MY HNUE PAGE

XEM THÊM NHỮNG BÀI MỚI CÓP NHẶT TRÊN HNUE

Đăng tải tại Archives, Articles, India, International relations, Teaching | Thẻ , | Bình luận về bài viết này

India-China Border Dispute

Paper No. 5469 Dated 23-Apr-2013

By B. Raman

(To be read in continuation of my article of November 6, 2012, titled “Chinese Checkers” carried by “Outlook” in its online edition at http://www.outlookindia.com/article.aspx?282899)

The continuing (since April 15,2013) Chinese troop intrusion ( about 20 troops) 10 kms into Indian territory near Burthe in the Daulat Beg Oldi (DBO) area of Eastern Ladakh in the western sector of the Sino-Indian border should be a matter for careful analysis and concern, but not alarm.

2. A spokesman of the Chinese Foreign Office has denied any Chinese intrusion into Indian territory in this area. The Government of India, for the present, has been treating it as one of those intrusions which take place sometimes due to differing perceptions of the Line of Actual Control (LAC) in this area and trying to deal with it through the normal mechanism for handling such issues without disturbing peace and tranquillity across the border.

3. There is no evidence to show that this could be a prelude to a major Chinese assertion of territorial sovereignty in this area. The Chinese aim seems to be to re-assert their claim of sovereignty over this area without disturbing peace and tranquillity. The Chinese troops are presently camping in the area in a tent. We will have reasons to be more than concerned only if they stay put there and construct permanent defences as they often do in the uninhabited islands of the South China Sea.

4. Since last year, the Chinese have been a little more assertive of their sovereignty claims over the islands of the South and East China Seas. They have reportedly constructed permanent defensive and administrative structures on some of the islands over which they have disputes with Vietnam and the Philippines.

5. In the East China Sea, where they have sovereignty disputes with Japan, they have avoided any such construction, but stepped up seemingly aggressive air and naval patrols of the areas in the vicinity of these islands. The Chinese Navy has also stepped up its visits to the islands in the South China Sea claimed by Beijing.

6. Till now we have seen greater Chinese activism in the enforcement of their sovereignty claims only in the South and East China seas, but not across the Sino-Indian border. If the Chinese troops stay put in the Burthe area and construct defensive structures in the area, that will be an indicator of their deciding to follow a similar policy of activism across the Sino-Indian border too. That should add to our border concerns. We may have to revisit our peace and tranquillity strategy and think of a more activist policy to face the Chinese activism.

7. In the Western sector of the border, which is largely unpopulated, the status quo favours the Chinese. Since 1962, they are already in occupation of whatever territory they have claimed. We have very few options to re-assert our sovereignty in any area of this sector which is under Chinese control.

8. In the Eastern sector (Arunachal Pradesh, which the Chinese call Southern Tibet), the area is populated and the status quo favours India. Even though our defensive and administrative infrastructure in the Arunachal Pradesh area is not comparable with the Chinese infrastructure in the Tibet Autonomous Region (TAR), we are in a much stronger position in the Eastern sector than in the Western.

9. While the Chinese continue to repeat from time to time their claims to the Arunachal Pradesh area, they have avoided in the Eastern sector the kind of ground activism that one comes across in the Western sector. There is a noticeable keenness on the part of both China and India to avoid any provocative incident either in the Eastern or Western sector.

10. The Chinese are unlikely to relent in their claims to Indian territory in the Eastern sector till after they have succeeded in imposing on the Tibetans a Dalai Lama chosen by the Communist Party of China (CPC) with the help of the Panchen Lama chosen by the CPC.

11.The wave of self-immolations (115 incidents so far) in the Tibetan areas of China since March 2009 has created concerns in Chinese mind of possible political instability in the Tibetan areas after His Holiness the Dalai Lama when the CPC imposes its nominee on the Tibetans.

12. The older generation of Tibetans continues to abide by His Holiness’ exhortations for peaceful means of protest. The Chinese are worried that the GenNext of Tibetans represented by organisations such as the Tibetan Youth Congress (TYC) may take to violent means to resist the imposition of a Dalai Lama chosen by the CPC.

13. In their calculation, this may necessitate action by the PLA in the populated areas of Arunachal Pradesh. Till Tibet is pacified without fears of any further trouble and the Chinese have forced the Tibetans to accept their nominee as the Dalai Lama, Beijing would like to maintain its claim to Arunachal Pradesh to justify action by the PLA in that area to contain trouble, if need be.

14. If they now make a deal with India recognising Arunachal Pradesh as an integral part of India, they will not be able to act in that area. By recognising Tibet as an integral part of China we have given up our options for action in Tibet. The Chinese would not want to commit the same mistake by recognising Arunachal Pradesh as an integral part of India.

15. They will, therefore, keep the Arunachal Pradesh issue alive till they have forced the Tibetans to accept their decision regarding succession of His Holiness. We should factor this into our border strategies relating to China.

(The writer is Additional Secretary (retd), Cabinet Secretariat, Govt of India, New Delhi, and, presently, Director, Institute For Topical Studies, Chennai, and Associate of the Chennai Centre For China Studies. @SORBONNE75)

Đăng tải tại Archives, Articles, India, International relations | Thẻ , , , , | Bình luận về bài viết này

Đánh giá lại các cuộc đi biển của Trịnh Hòa

Tác giả : Geoff Wade

Người dịch: Hà Hữu Nga

Nguồn: https://nghiencuulichsu.com/2014/12/31/danh-gia-lai-cac-cuoc-di-bien-cua-trinh-hoa/

Giới thiệu

Ngày nay trên toàn thế giới, hoặc chí ít là trong các xã hội Trung Quốc, xuất hiện một loạt vấn đề có thể được coi là nhận thức “phổ thông” về viên đô đốc hoạn quan thời Minh Trịnh Hòa và các chuyến hải hành do ông chỉ huy vào đầu thế kỷ 15. Các quan điểm này được thể hiện rất rõ ràng bằng các đoạn trích dưới đây:

從鄭和時代到社會主義建設新時期,鄭和下西洋的事跡成爲中華民族進行愛國主義教育的一片很好的教材. 黃慧珍薛金度《鄭和研究八十年 》.

“Từ thời Trịnh Hòa đến các giai đoạn mới xây dựng chủ nghĩa xã hội, các thành tựu của Trịnh Hòa trong những chuyến hải hành của ông đến Tây Dương đã trở thành những tư liệu tuyệt hảo để tiến hành giáo dục lòng yêu nước cho dân tộc Trung Hoa”. [Hoàng Tuệ Trân, Tiết Kim Độ]

正是这样友好的外交活动,郑和七次下西洋的整个活动中没有占领邻国一寸土地,没有建立一个军事要塞,没有夺取他国一份财富,在商业,贸易活动当中,采取了厚往薄来的做法,赢得了沿途各国人民的欢迎和赞扬. 中國交通部副部长徐祖远, 2004 年 7 月

“Vì vậy mà đây là những hoạt động ngoại giao hữu hảo. Trong toàn bộ bảy chuyến hải hành đến Tây Dương, Trịnh Hòa không hề chiếm một tấc đất, lập một cứ điểm, hoặc chiếm đoạt bất cứ chút tài vật nào của các nước láng giềng. Trong các hoạt động thương mại, mậu dịch, ông dùng phép hậu vãng bạc lai, cho nhiều hơn nhận, vì vậy mà được tất cả người dân các nước dọc tuyến ven biển ông đi chào đón, ngợi khen” [Thứ trưởng Bộ Giao thông Trung Quốc Từ Tổ Viễn, tháng 7 năm 2004].

“鄭和是歷史上最偉大的航海家” 陳達生 《亞洲文化》第27 期, 2003 年 6 月

“Trịnh Hòa là nhà hàng hải vĩ đại nhất trong lịch sử” [Trần Đạt Sinh, Á châu văn hóa, số 27, tháng 6 năm 2003]

鄭和是明代偉大的航海家, 傑出的和平友好使者, 他率領近3万人的龐大船隊, 7次遠航亞, 非30多個國家和地區,為世界的航海事業,為中國與各國的友好作出了卓越的貢獻.孔遠志《鄭和與馬來西亞 》2000 年出版.

“Trịnh Hòa là nhà hàng hải vĩ đại thời nhà Minh, là một sứ giả hòa bình hữu nghị kiệt xuất. Ông đã chỉ huy một đội thuyền lớn gần 3 vạn người trong 7 chuyến đi biển đến hơn 30 quốc gia xa xôi ở châu Á và châu Phi. Do đó ông đã có những đóng góp kiệt xuất cho ngành hàng hải thế giới và cho tình hữu nghị giữa Trung Quốc và các nước khác. [Khổng Viễn Chí, Trịnh Hòa và Malaysia, xuất bản năm 2000].

Đây là những nhận định của những con người ở các vị trí khác nhau:

1) Hai học giả nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã khảo sát hầu hết các nghiên cứu về Trịnh Hòa từ xưa đến nay;

2) Một quan chức chính phủ chịu trách nhiệm tổ chức lễ kỷ niệm 600 năm Trịnh Hòa lần đầu tiên dẫn đội tàu biển đến Đông Nam Á;

3) Trần Đạt Sinh, chủ tịch Hội Trịnh Hòa Quốc tế có trụ sở tại Singapore, và là người xây dựng Bảo tàng Trịnh Hòa và tổ hợp các hệ thống bán lẻ và khách sạn ở Malacca;

4) Khổng Viễn Chí, một học giả về Đông Nam Á tại Đại học Bắc Kinh.

Bốn nhận định trên chỉ là một số nhỏ trong vô số đánh giá tương tự, khá phổ biến trong các xuất bản phẩm bằng tiếng Trung Quốc về nhà hàng hải hoạn quan và vị thế của ông trong lịch sử Trung Quốc và toàn cầu.

Vì vậy mà quan điểm truyền thống và chính thống về Trịnh Hòa, ít nhất là theo truyền thống Trung Quốc, đó là vào thời Hoàng đế Vĩnh Lạc, họ đã 7 lần cử sứ bộ (còn sứ bộ thứ 8 vào năm 1424 thường bị bỏ qua) dẫn các đội tàu ra nước ngoài, đó là người dạn dày sóng gió có sứ mệnh đi đến các miền đất xa để xây dựng các mối quan hệ hữu hảo với người trị vì ở các vùng đất đó. Người ấy đã tham gia vào công việc thương mại trên tuyến đó và đã đưa nhiều thủ lĩnh nước ngoài trở về Trung Quốc để cống nạp lên triều đình. Rõ ràng là với ý định tổ chức 600 năm Trịnh Hòa lần đầu tiên đi biển đến các chính thể của nơi ngày nay được gọi là Đông Nam Á và Ấn Độ Dương (năm 2005), làm cho người ta chú ý đến các chuyến đi biển và vị thế của Trịnh Hòa nhiều hơn trong lịch sử thế giới. Được chú ý nhiều hơn thì rõ ràng là sẽ có nhiều quan điểm khác nhau hơn. Với tư cách là một phần của quá trình này, tôi muốn đưa ra một cái nhìn mang tính xét lại về các chuyến đi biển của ông, động lực, chức năng của các chuyến đi, và về chính viên hoạn quan đã dẫn đầu các chuyến đi đó.

Trịnh Hòa: Con người và các Chuyến đi

Con người này là ai? Tích truyện về một gã trai Vân Nam, có họ Mã, bị bắt trong cuộc xâm chiếm của quân Minh đến vùng này và đã bị hoạn để phục dịch như một hoạn quan trong cung đình, đã trở nên rất phổ biến. Ông trở thành một người thân tín của朱棣 Chu Lệ, con trai của Minh Thái tổ Chu Nguyên Chương, và sau đó theo ông khi ông nhận tước phong 燕 王 Yên vương với  thái ấp tại vùng Bắc Kinh ngày nay. 鄭和Trịnh Hòa (cái tên do Yên vương đặt cho) đã chiến đấu với quân Mông bên cạnh Chu Lệ, và khi Chu Lệ phát động chống lại người cháu là 建文 Kiến Văn đế năm 1399 thì Trịnh Hòa theo ông về miền nam, đến Nam Kinh và lập một chế độ mới ở đó. Với tư cách là Hoàng đế mới, Chu Lệ đặt tên triều đại bằng hiệu Vĩnh Lạc, và cái tên này đã trở nên nổi tiếng gắn liền với Chu Lệ.

Sự mở rộng dưới thời Vĩnh Lạc

Để khảo sát các cuộc hải hành mà Trịnh Hòa đã thực hiện, trước hết chúng ta hãy xem xét bối cảnh của các cuộc đi đó. Cuộc tấn công quân sự của vị hoàng đế từ Yên Kinh (Bắc Kinh ngày nay) về phía nam đã không dừng lại ở kinh đô nhà Minh đóng ở Nam Kinh ngày nay. Hơn nữa, Vĩnh Lạc đã quyết định cố gắng bành trướng ảnh hưởng của mình đến khắp những vùng đất đã biết. Cuối cùng, ông đã theo đuổi ba mũi tấn công về phương nam:

  1. a) Cuộc xâm chiếm các chính thể Thái ở Vân Nam

Năm 1369, chỉ một năm sau khi Chu Nguyên Chương lập ra nhà Minh, ông đã gửi chiếu chỉ cho 雲南日本等國 Vân Nam, Nhật Bản đẳng quốc, các nước như Vân Nam, Nhật Bản. [2] Sự thừa nhận Vân Nam như một “nước” bên ngoài lãnh thổ nhà Minh sau đó đã nhanh chóng thay đổi. Vào năm 1380, Vân Nam được coi là “lãnh thổ của Trung Quốc từ thời Hán” [3], tạo cơ sở đạo lý cho cuộc xâm lăng vùng này. Sau đó, năm 1382, nhà Minh đã huy động khoảng 250.000 quân tấn công vào các chính thể vùng này, chiếm大理 Đại Lý, 庐江, Lư Giang và 金歯 Kim Xỉ, rồi thành lập các khu gia binh người Hán trên tòa bộ vùng đó. Nhờ đó, Minh Thái tổ đã kiểm soát được toàn bộ các trung tâm chính của vùng tây bắc Vân Nam ngày nay, bao gồm cả những khu vực của người Thái. Các vùng đất bị Hán hóa này được hấp thụ vào Vân Nam của nhà Minh. [4]

Trong quá trình đồng hóa dần dần của nhà Minh, các chính thể này đã phải chịu hàng loạt yêu sách cống nạp, lao dịch và các loại thuế khóa, kể cả binh dịch. Điển hình là chính thể 才卯 Tài Mão của 麓川,平緬 Lộc Xuyên, Bình Miễn [5], nhà Minh đòi 15.000 con ngựa, 500 con voi, và 30.000 con trâu của thủ lĩnh Si Lun Fa vào năm 1397. [6] Đó là thực chứ không phải là những con số biểu trưng. Tiếp theo nhà Minh còn đòi thu một lượng bạc lớn (thay cho lao dịch) từ chính thể này. Số lượng bổ thu hàng năm, lúc đầu là 6900 lượng [7], và sau đó gần như tăng lên gấp ba lần, lên đến 18.000 lạng. Đến khi nhận ra không thể đáp ứng được số lượng đó, nhà Minh giảm số bổ thu xuống bằng mức ban đầu. [8]

Triều đại của hoàng đế Vĩnh Lạc (1403 – 25) được coi là sự phát triển chính trong quá trình xâm chiếm Vân Nam. Trước cuộc xâm lăng của Vĩnh Lạc vào chính thể Đại Việt năm 1406, ông ta đã tiếp tục mở rộng xâm lược Vân Nam. Quá trình xâm lược các vùng người Thái thuộc Vân Nam của nhà Minh trong thế kỷ XV bằng cách vừa phủ dụ, vừa đe dọa bằng sức mạnh quân sự. Ngoài ra nhà Minh còn thành lập hệ thống đồn bảo trên toàn vùng để đảm bảo an ninh và sự thống trị về chính trị. Các đội quân độc lập dưới sự chỉ huy trực tiếp của viên Thái thú được bố trí ở Teng-chong [9] và Yong-chang [10] ở Vân Nam năm 1043 [11] và những đội quân này có trách nhiệm kiểm soát chủ yếu đối với quá trình Hán hóa các chính thể Thái Vân Nam trong thế kỷ tiếp theo.

Cùng năm đó nhà Minh đã lập thủ phủ tại Zhe-le Dian, Da-hou, Gan-yai, Wan Dian và Lu-jiang, [12] và năm 1406 nhà Minh đã thành lập thêm 4 thủ phủ nữa tại bảo Ning-yuan thuộc vùng Sip Song Chau Tai, Việt Nam. [13] Vào năm 1404 (Hsenwi) và Meng-yang, cả hai nay đều thuộc bắc Miến Điện đều trở thành Quân dân bình giám quản. [14] Việc triều đình nhà Minh thừa nhận các chính thể này và các thủ lĩnh của họ để có được cái giá độc lập của mình và nếu các chính thể ấy không hòa hợp với những gì mà tân hoàng đế của nhà Minh yêu cầu thì nhà Minh sẽ sử dụng quân đội để đàn áp họ. Chẳng hạn năm 405, viên đại diện của chính quyền nhà Minh tại Vân Nam là Mu Sheng đã phát động cuộc tấn công chống lại Ba Bai (La Na). [15] Nhà Minh đã ra sức bành trướng quyền lực của họ đến tận vùng Assam, Ấn Độ ngày nay, bằng cách gửi các sứ bộ đe dọa tiêu diệt Dagula, chính thể của Uttarakula nằm ở bờ bắc sông Brahmaputra. [16]

Sau một giai đoạn ngắn ngủi thừa nhận địa vị bá chủ của triều đình nhà Minh ở Nam Kinh (và sau năm 1421, ở Bắc Kinh), thông qua hành động đe dọa quân sự, hệ thống quan lại người Hán đã được triều đình bổ nhiệm đến các bản xứ phủ để “giúp đỡ” thủ lĩnh bản xứ và đảm bảo quyền lợi cho nhà Minh ở đó. Tại đây hệ thống quan lại sử dụng ngôn ngữ Hán vào năm 1404, [17] trong khi đó các vị trí quan lại tương tự cũng được xây dựng tại 7 thủ phủ thổ tù tại Vân Nam vào năm 1406. [18] Dần dần các viên quan lại Hán đã chính thức được bổ nhiệm để trợ giúp cho các thổ tù ấy. [19] Vì vậy chúng ta đã thấy những bước khởi đầu mà các chính thể Đông Nam Á trước đây đã dần dần được hấp thụ vào đế chế Trung Quốc thông qua quá trình đồng hóa. Từ đó các chính thể “thổ ty” phụ thuộc vào các nhu cầu lấy vàng bạc thay cho lao dịch, do ty thuế quan phụ trách [20], bên cạnh đó là yêu sách về binh dịch để trợ giúp thêm cho các chiến dịch quân sự của nhà Minh. Chẳng hạn năm 1406, Mu-bang (Hsenwi) đã bị buộc phải cử binh lính đến đàn áp Ba Bai (La Na). [21] Cách thức dùng binh lính bản xứ chống lại người bản xứ như vậy cũng được nhà Minh sử dụng tại Đại Việt.

Các quá trình này vẫn được tiếp tục sau triều Vĩnh Lạc. Đặc biệt là trong các thập niên 1430 và 1440, nhà Minh đã tiến hành nhiều cuộc động binh chống lại các chính thể Thái ở Vân Nam, đặc biệt là chính thể 才卯 Tài Mão mà người Hán gọi là 麓川Lộc Xuyên, nhưng các hiện tượng ấy đều vượt quá phạm vi của bài viết này.

