China: Looking Beyond Ouster of Bo Xilai (Trung Quốc: Nhìn từ bên ngoài vụ thanh trừng Bạc Hy Lai)

By D. S. Rajan

southasiaanalysis – 29-Mar-2012

“The Central Committee of the Chinese Communist Party has decided: Comrade Zhang Dejiang will serve as Standing Committee member and Secretary of Chongqing Municipal Party Committee; Comrade Bo Xilai will no longer serve in the post of Standing Committee member and Secretary of the Chongqing Municipal Party Committee”.    – Xinhua, 15 March 2012 

The removal of Chinese Communist Party (CCP) Politburo member Bo Xilai, son of Bo Yibo, a Long March veteran and one of the eight ‘immortals’ of China,  from his post of Chongqing Municipal Chinese Communist Party (CCP) Secretary on 14 March 2011, as revealed through the terse announcement above, has marked third such occasion in the recent past-Beijing Party Secretary Chen Xitong in 1995 and Shanghai Party Secretary Chen Liangyu in 2006, had met the same fate; both for economic reasons.  At a time when Bo’s candidature to the top party body- the Politburo Standing Committee (PBSC) at the forthcoming 18th Party Congress in October 2012 was being considered certain, the development has given rise to questions as to whether or not a smooth transfer of power can  take  place during  the Congress.   

What is surprising is that till January 2012, Bo Xilai’s performance in Chongqing in fighting corruption and the local mafia had been winning accolade from the central leadership; his promotion of Mao culture and views endorsing   reforms , but opposing  any erosion into state-controlled economic system, could gain sympathy, if not complete endorsement, of many in the population. Under Bo, Chongqing had 16% growth in 2011.Leaders visiting Chongqing to support Bo’s “Chongqing Model” of development had included Xi Jinping, Vice President and heir-apparent to President Hu Jintao  and Zhou Yongkang, a  Politburo Standing Committee member ; Beijing had also given its weight to facilitate the visit of Dr Henry Kissinger to Chongqing to meet Bo. (However, Hu Jintao himself chose not to visit Chongqing to meet Bo).The Party mouthpiece, the People’s Daily (9 January 2011) hailed the success of Bo’s policies in Chongqing.  Then, what  has led to the sudden downfall of Bo Xilai? 

Bo Xilai himself has reportedly sent a letter to the politburo making self-criticism; he admitted to reporters ( 9 March 2012) that he had made mistakes and  that  there was lapse in  his judgment during his campaign against local mafia, asserting at the same time that he and his family were not corrupt.  

So far, no direct charges have been leveled against Bo. There have however been oblique attacks. For example, Xi Jinping, prior to Bo’s removal, has called upon the leading cadres (Party School, Beijing, 1 March 2012) to “ fairly use their power, keep away from corruption and resolutely oppose the tendencies of … hedonism and extreme individualism”. Writing in Qiu Shi, the CCP’s theoretical organ, he pointed out (10 March 2012) to the “dangers of self promotion and seeking personal fame in the party”. Xi has subsequently emphasized (Qiu Shi, 16 March 2012) the need for the party to maintain ‘purity’ , applying ‘collective wisdom’ and accused  “some party members of lacking  principle and correct behavior”.   

As yet another instance,  announcing that Bo Xilai’s successor will be Vice-Premier  Zhang Dejiang,  the  CCP Organisation Department chief Li Yuanchao, said (Beijing, 18 March 2012) at a meeting of leading cadres from Chongqing municipality  that “the adjustment was made after a reevaluation of the current overall situation and careful consideration.” (Choice of word ‘adjustment’ is to be noted). 

What Premier Wen Jiabao has said at a press conference (Beijing, 14 March 2012) is especially worth noting. Without alluding to Bo Xilai, he asked the Chongqing authorities to “seriously reflect on and draw lessons from Wang Lijun incident, adding that China needs not only economic reform but also political reform, without which historical tragedies as Cultural Revolution may happen in China again”. Notably, media domestic media reports in China (April 2011) had quoted Wen as criticizing certain cadres for having a nostalgia for the Mao era.  

What should not be missed is that Bo Xilai has been addressed in Xinhua dispatch of 15 March 2012 as “comrade”; appointment of Bo’s successor is being termed as ‘adjustment’. These appear as hints that the former Chong Qing party chief continues to be a CCP member.   But it is also interesting that since that date, no report on    Bo’s activities has appeared in the official media, signaling some uncertainty. At this stage, in absence of any official announcement on Bo’s party membership including in the politburo, it can be assumed that Bo is still under investigation which process may take some more time to conclude. Adding to the apparent complexity of the case, are press reports  linking Bo Xilai affair   with the ‘mysterious’ death of one Neil Heywood, a former British MI-6 official in Chongjing, said to be a family friend of Bo.    

