên tờ The Australian, cây bút bình luận chính trị đối ngoại Greg Sheridan cho biết Bộ trưởng Stephen Smith đã nói với ông rằng: “Điều mà hai bên thống nhất là sẽ tăng cường về thực chất hợp tác Ấn – Australia trong lĩnh vực quân sự, bắt đầu với việc hợp tác hàng hải và hải quân. Có thể hiểu đó là một tiến trình từng bước”.

Không thể tránh khỏi cuộc cạnh tranh chiến lược đầy khó chịu giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Nhưng ít nhất, cuộc cạnh tranh này cũng mang tới sự sôi động và trở thành trung tâm của các mối quan hệ quốc tế trong thế kỷ 21.

V.Giang (theo The Australian)

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/TheGioi/vietnamnet.vn/Khi-An-Do-tro-thanh-sieu-cuong/7522226.epi

About Văn Ngọc Thành

Dạy học nên phải học
Bài này đã được đăng trong Archives, India, International relations, Teaching và được gắn thẻ , . Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

Bình luận về bài viết này