  1. b) Cuộc xâm lăng Đại Việt – Cuộc đồng hóa thất bại của nhà Minh

Vào 1406, nhằm tăng cường ảnh hưởng và quyền lực của nhà Minh đối với Đại Việt (chính thể này được nhà Minh gọi là An Nam) [22], Hoàng đế 永樂 Vĩnh Lạc đã cho đưa thủ lĩnh con rối Trần Thiêm Bình về Đại Việt. [23] Trần Thiêm Bình đã bị giết khi về đến nước. Vụ hạ sát này của người Việt đã lập tức trở thành cái cớ cho 永樂 Vĩnh Lạc  phát động cuộc xâm lăng Đại Việt, trong khi đó kế hoạch xâm lăng đã được chuẩn bị kỹ càng từ trước. Ông ta đã cử các tướng dày dạn trận mạc chỉ huy các hải đội, các đội hỏa khí, các đội đánh thần tốc, các đội kỵ binh. Nhằm ngày 30 tháng 7 năm 1046, các hải đội căng buồn từ Nam Kinh tiến đánh Đại Việt. Họ đổ bộ ở nam Trung Quốc và hợp với các lực lượng khác tại tỉnh biên giới Quảng Tây. Các lực lượng này bao gồm 95.000 lính từ các tỉnh Triết Giang, Giang Tây, Quảng Đông, Quảng Tây và Hồ Quảng, thêm 10.000 kỵ binh và bộ binh từ các mũi tấn công khác nhau, và 30.000 “bản binh” Quảng Tây. [24] Lại thêm 75.000 kỵ binh và bộ binh được huy động từ Vân Nam, Quý Châu và Tứ Xuyên. Các tỉnh Quảng Tây và Vân Nam cũng được lệnh phải cung cấp 200.000 thạch [25] lương nuôi quân, và Vân Nam phải bố trí 10.000 lính làm lực lượng tiếp viện. Các con số chính thức cho biết có khoảng 800.000 lính đã được nhà Minh huy động cho cuộc xâm lược này. [26]

Hỏa khí là một yếu tố cơ bản của cuộc xâm lăng, và ước tính có khoảng 10% số lính được trang bị hỏa khí. Trong một bài viết mới đây, Sun Laichen đã xem xét việc sử dụng hỏa khí của nhà Minh trong cuộc xâm lược Việt Nam. [27] Quân đội nhà Minh còn đóng thuyền tại Việt Nam để tiếp tục các cuộc tấn công, và vào tháng Giêng năm 1407 đã có được một chiến thắng quan trọng đối với toàn bộ chiến dịch, khi họ chiếm được thành Đa Bang. [28] Các sử liệu còn lại đã mô tả chi tiết cách thức các lực lượng nhà Minh cải trang ngựa của họ thành hình sư tử để dọa voi chiến của quân Việt, và có được lợi thế của hỏa pháo bắn mũi tên lửa. [29] Trong các tuần tiếp theo Đông Kinh của Đại Việt đã bị sụp đổ, còn Tây Kinh thì đã bị bỏ trống cho quân Minh chiếm đóng. Vào giữa năm 1407 vua Việt Hồ Quý Ly và con trai ông đã bị bắt, và triều đại ngắn ngủi của nước Đại Ngu của nhà Hồ đã đến hồi kết thúc. Nhà Minh tuyên bố thắng lợi, thừa nhận lời buộc tội 7 triệu người Việt bị giết chết trong chiến dịch đầu tiên xâm lăng Đại Việt. [30] Vào cuối năm 1407, Giao Chỉ [31] trở thành tỉnh thứ 14 của nhà Minh, và duy trì tình trạng đó đến năm 1428, khi các toán quân Minh bị đẩy lui và không thể thống trị Đại Việt được nữa.

Cuộc đồng hóa đất nước này bắt đầu một cách sốt sắng ngay lập tức, với các đội quân xâm lược buộc người bản xứ phải phục dịch cho chúng. Tướng Minh là Trương Phụ [張輔 1375 – 1449] đã dâng tấu về triều đình “Vì hoàn cảnh nên các đội quân từ Vân Nam, Quảng Đông, và Quảng Tây bây giờ đã phải rút về. Họ muốn chọn binh lính An Nam để lấp vào chỗ trống”. [32] Lời thỉnh cầu đã được chấp thuận và nhà Minh đã bắt đầu thi hành chế độ cưỡng bách quân dịch bản xứ. Các ranh giới hành chính đã được hoạch định, các sở thuế vụ, sở diêm điền, các trường dạy Khổng học, các sở đăng ký Phật giáo và các sở khác đã được thiết lập, trong khi 7600 thương nhân và thợ thủ công (kể cả những người đúc súng) bị bắt ở Đại Việt đã được đưa về kinh đô nhà Minh ở Nam Kinh ngày nay. [33] Vào năm 1048, nhà Minh đã thành lập 472 cơ quan quân sự và dân sự tại Giao Chỉ, [34] tất cả đều theo luật lệ nhà Minh, trong số đó nhiều ty cũng tuyển nhân viên người Việt. Trong vòng hai năm trời, ba 市舶提舉司* Thị bạc đề cử tychuyên giám sát thương mại đường biển đã được thành lập tại tỉnh mới này, phần Trung Quốc còn lại cũng chỉ có từng ấy ty. Đây là chỉ báo cho thấy khát vọng của nhà Minh trong việc kiểm soát thương mại đường biển và khai thác lợi thế kinh tế bằng cách kiểm soát như vậy đối với phương Nam. [35] Cách khai thác kinh tế khác liên quan đến các loại thuế ngũ cốc, các loại thuế thường niên về sơn mài, gỗ tấm, lông chim trả, quạt, hương, và việc đánh thuế độc quyền nghề làm vàng, bạc, sắt, muối và đánh cá, thậm chí chúng dùng cả phép 差發金/銀 sai phát kim ngân – nộp vàng bạc thay cho lao dịch. [36] Hơn nữa các viên hoạn quan được cử đến Giao Chỉ với nhiệm vụ thu thập bảo vật cho Hoàng đế, nhưng họ cũng vơ vét được một số lượng tương đương cho riêng mình.

  1. c) Mũi nhọn thứ Ba – Các chuyến hải hành của Trịnh Hòa và sự khai hóa vùng biển

Việc cử các sứ bộ do hoạn quan đứng đầu đến “Tây Dương” (phía tây Đông Nam Á từ Borneo đến Ấn Độ Dương), cũng như các sứ bộ khác đến Đông Dương (nay là Philippines, Borneo và Đông Indonesia) vì vậy mà trở thành chiếc ngạnh thứ ba của Hoàng đế Vĩnh Lạc chĩa xuống phương Nam. Hầu hết mọi người đều chú ý đến bảy chuyến hải hành nhưng niên đại thì lại vẫn còn phải tranh cãi với các bi ký và các văn bản khác không phải lúc nào cũng khớp với nhau. Tuy nhiên, đây không phải là những chuyến hải hành sớm nhất của nhà Minh xuống Đông Nam Á. Đã có sự giao tiếp thường xuyên bằng đường biển với các chính thể Đông Nam Á trong 30 năm cuối cùng của thế kỷ 14 dưới thời hoàng đế Hồng Vũ. Gần đây, 彭蕙 Bành Huệ đã công bố một bài viết tuyệt vời, cung cấp một cách chi tiết các chuyến đi này [37], hầu hết do các quan chức triều đình dẫn đầu. [38]

Thực chất của các cuộc hải hành dưới thời Vĩnh Lạc khác với các cuộc hải hành dưới thời 洪武帝 Hồng Vũ, hầu hết do các hoạn quan chỉ huy. Nổi tiếng nhất trong số các sứ bộ này là Trịnh Hòa, còn được biết với cái tên 三寶 Tam Bảo. Đó là vì xung quanh viên hoạn quan này có rất nhiều truyền thuyết vẫn còn đến ngày nay tại Đông Nam Á. Tuy nhiên, có hàng loạt chánh sứ hoạn quan đã đến các vùng biển châu Á, bao gồm 王貴通* Vương Quý Thông, và 侯顯* Hầu Hiển. 張騫* Trương Khiên và các viên hoạn quan khác rõ ràng là có nhiệm vụ đối với các chính thể ở vùng Đông Hải và đã đưa các sứ bộ và các thủ lĩnh Bo-ni, Pangasinan, Sulu và Luzon đến Trung Quốc. Danh mục trong phần phụ lục của bài viết này cho thấy các viên hoạn quan được cử đi trong 30 năm đầu tiên của thế kỷ XV, như đã được ghi lại trong 明實錄 Minh Thực lục. Danh sách này đặt Trịnh Hòa vào loại bối cảnh riêng. Mặt khác, trong một bối cảnh rộng lớn hơn, thực tế cho thấy một số lớn hoạn quan được cử đi trong cùng thời gian đến các chính thể thuộc Vân Nam và Giao Chỉ, tên gọi khác của Đại Việt.

Rõ ràng là thủy thủ của các đội tàu này thuộc nhiều dân tộc khác nhau. Nhiều thuyền trưởng là hoạn quan Hồi giáo, các thủy thủ thường không phải là người Trung Quốc, và đó có thể là con cháu của người Phúc Kiến. Nhiều người Ả Rập cũng có mặt trong thủy thủ đoàn. Các nhà hàng hải có lẽ thuộc các tỉnh ven biển, còn binh lính có lẽ thuộc các đội quân cấm vệ, và có thể bao gồm cả những nhóm người Nguyên vùng Trung hoặc Tây Á. Các sứ bộ này, giống như cuộc xâm lược của Vĩnh Lạc vào Vân Nam và Đại việt, có ý định thiết lập tính chính thống cho vị Hoàng đế tiếm quyền, phô trương thanh thế của nhà Minh đối với các chính thể đã biết để bắt họ thần phục nhà Minh và vì vậy mà đạt được một nền thái bình kiểu nhà Minh trên phạm vi thế giới đã biết và chiếm đoạt bảo vật về dâng cho triều đình. [39]

Để đạt được mục đích này, các hải đội được cử đi cần phải vừa lớn, vừa hùng mạnh. Việc đóng tàu hầu như đã được bắt đầu ngay từ khi hoàng đế Vĩnh Lạc lên cầm quyền. Năm 1403, binh trấn Phúc Kiến đã được lệnh đóng 137 chiếc tàu đi biển. [40] Cũng trong năm đó, nhiều đơn vị quân đội đã được lệnh đóng thêm tàu thuyền với con số lên đến 400 chiếc. Trong năm 1405, ngay sau khi Trịnh Hòa bắt đầu chuyến hải hành lần thứ nhất, trấn Triết Giang và các binh trấn khác được lệnh đóng 1180 con tàu đi biển. [41] Vào năm 1408, Bộ binh và Bộ công có nhiệm vụ phải đóng 48 寳船 Bảo thuyền. [42] Các nhiệm vụ khác bao gồm việc đóng thêm từ 50 đến 250 tàu làm cho chúng trở thành các hạm đội hùng mạnh bằng mọi giá, [43] sao cho có thể rời khỏi Trung Quốc trong vòng vài năm mới về. Các nguồn sử liệu cung cấp các thông tin khác nhau về số người đi theo các sứ bộ, nhưng con số thông thường là từ 27.000 đến 30.000 người cho những sứ bộ lớn nhất. Bên cạnh đó các sứ bộ cao cấp còn có một sứ mệnh tiêu biểu, trong đó có 100 viên sứ bộ thuộc các phẩm trật khác nhau, 93 viên chỉ huy, 104 viên cai đội và phó cai đội cùng các lang y và các chiêm tinh gia đi theo. Theo một tài liệu thì 26.800 trong số 27.4000 người trên các đội tàu là binh lính, quân không chính quy, lính thiện chiến, cũng như các thủy thủ và bọn thư lại. [44]

Có vẻ như tất cả các sứ bộ đều mang theo vật dụng nhiều hơn cho số 20.000 lính. Trong một dẫn chiếu Minh Thực lục năm 1427, có nói đến “10.000 lính thiện chiến đã được cử đi Tây Dương” [45] cũng cho thấy rằng một tỷ lệ lớn thành viên của các đội tàu là lính. Và cũng giống như các lực lượng đã được cử đến Vân Nam và Đại Việt, các đơn vị binh lĩnh này được trang bị bằng các hỏa pháo tốt nhất và tiên tiến nhất trên thế giới vào thời đó. Họ là các quân đoàn có nhiệm vụ với các mục tiêu chiến lược. Khía cạnh quân sự của các cuộc hải hành này cần phải được nhấn mạnh, một phần vì những sức ép đặt lên vai các sứ bộ này trong nhiều mối quan hệ, cả Trung Quốc và không phải Trung Quốc, đó là “các chuyến hải hành hữu nghị”.

Để tạo điều kiện cho các đội tàu này duy trì được phương thức thái bình nhà Minh trong vùng lân cận và bơi qua Ấn Độ dương đến châu Phi, thì cần phải tạo ra những vị trí dừng chân ở vùng ngày nay gọi là Đông Nam Á. Các bến bãi 官厰 quan xưởng này gồm có các đơn vị đồn trú – với – kho tàng đã được xây dựng ở Malacca và ở cực bắc của eo Malacca gần chính thể  Samudera ở Sumatra. [46] Có thể thấy các quan xưởng này trên các tấm bản đồ 武備志 Vũ Bị chí, có vẻ là những tấm bản đồ đã được sử dụng hoặc đã được vẽ ra từ các cuộc hải hành trong nửa đầu thế kỷ XV. Eo biển Malacca có lẽ tấp nập hơn trong thế kỷ XV, khi các mối liên hệ quốc tế còn hoàn toàn phụ thuộc vào đường biển, khác với ngày nay, và việc kiểm soát tuyến hải lộ này là bước thiết yếu đầu tiên trong việc kiểm soát toàn vùng. Vì vậy có thể là nhà Minh đã trợ giúp cho sự phát triển của quốc gia cảng Malacca [47] dọc theo cơ sở đường thủy của nhà Minh ở vị trí đó. Các mối liên hệ giữa Malacca và nhà Minh vì vậy vẫn còn rất mật thiết trong hầu hết nửa đầu thế kỷ XV. Mức độ phát triển của cảng thị Malacca, và các chính thể cảng bắc Sumatra là một sản phẩm của các chính sách hàng hải của nhà Minh tại Đông Nam Á trong giai đoạn đầu thế kỷ XV, vẫn cần phải được nghiên cứu thêm.

Rõ ràng là một sức mạnh như vậy đã đóng vai trò răn đe chủ chốt, gọi là phép 震懾*chấn nhiếp, gây kinh sợ [漢書,東方朔傳: “天下震懾,諸侯賓服”* Hán thư, Đông Phương Sóc truyện: Thiên hạ chấn nhiếp, chư hầu tân phục – Thiên hạ kinh hãi, chư hầu quy thuận*], và phép này rất hữu dụng trong việc cổ súy các nhân vật trị vì ngoại bang đến tận triều đình nhà Minh bày tỏ quy thuận. Tuy nhiên, vẫn có lúc cần phải có sự hiện diện quân sự và lịch sử các chuyến hải hành của Trịnh Hòa đã thừa mứa bạo lực khi những tên hoạn quan chỉ huy cố thực hiện các đòi hỏi của hoàng đế nhà Minh. Các hoạt động quân sự chủ yếu gồm có:

  1. i) Cuộc tấn công Cựu cảng ở Sumatra năm 1407

Vào năm 1407, Trịnh Hòa quay trở về từ chuyến hải hành đầu tiên, đem theo về một “tên cướp biển” có tên là 陳祖義* Trần Tổ Nghĩa bị bắt tại 舊港* Cựu cảng, được báo cáo là đã “trá hàng, nhưng lại bí mật bày mưu kế tấn công quân đội Hoàng đế”. [48] Các hải đội nhà Minh báo cáo là có 5000 người bị giết, với 10 tàu bị đốt cháy, và 7 chiếc bị bắt giữ. Vào cuối năm đó, nhà Minh đã công nhận chính thể 舊港* Cựu cảng. Tuy nhiên vì phần lớn người Trung Quốc cả cựu quân nhân lẫn dân thường từ Quảng Đông và Phúc Kiến sống ở đó, nên nó không có vẻ gì là một quốc gia cả. Hơn nữa nó lại được công nhận là một 宣慰使司* Tuyên úy sử ty, sử dụng cho các chính thể không do người Trung Quốc trị vì trên vùng biên giới Trung Quốc. Người được giao cai quản vùng này là Thi Tấn Khanh, có lẽ do Trịnh Hòa bổ nhiệm làm đại diện cho nhà Minh ở đó [施晉卿,協助鄭和航海,被封為宣慰使* Thi Tấn Khanh, hiệp trợ Trịnh Hòa hàng hải, bị phong vi tuyên úy sử – Thi Tấn Khanh, người trợ giúp cho nhà hàng hải Trịnh Hòa đã được phong làm Tuyên úy sử [ở Cựu cảng] *]. [49] Tại đây chúng ta đã thấy một thuộc địa của nhà Minh ở Đông Nam Á. Các dẫn chiếu về chính thể này kết thúc vào năm 1430, hàm ý rằng số phận của nó gắn bó với sự tiếp tục tồn tại của triều đại nhà Minh ở Đông Nam Á, điều đó cho thấy thêm rằng các nhân vật cai quản ở đây thực sự là các đại diện của nhà Minh. [50]

  1. ii) Bạo lực ở Java năm 1407

Năm 1407, khi quân đội của Trịnh Hòa đổ bộ lên đảo Java, 170 người đã bị giết trong một cuộc đánh lộn với lực lượng địa phương. Đội quân này có vẻ như thuộc về Majapahit, là người cạnh tranh chủ yếu với nhà Minh để bá chủ vùng biển Đông Nam Á, hoặc là các nhóm quân Java đối kháng với Majapahit thực sự rất đáng kể. Các sử liệu Trung Quốc cho biết binh lính Trung Quốc “đổ bộ lên đảo để buôn bán”, “nơi đó vị vua Đông Java cai trị”, điều đó cho thấy sự can dự của người Trung Quốc, một cách có chủ ý hoặc kiểu khác trong cuộc nội chiến của người Java.

Để đáp lại, nhà Minh đã đưa ra yêu sách đòi nhà vua Tây Java bồi thường. “Lập tức trả 60.000 lạng [51] vàng bồi thường cho sinh mạng của chúng và để chuộc lại tội lỗi nhà ngươi đã gây ra…Nếu không tuân thủ thì cũng không còn cách nào khác là phải đưa quân đến trừng phạt tội lỗi của nhà ngươi. Ở An Nam ta cũng đã làm như vậy”. [52] Ý nói đến cuộc xâm lược An Nam đã đề cập ở trên. [53]

(iii) Đe dọa Miến Điện năm 1409

Vào những năm đầu triều đại của mình, trong khi phải ganh đua với Ava-Burma để tăng cường ảnh hưởng ở Vân Nam, Vĩnh Lạc đặc biệt quan tâm đến chính thể Mu-bang (Hsenwi). Khi sứ bộ Mu-bang đến triều đình nhà Minh năm 1409, phàn nàn về那羅塔* Na La Tháp* [54] thì nhà vua Ava-Burma được Vĩnh Lạc trả lời như sau: “那羅塔* Na La Tháp* có một mẩu đất bằng bàn tay mà dám cư xử thậm sai trái, thật là đứa phản phúc. Lâu nay ta đã biết rõ về nó. Nguyên do ta không cho quân đến thảo phạt là vì ta e rằng người ngay sẽ bị hại. Ta đã cho người mang chỉ dụ đến đòi y phải thay đổi và phải canh cải. Nếu y không canh cải, ta sẽ lệnh cho các tướng đưa quân đến. Quân ta sẽ đánh lên từ phía biển và khanh có thể sắp xếp kỵ binh thổ quân tấn công trên đất liền. Kẻ hạ tiện ấy không đáng được như vậy”. [55] Dẫn chiếu này đề cập đến lực lượng hải quân chính là nói về các đội tàu Tây Dương của viên hoạn quan chỉ huy Trịnh Hòa, đã cùng với 王景弘* Vương Cảnh Hoằng và 侯顯* Hầu Hiển chỉ huy một chuyến hải hành khác về phía Tây Dương. Lời đe dọa ấy của hoàng đế nhà Minh đã nhấn mạnh đến thực chất quân phiệt và 震懾* chấn nhiếp – gây kinh sợ của các chuyến hải hành.