Going by evidence available so far, it may be premature to attach any ideological colour to Bo Xilai’s case. Some assessments, especially in the Western media, that Bo has become a victim of the ideological struggle between party conservatives and reformists appear to have been done in haste. Bo himself is a cautious reformer and his promotion of Mao culture in Chongqing, only looks like a step to gain popularity. On the other hand, his crimes, if any, could be related to corruption, in particular mismanagement of Wang Lijun affair.  

Notwithstanding what has been said above, it cannot be denied that there are competing factions now  in the CCP’s top leadership, though China may not openly acknowledge it. Mao had been candid in referring to existence of factionalism within the party. The current party  factions which  have so far been successful in working together the basis of a consensus  are – the Youth League (Tuanpai) faction led by Hu Jintao and the other consisting of children of high ranking officials, called ‘princelings’. While the  former champions the cause of social harmony and balanced development ,  the latter consists of economic experts with connections to advanced coastal areas, who especially prefer a  high GDP growth. It is not difficult to discern the balanced presence of the two factions in the present apex party body- the PBSC. Any failure of Bo Xilai, a ‘Princeling’, to enter the new PBSC, can upset the requirement to maintain the system of factional balance at top levels, in the interest of leadership stability. Jiang Zemin had been the ‘core’ of third generation leadership and his decision was unchallenged. The situation is different now with Hu Jintao being only primus inter pares in the leadership and policies are being decided on the basis of a consensus. This position is not likely to undergo any change when Xi Jinping assumes charge as next party chief. 

One thing is certain. In the existing delicate period   for the party facing the impact from the Bo Xilai case, no bold step towards political reforms, in spite of Premier Wen Jiabao’s oft-repeated stress, can be expected in the 18th Party congress. The principle of ‘socialist democracy’, as distinct from the Western democratic concepts, is likely to prevail in China as long as the CCP remains in power. 

(The writer, D.S.Rajan, is Director, Chennai Centre for China Studies,Chennai, India.  Email:director.c3s@gmail.com)

————

Source: http://www.southasiaanalysis.org/%5Cpapers50%5Cpaper4984.html

———–

BẢN DỊCH CỦA Trần Văn Minh

Theo Tân Hoa Xã ngày 15 tháng 3 năm 2012, “Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định: đồng chí Trương Đức Giang sẽ là Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, kiêm Bí thư Thành ủy Trùng Khánh; đồng chí Bạc Hy Lai sẽ không còn giữ chức ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị và Bí thư Đảng ủy Trùng Khánh”.

Việc loại bỏ Bạc Hy Lai, ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, con của Bạc Nhất Ba, là người đã từng tham gia Vạn Lý Trường Chinh và một trong bát ‘đại nguyên lão’ của Trung Quốc, ra khỏi chức vụ Bí thư Đảng ủy Trùng Khánh vào ngày 14 tháng 3 năm 2012, như đã tiết lộ trong thông báo ngắn gọn nói trên, đánh dấu sự kiện xảy ra lần thứ ba như thế trong lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong quá khứ, Tổng Bí thư Triệu Tử Dương hồi năm 1989, và Trần Lương Vũ, Bí thư Thành ủy Thượng Hải hồi năm 2006, cũng cùng chung số phận. Triệu Tử Dương vì lý do chính trị và Trần Lương Vũ thì bị kết tội tham nhũng. Vào lúc Bạc Hy Lai là ứng viên được xem như chắc chắn vào cơ quan cao nhất của đảng, Ban Thường vụ Bộ Chính trị của Quốc Hội thứ 18 sắp xảy ra vào tháng 10 năm 2012, những diễn biến vừa xảy ra đã gợi lên câu hỏi, liệu sự chuyển giao quyền hành sẽ diễn ra êm thắm trong thời gian diễn ra đại hội đảng hay không.   

Điều ngạc nhiên là cho tới tháng 1  năm 2012, thành tích chống tham nhũng và băng đảng địa phương của Bạc Hy Lai ở Trùng Khánh đã tranh thủ được sự khen ngợi của lãnh đạo trung ương. Sự đề xướng văn hóa Mao của ông và quan điểm tán thành cải cách, nhưng chống đối bất cứ sự xâm phạm nào vào hệ thống kinh tế do nhà nước quản lý, có thể được cảm tình, nếu không phải là sự đồng lòng hoàn toàn của đông đảo quần chúng. Dưới sự lãnh đạo của Bạc, Trùng Khánh đã tăng trưởng 16% trong năm 2011. Nhiều lãnh đạo viếng thăm Trùng Khánh để ủng hộ sự phát triển “Mô hình Trùng Khánh” của Bạc, gồm Tập Cận Bình, Phó Chủ tịch và là người kế thừa Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Chu Vĩnh Khang, ủy viên Bộ Chính trị; Bắc Kinh cũng dùng khả năng của mình để tạo điều kiện cho cuộc viếng thăm của Henry Kissinger tới Trùng Khánh để gặp Bạc. (Tuy nhiên, Hồ Cẩm Đào đã cố ý không đến thăm Trùng Khánh để gặp Bạc). Cái loa của Đảng, tờ Nhân dân Nhật báo ngày 9 tháng 1 năm 2011 đã ca ngợi sự thành công trong chính sách của Bạc ở Trùng Khánh. Thế thì, điều gì dẫn đến sự suy thoái của Bạc Hy Lai?

Bạc Hy Lai đã tự gửi một lá thư lên bộ chính trị để tự kiểm điểm. Ông thừa nhận với các ký giả hôm 9 tháng 3 năm 2012, rằng ông đã phạm lỗi lầm và sơ suất trong quyết định của mình qua chiến dịch chống lại băng đảng tội phạm địa phương, đồng thời ông cũng xác quyết, ông và gia đình không tham nhũng. 

Cho đến giờ vẫn chưa có lời buộc tội trực tiếp nào nhắm vào ông Bạc. Tuy nhiên, đã có những cuộc tấn công gián tiếp. Chẳng hạn như, trước khi thanh trừng Bạc, Tập Cận Bình đã nói với các cán bộ lãnh đạo,theo báo Trường Đảng ở Bắc Kinh, ngày 1 tháng 3 năm 2012, nên dùng quyền lực một cách công minh, tránh xa tham nhũng và cương quyết chống lại khuynh hướng chủ nghĩa khoái lạc và chủ nghĩa cá nhân cực đoan. Viết trên báo Cầu Thị, tờ báo lý luận chính trị của đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm 10 tháng 3 năm 2012, ông chỉ ra “sự nguy hiểm của sự tự tôn và tìm kiếm lợi ích cá nhân trong đảng”. Theo báo Cầu Thị, ngày 16 tháng 3 năm 2012, ông Tập nhấn mạnh nhu cầu về việc giữ vững ‘tính trong sạch’ của đảng, áp dụng sự ‘khôn ngoan tập thể’ và lên án ‘một số đảng viên thiếu kỷ luật và thiếu hành vi đúng đắn’. 

Và trong một trường hợp khác, tuyên bố người kế nhiệm Bạc Hy Lai sẽ là Phó Thủ tướng Trương Đức Giang, ông Lý Nguyên Triều, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, thông báo trong một buổi họp với các cán bộ lãnh đạo từ thành phố Trùng Khánh ở Bắc Kinh, hôm 18 tháng 3 năm 2012, rằng “việc điều chỉnh được thực hiện sau một cuộc đánh giá toàn bộ tình hình hiện tại và trong sự cân nhắc thận trọng” (lưu ý việc chọn chữ ‘điều chỉnh’).

Những điều Thủ tướng Ôn Gia Bảo nói tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm 14 tháng 3 năm 2012, đặc biệt đáng lưu ý. Không ám chỉ Bạc Hy Lai, nhưng ông yêu cầu chính quyền Trùng Khánh “hãy suy nghĩ một cách nghiêm túc và rút ra bài học về sự cố Vương Lập Quân. Ông còn nói thêm rằng, Trung Quốc không những cần cải cách kinh tế, mà còn cải cách chính trị, nếu không thì thảm họa lịch sử như Cách mạng Văn hóa có thể lập lại ở Trung Quốc”. Đáng chú ý là tường thuật của truyền thông quốc nội Trung Quốc  (tháng 4 năm 20111) đã trích lời ông Ôn khi chỉ trích đích xác những cán bộ có tư tưởng nhớ về thời Mao-ít.