(iv) Tấn công Sri Lanka năm 1411

Có lẽ sự kiện gây ấn tượng mạnh nhất thể hiện bản chất của các chuyến hải hành do bọn hoạn quan chỉ huy là cuộc xâm lăng Sri Lanka năm 1411, bắt một thủ lĩnh địa phương và đưa ông về triều đình nhà Minh, nay là Nam Kinh. Trịnh Hòa tấn công cấm thành, bắt giữ nhà vua, triệt phá quân đội và đem nhà vua cùng gia đình hoàng gia về triều đình. [56] Một số người cho rằng xá lợi Phật nha cũng bị lấy đi, nhưng cho đến nay vẫn chưa thấy văn bản nào hỗ trợ cho quan điểm này. Giống như kịch bản đã xảy ra tại Vân Nam, nhà Minh đã dựng lên một ông vua bù nhìn để thế chỗ nhà vua đã bị bắt, có lẽ điều đó có lợi cho nhà Minh. [57] Quan binh Trung Quốc quay về từ Sri Lanca đã được tưởng thưởng giống như sau cuộc xâm lăng Đại Việt năm 1406, đã cho thấy mục đích của các đội quân này. [58]

(v) Tấn công và bắt giữ Sultan Iskandar của Samudera năm 1415

Thêm một ví dụ nữa về các mục đích và phương pháp của các chuyến hải hành vào năm 1415, khi Sultan Iskandar [米蘇拉* Mễ Tô Lạp] người được cho là “trùm của các băng đảng Samudera” đã bị Trịnh Hòa bắt giữ và đưa từ Sumatra về Trung Quốc. Trong khi các sự kiện ấy xả ra hay không xảy ra vào các năm 1414 và 1415 vẫn còn mơ hồ vì các nguồn sử liệu mâu thuẫn với nhau, [59] thì có vẻ như Trịnh Hòa và quân đội của ông ta đã tự mình xía vào cuộc nội chiến tại bắc Sumatra, hỗ trợ cho phe không thù địch với nhà Minh và dấn sâu vào cuộc chiến chống lại bên kia. Hơn nữa chúng ta còn thấy một ví dụ về chuyến hải hành chủ yếu hành động như một đạo quân nhằm áp đặt một nền thái bình kiểu nhà Minh vào các vùng ngày nay là Đông Nam Á và Ấn Độ Dương.
(vi) Bạo lực ở Ayudhya

Trong 東西洋考 Đông Tây dương khảo năm 1618, 張燮 Trương Tiếp đã khẳng định rằng Trịnh Hòa đã hạ lệnh san bằng ít nhất là một ngôi tháp ở Ayudhya vào đầu thế kỷ XV. Văn bản này cho biết, ở mục “Mốc giới”: “Tháp tây: tháp này không có ngọn tháp. Người ta nói là khi bọn man dân [60] lần đầu xây dựng, đã làm một ngọn tháp đẹp. Tuy nhiên Trịnh Hòa đã ra lệnh san phẳng nó và sau đó, mặc dù cố gắng, nhưng man chúng không thể làm lại được như cũ”.

(vii) Các bạo lực khác

費信 Phí Tín cho biết rằng người Mogadishu hay sinh sự, bằng cách nói rằng có mối bất đồng với người Trung Quốc, trong khi thiên truyện của 羅懋登 La Mậu Đăng được công bố vào năm 1597: 三寶太監西洋記通俗演義* Tam Bảo thái giám Tây Dương kí thông tục diễn nghĩa dường như có cơ sở nào đó trong các sự kiện của các chuyến hải hành, cũng lưu ý về cách thức mà các đội quân Trung Quốc sử dụng súng thần công để chống lại ngôi thành có tên là Lasa, trên bán đảo Ả Rập, và đã tham gia bằng mọi thủ đoạn độc ác vào các vụ thảm sát trong suốt tuyến hải hành.

Đánh giá chung về các cuộc hải hành do hoạn quan chỉ huy

Các ví dụ ở trên cho thấy rằng các lực lượng hải đội được cử đi nước ngoài trong khoảng 30 năm đầu của thế kỷ 15 có mục đích tìm kiếm sự công nhận quyền thống trị của nhà Minh về (hoặc có lẽ là quyền bá chủ) toàn bộ các chính thể của thế giới biển đã được biết đến. Để đạt được mục đích này, họ đã sử dụng sức mạnh hoặc sự đe dọa. Số quốc chủ Đông Nam Á đến Trung Quốc với sứ bộ Trịnh Hòa cho thấy sự cưỡng bức chắc hẳn phải là một yếu tố của các cuộc hải hành. Dường như đối với các quốc chủ Đông Nam Á, không thấy nói về các chuyến thăm viếng các chính thể khác. Thực tế nhiều quốc chủ đến với triều đình nhà Minh trong giai đoạn này như vậy đã cho thấy có sự cưỡng bức nào đó. “Ngoại giao tàu chiến” không phải là từ thường được sử dụng cho các chuyến hải hành của Trịnh Hòa. Tuy nhiên rõ ràng là các sứ bộ này trên danh nghĩa đã tham gia vào công việc ngoại giao và điều đó cho thấy các hải đội của Trịnh Hòa thực sự là các tàu chiến, có lẽ với 26.000 trong số 28.000 thành viên của các cuộc hải hành là binh lính, và “ngoại giao tàu chiến” có vẻ là từ thích hợp đối với nhiệm vụ của các hải đội này.

Thông qua cưỡng bách, mục đích của các chuyến hải hành này còn là để kiểm soát các cảng và các tuyến hàng hải. Nhiệm vụ của các chuyến hải hành này không phải là kiểm soát lãnh thổ – đó là sứ mệnh của việc khai hóa. Đúng ra đó chính là việc kiểm soát chính trị và kinh tế theo không gian – kiểm soát các tuyến giao thông huyết mạch, các điểm nút và các mạng lưới kinh tế. Bằng việc kiểm soát hệ thống cảng và các tuyến thương mại, người ta có thể dễ dàng kiểm soát được công việc thương mại, một yếu tố quan thiết của các chuyến hải hành chính là nhiệm vụ vơ vét vàng bạc, báu vật. Các hải đội thực dân này chính là các công cụ cần thiết để đảm bảo cho việc kiểm soát này có hiệu lực thường xuyên và lâu dài. Bằng cách thức của mình, nhà Minh thông qua các chuyến hải hành này đã dấn sâu vào nguyên chủ nghĩa thực dân biển. Có nghĩa là họ đã dấn sâu vào hình thức thực dân biển sơ khai thông qua việc sử dụng các hải đội thống trị để kiểm soát (và cả để răn đe) các chính thể cảng biển chủ yếu dọc theo mạng thương mại biển Đông – Tây, cũng như giữa các vùng biển với nhau để thâu tóm các lợi ích kinh tế và chính trị.

Nguyên chủ nghĩa thực dân biển của nhà Minh, như đã đề cập liên quan đến các cuộc hải hành của Trịnh Hòa, khá tương đồng với chủ nghĩa thực dân biển sau này của Bồ Đào Nha trong thế kỷ XV – XVI. Ở một mức độ nào đó, Pearson [61] đã mô tả đế quốc Bồ Đào Nha như là sự tiếp nối của các thành bang Ý. Ông cho rằng ở mức độ chính thống, đã có sự gắn kết rất chặt chẽ giữa triều đình và thương mại. Không nghi ngờ gì nữa, đây rõ ràng là một thực tế của nhà Minh. Hơn nữa, dựa trên cơ sở các công trình của Rothermund [Asian Trade and European Expansion] và của Steensgard [Asian Trade Revolution], Pearson cho rằng “đây là một đế quốc sử dụng cưỡng bức quân sự để mong đạt được các lợi thế về kinh tế. Về cơ bản thương mại châu Á là cống nạp; Bồ Đào Nha đã tạo ra một loại răn đe mới về bạo lực đối với hàng hải châu Á và sau đó bán lấy quyền bảo hộ bằng sự răn đe này, như đã thấy trong chính sách thuế quan và thông quan. Trong thực tế nó không hề cung cấp dịch vụ nào cho người cống nạp; nói theo cách hiện đại thì đó chính xác là một mánh bảo kê. Vì vậy kiểu gì thì nó cũng bị thất bại”. [62] Chỉ việc thay từ “Bồ Đào Nha” bằng từ “Trung Quốc” thì chúng ta sẽ có được một mô tả tuyệt vời về các hành động của nhà Minh tại Đông Nam Á và Ấn Độ Dương trong vòng 30 năm đầu của thế kỷ XV. Sức mạnh quân sự mà các hải đội Trịnh Hòa sử dụng có nhiệm vụ duy trì loại thái bình nhà Minh, là loại thái bình tối thiểu cũng đem lại cho nhà Minh lợi thế về kinh tế và chính trị. Việc kết thúc các cuộc hải hành của nhà Minh là một trong những lý do về việc tại sao nguyên chủ nghĩa thực dân biển Trung Quốc đã không bao giờ phát triển được thành một thứ chủ nghĩa thực dân chính thức theo kiểu mà người phương Tây theo đuổi. Các nhân tố góp phần vào việc kết thúc của các cuộc hải hành ấy thì rất nhiều. Cái chết của Hoàng đế Vĩnh Lạc là một nhân tố, các khoản chi phí khổng lồ cho các cuộc hải hành cũng vậy. Các vị đại thần trong nhiều thập kỷ cũng phản đối các chuyến hải hành vì đó là các cuộc phiêu lưu tốn kém và về cơ bản lại do hoạn quan lèo lái. Sau cái chết của người bảo trợ cho các chuyến hải hành thì rồi cuối cùng các sứ mệnh của nó cũng bị cuốn đi.

Tuy nhiên một tài liệu trong Biên niên sử thời Minh năm 1445 cho biết rằng việc kiểm soát (hoặc cố gắng kiểm soát) hàng hải đã được duy trì tối thiểu cho đến giữa những năm 1440. Tài liệu tham khảo cho biết rằng ba người Java đi thuyền từ Java đến buôn bán với nước Xiêm đã bị nhà Minh bắt và đưa đến kinh đô Trung Quốc. [63] Việc nhà Minh xây dựng chính sách thương mại riêng giữa Java và Xiêm trong giai đoạn này cho thấy rằng các cố gắng trong việc kiểm soát thương mại biển trong vùng nhìn chung vẫn tiếp tục tối thiểu là một nửa thế kỷ nữa.

“Chủ nghĩa thực dân” và nhà Minh

Việc kiểm tra ba lĩnh vực trong hoạt động của nhà Minh vào thế kỷ XV tại Đông Nam Á, và gắn liền với mỗi loại nhãn “thực dân”, đó là nhờ tác giả đưa ra một loại biện hộ nhất định cho các nhãn đó.

Vậy thì “chủ nghĩa thực dân” có phải là một thuật ngữ thích hợp cho các hành động ấy của nhà Minh? Herold Wiens đã đưa ra một phản ứng tích cực, khi trong công trình China’s March Toward the Tropicsxuất bản năm 1954, ông viết về “những khu tự trị dân tộc” của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sau năm 1949 đã được sử dụng để “che đậy một chủ nghĩa thực dân cũ”. [64] Tuy nhiên, công trình nghiên cứu của ông được công bố trong những năm tháng căng thẳng nhất của cuộc Chiến tranh Lạnh, và cuốn sách ấy, về một số phương diện đã được coi là một phản ứng đối với tình trạng phân đôi chính trị tồn tại trong thời gian đó. Liệu các quan điểm của ông có quá cường điệu? Hay là lịch sử bành trướng của Trung Quốc vào đầu thời nhà Minh đã thực sự cho thấy một “chủ nghĩa thực dân”?

Thuật ngữ “chủ nghĩa thực dân” tự thân nó có một lịch sử rất đa sắc, được sử dụng để nói về quá trình định cư của người La Mã tại các vùng mà đế quốc La Mã chinh phục được; để nói về quá trình mở rộng của đế quốc Nga sang phía đông; về sự bành trướng của đến quốc Ottoman của người Thổ Nhĩ Kỳ; và về các hoạt động trên biển của các cường quốc châu Âu sau thế kỷ XV. Tuy nhiên cuộc luận chiến về chủ nghĩa thực dân giờ đây đã gắn liền với sự bành trướng của các đế quốc hàng hải châu Âu đến mức việc áp dụng thuật ngữ đó cho Trung Quốc như là một tác nhân chứ hơn là nạn nhân của chủ nghĩa thực dân, ở một mức độ nào đó, hầu như lại có vẻ không dễ định nghĩa.

Những quan điểm khác thì lựa chọn phương án phân biệt “chủ nghĩa đế quốc” châu Âu, được nuôi dưỡng bởi các nguồn lực của cuộc cách mạng công nghiệp, và dẫn đến quá trình giải-công nghiệp hóa và sản xuất nông nghiệp phi-thực phẩm tại các thực dân địa, từ quá trình bành trướng thực dân châu Âu sớm hơn vào thế kỷ XVI và XVII. Nhưng liệu chúng ta có thể sử dụng thuật ngữ “chủ nghĩa đế quốc” để nói về sự bành trướng của nhà Minh? Phải chăng sự bành trướng của Trung Quốc trong thế kỷ XIV – XV phù hợp với định nghĩa chủ nghĩa đế quốc của Schumpeter là khi “một nhà nước chứng tỏ một xu hướng không mục đích đối với việc mở rộng bằng sức mạnh vượt khỏi tất cả các giới hạn có thể xác định”, đến mức là các hành động chinh phục của nó xảy ra “không phải thực sự là phương tiện để đạt đến một mục đích nào đó ngoại trừ cái ẩn chứa trong chính sự thực thi hành động của nó”. [65] Vậy thì liệu có thể nói rằng các hành động bành trướng của nhà Minh chỉ bị thúc đẩy bởi một “ý chí thống trị” hoặc bởi một cái gì đó đã được tính toán, và có thể phân loại là “chủ nghĩa thực dân”?

Liệu có phải sự bành trướng sớm và quá trình xâm lược của nhà Minh đối với các chính thể khác là một sản phẩm của nhu cầu kinh tế? Liệu quan niệm của J.A. Hobson dùng để nói về chủ nghĩa đế quốc Anh có thể được ứng dụng cho nhà Minh? Hobson cho rằng: “Từ lập trường này, khoản chi cho quân sự và hải quân ngày càng tăng của chúng ta trong những năm gần đây có thể chủ yếu được coi là các chi phí bảo hiểm để bảo hộ các thị trường thuộc địa hiện có và các khoản phí tổn hiện hành cho các thị trường mới”. [66]

Hoặc phải chăng kích thích tố cho quá trình bành trướng trong thời Hồng Vũ (1368-98) và Vĩnh Lạc (1403-24) cũng giống như các tình trạng khẩn cấp khiến cho hoàng thân thủ tướng Nga Gorchakov đã mô tả cuộc đông tiến của Nga năm 1864 là “Tình hình của nước Nga, chính là trạng huống mà tất cả các nhà nước văn minh bắt đầu tiếp xúc với bọn du mục không có tổ chức nhà nước…Để chống lại các cuộc tấn công cướp phá của họ, chúng ta cần phải chinh phục họ và kiểm soát họ thật chặt. Nhưng cũng còn có những cách khác nữa… cuối cùng chúng ta cũng vẫn phải dấn tới…Chúng ta hành binh bởi nhu cầu bắt buộc cũng như bởi tham vọng thúc dục”. [67]

Một số định nghĩa đã được đề xuất cho thuật ngữ “chủ nghĩa thực dân”, mà tính đa dạng của nó cho thấy đó chính là một khái niệm không dễ nắm bắt trọn nghĩa. Trong công trình Modern Colonialism: institutions and policies của mình, T.R. Adam định nghĩa chủ nghĩa thực dân là “sự kiểm soát chính trị của một dân tộc kém phát triển có đời sống kinh tế và xã hội do quyền lực thống trị dẫn dắt”. [68] Hans Kohn thì cho rằng “chủ nghĩa thực dân là sự thống trị ngoại bang áp đặt vào một dân tộc”. [69] Michael Doyle quan niệm chủ nghĩa thực dân là sản phẩm khả dĩ của chủ nghĩa đế quốc, đến lượt mình, nó là một quá trình thiết lập “một mối quan hệ, chính thức hoặc phi chính thức, trong đó một nhà nước kiểm soát chủ quyền thực thi chính trị của một xã hội chính trị khác”. [70] Đối với R.J. Horvath thì sự khác biệt quan trọng giữa chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc là ở chỗ chủ nghĩa thực dân can dự vào sự hiện diện của một số lớn cư dân từ cường quốc thực dân trong một quốc gia bị thực dân hóa. Ferro cũng đồng ý với quan điểm này khi cho rằng quá trình thực dân hóa “gắn liền với quá trình chiếm đất ở nước ngoài, còn bọn thực dân thì dùng đất đó để canh tác và để ở”. [71]

Học thuyết “nước mặn” quy định chặt chẽ cách viết về chủ nghĩa thực dân, giải thực dân và cho rằng thuật ngữ chủ nhĩa thực dân đặc biệt được áp dụng vào mối quan hệ giữa các cường quốc thực dân châu Âu và các “lãnh thổ nước ngoài” của họ tỏ ra là một cách phân chia võ đoán, dựa trên cơ sở “sự trải rộng mặc dù là một giả định không có cơ sở, có nguồn gốc từ các cuộc thám hiểm thế kỷ XV, khi các đế quốc thực dân được thành lập bằng các sức mạnh trên biển, ngược lại việc bành trướng đến nhiều vùng đất liền kề thì lại không sản sinh ra…chủ nghĩa thực dân”. [72] Đối với học thuyết này thì các lãnh thổ cần phải tách biệt khỏi mẫu quốc bằng biển cả thì mới được coi là các thực dân địa. Học thuyết này dựa trên thứ được một số tác giả coi là “nguyên lý khoảng cách” như một yếu tố không thể thiếu được của chủ nghĩa thực dân. Vậy thì liệu khoảng cách có tạo ra sự khác biệt về chất trong hiện tượng không?

Các lý lẽ của David Armitage dường như đã đem đến một ý tưởng bao quát và thuyết phục hơn về chủ nghĩa thực dân. Ông thừa nhận câu chuyện của chủ nghĩa thực dân Anh vận hành theo một đường thẳng từ nước Anh, qua Ireland đến vùng Carribbe và sau đó đến bờ đông châu Mỹ. [73] Khoảng cách và sự chia tách bởi biển cả không phải là những đặc trưng quyết định. Đó là các hệ tư tưởng, các chính sách và các thực tiễn của quyền lực thực dân quyết định bản chất của hiện tượng. Ông cũng coi Scotland, giống như nước Anh, là “tên thực dân”, trong đó nó sử dụng sự định cư, tích hợp văn hóa và tình trạng phụ thuộc về kinh tế là phương tiện để “khai hóa” các vùng biên lãnh thổ và các cư dân của nó. [74]

Các định nghĩa khái quát do Osterhammel và Emerson cung cấp có lẽ gần với cách thức mà tôi sử dụng thuật ngữ chủ nghĩa thực dân trong bài viết này. Osterhammel và Frisch nói về nó như là “một mối quan hệ thống trị giữa một nhóm bản địa đa số (hoặc nhập cư cưỡng bách) và một thiểu số xâm lược nước ngoài. Các quyết định cơ bản tác động đến sinh mạng của người dân bản địa là do bọn thực dân đưa ra và thực hiện”. [75] Emerson định nghĩa “chủ nghĩa thực dân” là “việc thiết lập và duy trì, trong một khoảng thời gian dài, quyền thống trị đối với một dân tộc khác bị tách biệt, nhưng lại phụ thuộc vào cường quốc thống trị”. [76]

Quay trở lại với ba nhóm chính sách và thực thi chính sách của nhà Minh đã được đề cập chi tiết ở trên, và dưới ánh sáng của các ý tưởng và các định nghĩa của Armitage, Osterhammel và Emerson, thì có vẻ như hoàn toàn có đủ cơ sở để phân loại các hành động đó là của một nhà nước thực dân.