Điều không nên bỏ sót đó là, Bạc Hy Lai đã được gọi là “đồng chí” trong bản tin của Tân Hoa xã ngày 15 tháng 3 năm 2012 và việc bổ nhiệm người kế vị ông Bạc được gọi là “điều chỉnh”. Điều này cho thấy, cựu Bí thư Đảng ủy Trùng Khánh vẫn tiếp tục là đảng viên Đảng Cộng sản. Nhưng cũng đáng chú ý là, kể từ ngày đó, không hề có tin tức gì về các hoạt động của ông Bạc xuất hiện trên truyền thông chính thức, điều này báo hiệu vài chuyện bất thường. Vào thời điểm này, sự thiếu vắng của bất kỳ thông báo chính thức nào về vai trò đảng viên của Bạc, kể cả trong bộ chính trị, có thể được xem như ông Bạc vẫn còn nằm trong vòng điều tra mà tiến trình có thể mất thêm thời gian để kết luận. Cộng thêm vào sự phức tạp hiển nhiên của vấn đề là tường thuật của báo chí kết nối chuyện Bạc Hy Lai với cái chết ‘bí ẩn’ của Neil Heywood, cựu viên chức tình báo MI-6 2 của Anh ở Trùng Khánh, được biết là một người bạn trong gia đình ông Bạc.               

Dựa vào những chứng cứ có được cho đến thời điểm hiện tại, vẫn còn sớm để gắn kết bất kỳ màu sắc hệ tư tưởng nào trong sự kiện Bạc Hy Lai. Một vài nhận xét, nhất là truyền thông Tây phương cho rằng ông Bạc đã trở thành nạn nhân của cuộc đấu tranh ý thức hệ trong đảng, giữa giới bảo thủ và cải cách, xem ra đã được thực hiện trong vội vã. Chính Bạc là một nhà cải cách thận trọng và sự đề cao văn hóa Mao tại Trùng Khánh, chỉ xem có vẻ như một bước để lấy lòng dân. Mặt khác, tội của ông, nếu có, có thể liên quan đến vấn đề tham nhũng, trong việc giải quyết sai lầm vụ Vương Lập Quân. 

Ngoài những điều đã đề cập ở trên, điều không thể chối cãi là hiện có những phe phái cạnh tranh với nhau trong hàng ngũ lãnh đạo chóp bu của ĐCS Trung Quốc, cho dù Trung Quốc không thừa nhận một cách công khai. Mao đã được nói rõ khi ám chỉ có sự hiện diện của chủ nghĩa phe phái bên trong nội bộ đảng.

Các phe nhóm trong đảng hiện  đã thành công khi làm việc chung với nhau trên căn bản đồng thuận là – phe nhóm Đoàn Thanh niên Cộng sản do Hồ cẩm Đào dẫn đầu và một phe nhóm khác gồm con cái của các viên chức cao cấp, gọi là ‘thái tử đảng’. Trong khi phe nhóm đầu chủ trương xã hội hài hòa và phát triển quân bình, thì phe nhóm sau gồm các chuyên gia kinh tế có các mối quan hệ với khu vực tiến bộ miền duyên hải, những người đặc biệt thích giá trị tổng sản lượng quốc gia tăng nhanh hơn. Không khó để nhận thấy sự hiện diện quân bình của hai phe nhóm trong bộ phận đầu não của đảng hiện tại – Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bất kỳ sự thất bại nào của Bạc Hy Lai, một ‘thái tử đảng’, vào Ban Thường vụ mới, có thể đảo lộn điều kiện tất yếu để duy trì hệ thống cân bằng phe nhóm trong hàng lãnh đạo chóp bu, điều cần thiết để có sự ổn định trong hàng ngũ lãnh đạo. Giang Trạch Dân là nhân vật ‘nồng cốt’ của thế hệ lãnh đạo thứ ba và không ai xem thường quyết định của ông. Nhưng tình thế bây giờ đã khác khi Hồ Cẩm Đào chỉ là một người trong hàng ngũ lãnh đạo cùng thời và chính sách được quyết định trên căn bản đồng thuận. Vị thế này sẽ khó có bất kỳ sự thay đổi nào khi Tập Cận Bình nhận trách nhiệm là người đứng đầu trong hàng ngũ lãnh đạo đảng sắp tới.      

Một điều chắc chắn, vào thời điểm tế nhị khi đảng đối mặt với sự ảnh hưởng từ vụ Bạc Hy Lai, sẽ không có bước đi liều lĩnh nào hướng tới cải cách chính trị có thể kỳ vọng ở Quốc hội thứ 18, mặc dù Ôn Gia Bảo luôn nhấn mạnh [cải cách]. Nguyên tắc ‘dân chủ xã hội chủ nghĩa’ khác với khái niệm dân chủ Tây phương, có cơ hội thắng thế ở Trung Quốc tới khi nào Đảng Cộng sản Trung Quốc còn nắm giữ quyền lực.

Tác giả: Ông D.S. Rajan là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc Chennai, Ấn Độ. Email của ông: director.c3s@gmail.com.

About Văn Ngọc Thành

Dạy học nên phải học
Bài này đã được đăng trong Archives, Articles và được gắn thẻ . Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

Bình luận về bài viết này