  1. Các cuộc hải hành do hoạn quan lãnh đạo vào đầu thế kỷ XV chỉ tạo ra một nguyên chủ nghĩa thực dân biển vì không có sự thống trị thực sự đối với các dân tộc hoặc lãnh thổ khác. Nhưng lại có sự thống trị tại các điểm nút và các mạng lưới đường biển. Quân sự tạo ra sức mạnh mà các hải đội nhà Minh sử dụng và vai trò của nó là duy trì kiểu thái bình nhà Minh, tạo cho nhà Minh năng lực tác động ảnh hưởng đến các chính thể, và chí ít thì ở một mức độ nào đó, họ cũng đạt được những lợi thế kinh tế ngắn hạn.
  1. Cuộc xâm lược của nhà Minh đối với Đại Việt có lẽ là một ví dụ rõ ràng nhất về một hành động phiêu lưu thực dân. Có xâm lấn, xâm chiếm đất, áp đặt quân sự, hành chính, bóc lột kinh tế và thống trị của triều đình đó lên kinh đô của nước bị thống trị. Chính quá trình giải thực dân hóa rõ ràng đã diễn ra sau thất bại của hành động phiêu lưu này đã nhấn mạnh đến bản chất thực dân của nó.
  1. Sự xâm lược và chiếm đóng của nhà Minh đối với các chính thể Thái Vân Nam trong thế kỷ XV là một hành động phiêu lưu thực dân thành công nhất đã được xem xét, khi nhiều vùng đã bị thực dân hóa trong thời nhà Minh vẫn tạo thành một bộ phận của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ngày nay. Vẫn còn đôi chút nghi ngờ về việc liệu các hành động này của vua quan nhà Minh có phải bản chất là thực dân không. Họ đã can dự vào việc sử dụng một lực lượng quân đội hùng hậu để xâm lược các dân tộc khác biệt về tộc thuộc với người Trung Quốc; để chiếm lãnh thổ, xé lẻ lãnh thổ của họ thành các đơn vị hành chính nhỏ hơn; để bổ nhiệm đội ngũ tay chân dễ bề sai bảo và bọn “quan bảo hộ”; để bóc lột kinh tế đối với các vùng mà họ chiếm được. Quân đội thực dân nhà Minh, gồm cả người địa phương và người Hán, đã sử dụng bạo lực hoặc đe dọa sử dụng bạo lực nhằm duy trì sự thống trị của họ tại các vùng người Thái ở Vân Nam.

Việc xem xét kinh nghiệm thực dân tại Đông Nam Á của bài viết chỉ giới hạn vào giai đoạn trước khi người châu Âu đặt chân đến vùng này. Các ý kiến đưa ra ở trên cho dù vẫn chưa đủ để tác động quyết định đến bạn đọc, nhưng tối thiểu thì nó cũng mở ra một đường hướng cho việc thừa nhận rằng khi nghiên cứu chủ nghĩa thực dân tại Đông Nam Á chúng ta cần mở rộng các giới hạn thời gian đã có để bao gồm cả việc xem xét các hành động của các chính thể mà chúng ta biết là nằm dưới cái nhãn “Trung Quốc”. [77]

Nguồn: Geoff Wade 2004. The Zheng He Voyages: A Reassessment, In The ARI Working Paper Series is published electronically by the Asia Research Institute of the National University of Singapore, October 2004. 

Tác giả: Geoff Wade (韋傑夫 Vi Kiệt Phu) là một sử gia chuyên về các diễn giải lịch sử Trung Quốc – Đông Nam Á và biên niên sử so sánh, đặc biệt là công trình cơ sở dữ liệu Southeast Asia in the Ming Shi-lu [Minh Thực Lục*]: An Open Access Resource, cung cấp cho người đọc hơn 3000 tài liệu tham khảo về Đông Nam Á được dẫn từ biên niên sử đời nhà Minh; ông cũng vừa chủ biên bộ sách đồ sộ China and Southeast Asia (Routledge, 2009), gồm 6 tập khảo sát các công trình nghiên cứu có ảnh hưởng lâu dài về các mối quan hệ Đông Nam Á – Trung Quốc.

Tài liệu dẫn

  1. The author wishes to thank Anthony Reid for comments and criticisms on an earlier draft of this paper.

Ming Tai-zu shi-lu, juan 39.1b. Another reference to Yun-nan as a “country” can be found at Tai-zu shi-lu, juan 53.9a-b.

Ming Tai-zu shi-lu, juan 138.5a-b.

4 For much of the Ming, in addition to being a provincial designation, the term “Yun-nan” was a generic term for areas to the Southwest, extending as far as knowledge extended. In this  respect, Yunnan was somewhat like the term “the West” in the European movement across the Northern American continent in the 18th and 19th centuries.

5 Lu-chuan/Ping-mian were the Chinese names for the Tai Mao polity of Möng Mao and Pong Respectively.

6.Ming Tai-zu shi-lu, juan 190.3b.

7 See footnote 52.

Ming Tai-zong shi-lu, juan 17.6a.

9 Located in Teng-yue Subprefecture, west of Baoshan, in what is today Teng-chong. Approximately 160 km north of Bhamo and 150 km southeast of Myitkying. See also Liew Foon Ming, The Treatises on Military Affairs of the Ming Dynastic History, Vol. 2, pp. 94-95.

10 Previously known as the Jin-chi (Golden Teeth) Guard. Located in what is today Bao-shan. See Liew Foon Ming, The Treatises on Military Affairs of the Ming Dynastic History, Part 2, pp. 91-92.

11 Ming Tai-zong shi-lu, juan 23.4b.

12 Ming Tai-zong shi-lu, juan 16.3a. These polities were situated in what is today the southwest of the Chinese province of Yun-nan.

13 Ming Tai-zong shi-lu, juan 53.2b.

14 Ming Tai-zong shi-lu, juan 32.1a.

15 Ming Tai-zong shi-lu, juan 49.1a-b.

16 Ming Tai-zong shi-lu, juan 82.1a-b.

17 Ming Tai-zong shi-lu, juan 35.2b.

18 Ming Tai-zong shi-lu, juan 55.1b.

19 Much like the advisers appointed by the British to assist the rulers of the Malay States post-1876. Reid, however, cautions that as the British never tried to fully incorporate the Malay States into the United Kingdom, it is the differences as much as the similarities in the colonialisms that are worthy of study.

20 See, for example, Ming Tai-zong shi-lu, 17.6a.

21 Ming Tai-zong shi-lu, juan 57.2a-b.

22 More usually Annam. The polity of Đại Việt (the Great Viet) in the early 15th century was nowhere near as large as the modern Vietnam. It was centred on the Red River Valley and controlled some territory to its north and to the south. Not far to its south lay the large Austronesian polity of Champa and to its west lay the Tai polities.

23 Ming Tai-zong shi-lu, juan 52.6a-7a. Chen Tian-ping (Trần Thiên Bình) was a Vietnamese defector who claimed descent from the former Trần rulers.

24 These were non-Chinese troops under the “native offices” of Guang-xi, and likely people who are today called Zhuang and Yao.

25 A shi is approximately equivalent to a hectolitre.

26 Ming Tai-zong shi-lu, juan 60.1a-4a. This figure of 8000,000 cited in the Ming shi-lu may well be an exaggeration. Whitmore claims a figure of 215,000 was more likely. See John K. Whitmore, Vietnam, Hồ Quý Ly and the Ming (1371-1421) (New Haven, Connecticut: Yale Centre for International and Area Studies, 1985), p. 89.

27 Sun Laichen, Chinese Military Technology and Dai Viet 1390-1497, ARI Research Institute Electronic Working Paper No. 11, September 2003. www.ari.nus.edu.sg/See especially pp. 6-11 for the use of firearms by the invading Ming armies.

28 Situated to the west of modern-day Hanoi.

29 Ming Tai-zong shi-lu, juan 62.3a-b. See also Whitmore, Vietnam, Hồ Quý Ly and the Ming, pp. 91-92.

30 Ming Tai-zong shi-lu, juan 68.3b-7a.

31 The new name of the occupied Đại Việt.

32 Ming Tai-zong shi-lu, juan 67.3b-4a, dated to the equivalent of 26 June 1407.

33 Ming Tai-zong shi-lu, juan 71.6a.

34 Ming Tai-zong shi-lu, juan 80.3b-4a.

35 The importance of Vietnamese maritime trade in this period is underlined in Momoki Shiro, “Đại Việt and the South China Sea Trade: From the 10th to the 15th Century,” in Crossroads, Vol 12, No. 1 (1998).

36 Tobias Rettig has drawn comparisons with the opium, alcohol and salt monopolies implemented by the French in Vietnam more than 450 years later.

37 Peng Hui (彭蕙), “Ming-dai Hong-wu nian-jian chu-shi Nan-yang shi-jie yan-jiu” (Research on the diplomatic missions sent to the Nan-yang during the Hong-wu reign), Dong-nan-ya yang-jiu 2004 No 1 pp. 80-86. My thanks to Liu Hong for drawing this article to my attention.

38 From Peng Hui’s article, we note only three eunuch envoys to Southeast Asia over the approximately 30 years of the Hong-wu reign — Chen Neng (陳能) to Annam in 1378, and Zhao Da (趙達)and Song Fu (宋福)to Siam in 1395.

39 The eunuchs sent to Jiao-zhi (the occupied Đại Việt) and Burma by the Ming emperors were also engaged in collection of precious stones, gold and pearls. A later reference from 1459 suggests that the obtaining of gold was a major task of the eunuch-led voyages. See Ying-zong shi-lu, juan 307.3b.

40 Ming Tai-zong shi-lu, juan 19.

41 Ming Tai-zong shi-lu, juan 43.3b.

42 Ming Tai-zong shi-lu, juan 279.1a.

43 Anthony Reid has provided, by way of comparison, a note that the Dutch East India Company-Verenigde Oostindische Compagnie (VOC), generally considered the inventor of a very different kind of trade-based empire, sent 181 ships from the Netherlands to Asia between its foundation in 1602 and 1620, providing an average of 10 ships per year of 480 tons each. The number of people on board averaged 111 per ship over the period 1602-10 and 162 per ship in 1610-20. See J.R. Bruijn, F.S. Gaastra and I. Schöffer, Dutch-Asiatic Shipping in the 17th and 18th Centuries – Vol. I (Den Haag, 1987), pp. 174, 144.

44 J.V.G. Mills, Ma Huan: Ying-yai Sheng-lan, ‘The Overall Survey of the Ocean’s Shores’ [1433],

Cambridge, published for the Hakluyt Society by Cambridge University Press, 1970. See pp. 31-32.

45 Xuan-zong shi-lu, juan 26.2a.

46 Samudera was a major entrepot-polity located near the modern the port city of Lhokseumawe in Aceh.

47 The rise of the entrepot-polity of Malacca began in the early 15th century. The chronological collocation between its rise and the Ming voyages was no coincidence. It is obvious that the military support provided by the Ming forces allowed Malacca to disregard the threats posed to new polities at this time by both Majapahit in Java and Ayudhya in what is today Thailand.

48 Tai-zong shi-lu, juan 71.1a.

49 Tai-zong shi-lu, juan 71.5a.

50 Another likely instance of such an arrangement was Brunei. Following the death of the Brunei ruler Ma-na-re-jia-na-nai (Maharajadhirat?) in China in 1408, his son Xia-wang was sent back to the country with Chinese escorts who remained in Brunei for close to two years. At the same time, Majapahit was warned not to require Brunei to submit camphor as tribute. It is worthy of attention that Palembang and Brunei were major trade-based entities on the furthest boundaries of the Majapahit empire, areas where the Ming was trying to impose its dominance.

51 A Chinese unit of weight, often referred to as a “Chinese ounce”. During the Ming, it averaged 37 grams.

52 Tai-zong shi-lu, juan 71.6a-b.

53 The methods of the later European colonial armies in Asia, demanding compensation from the vanquished following their own military adventures, might be seen as useful comparative examples of such imperial opportunism.

54 The phonetics suggest Nawrahta, but this name does not accord with existing lists of Burman rulers.

55 Tai-zong shi-lu, juan 94.5b.

56 Tai-zong shi-lu, juan 116.2a-b.

57 Tai-zong shi-lu, juan 130.1b-2a.

58 Tai-zong shi-lu, juan 118.4a.

59 For a likely romantic account of the origins of Su-gan-la, see the account of Samudera in Ying-yai sheng-lan. This has been translated in J.V.G. Mills’ Ma Huan,Ying-yai Shen-lan, pp. 116-17.

60 A reference to the inhabitants of Ayudhya.

  1. M.N. Pearson, “Merchants and States” in James D. Tracy (ed.), The Political Economy of Merchant Empires: State Power and World Trade 1350-1750(Cambridge: Cambridge University Press, 1991), pp. 41-116. See p. 77.62. Ibid. p. 79. Để biết thêm về nghiên cứu phân đoạn sự bành trướng thương mại biển, xem Sanjay Subramanyam and Lúis Filipe F.R. Thomaz, “Evolution of empire: The Portuguese in the Indian Ocean during the sixteenth century” in James D. Tracy (ed.), The Political Economy of Merchant Empires: State Power and World Trade 1350-1750 (Cambridge: Cambridge University Press, 1991), pp. 298-331. Các tác giả đã mô tả chi tiết ba mô hình tổ chức đế quốc (một mạng lưới pháo đài ven biển trong tình trạng đặc hữu của chiến tranh ở bắc Phi; nhà nông và quá trình thực dân hóa lãnh thổ và định cư tại các đảo Đại Tây Dương; một mạng lưới ven biển ít bạo lực, nhiều thương mại trên vùng bờ biển Guinea), và gợi ý rằng giai đoạn đầu tiên trong “cuộc phiêu lưu châu Á” liên quan đến các phụ loại của cả ba mô hình. Kinh nghiệm hàng hải của nhà Minh có cái gì đó rất gần gũi với mô hình Guinea.63. Ming Ying-zong shi-lu, juan 132.8a.
  1. Herold J. Wiens, China’s March toward the Tropics. Hamden-Connecticut: Shoe String Press 1954.
  1. Quoted in Marc Ferro, Colonization: A Global History (London: Routledge, 1997), p. 13.
  1. J.A. Hobson, Imperialism: A Study, London, Unwin Hyman, 1988 (original edition 1903), p. 64.
  1. Quoted in Ferro, Colonization, p. 14.
  1. T.R. Adam, Modern Colonialism: institutions and policies, New York, Doubleday and Company, 1955, p. 3.
  1. In R. Strausz-Hupe and H. W. Hazard (eds.), The Idea of Colonialism (Foreign Policy Research Institute, University of Pennsylvania, 1958), p. 11.
  1. M. Doyle, Empires (Ithaca, N.Y.: Cornell University Press, 1986).
  1. Ferro, Colonization, p. 1.
  1. L. C. Buchheit, Secession, the `Legitimacy of Self-determination (New Haven, Conn.: Yale University Press, 1978), p.18.
  1. David Armitage, The Ideological Origins of the British Empire, (Cambridge: Cambridge University Press, 2000), p. 45.
  1. Ibid., p. 26.
  1. Jürgen Osterhammel and Shelly L. Frisch, Colonialism: A Theoretical Overview, Princeton: Markus Weiner, 1997), pp. 16-17.
  1. R. Emerson, “Colonialism: Political Aspects” in D.L. Sills (ed.), International Encyclopedia of the Social Sciences, vol. 3, pp.1-6. (New York: Macmillan and Free Press, 1968).
  1. Anthony Reid cho rằng chúng ta cần phải mở rộng các mối quan tâm vượt khỏi tình trạng phản đạo đức hóa về chủ nghĩa thực dân Trung Quốc để xem xét những gì đã làm cho các đến chế Trung Quốc thành công trên bộ, còn về cơ bản lại không thành công trong quá trình bành trướng bằng đường biển. Rõ ràng là sự thất bại trong việc tạo ra một cơ sở kinh tế bền vững cho các cuộc phiêu lưu hải hành là một nhân tố chủ chốt.
Đăng tải tại Archives, Articles, International relations, Teaching | Bình luận về bài viết này

Joseph Nye Joseph Nye bàn về những thay đổi quyền lực toàn cầu

Translated by Anh Tran
Reviewed by Dang Trang Nguyen

(https://www.ted.com/talks/joseph_nye_on_global_power_shifts?language=vi)

0:11Tôi sẽ bàn về vấn đề quyền lực ở thế kỷ 21. Tôi muốn nói chủ yếu là quyền lực đang thay đổi, và có 2 loại thay đổi mà tôi muốn đề cập tới. Đầu tiên là sự chuyển đổi quyền lực, mà trong đó quyền lực dịch chuyển giữa các quốc gia. Có thể nói đơn giản hơn, nó đang dịch chuyển từ các quốc gia Tây phương sang Đông phương. Điều thứ 2 là sự phân tán quyền lực, trong đó quyền lực dịch chuyển từ tất cả các quốc gia dù Đông dù Tây, sang những tổ chức phi chính phủ. Đây là 2 dịch chuyển quyền lực lớn ở thời đại của chúng ta. Và tôi muốn bàn mỗi một vấn đề một cách riêng biệt và sau đó cho thấy chúng tương tác với nhau như thế nào và cuối cùng tại sao điều đó lại có thể có lợi.

1:02Khi chúng ta nói về sự dịch chuyển quyền lực, ta hay để ý đến sự nổi dậy của các nước Châu Á. Chúng ta nên gọi đó là sự phục hưng hoặc sự trở lại của Châu Á. Nếu nhìn lại thế giới vào năm 1800, bạn sẽ thấy rằng hơn 1 nửa dân số thế giới sống ở Châu Á và họ sản xuất ra hơn một nửa số sản phẩm trên thế giới. Tiến đến năm 1900: hơn một nửa dân số vẫn sống ở Châu Á, nhưng họ chỉ làm ra được 1/5 lượng sản phẩm của thế giới.Điều gì đã xảy ra? Cách Mạng Công Nghiệp, bỗng nhiên Châu Âu và Châu Mỹ trở thành trung tâm thống trị thế giới. Trong thế kỷ 21 này, chúng ta sẽ thấy Châu Á dần dần lấy lại vị thế trở thành nơi chứa hơn một nửa dân số thế giới và làm ra hơn một nửa sản phẩm thế giới. Đó là một sự dịch chuyển quan trọng. Nhưng để tôi nói 1 chút về sự dịch chuyển khác, đó là sự phân tán quyền lực

2:07Để hiểu được sự phân tán quyền lực bạn hãy nhớ kỹ là: chi phí cho các dịch vụ điện toán và truyền thông đã giảm đi cả ngàn lần từ 1970 cho tới những năm đầu của thế kỷ 21. Có vẻ như nó là một số tiền lớn nhưng trừu tượng, để thấy rõ hơn điều này bạn thử tưởng tượng, nếu giá thành của 1 chiếc xe giảm nhanh chóng như giá của các thiết bị điện tử, thì ngày nay chỉ cần bỏ ra 5 đô la là có một chiếc xe ngon lành. Vậy khi giá cả công nghệ đang tụt dốc chóng mặt, những rào cản trong việc tiếp cận thị trường cũng suy giảm, công ty, tổ chức nào cũng tham gia được cả. Vào năm 1970 Nếu bạn muốn liên lạc từ Oxford tới Johannesburg tới New Delhitới Brasilia hay tới bất cứ đâu cùng 1 lúc, bạn cũng có thể làm được, công nghệ đã sẵn có. Nhưng để thực hiện được, thì bạn ắt hẳn phải giàu — như là 1 chính phủ, 1 tập đoàn đa quốc gia, hoặc là nhà thờ Công giáo —dù gì thì bạn cũng phải có tiền có của dữ lắm. Nhưng ngày nay, ai cũng có thể làm được việc này, lúc trước thì chỉ giới hạn ở 1 số tổ chức, tập đoàn, bởi giá cả đắt đỏ, giờ thì chỉ cần vô 1 quán cà phê internet — lần cuối cùng tôi để ý là chỉ mất 1 bảng Anh 1 giờ– còn nếu bạn có Skype, thì hoàn toàn miễn phí. Vậy công nghệ mà một thời bị giới hạn nay đã sẵn có cho mọi người. Và điều đó

3:41không có nghĩa là thời đại của chính quyền đã qua. Chính quyền vẫn có sức ảnh hưởng. Nhưng cuộc chơi đã có nhiều người tham gia hơn. Chính quyền không đứng 1 mình, còn rất rất nhiều những tổ chức khác. Một số trong đó hoạt động tuyệt vời. như Oxfam, là một tổ chức phi chính phủ tốt. Một số khác thì lại tệ hại. Al Qaeda, một tổ chức phi chính phủ khác. Nhưng nghĩ về những gì nó gây nên cho tới việc chúng ta nghĩ như thế nào về những điều khoản và khái niệm truyền thống. Chúng ta nghĩ về chiến tranh và chiến tranh giữa các quốc gia.Và nhìn lại năm 1941, khi chính phủ Nhật Bản tấn công quân Mỹ ở trận Trân Châu Cảng. Cũng đáng để nhìn lạivì nó cho thấy một tổ chức phi chính phủ tấn công nước Mỹ vào năm 2001 lại giết nhiều người Mỹ hơn là chính quyền Nhật Bản đã làm năm 1941. Bạn có thể cho rằng chiến tranh đã trở thành một điều gì đó được gây nên bởi một tổ chức cá nhân hơn là một tổ chức chính phủ. Vậy chúng ta đã thấy được một sự thay đổi lớn khi nói về sự phân tán quyền lực.

4:42Vấn đề bây giờ là chúng ta không nhìn nhận nó theo hướng cách tân. Vậy quay trở lại câu hỏi Quyền lực là gì?Quyền lực đơn giản là khả năng gây ảnh hưởng tới người khác để đạt được điều mình mong muốn, và có 3 cách. 1 là đe dọa áp dụng vũ lực — 2 là dùng tiền bạc của cải — 3 là bạn có thể kêu gọi người khác để họ có cùng mục đích như bạn. Và khả năng lôi kéo như vậy để đạt được kết quả mong muốn, mà không cần dùng vũ lực hay tiền bạc, gọi là quyền lực “mềm”. Và quyền lực “mềm” này đang bị bỏ lơ và hiểu lệch lạc. Nhưng lại vô cùng quan trọng. Thực sự thì nếu bạn học được cách sử dụng quyền lực “mềm” bạn có thể tiết kiệm được rất nhiều tiền bạc và sức lực. Cách nghĩ truyền thống về quyền lực chủ yếu là quyền lực quân sự. Ví dụ như vị sử gia nổi tiếng A.J.P. Taylor, ông giảng dạy ở trường đại học Oxford định nghĩa quyền lực thuộc về kẻ chiến thắng trong chiến tranh. Nhưng chúng ta cần 1 đường lối mới nếu chúng ta muốn hiểu quyền lực ở thế kỷ 21.Nó không chỉ là kẻ chiếm được lợi thế trong chiến tranh mặc dù cuộc chiến vẫn còn đang tiếp diễn. Cũng không phải là lực lượng vũ trang bên nào áp đảo; mà nó là việc tiếng nói của ai nặng ký hơn. Chúng ta phải nghĩ rằng tiếng nói của ai sẽ có sức ảnh hưởng nhiều hơn.

6:19Bây giờ trở lại câu hỏi về sự dịch chuyển quyền lực giữa các quốc gia và điều gì đã xảy ra. Những lời đồn đạiđều xoay quanh sự thăng trầm của những quyền lực hùng mạnh. Ngày nay thì nói về sự phát triển của Trung Quốc và sự suy sụp của Mỹ. Thực ra, trong khủng hoảng tài chính năm 2008, rất nhiều người nói rằng là khởi đầu cho sự chấm dứt của quyền lực Mỹ. Là sự dịch chuyển trong giới chính trị. Và Tổng thống Medvedev ở Nga, đã tuyên bố vào năm 2008 đây đúng là khởi đầu cho sự chấm dứt quyền lực Mỹ. Nhưng trên thực tế, ẩn dụ trong cách nói về sự suy sụp này thường rất lệch lạc. Nếu nhìn vào giai đoạn lịch sử gần đây, bạn có thể thấy niềm tin được xoay vòng khi nói về sự suy sụp của Mỹ cứ thế trong mỗi 10-15 năm. Vào năm 1958, sau khi người Xô Viết cho phóng vệ tinh Sputnik, thì người ta nói là “ngày tàn của Mỹ” Vào 1973, với lệnh cấm vận dầu mỏ và sự đóng cửa của các tiệm vàng bạc, cũng lại là ngày tàn của Mỹ. vào những năm 1980, khi Mỹ có sự thay đổi dưới nhiệm kỳ của Tổng thống Reagan, giữa nền kinh tế công nghiệp của khu vực Trung Mỹ tới nền kinh tế Thung lũng Silicon ở California, đó là ngày tàn của Mỹ. Nhưng nhìn lại, thì những điều đó đâu có phải là sự thật. Mọi người đã quá khích trong những năm đầu 2000, cho rằng Mỹ sẽ làm bất cứ gì, để đưa chúng ta mạo hiểm trong chính sách đối ngoại ác liệt và bây giờ thì chúng ta lại tụt dốc.

8:02Trên tinh thần là, những lời đồn đại về sự thăng trầm chỉ cho ta thấy về mặt tâm lý chứ không phải về mặt hiện thực. Nếu chúng ta tập trung vào hiện thực, thì cái ta cần để ý là những gì đang xảy ra giữa Trung Quốc và Mỹ.Goldman Sachs dự đoán nền kinh tế Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ vào năm 2027. Vậy chúng ta có khoản 17 năm trước khi Trung Quốc bành trướng. Một ngày nào đó, 1,3 tỷ người sẽ giàu hơn, và họ sẽ lớn mạnh vượt bật so với Mỹ. Nhưng hãy nhìn kỹ lại những dự đoán này, đâu phải những dự đoán của Goldman Sachs vẽ ra chính xác bức tranh toàn cảnh của sự dịch chuyển quyền lực trong thế kỷ này đâu. Tôi cho bạn thấy 3 lý do tại sao những dự đoán đó quá sức sơ sài. Đầu tiên, đây chỉ là 1 dự đoán tuyến tính. Bạn biết đấy, đây là mức tăng trưởng của Trung Quốc, đây là của Mỹ, nó đi một đường thẳng. Nhưng lịch sử không phát triển đơn giản như vậy. Lịch sử có lúc huy hoàng, có lúc điêu tàn, Điều thứ 2, cứ cho là nền kinh tế Trung Quốc vượt qua Mỹ vào năm 2030, điều đó có thể xảy ra, nhưng đó chỉ là quy mô kinh tế, chứ không phải thu nhập bình quân đầu người — sẽ không cho bạn thấy được bố cục trong nền kinh tế. Trung Quốc vẫn có nhiều khu vực rộng lớnkém phát triển. Và thu nhập bình quân đầu người là con số rõ ràng hơn để so sánh sự phức tạp trong nền kinh tế. Và do vậy Trung Quốc sẽ khó mà bắt kịp hoặc vượt qua Mỹ cho tới khoản năm 2050 của thế kỷ này.

9:46Điều đáng để ý là dự đoán này mang tính một chiều như thế nào. Nó nhìn vào quyền lực kinh tế được tính bằng GDP. Nên không cho bạn thấy được quyền lực quân sự, cũng chẳng cho thấy được quyền lực “mềm”. Đó chỉ mang tính 1 chiều. Và khi ta nhìn vào sự nổi dậy của Châu Á, hoặc sự trở lại của Châu Á, mà tôi đã nói tới hồi nãy, cũng nên nhớ rằng Châu Á không phải là một nước. Nếu bạn ở Nhật, hay New Delhi, hay Hà Nội, quan điểm của bạn về sự nổi dậy của Trung Quốc sẽ khác đi 1 chút so với khi bạn ở Bắc Kinh. Thực ra, một trong những lợi thế mà người Mỹ sẽ có trong vấn đề quyền lực ở Châu Á là tất cả các quốc gia này đều mong muốn có 1 chính sách bảo hiểm kiểu Mỹ hơn là sự nổi dậy của Trung Quốc. Cứ như thể Mexico và Canada là những nước láng giềng thù địch của Mỹ, nhưng không phải vậy. Vậy những dự đoán hời hợt kiểu như của Goldman Sachs sẽ không cho ta thấy được cái ta cần về sự dịch chuyển quyền lực.

10:53Vậy bạn sẽ hỏi, thì sao? Có vấn đề gì chứ? Ai mà quan tâm chuyện đó? Liệu đây có phải là trò chơi của các nhà ngoại giao và các học giả? Câu trả lời là nó có tầm ảnh hưởng rất lớn. Bởi vì, nếu bạn tin vào sự suy tàn và bạn nhận được câu trả lời sai từ đó, thực tế chứ không phải chuyện tưởng tượng nữa là bạn có lẽ sẽ có những chính sách rất nguy hiểm. Tôi sẽ cho bạn một ví dụ từ lịch sử. Cuộc chiến Peloponnesian là một cuộc đụng độ khốc liệt mà trong đó thành phố Hy Lạp đã chia bè kết phái xảy ra vào khoản 2500 năm trước. Điều gì đã gây nên chiến tranh? Thucydides, một sử gia nổi tiếng về cuộc chiến Peloponnesian, nói rằng do sự lớn mạnh trong quyền lực của người Athens và sự sợ hãi của người Sparta. Để ý cả 2 nửa của lời giải thích.

11:44Nhiều người cho rằng thế kỷ 21 này sẽ lặp lại thế kỷ 20, trong đó có Chiến Tranh Thế Giới I, một cuộc xung đột dữ dội mà các nước Châu Âu chia bè kết phái rồi phá hủy đi trung tâm văn minh của thế giới, điều đó xảy ra là do sự lớn mạnh trong quyền lực của Đức và sự sợ hãi nổi lên của người Anh. Nên có nhiều người nói rằngđiều đó sẽ tái diễn, chúng ta sẽ thấy một sự việc xảy ra tương tự trong thế kỷ này. Nhưng tôi thì nghĩ là không.Đó là một thời kỳ lịch sử tồi tệ. 1 là, Đức vượt qua Anh về sức mạnh công nghiệp năm 1900. Như tôi đã nói lúc nãy, Trung Quốc vẫn chưa vượt qua Mỹ. Nhưng nếu bạn tin vào điều này, thì sẽ tạo ra một nỗi sợ hãi, dẫn đến phản ứng quá khích. Và hiểm họa lớn nhất chúng ta có trong việc quản lý sự dịch chuyển quyền lực từ Tây sang Đông chính là sự sợ hãi. Xin mượn lời Franklin Roosevelt từ một ngữ cảnh khác, điều lớn nhất chúng ta phải sợ hãi chính là bản thân sự sợ hãi. Chúng ta không cần phải sợ sự nổi dậy của Trung Quốc hay sự trở lại của Châu Á. Và nếu chúng ta có những chính sách mà chúng ta rút ra từ tầm nhìn lịch sử rộng hơn, chúng ta sẽ có khả năng quản lý được quá trình này.

13:07Để tôi nói thêm về sự phân phối quyền lực và nó liên quan ra sao tới sự phân tán quyền lực và rồi tôi gộp chung 2 cái đó lại. Nếu bạn hỏi ngày nay quyền lực được phân bổ như thế nào, thì nó được phân bổ kiểu nhưmột game cờ 3D. Đứng đầu: quyền lực quân sự giữa các quốc gia. Mỹ là một siêu cường duy nhất, và sẽ còn như vậy trong 2-3 thập kỷ nữa. Trung Quốc sẽ không thay thế được Mỹ về mặt này. Hàng 2: quyền lực kinh tế giữa các quốc gia. Quyền lực là đa cực. Cần phải được cân bằng. Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản có thể tự cân bằng lẫn nhau. Hàng cuối là cho những quan hệ giữa các quốc gia, những thứ vượt qua ranh giới quyền hạn của các chính phủ, những việc như khí hậu thay đổi, buôn bán ma túy, dòng chảy tài chính, những dịch bệnh, tất cả những thứ không thuộc quyền hạn của chính phủ nào cả, và không ai chịu trách nhiệm. Cũng chẳng có ý nghĩa gì khi gọi là đơn cực hay đa cực. Quyền lực được phân bổ 1 cách rất hỗn loạn. Và chỉ 1 cách duy nhất bạn có thể giải quyết những vấn đề này — những vấn đề nhức nhối sắp xảy ra trong thế kỷ này — là qua sự đoàn kết, sự hợp tác lẫn nhau, thành ra quyền lực “mềm” trở nên quan trọng hơn cả, khả năng tổ chức mạng lưới để giải quyết những vấn đề này và tạo nên sự đoàn kết.

14:43Một điều nữa là khi chúng ta nghĩ về quyền lực ở thế kỷ 21, chúng ta nên từ bỏ việc cho rằng quyền lực tổng luôn bằng 0 — tôi lớn mạnh thì anh phải suy yếu và ngược lại. Quyền lực có thể là một số dương, khi đó anh lớn mạnh thì tôi cũng lớn mạnh theo. Nếu Trung Quốc phát triển an ninh năng lượng và khả năng vượt trội hơnđể giải quyết vấn đề khí thải carbon, thì đó là điều tốt cho chúng ta cũng như Trung Quốc và tất cả mọi người.Nên cho phép Trung Quốc tự giải quyết vấn đề carbon là điều tốt cho mọi người, và đó không phải là vấn đề ai thắng ai thua. Đây là điều mà cả 2 đều thắng lợi. Vậy khi chúng ta nghĩ về quyền lực ở thế kỷ này, chúng ta nên từ bỏ ý niệm về việc thắng thua. Tôi không có ý là lạc quan quá mức về việc này. Chiến tranh còn đó. Quyền lực còn đó. Quyền lực quân sự thì quan trọng. Giữ cân bằng cũng quan trọng. Tất cả vẫn còn đó. Quyền lực “cứng” cũng vậy, cũng vẫn tồn tại. Nhưng trừ khi bạn học được cách hòa trộn quyền lực “cứng” và “mềm” lạithành một chiến lược tôi gọi là quyền lực “thông minh”, thì bạn sẽ không giải quyết được những vấn đề đang mắc phải.

16:03Vậy câu hỏi chủ chốt ta cần nghĩ tới khi bàn về vấn đề này là chúng ta sẽ hợp tác như thế nào để tạo ra những hàng hóa mang tính toàn cầu, những thứ mà tất cả chúng ta đều có lợi? Chúng ta sẽ định nghĩa những quyền lợi quốc gia như thế nào để đạt được kết qủa tích cực. Trên tinh thần đó, nếu chúng ta xác định những quyền lợi, ví dụ như, đối với Mỹ, cách người Anh xác định quyền lợi vào thế kỷ 19, giữ một hệ thống giao dịch rộng mở, giữ sự bình ổn trong tiền tệ, giữ những hải phận trung lập — tất cả những điều đó có lợi cho Anh, cũng như có lợi cho các nước khác. Và ở thế kỷ 21, chúng ta cũng cần làm 1 điều tương tự như vậy. chúng ta tạo ra những hàng hóa mang tính toàn cầu như thế nào, để có lợi cho chúng ta, và tất cả mọi người cùng lúc? Và đó sẽ là một khía cạnh tốt mà chúng ta cần nghĩ đến khi chúng ta nhìn vào quyền lực ở thế kỷ 21.

16:54Có nhiều cách để xác định quyền lợi của chúng ta mà trong đó cùng với việc tự bảo vệ mình bằng quyền lực “cứng”, chúng ta có thể tổ chức với nhau trong những mạng lưới để không chỉ tạo ra những hàng hóa, mà còn để phát triển quyền lực “mềm”. Nếu 1 người nhìn vào bản thông cáo vừa được công bố về vấn đề này, Tôi rất ấn tượng khi Hillary Clinton mô tả chính sách đối ngoại của chính quyền Obama, bà nói rằng chính sách đó là một chính sách hướng tới quyền lực “thông minh” khi bà nói: “sử dụng tất cả những công cụ trong chính sách đối ngoại của chúng ta.” Và nếu chúng ta muốn đối phó với 2 sự thay đổi lớn trong quyền lực mà tôi vừa mô tả,1 sự thay đổi quyền lực giữa các quốc gia, 1 sự khác là sự phân tán quyền lực từ các quốc gia, thì chúng ta cần phải phát triển một cái nhìn mới mẻ hơn về quyền lực mà trong đó quyền lực “cứng” và “mềm” kết hợp với nhau thành quyền lực “thông minh”. Và đó là điều tốt tôi muốn nói. Chúng ta có thể làm được.

17:57Xin cảm ơn.

17:59(Vỗ tay)


Nguồn: https://www.ted.com/talks/joseph_nye_on_global_power_shifts/transcript?language=vi

Đăng tải tại Archives, Articles, International relations, Teaching | Thẻ , , , , | Bình luận về bài viết này

Cải cách ở Xiêm và Việt Nam cuối TK 19, đầu TK 20: Những nguyên nhân thành bại

Phạm Quang Minh

I. Đặt vấn đề

Cải cách là một nhu cầu không thể thiếu được trong lịch sử của một dân tộc, nhằm đưa đất nước phát triển, thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, lệ thuộc, thậm chí vong quốc, nô lệ.

Cách đây hơn hai thế kỷ, trước nguy cơ bành trướng và xâm lược của chủ nghĩa tư bản thực dân châu Âu nhằm tìm kiếm nguyên liệu, lao động và thị trường tiêu thụ, các nước châu Á đã có những phản ứng hết sức khác nhau. Trong khi phần lớn các nước, trong đó có Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của giai cấp thống trị và các lực lượng yêu nước đã tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang nhằm bảo vệ chủ quyền dân tộc và đều đã bị thất bại, trở thành các thuộc địa hoặc phụ thuộc, thì một số nước, mà đại diện là Nhật Bản và Thái Lan đã thực hiện thành công công cuộc cải cách, giúp đất nước họ, không những phát triển, mà còn bảo vệ được chủ quyền và độc lập. Một câu hỏi được đặt ra là tại sao trong những điều kiện, bối cảnh, không gian, thời gian và thách thức tương tự, vương quốc Xiêm đã thực hiện thành công tư tưởng cải cách, trong khi những tư tưởng canh tân ở Việt Nam lại không được hiện thực hoá?

Mục đích chính của bài viết này là so sánh trào lưu cải cách ở Xiêm và Việt Nam cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX nhằm tìm ra những nguyên nhân dẫn đến sự thành công của công cuộc cải cách ở Xiêm và những lý do khiến cho những đề nghị cải cách ở Việt Nam không được thực hiện. Vì thế, nghiên cứu sẽ không đi sâu vào việc tìm hiểu và trình bày về nội dung, tiến trình cũng như những kết quả của những xu hướng cải cách đó ở cả Xiêm và Việt Nam.

II. Cơ sở hình thành trào lưu cải cách Xiêm và Việt Nam

a. Sự hình thành triều đại Chakri ở Xiêm và triều Nguyễn ở Việt Nam

Lịch sử hình thành nhà nước trung ương ở Xiêm cuối thế kỷ XVIII (triều đại Chakri 1782) và ở Việt Nam đầu thế kỷ XIX (triều Nguyễn 1802) là một quá trình lịch sử lâu dài nhằm chống lại các thế lực xâm lược từ bên ngoài và các thế lực chia rẽ bên trong.

Vương quốc Thái chủ yếu đầu tiên – Sukhothai được thành lập vào khoảng năm 1219. Nhưng nền tảng chính trị và văn hoá của Sukhothai được các vị vua nổi tiếng từ Ram Khamhaeng (1275-1318) đến Loe Thai, thiết lập vào khoảng từ cuối thế kỷ XIII đến giữa thế kỷ XIV. Đó là quá trình nhằm xác lập vị thế của người Thái, nhằm chống lại các đế chế Ấn hoá ở Đông Nam Á lục địa, đặc biệt là các đế chế Angkor của người Khmer. Sau khi Ram Khamhaeng qua đời, vương quốc Sukhothai suy yếu, nhường chỗ cho sự ra đời của vương quốc Ayudhya vào năm 1350 [1] . Sau khi vương triều Ayudhya bị quân Miến Điện [nay là Myamar] xâm chiếm và tàn phá vào năm 1767, Taksin, một người có nguồn gốc Trung Hoa [2] , bằng tài năng quân sự và uy tín của mình, đã lãnh đạo phong trào đánh đuổi quân Miến, giành lại chính quyền và lên ngôi vua vào tháng 12/1767 [3] . Tuy nhiên, triều đại của Taksin tồn tại không lâu. Cuộc khởi nghĩa tháng 3/1782 đã đưa Chao Phya Chakri lên ngôi vua, lấy tên hiệu là Ramathipbodi (Rama), mở đầu một triều đại mới của vua Rama I vào tháng 4/1782. Các ông vua nối tiếp theo từ Rama I đến Rama V (Chulalongkorn) đã tiến hành các cuộc cải cách canh tân đất nước, giúp Thái Lan thoát khỏi ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân phương Tây.

Nhìn chung trong thời gian trị vì của Rama I đến Rama V, tình hình chính trị ở Xiêm tương đối ổn định chủ yếu vì mối quan hệ tốt đẹp giữa nhà vua và tầng lớp quý tộc. Tầng lớp quý tộc Xiêm là những yếu tố mang tính tiếp diễn trong lịch sử Xiêm. Các gia đình quý tộc này thường có đại diện bảy đời trong các vị trí của các bộ. Họ bảo vệ nhà vua trên ngai vàng và nhà vua kiểm soát quyền lực bằng cách cân bằng thế lực giữa các gia đình. Trong quá trình phát triển của mình, các vương triều Thái thường tiếp thu có chọn lọc và áp dụng một cách từ từ, uyển chuyển những yếu tố bên ngoài nhằm phục vụ cho hệ thống chính trị của mình.

Khác với Xiêm, lịch sử hình thành triều Nguyễn trải qua một quá trình lịch sử cam go và phức tạp hơn rất nhiều. Sự khác biệt cơ bản đó là Việt Nam từ khi giành được độc lập vào năm 939 sau một nghìn năm Bắc thuộc phải đương đầu với các cuộc xâm lược liên tiếp của các triều đại Trung Quốc. Đó là âm mưu thôn tính Việt Nam của nhà Tống (1075-1076), nhà Nguyên-Mông (ba lần vào các năm 1258, 1284-1285 và 1287-1288), nhà Minh (1407-1427) và nhà Thanh (1789). Các triều đại Trung Quốc, mặc dù là mối đe dọa, nhưng lại có ảnh hưởng sâu sắc trong các vấn đề chính trị, văn hoá, xã hội Việt Nam. Sau khi giành độc lập, các triều đại Việt Nam đã xây dựng hệ thống cai trị kiểu Trung Quốc. Năm 1075, nhà Lý lập Quốc tử giám, mở đầu chế độ khoa cử kéo dài cho đến tận năm 1914-1917. Nền tảng tư tưởng cho thể chế chính trị lúc đầu là Phật giáo (thời Lý-Trần 1010-1400), đã được thay thế bởi Nho giáo từ thời nhà Lê (1427).

Ngoài những áp lực có tính chất ngoại sinh, các nhà nước phong kiến của Việt Nam, mà đỉnh cao là triều Nguyễn, đều phải trải qua những cuộc đấu tranh nội bộ phức tạp nhằm giành lấy và củng cố quyền lực trước những thế lực đối lập trong nước. Những cuộc chuyển giao quyền lực giữa các triều đại thường kèm theo các cuộc giao tranh, trả thù, tàn sát đẫm máu. Khác với các triều đại phong kiến trước đó như Đinh, Lý, Trần, Lê, triều Nguyễn không có được tính chính thống cho quyền lực và sự thống trị của mình. Khắp nơi, nhất là ở phía bắc, nhà Nguyễn gặp phải sự phản kháng của nhân dân nhằm ủng hộ và khôi phục nhà Lê. Chính sách hà khắc của nhà Nguyễn thông qua bộ máy quan lại sẵn sàng đàn áp bất cứ sự chống đối nào, dù là nhỏ nhất, đã dẫn tới sự bất ổn về mặt chính trị của đất nước. Tính ra, trong giai đoạn này có tới 234 cuộc khởi nghĩa của các tầng lớp. Đáng kể nhất là cuộc bạo loạn của Tạ Văn Phụng (Lê Duy Minh) vào năm 1861, mạo danh nhà Lê đòi lại ngôi vua, gây ra tình trạng rối ren cho đất nước.

b. Cơ cấu kinh tế

Vương triều Chakri được thiết lập vào năm 1782, có vị trí địa lý rất thuận lợi, thông ra biển bằng một nhánh của sông Chao Phraya. Kinh đô Bangkok của vương triều là một thành phố quốc tế có hoạt động thương mại tấp nập và cởi mở. Các thương gia Trung Quốc, Trung Đông và nhiều vùng khác đã đến đây buôn bán. Các nhà vua Chakri vì thế thường suy nghĩ với tầm nhìn quốc tế. [4] Với việc mở cửa nền kinh tế vào năm 1855, Bangkok đã trở thành trung tâm buôn bán của khu vực:

“Thật khó có thể tìm được bến cảng nào rộng lớn, được bảo vệ chắc chắn, có khả năng cho phép hàng nghìn tàu cập bến.” [5]

Sự phát triển của các yếu tố bên ngoài như thị trường đường thế giới và dòng người Hoa nhập cư ngày một tăng đã làm cho lao động làm thuê, dịch vụ bán buôn và bán lẻ phát triển một cách tự nhiên và dễ dàng [6] . Trong thời gian từ 1882 đến 1910 đã có gần một triệu người Trung Quốc đến Xiêm sinh sống và làm ăn, chiếm khoảng 10% tổng dân số Thái Lan. Trong suốt quá trình phát triển của mình, chính quyền trung ương Xiêm trước sau như một thực hiện chính sách bảo hộ cho các hoạt động kinh doanh của Hoa Kiều. Để đổi lại Hoa kiều phải chia lợi tức từ việc kinh doanh buôn bán cho tầng lớp quan lại Xiêm. Đó là mối quan hệ “có đi có lại”, cộng sinh, không thể thiếu được giữa Hoa kiều và giai cấp thống trị Xiêm. Những cải cách kinh tế đã tạo đà cho quá trình cải cách chính trị. Năm 1874, khi bắt đầu xoá bỏ chế độ nô lệ, Thái Lan đã áp dụng biện pháp miễn trừ thuế nông nghiệp và giảm tỷ lệ thuế nông nghiệp, tạo điều kiện cho việc khai khẩn đất mới và ban hành những quy định quản lý ruộng đất hiện đại vào đầu thế kỷ XX. Người nông dân không được khuyến khích có nhiều đất đai. Ngay cả người trong hoàng tộc cũng chỉ được tối đa 10 vạn rai [1 rai = 1.600m2].

Hoàn toàn ngược lại với bức tranh kinh tế của Xiêm, nhà Nguyễn từ khi lên cầm quyền ở Việt Nam đã triệt để thi hành chính sách “trọng nông, ức thương”. Các biện pháp khuyến nông như khai hoang, làm thuỷ lợi đã giúp nền nông nghiệp phục hồi và phát triển nhiều hơn trước. Tổng diện tích đất nông nghiệp đã tăng từ 3 triệu mẫu vào năm 1820 lên 4,2 triệu mẫu năm 1847 [7]. Nhưng nền kinh tế Việt Nam dưới triều Nguyễn chủ yếu vẫn là nền kinh tế tự cung, tự cấp, lạc hậu, kém phát triển một cách trầm trọng. Cả trong nội thương lẫn ngoại thương, nhà Nguyễn thực hiện chủ trương độc quyền một cách chặt chẽ. Việc buôn bán, vận chuyển gạo, muối – hai mặt hàng được coi là cực kỳ quan trọng – do nhà nước độc quyền quản lý. Ai vi phạm sẽ bị nghiêm trị [8] . Chính sách này trên thực tế đã kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển. Về ngoại thương, nhà Nguyễn cũng áp đặt chế độ độc quyền, hạn chế buôn bán với nước ngoài, nếu có thì cũng gặp nhiều thủ tục phiền hà, chịu thuế cao và tệ tham nhũng của giới quan lại [9] . Sản xuất tiểu thủ công nghiệp không đóng vai trò đáng kể nào trong nền kinh tế, hầu như không có sự phát triển so với giai đoạn trước.

c. Cơ cấu xã hội

Thái Lan là một xã hội có tính chất mở, không chặt chẽ. Khác với các nước Đông Nam Á khác, gia đình của người Thái không đóng vai trò gắn kết các thành viên để tạo thành những tổ chức rộng lớn hơn, mà hoạt động khá độc lập. Do điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, dễ dàng di chuyển và kiếm sống, nên các gia đình của người Thái không bắt buộc phải tập hợp mưu sinh theo huyết thống hoặc địa lý. Dưới triều đại Chakri, nhà vua là chủ sở hữu, mọi người đều được quyền canh tác, không hình thành quan hệ sở hữu ruộng đất kiểu phong kiến. Mặc dù có các thành phần khác nhau, nhưng sở hữu đất đai không có tính chất tuyệt đối, nên không có quan hệ lệ thuộc về nhân cách giữa địa chủ và tá điền như thường thấy dưới chế độ phong kiến.

Ngược lại hoàn toàn với xã hội Xiêm thế kỷ XIX, Gia Long sau khi lên ngôi năm 1802, đã lấy Nho giáo làm nền tảng tư tưởng và mô hình nhà nước Trung hoa làm khuôn mẫu xây dựng xã hội [10] . Các quan niệm Nho giáo trên thực tế đã không tạo ra được sự ổn định và phát triển, mà ngược lại chỉ kìm hãm, làm cho đất nước bất ổn và không có khả năng tập hợp lực lượng, mỗi khi có sự khủng hoảng hoặc đe dọa của nước ngoài [11] . Trong xã hội Nho giáo đó cơ cấu xã hội được hình thành theo thứ bậc nghiêm ngặt, lần lượt từ cao xuống thấp là sĩ, nông, công, thương [12] . Tuy nhiên, khác với Xiêm, đại bộ phận tầng lớp này do chỉ theo học đạo Nho, bị ràng buộc bởi hệ tư tưởng Nho giáo và quan hệ vua tôi, nên lợi ích của họ gắn liền với lợi ích của triều đình và rất bảo thủ. Tầng lớp này, mặc dù có học thức, quyền lực và địa vị kinh tế, nhưng không đóng vai trò động lực thúc đẩy xã hội tiến bộ, phát triển.

Khác biệt hoàn toàn với tầng lớp nông dân tiểu nông ở Xiêm có sự tự do tương đối về địa vị kinh tế và xã hội, những người nông dân Việt Nam vừa bị trói buộc bởi giáo lý Nho giáo hà khắc, vừa bị kiểm soát bởi những phong tục tập quán của những cộng đồng nơi họ cư trú được ghi chép trong các bộ luật của làng (hương ước). Bộ máy hành chính quan liêu chuyên quyền cộng với thiết chế làng xã là nguyên nhân cơ bản làm cho xã hội Việt Nam trở nên lạc hậu và trì trệ.

Nói tóm lại, xét từ góc độ xã hội, Việt Nam thế kỷ XIX dưới thời nhà Nguyễn thể hiện sự bảo thủ và thụ động. Từ tầng lớp quan lại thống trị, đến tầng lớp bị trị, đều bị trói buộc bởi những tư tưởng lỗi thời. Với một nền tảng kinh tế và một hệ tư tưởng như thế, xã hội Việt Nam không thể tạo ra được một lực lượng xã hội đủ mạnh về chính trị và trình độ, có khả năng tập hợp lực lượng, tạo ra sự thay đổi có tính quyết định và cơ bản.

d. Cơ sở văn hoá giáo dục

Đặc điểm nổi bật của nền giáo dục Thái thời kỳ sơ khai là mối quan hệ hữu cơ với văn hoá Thái và với tiến trình lịch sử của vương quốc Xiêm. Do đó, có thể nói rằng cấu trúc và nội dung của nền giáo dục Thái Lan đã phát huy được những yếu tố truyền thống nội tại, trong khi vẫn tiếp thu những thành quả của khoa học và nghệ thuật bên ngoài.

Từ thời Ram Khamkaeng, đạo Phật đã trở thành động lực chủ yếu cho sự phát triển của xã hội: “Các chùa Phật giáo trở thành các trung tâm học thuật và văn hoá và nghệ thuật làm chủ các vấn đề – bhikkhus [Tì kheo] – được giảng dạy cho tất cả mọi người từ thành phố đến nông thôn” [13] .

Sự trị vì của Rama III (1824-1851) là sự tiếp diễn của quá trình xây dựng đã được bắt đầu bởi Rama I. Nhưng cũng là thời điểm người phương Tây có ảnh hưởng mạnh mẽ hơn ở Thái Lan. Đây là giai đoạn đánh dấu sự nở rộ của văn hoá truyền thống Thái đồng thời biến đổi những yếu tố truyền thống bằng việc tiếp thu các yếu tố phương Tây. Nhà vua Mongkut [Rama IV] đã có những cuộc trao đổi nghiêm túc về các giá trị của các tôn giáo khác với các nhà truyền giáo Tin lành và Cơ đốc giáo. Vua Mongkut nói thông thạo tiếng Anh, không xa lạ với khoa học phương Tây đặc biệt là thiên văn và vật lý. Được các nhà truyền giáo giảng dạy tiếng Anh và tri thức khoa học mới, vua Mongkut đã có một tư thế tự tin, cái nhìn phê phán đối với văn hoá bản địa. Theo ông, đạo Phật không chỉ là truyền thống của một dân tộc mà còn là một tôn giáo có tính phổ cập, có thể cạnh tranh với Cơ đốc giáo.

Với tư tưởng Nho giáo làm nền tảng, hệ thống giáo dục và thi cử dưới triều Nguyễn được xây dựng với mục đích đào tạo đội ngũ quan lại phục vụ cho triều đình. Mẫu người mà nền giáo dục khoa cử Nho giáo đề cao không phải là một chuyên gia mà là một quan lại, có khả năng đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của nhà nước, gắn quyền lợi của mình với vương triều và tuyệt đối trung thành với nhà vua. Vì thế, trong hệ thống giáo dục này, nghề chuyên môn không được khuyến khích đề cao. Nội dung giảng dạy chủ yếu là Tứ Thư và Ngũ Kinh, những tác phẩm kinh điển của Nho giáo Trung Quốc. Các kiến thức dạy và học vì thế thường mang tính phi thực tế, sáo mòn, rập khuôn. Sự bất cập của nền giáo dục Việt Nam bộc lộ trong nội dung giảng dạy (chỉ nhấn mạnh đạo lý thánh hiền, không quan tâm tìm hiểu thế giới khách quan, xa rời thực tê), trong mục tiêu giáo dục (đào tạo người phục vụ cho lợi ích thống trị của nhà Nguyễn), trong tài liệu phục vụ cho dạy và học (ít về chủng loại và số lượng), trong những quy chế ngặt nghèo phi lý của việc học và thi (quy định chữ viết, kiêng huý) [14] .

Trong các đề nghị của mình, các nhà canh tân Việt Nam từ Nguyễn Trường Tộ, Phạm Phú Thứ đến Đặng Huy Trứ đều chỉ ra sự bất cập, lỗi thời của nền giáo dục Việt Nam dưới thời Nguyễn và đề ra những biện pháp nhằm chấn chỉnh những yếu kém này. Khi bàn về tầm quan trọng của giáo dục, Nguyễn Trường Tộ nhấn mạnh “việc chỉnh đốn học thuật là cái gốc lớn của quốc gia” [15] , Đặng Huy Trứ thì nhấn mạnh tầm quan trọng của các ngành khoa học tự nhiên mà nền giáo dục Việt Nam không bao giờ đề cập đến: “Thiên văn, toán học ta đều chưa biết hết nên sao hiểu được cơ trời để sớm lo toan được cho dân… Trải qua việc mới biết tài học ta nông cạn. Văn chương có bao giờ chống nổi với gió bão” [16] . Mạnh mẽ và quyết liệt hơn, Nguyễn Trường Tộ đã phê phán lối học một đằng làm một nẻo “…lúc nhỏ thì học văn, từ, thơ, phú, lớn lên ra làm thì lại luật, lịch, binh, hình”, hoặc lối học không thực tế: “… học và dùng những gì mà mắt không trông thấy, chân không đặt đến” [17] .

Nói tóm lại, từ góc độ giáo dục có thể thấy sự khác biệt rất lớn giữa Việt Nam [và Xiêm]: một bên là nền giáo dục Nho giáo khuôn sáo, máy móc, bảo thủ và một bên là nền giáo dục Phật giáo kết hợp với Ấn Độ giáo cởi mở, dân chủ, thiết thực. Điều khác biệt thứ hai là yếu tố kết hợp cải cách giáo dục phải gắn liền với mở cửa, giao lưu, tiếp xúc với thế giới bên ngoài, với chuyên gia nước ngoài và cử người đi học ở nước ngoài. Nếu như Ở Xiêm, quá trình này được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục với quy mô và tốc độ ngày càng cao thì ở Việt Nam, điều này diễn ra ở mức độ rất hạn chế, hầu như không đáng kể.

III. Một số nhận xét về trào lưu cải cách ở Xiêm và Việt Nam

a. Về tiến trình và lực lượng cải cách

Để thực hiện cải cách thành công, các ông vua của triều đại Chakri đã chủ động thực hiện một chương trình cải cách từ từ, phù hợp với tình hình nội tại của đất nước và khu vực. Với tư cách là kết quả của một quá trình đổi mới kinh tế và chính trị kéo dài tới năm 1868, đời sống chính trị của Xiêm đã được cải thiện rõ rệt. Việc làm đầu tiên mở màn cho công cuộc cải cách của Chulalongkorn là vào năm 1873, khi ông tuyên bố bãi bỏ tục quỳ lạy vua, một biểu tượng thần phục truyền thống lâu đời. Điều này có ý nghĩa hai mặt: thần phục không có nghĩa là hạ mình và trong thực tế điều này còn chứng tỏ Xiêm đã cởi mở hơn trong tiếp thu các hình thức ngoại giao hiện đại của phương Tây.

Việc làm thứ hai của vua Chulalongkorn là thủ tiêu chế độ nô lệ. Đây là quyết định quan trọng và có tác động mạnh mẽ đến toàn xã hội và vì vậy gặp phải sự phản kháng mạnh mẽ nhất. Về vấn đề này, vua Chulalongkorn có quan điểm đề ra lộ trình thích hợp cho việc xoá bỏ chế độ dã man này, nhưng không thể thay đổi tất cả trong một đêm, bởi vì điều đó sẽ đem lại tình trạng nguy hiểm cho nô lệ[18] .

Một trong những thay đổi quan trọng nhất diễn ra cùng với sự cải cách là việc mở rộng sự kiểm soát của chính quyền trung ương đối với các tỉnh và các vùng xa trung tâm. Dựa theo mẫu hình Anh ở Ấn Độ và Miến Điện, Xiêm đã nhóm các tỉnh thành các monthon(giới/hạt) dưới sự kiểm soát của các uỷ viên hội đồng. Phần lớn những người này là anh em của nhà vua. Các chức vụ này đã được đặt ở Luang Phrabang, Chieng Mai, Phuket và Battambang vào những năm 1879. Sau đó, chức vụ này được mở rộng thêm ở Nong Khai, Champassak, Nakhon Ratchasima (Khorat) và Ubon và những năm 1880.

Nói tóm lại, cải cách ở Xiêm thế kỷ XIX là một quá trình được các ông vua từ Rama I đến Rama V thực hiện một cách chủ động, dần dần từng bước, có tính toán và có sự chuẩn bị cẩn thận. Trong quá trình đó, nhà nước đóng một vai trò quan trọng.

Nếu so sánh với công cuộc cải cách ở Xiêm, chúng ta thấy sự khác biệt căn bản giữa hai nước nằm ở chính bản thân những người đứng đầu đất nước mà cụ thể là các nhà vua của triều Chakri ở Xiêm và triều Nguyễn ở Việt Nam. Nếu các ông vua từ Rama I đến Rama V của Xiêm thực sự là những người khởi xướng công cuộc cải cách, có nhận thức đúng đắn về tình hình khu vực và quốc tế, luôn chủ động và có kế hoạch rõ ràng cho những chủ trương cải cách, thì các ông vua triều Nguyễn từ Gia Long đến Minh Mạng lại thể hiện sự bảo thủ, trì trệ, lúng túng, bị động, thiếu nhận thức đầy đủ về thời thế và không quyết tâm thực hiện cải cách đến cùng.

Xét từ yếu tố con người trong so sánh với Xiêm, có thể thấy tư tưởng cải cách ở Việt Nam chỉ do một số rất ít, một nhóm các quan lại, chí sĩ, do có tiếp xúc với thế giới bên ngoài, do có nhận thức cao hơn những người cùng thời khởi thảo, đề xướng. Những đề nghị đó trên thực tế mới chỉ là những biểu hiện của một xu hướng mới, nên không được những người đứng đầu triều Nguyễn cũng như đông đảo quần chúng chấp nhận và ủng hộ, không tạo thành một phong trào có tính rộng khắp.

Những đại diện tiêu biểu cho xu hướng cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỷ XIX bao gồm Nguyễn Trường Tộ, Đặng Huy Trứ, Phạm Phú Thứ, Bùi Viện, Nguyễn Lộ Trạch [19] . Điểm chung nhất trong các nhà cải cách Việt Nam giai đoạn này là họ đều là những người xuất thân trong các gia đình khoa bảng, thừa hưởng nền giáo dục Nho học và thuộc tầng lớp trên của xã hội. Nhờ có trình độ học vấn và đỗ đạt trong các kỳ thi, phần lớn họ vì thế đều nắm giữ một vị trí nhất định trong bộ máy quan lại của triều đình nhà Nguyễn. Ví dụ như Phạm Phú Thứ đỗ tiến sĩ năm 1843 và đã từng giữ chức Thượng thư Bộ Hộ. Bùi Viện từng được cử đi sứ hai lần sang Mỹ với mục đích cầu viện cứu nước nhưng không thành công. Cho dù có vị trí như thế nào trong bộ máy đó, tất cả họ đều thể hiện là những ông quan không ham danh vọng, có tâm huyết với vận mệnh của dân tộc, mong muốn đất nước cường thịnh bằng con đường canh tân đổi mới.

Điểm chung thứ hai của những nhà canh tân Việt Nam giai đoạn này là họ đều là những người trực tiếp hay gián tiếp, ít hay nhiều, có tiếp xúc với văn minh phương Tây, với thế giới bên ngoài. Mặc dù còn rất nhiều hạn chế, nhưng họ là những người thông qua giao lưu với thế giới bên ngoài, mới có những hiểu biết và có thể so sánh tình hình Việt Nam với khu vực và thế giới, phù hợp với thực tế khách quan.

Phần lớn các nhà cải cách đều bày tỏ sự lo ngại về tình hình đất nước, về thái độ bàng quan, thờ ơ, chậm trễ của triều đình. Theo họ, lẽ ra phải tiến hành ngay các biện pháp canh tân, chấn hưng đất nước, phải đề ra những chủ trương đối nội và đối ngoại phù hợp, chứ không thể chần chừ, chờ đợi lâu hơn nữa [20] . xuất phát từ nhận thức về thời thế, các nhà cải cách Việt Nam thế kỷ XIX đều nhằm vào các mục đích trước mắt và lâu dài cho một chương trình cải cách toàn diện. Mục đích cấp thiết trước mắt theo các nhà cải cách là tạo ra thế cân bằng cho đất nước đủ sức chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp, cứu dân tộc khỏi ách nô dịch. Không chỉ hạn chế bởi những mục đích ngắn hạn, trước mắt nhằm chống lại sự xâm lược của Pháp, các nhà cải cách còn nhìn nhận và đề ra mục đích lâu dài mà các kế hoạch này phải đạt được. Đó là đưa đất nước phát triển toàn diện về mọi mặt từ kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá và giáo dục, nhằm tiến kịp, thậm chí vượt các quốc gia trong khu vực và thế giới, bởi vì theo Đặng Huy Trứ “trong thiên hạ, không có cái nhục nào bằng cái nhục không được như người” [21] .

Trước mắt, các nhà cải cách đều thống nhất kế hoạch thực hiện một loạt các biện pháp tức thời mà trọng tâm là cải cách quân đội như học tập binh thư kết hợp với sử dụng, chế tạo vũ khí, tăng cường kỷ luật quân ngũ, có chế độ ưu đãi thích đáng cho quân đội, xây dựng lực lượng dân binh hùng hậu… Về lâu dài, theo các nhà canh tân, triều đình phải thực hiện công cuộc cải cách sâu sắc, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, ngoại giao, xã hội, văn hoá và giáo dục nhằm đưa đất nước phát triển hơn các nước đương thời. Mô hình mà Việt Nam phải hướng tới và xây dựng cho được theo Nguyễn Trường Tộ chính là nước Mỹ [22] .

Nói tóm lại, ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỷ XIX mới chỉ xuất hiện một xu hướng cải cách trong một số rất ít người thuộc tầng lớp nho sĩ và quan lại, chứ chưa tạo ra thành một phong trào hay làn sóng cải cách sâu rộng trong xã hội. Khác với ở Xiêm, trào lưu cải cách ở Việt Nam không được triều Nguyễn ủng hộ, thậm chí có sự mâu thuẫn trong tư tưởng của nhà cải cách. Ngoài ra, một đặc điểm căn bản khác của tư tưởng cải cách ở Việt Nam là các đề nghị cải cách thiên về ảnh hưởng bên ngoài, thiếu cơ sở vật chất để tiếp nhận từ bên trong, không đề cập tới quyền lợi của nông dân và còn mang nặng tư tưởng phong kiến [23] .

b. Về phản ứng với thế lực bên ngoài

Khi nghiên cứu về quan hệ quốc tế của Thái Lan, một nhà nghiên cứu Nhật Bản đi đến kết luận: Ngoại giao Thái Lan lặp đi lặp lại một mô thức: quan hệ quốc tế xung quanh Thái Lan căng thẳng – Thái Lan giữ thái độ trung lập để chọn bên đứng về phía chiếm ưu thế để kiếm lợi lớn nhất với sự hy sinh nhỏ nhất [24] . Mô hình ngoại giao này được các nhà nghiên cứu quốc tế gọi là ngoại giao lựa chọn. Đối với Thái Lan, sự lựa chọn xảy ra khi quan hệ quốc tế căng thẳng ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích và đồng thời tồn tại nhiều lực lượng thù địch với nước này. Trong trường hợp đó, Thái Lan thường bắt tay với cả hai phía đối địch, rồi xem xét tương quan lực lượng của hai bên, chọn phía có lợi cho nước mình để hợp tác. Cũng có khi Thái Lan bắt tay với một phía trong các bên thù địch nhau, rồi lại nhích lại gần với bên kia để kiềm chế bên mà mình đang bắt tay để kiếm lợi cho nước mình. Mục đích của sự lựa chọn này là kiếm lợi lớn nhất với sự hy sinh nhỏ nhất. Ngoại giao Thái Lan vì thế là ngoại giao thực dụng và mềm dẻo.

Tình hình nửa cuối thế kỷ XIX đã đặt vương quốc Xiêm trước những thách thức mới. Trước sự bành trướng của chủ nghĩa thực dân phương Tây, khu vực Đông Nam Á trở thành nơi diễn ra cuộc chiến tranh giành thuộc địa của hai nước Anh và Pháp. Vào khoảng năm 1800, Anh đã hoàn toàn chiếm được khu vực xung quanh Penang trên bán đảo Mã Lai. Đến năm 1886, Anh chiếm được toàn bộ Miến Điện. Như vậy, Anh đã tiến sát đến vùng biên giới phía nam và phía tây Thái Lan. Mặt khác, năm 1859, Pháp chiếm được Nam Việt Nam, biến vùng này thành thuộc địa. Đến năm 1863, Pháp đã chiếm được Campuchia, biến nước này thành đất bảo hộ. Công cuộc chinh phạt của Pháp ở Đông Dương đã hoàn thành vào năm 1885. Như vậy, chủ quyền của Thái Lan ở biên giới phía đông bị đe dọa nghiêm trọng.

Từ năm 1851, khi sự đe dọa của hai cường quốc đó bắt đầu tăng lên, thì Mongkut (1851-1868) lên ngôi vua. Mongkut tin rằng nếu không hợp tác với các nước Tây Âu thì Thái Lan sẽ bị chinh phục. Niềm tin của Mongkut được khẳng định bởi việc Trung Quốc bị thất bại trong cuộc chiến tranh thuốc phiện năm 1842. Ông cho rằng một nước mà Thái Lan đã kính phục trong nhiều thế kỷ về sức mạnh và uy tín như Trung Quốc đã không đương đầu nổi trước sức ép của Tây Âu thì Thái Lan cũng không thể duy trì được nền độc lập của mình. Vì thế, năm 1855, vua Mongkut đã quyết định ký hiệp ước thông thương hữu nghị Thái-Anh với thống đốc Hongkong lúc đó là Huân tước [Sir John] Bowring. Hiệp ước này đã đi vào lịch sử quan hệ ngoại thương của Xiêm với tên gọi là Hiệp ước Bowring. Theo quy định của những điều khoản ký kết, Xiêm chấp nhận quyền lãnh sự tài phán, thủ tiêu sự độc quyền của cả hoàng gia và tư nhân về hàng hoá, thương mại và quá cảnh và thiết lập một mức thuế “dũng cảm” là 3% đối với hàng nhập khẩu và 5% với hàng xuất khẩu[25] . Ngay cả thuế đất đối với các chủ người Anh cũng được định với giá thấp, ngăn không cho chính quyền nâng giá đất đối với chính người dân Thái. Sự cấm đoán xuất khẩu gạo trước đây cũng bị xoá bỏ. Chính phủ chỉ giữ lại những quy định cũ đối với những tô giới liên quan đến xuất nhập khẩu ma tuý là độc quyền của nhà nước.

Hiệp ước này đã mở đường cho Thái Lan ký các hiệp ước thông thương khác với một loạt cường quốc sau đó, cho nên nó được coi là mốc khởi đầu cho quá trình mở cửa của Thái Lan. Tuy nhiên, đây là hiệp ước bất bình đẳng thừa nhận đặc quyền kinh tế và quyền lãnh sự tài phán của người Anh, cho nên nguy cơ Thái Lan trở thành thuộc địa của Anh luôn rình rập nước này.

Sau khi ký hiệp ước với Anh, Thái Lan lại quay sang thân thiện với Pháp, là lực lượng thù địch của Anh để kiềm chế sức ép về chính trị và kinh tế ngày càng tăng của Anh. Do buộc được hai thế lực này phải đối phó với nhau, Thái Lan không trở thành thuộc địa và có thể duy trì được độc lập. Như vậy là đồng thời với việc mở cửa, ngoại giao lựa chọn của Thái Lan đã thu được kết quả lớn. Sự độc lập của Xiêm trong giai đoạn này chủ yếu nhờ vào sự thù địch, cạnh tranh của Anh và Pháp. Bên nào cũng lo ngại sự xâm lược của bên kia hoặc là sự vượt trội của đối phương. Bangkok đã biết tận dụng tình thế này và tạo ra điểm tựa cho sự cân bằng quyền lực. Điều chủ yếu mà Anh và Pháp có thể thống nhất được là đảm bảo sự độc lập của đồng bằng sông Chao Phraya năm 1896.

Điều đó có nghĩa là Xiêm khó có thể kiểm soát được bán đảo Mã Lai, các tỉnh đông nam giáp ranh với Campuchia và toàn bộ vùng đông bắc Thái Lan hiện nay. Bangkok đã có thể giữ được phần lớn lãnh thổ này chỉ vì kết hợp được các yếu tố may mắn, hiện đại hoá. đúng lúc và khả năng ngoại giao tài tình.

Trước mối đe dọa về chủ quyền từ hai cường quốc phương Tây vào những năm cuối của thế kỷ XIX, Xiêm đã buộc phải ký hoà ước năm 1907 đồng ý cắt một số vùng lãnh thổ ở Lào và Campuchia và một khoản tiền lớn cho Pháp. Cái giá phải trả cho Anh cũng đắt tương tự, khi Xiêm buộc phải trả lại 4 tỉnh Kedah, Perlis, Kelantan và Trengganu cho Anh. Những hiệp ước này đã phần nào làm giảm áp lực của các cường quốc đối với chủ quyền của Xiêm và đảm bảo sự an toàn biên giới lãnh thổ của một quốc gia được quốc tế thừa nhận.

Thái độ của Việt Nam đối với phương Tây ngược lại hoàn toàn những gì đã xảy ra ở Xiêm. Ngay từ năm 1847, khi thực dân Pháp lần đầu tiên nổ súng vào cửa biển Đà Nẵng, đánh chìm năm chiếc tàu của Việt Nam, đã cho thấy thái độ trịch thượng của những kẻ đi xâm lược và những thách thức mới mà Việt Nam phải đương đầu. Âm mưu xâm chiếm Việt Nam của Pháp đã rõ ràng, mặc dù mãi đến năm 1858, Pháp mới chính thức tiến hành cuộc chinh phạt của họ 11 năm là khoảng thời gian không ngắn giữa hai lần tấn công, của thực dân Pháp, nhưng điều ngạc nhiên là triều đình nhà Nguyễn không hề có sự chuẩn bị hoặc những đối sách cụ thể nào nhằm ngăn chặn âm mưu đó. Vì thực dân Pháp nhận thấy sự lúng túng, lo ngại, yếu kém, mâu thuẫn trong nội bộ triều đình, nên đã quyết định hành động một cách mạnh mẽ và dứt khoát hơn. Sau khi chiếm được ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, mà không có sự phản ứng đáng kể nào từ phía triều đình nhà Nguyễn, thực dân Pháp đã dần dần mở rộng sự chinh phạt ra các khu vực lân cận, xung quanh. Đứng trước nguy cơ mất nước và hành động xâm phạm trắng trợn chủ quyền của thực dân Pháp, ngay từ đầu, vua Gia Long [?] đã cảnh giác hơn trong quan hệ với Pháp, thực thi chính sách đóng cửa, bế quan toả cảng, hạn chế buôn bán, tiếp xúc với nước ngoài. Hành động này thể hiện năng lực hạn chế của triều đình trong việc phân tích tình hình thế giới và khu vực, khả năng phán đoán và đánh giá kẻ thù cũng như thái độ ứng xử bất cập trong quan hệ quốc tế.

Kế tục sự nghiệp của Gia Long, mặc dù là được coi là ông vua có trí tuệ hơn người, nhưng Minh Mạng vẫn tiếp tục đường lối đối ngoại đóng cửa mà cha ông để lại. Ngoài một số cải cách nhằm củng cố chính quyền phong kiến, Minh Mạng đã không có một sự thay đổi nào trong chính sách đối với phương Tây, mặc dù thời thế đã thay đổi. Không những không sử dụng, ông còn tìm cách vô hiệu hoá những người Pháp đã từng làm việc trong triều dưới thời Gia Long. Trước số lượng tàu buôn nước ngoài kéo đến xin mở cửa thông thương ngày một đông, Minh Mạng đã kiên quyết cự tuyệt chỉ vì sợ họ can thiệp vào công việc của triều đình. Sự kiện Trung Quốc bị thất bại trong chiến tranh Nha phiến với người Anh và các nước phương Tây đã làm cho nhà vua càng thêm lo sợ và xa lánh bọn người “man di” này. Mặc dù vào năm 1840, Minh Mạng có cử một số phái đoàn ra nước ngoài, nhưng đường lối đối ngoại của ông thì không hề thay đổi. Trên thực tế, những phái đoàn này được cử đi không phải nhằm mục đích thiết lập quan hệ ngoại giao, mở rộng giao thương, mà chủ yếu để tìm hiểu khả năng và kế hoạch của người phương Tây mà thôi. Đến thời Thiệu Trị và Tự Đức, chính sách đối ngoại của triều Nguyễn vẫn không hề thay đổi theo hướng cởi mở, mà thậm chí còn có chiều cứng nhắc hơn.

Xuất phát từ quan niệm cho rằng việc đặt quan hệ giao dịch, thương mại chính thức với các nước phương Tây có thể sẽ dẫn đến sự suy đồi về đạo đức, làm xói mòn những giá trị của tư tưởng Nho giáo, ảnh hưởng trực tiếp đến uy thế và quyền lực, sự tồn tại của triều đình, nên các ông vua triều Nguyễn đã bày tỏ thái độ cự tuyệt với xu hướng này. Ngoài ra, những hoạt động trắng trợn của các giáo sĩ thừa sai như xâm nhập bất hợp pháp lãnh thổ, hỗ trợ một số hoạt động chống đối triều đình của một số lực lượng xã hội trong quá trình truyền bá Thiên chúa giáo, nên triều đình nhà Nguyễn càng thận trọng, e dè và cảnh giác trong quan hệ với phương Tây. Thậm chí, vua Tự Đức còn ban hành các chỉ dụ cấm đạo, không cho các giáo sĩ hoạt động, gây ra sự căng thẳng trong quan hệ Việt-Pháp, tạo thành cái cớ để Pháp đẩy nhanh quá trình can thiệp vào Việt Nam.

Nói tóm lại, phản ứng của triều Nguyễn trước sự bành trướng về thương mại và quân sự của Pháp và các nước phương Tây là thụ động, lo sợ, nghi ngờ, thiếu tự tin và bất cập. Thay vì một mặt phải tìm hiểu, tiếp cận, nghiên cứu đối phương, mặt khác phải phát huy sức mạnh của bộ máy, động viên, tập hợp lực lượng, nhà Nguyễn đã tìm cách né tránh, hạn chế giao tiếp, thực hiện chủ trương bế quan toả cảng.

IV. Kết luận

Nói tóm lại, so sánh nguyên nhân thành công của công cuộc cải cách ở Xiêm và nguyên nhân thất bại của xu hướng canh tân đất nước ở Việt Nam thế kỷ XIX-đầu thế kỷ XX, chúng ta có thể rút ra một số kết luận sau đây.

Thứ nhất, công cuộc cải cách ở Xiêm và những đề nghị canh tân đất nước ở Việt Nam tuy diễn ra trong cùng một thời kỳ, khi mà chủ nghĩa thực dân phương Tây đang có nhu cầu và âm mưu mở rộng ảnh hưởng, tìm kiếm thị trường phục vụ cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, nhưng ở vào những thời điểm khác nhau. Nếu như ở Xiêm, nhà nước trung ương tập quyền đã được xây dựng và củng cố từ giữa thế kỷ XVIII thì quá trình này ở Việt Nam chỉ mới hoàn thành vào đầu thế kỷ XIX.

Thứ hai, những cơ sở chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, giáo dục của vương quốc Xiêm so với Việt Nam vào thế kỷ XIX có nhiều thuận lợi hơn cho việc hình thành, phát triển và thực hiện các chủ trương cải cách. Mặc dù cả Xiêm và Việt Nam đều là chế độ phong kiến trung ương tập quyền, nhưng so với Việt Nam, xã hội Xiêm là một xã hội thông nhất, cởi mở hơn. Tuy nền kinh tế của cả hai nước đều lấy canh tác nông nghiệp làm cơ sở phát triển, nhưng yếu tố hàng hoá, thị trường ở Xiêm phát triển mạnh hơn nhiều so với Việt Nam. Nói tóm lại, ở Xiêm, những tiền đề cho xu hướng cải cách được định hình và phát triển đầy đủ hơn so với ở Việt Nam.

Thứ ba, tầng lớp lãnh đạo tối cao, mà đại diện là các nhà vua Thái Lan và các quan chức cao cấp trong bộ máy hành chính, vừa là những người chủ xướng đưa ra ý tưởng, vừa là những người có quyền lực để thực thi những chủ trương đó. Tầng lớp này được đào tạo, bồi dưỡng một cách chủ động, phát huy được tính kế thừa, tiếp diễn, tạo thành một lực lượng và sức mạnh chủ đạo, vượt trội, có khả năng lãnh đạo cải cách đi đến thắng lợi, trong khi ở Việt Nam, lực lượng cải cách ít về số lượng, kém về chất lượng.

Thứ tư, trong quan hệ quốc tế, tầng lớp lãnh đạo Xiêm có nhận thức đúng đắn về tình hình khu vực và quốc tế, biết tận dụng một cách triệt để thời cơ, biết khai thác mâu thuẫn giữa các đối thủ, biết hy sinh những lợi ích trước mắt, phục vụ cho những mục tiêu lâu dài. Trên cơ sở đó, họ đã đề ra đường lối đối ngoại phù hợp, cởi mở, thực dụng./.

Tác giả, Tiến sĩ Phạm Quang Minh, công tại Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội.

Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số 6(81)/2006, tr. 29-40.

Hình: Vua Chulalongkorn và gia đình, ăn vận theo thời trang thời kỳ Victoria. Nguồn: Wikipedia.

—————-

[1]Phạm Nguyên Long, Nguyễn Tương Lai (chủ biên), Lịch sử Thái Lan, NXB KHXH, Hà Nội 1998, tr. 173-180, 195-199.

[2]H. Mouhot, Travels in the Central Parts of Indochina (Siam), Cambodia and Laos During the Years 1858, 1859 and 1860, London 1964, tr. 86-89.

[3]J. Bowring, The Kingdom and People of Siam with a Narrative of the Mission to that Country in 1855, Vol.1, London 1857, tr. 67-69.

[4]D. Steinberg, In Search, tr.112.

[5]M. Pallegoix, Description, Vol.1, tr.10.

[6]trong số 400.000 dân Bangkok những năm 1830, chỉ có 120.000 người Xiêm. Số người Hoa chiếm tới 200.000, tức là 1/2 dân số của thành phố. M. Pallegoix, sđd, tr. 60.

[7]Những vấn đề văn hoá xã hội thời Nguyễn, NXB KHXH, Hà Nội 1992, tr.118.

[8]Đại Nam thực lục Chính biên, T.28, NXB KHXH, Hà Nội 1973, tr. 224-225.

[9]Thành Thế Vỹ, Ngoại thương Việt Nam hồi thế kỷ XVII, XVIII và đầu XIX, NXB Sử học, Hà Nội 1961, tr. 134-135.

[10]A. Woodside, Vietnam and the Chinese Model, Harvard University Press 1988.

[11]Nguyễn Hồng Phong, Văn hoá chính trị Việt Nam Truyền thông và hiện đại, NXB VHTT, Hà Nội (?), tr. 135.

[12]Yoshiharu Tsuboi, Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa, Ban KHXH Thành uỷ Tp HCM 1990, tr. 210.

[13]Wapola Rahula, History of Buddhism in Ceylon: The Anuradhapura Period, 3rd Century BC-10th Century AC, Colombo 1956, tr. 161, 162-165, 292.

[14]Nguyễn Quốc Thắng, Khoa cử và giáo dục Việt Nam, NXB VHTT, Hà Nội 1994, tr.101-112.

[15]Trương Bá Cần, Nguyễn Trường Tộ Con người và di cảo, NXB Tp HCM 1988, tr. 277.

[16]Nhóm Trà Lĩnh, Đặng Huy Trứ – Con người và Tác phẩm, NXB Tp HCM, 1990, tr. 271.

[17]Trương Bá Cần, sđd, tr. 249.

[18]Chulalongkorn, The Great, The Centre for East Asian Cultural Studies, Tokyo 1965, tr. 52.

[19]Lê Thị Lan, Tư tưởng cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX, NXB KHXH, Hà Nội 2002.

[20]Nguyễn Văn Huyền, Nguyễn Lộ Trạch và di thảo, NXB KHXH, Hà Nội 1995, tr. 55.

[21]Nhóm Trà Lĩnh, sđd, tr. 438.

[22]Trương Bá Cần, sđd, tr. 137.

[23]Lê Thị Lan, sđd .

[24]Tanaka Tadaharu, Thái Lan là thế đó, tr. 118.

[25]Rebrikova N.V., Otrerki, tr. 149.


Nguồn: http://nghiencuuquocte.org/2015/09/14/cai-cach-xiem-viet-nam/

Đăng tải tại Archives, Articles | Thẻ , , , | Bình luận về bài viết này

Quá trình duy tân của Nhật Bản

Phạm Văn Tuấn

1. Nước Nhật và chính sách bế quan tỏa cảng

Thế kỷ 21 đã được gọi là Thế Kỷ Thái Bình Dương và các quốc gia ở chung quanh đại dương lớn nhất này đang đóng các vai trò rất quan trọng trong tương lai.

Tại vùng phía bắc Thái Bình Dương, phần đất Alaska của Bắc Mỹ tiếp gần với phần đất Yakutsk của miền Tây Bá Lợi Á, thuộc nước Nga. Về phía tây nam của Thái Bình Dương là các hải đảo chạy gần như song song với lục địa châu Á, đó là các đảo Aleutian, Kurile, quần đảo Nhật Bản, quần đảo Phi Luật Tân…

Vào thế kỷ 16 và 17, ba cường quốc đã thiết lập buôn bán với Nhật Bản là Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Hòa Lan. Người Bồ và người Hòa Lan đã tới Nhật Bản qua mỏm cực nam của châu Phi, còn người Tây Ban Nha tới từ thuộc địa của họ là Mễ Tây Cơ. Các người này bị người Nhật gọi là bọn “nam man” hay những kẻ man rợ của phương Nam, vì họ thường từ phía nam đi tới Nhật Bản.

Sang thế kỷ thứ 18 và 19, có thêm ba quốc gia nữa tìm cách buôn bán với Nhật Bản là nước Nga, nước Anh và Hoa Kỳ nhưng vào thời kỳ này, Nhật Bản đã áp dụng chính sách “bế quan tỏa cảng”, cấm đoán mọi giao dịch thương mại với các người nước ngoài, ngoại trừ với người Hòa Lan sinh sống tại Nagasaki. Vì thế, các người nước ngoài muốn làm thay đổi chính sách kinh tế kể trên không phải là một việc dễ dàng.

Quốc gia đầu tiên muốn gõ cửa Nhật Bản là nước Nga. Vào đầu thế kỷ 18, Đại Đế Peter (1672-1725) là Sa Hoàng có rất nhiều quyền lực và tham vọng, đã quyết định mở mang miền Siberia . Đây là một vùng đất bao la, rất giàu tài nguyên nhưng khí hậu rất khắc nghiệt. Vào thời đại của Sa Hoàng Peter, di chuyển hàng hóa qua miền Siberia chỉ trông cậy vào các con chó chạy trên những cánh đồng tuyết phủ mênh mông, còn dùng đường biển đi từ một hải cảng trên biển Baltic tới hải cảng Okhotsk tại Siberia phải mất hơn một năm. Hơn nữa, các hải cảng thuộc miền đông lại đóng băng 10 tháng trong một năm và chỉ dùng được trong 2 tháng 8 và 9. Việc chuyên chở tài nguyên Siberia là quặng mỏ và sản phẩm rừng, chỉ trông cậy vào các con tầu biển chở nặng và các hải trình dài đòi hỏi tới các hải cảng thân hữu để các con tầu này cập bến lấy đồ ăn và nước uống. Ngoài ra, các con tầu Nga đi tới Siberia còn cần một nơi chờ đợi cho băng tuyết tan đi. Một hải cảng của Nhật Bản đúng là một nơi lý tưởng. Với ý định như thế, Đại Đế Peter ra lệnh cho các học giả học tiếng Nhật qua các sách của người Hòa Lan và cho tầu thuyền thám hiểm các hòn đảo Kuril nằm giữa nước Nga và nước Nhật. Nhưng Đại Đế Peter đã chết trước khi có các tiếp xúc chính thức giữa hai nước.

Tới cuối thế kỷ 18, nước Nga lại có một nhà vua nhiều quyền lực là Nữ Hoàng Catherine (1729-96). Bà vua này cố gắng nối tiếp các liên lạc chính thức với Nhật Bản nên vào năm 1792, một phái đoàn Nga đã tới hải cảng Nemuro thuộc hòn đảo phía bắc Hokkaido. Để có được tình cảm tốt đẹp, phái đoàn này còn đưa về Nhật Bản các người Nhật bị đắm tầu và được đối xử tử tế tại đất Nga. Phái đoàn Nga xin phép tới Edo là kinh đô của Nhật Bản thời đó để thương lượng việc buôn bán nhưng đã bị từ chối. Tới năm 1804, một phái đoàn Nga khác cũng tới hải cảng Nagasaki và cũng bị chính quyền Shogun (将軍 Tướng Quân) cự tuyệt.

Sự việc hai lần khước từ buôn bán với nước Nga đã khiến cho tại Edo, những người có trách nhiệm quốc gia phải quan tâm. Hokkaido là một hòn đảo thưa dân, ở phía bắc, rất cần được phát triển để mang lại thực phẩm cho các hòn đảo tại phía nam. Sự liên lạc với nước Nga có thể giúp ích cho việc phát triển này. Nếu phái đoàn Nga kiên nhẫn hơn, nán ở lại Nhật Bản lâu hơn thì việc thương lượng có thể có kết quả. Tuy nhiên, vị đại sứ Nga không kiên nhẫn, đã tự ý ra lệnh cho một tầu chiến tấn công một vùng biển của đảo Hokkaido. Việc dùng võ lực này đã khiến cho chính quyền Shogun quyết định tăng cường võ trang để bảo vệ Nhật Bản và càng cấm cản người nước ngoài.

Năm sau, 1808, một tầu chiến Anh chạy vào hải cảng Nagasaki và thuyền trưởng của con tầu đã bắt buộc vị tổng trấn thành phố phải cung cấp các đồ ăn và nước uống cần thiết. Nhiều tầu Anh khác cũng làm như vậy và vào năm 1824, đã có các cuộc chiến giữa các thủy thủ người Anh và một số người Nhật Bản.

Tất cả các biến cố kể trên phối hợp lại đã khiến cho chính quyền Shogun ban ra một sắc luật mới vào năm 1825, ra lệnh bắn phá tất cả các tầu thuyền ngoại quốc tới gần các bờ biển Nhật Bản và giết hay bắt tất cả các thủy thủ xa lạ. Các chính quyền địa phương Nhật được lệnh toàn quyền thi hành sắc lệnh này mà không cần hỏi về kinh đô Edo. Trước kia, các tầu biển nước ngoài nếu thiếu nước uống và đồ ăn thực sự, có thể ghé các hải cảng Nhật Bản trong một thời gian thật ngắn, nhưng sau khi sắc luật kể trên được ban hành thì mọi tầu bè ngoại quốc đều bị từ chối dứt khoát. Hành động cứng dắn của chính quyền Shogun kể trên lại càng làm cho chính quyền này bất lực về sau.

Cũng vào khoảng thời gian này, tại Trung Hoa, các thương nhân người Anh đã bán thuốc phiện trồng tại Ấn Độ cho các dân ghiền người Hoa. Vì thế Hoàng Đế Trung Hoa đã ra lệnh việc bán thuốc phiện phải bị chấm dứt và tại một hải cảng miền Quảng Đông, một số lớn thuốc phiện của người Anh bị tịch thu và đốt bỏ. Nước Anh vì vậy đòi nước Trung Hoa bồi thường và khi bị từ chối, các tầu chiến Anh đã bắn phá bờ biển Trung Hoa. Đó là cuộc “Chiến Tranh Nha Phiến”. Lực lượng Trung Hoa không thể chống lại hạm đội Anh nên một số hải cảng Quảng Đông, hải cảng Thượng Hải và thành phố Nam Kinh bị chiếm đóng. Hiệp Ước Nam Kinh ký năm 1842 nhường cho nước Anh hòn đảo Hồng Kông gần Quảng Đông và đặc quyền cho phép người Anh buôn bán tại 5 hải cảng Trung Hoa.

Tại châu Á, Trung Hoa từ xưa vẫn được coi là một nước lớn, hùng mạnh nhất mà không thể chống cự nổi hạm đội Anh, điều này đã làm cho Nhật Bản phải suy nghĩ. Một số lãnh chúa Nhật đã khuyến cáo chính phủ nên giao thương ngay với các nước Tây Phương để có cơ hội mua võ khí ngõ hầu bảo vệ Nhật Bản. Tuy nhiên chính quyền Shogun vẫn cương quyết bế quan tỏa cảng, nhưng việc học hỏi Tây Phương có thể được làm ngơ để người Nhật biết cách chế tạo ra các võ khí mới.

2. Đô Đốc Perry tới nước Nhật

Sau nước Nga và nước Anh, Hoa Kỳ là quốc gia thứ ba đòi hỏi Nhật Bản phải mở hải cảng, giao thương với các nước ngoài. Vào thập niên 1840, Hoa Kỳ đã quan tâm tới Thái Bình Dương. Năm 1846, nước Anh công nhận quyền lợi của Hoa Kỳ tại miền đất Oregon và hai năm sau đó, Tây Ban Nha chịu nhường thuộc địa là miền California sau cuộc chiến tranh Mễ Tây Cơ. Năm 1849, cuộc khám phá ra vàng tại California đã tạo nên cuộc săn vàng sôi nổi tại miền tây Hoa Kỳ. Đã có một dự định xây dựng một đường xe lửa xuyên qua lục địa Bắc Mỹ và một dự án về tầu thủy băng qua Thái Bình Dương để tới Trung Hoa. Các quốc gia chính của châu Âu đang hướng về thị trường hàng triệu người tiêu thụ của châu Á để bán ra các sản phẩm dư thừa của họ, tạo nên bởi các phương pháp sản xuất của cuộc cách mạng kỹ nghệ. Hoa Kỳ cũng muốn chia phần trong việc tìm kiếm thị trường quốc tế. Ngoài ra vùng biển bắc Thái Bình Dương là nơi rất tốt để săn cá voi và đã có hơn 500 người Mỹ hành nghề tại vùng biển này. Những lý do kể trên khiến cho Hoa Kỳ hướng về châu Á.

Nhật Bản là miền đất nằm trên đường đi từ California tới Trung Hoa. Một thập niên về trước, nước Anh đã dễ dàng ép buộc Trung Hoa phải mở cửa để cho người nước ngoài vào buôn bán nên vào lúc này, Hoa Kỳ cũng muốn làm áp lực với Nhật Bản vì người Nga đang có các toan tính về thị trường Nhật. Vì thế, Hoa Kỳ phái một đoàn tầu chiến tới kinh đô Edo. Cầm đầu hạm đội Hoa Kỳ là Đô Đốc Matthew Calbraith Perry (1794-1858).

Đô Đốc Perry thuộc một gia đình hải quân truyền thống. Anh của ông là Oliver Hazard Perry là một vị anh hùng trong trận chiến Hồ Erie của cuộc chiến 1812. Còn chính Perry, ông đã chỉ huy lực lượng hải quân Mỹ lớn nhất thời đó trong cuộc chiến tranh Mễ Tây Cơ và đã thắng lợi trong cuộc tấn công hải cảng Veracruz. Ông cũng là một nhà ngoại giao trong các cuộc thương thảo tại Canada, Naples và Nigeria. Đô Đốc Perry luôn luôn bênh vực quan điểm là Hải Quân Mỹ nên dùng tầu thủy chạy bằng hơi nước để thay thế loại tầu biển dùng buồn, vì vậy trong hạm đội của ông đi tới Nhật Bản đã có hai tầu thủy. Ngoài ra, đặc tính thích hợp nhất của ông trong việc thương lượng với Nhật Bản là tính kiên nhẫn.

Mùa thu năm 1852, Đô Đốc Perry rời hải cảng Annapolis để đi Nhật Bản, có Tổng Thống Hoa Kỳ Millard Fillmore tới tận nơi từ biệt. Đây là vị đô đốc thứ tư của Hoa Kỳ được gửi đi Nhật Bản kể từ năm 1845, vì các lần trước đều thất bại. Vào ngày thứ Sáu, mồng 8 tháng 7 năm 1853, hạm đội của Đô Đốc Perry tiến vào vịnh Edo (nay là vịnh Tokyo) trước các con mắt rất ngạc nhiên và thán phục của người Nhật Bản vì họ chưa từng được trông thấy hai chiếc tầu thủy chạy ngược gió. Hạm đội này đã bỏ neo tại thành phố Uraga, trên bờ phía tây của vịnh Edo.

Sự xuất hiện quá nhanh và bất ngờ của hạm đội Mỹ đã khiến cho chính quyền Shogun không biết cách phản ứng, vì vậy cách hay nhất của họ là trì hoãn việc đối phó, trong khi đó dân chúng Nhật đã kéo tới Uraga để nhìn thấy rõ các con tầu chiến Hoa Kỳ. Vào thời đó, các tầu thuyền của Nhật Bản còn làm bằng gỗ, thô sơ, không sơn phết, trong khi chiến hạm Mỹ được đóng theo kỹ thuật mới và sơn màu đen.

Lúc cập bến cảng Nhật Bản, Đô Đốc Perry đã từ chối gặp các nhân viên cấp dưới và sau một buổi lễ long trọng, đã trao bức thư của Tổng Thống Fillmore cho một hoàng tử Nhật để chuyển về cho Thiên Hoàng. Bức thư này đã nhã nhặn đòi hỏi ba điều: việc thương mại trên căn bản thử nghiệm, việc đối xử nhân đạo đối với các thủy thủ Mỹ gặp nạn và việc bán than đá cho các tầu thủy Hoa Kỳ. Chính quyền Shogun lúc đó đã không trả lời ngay mà yêu cầu hạm đội Mỹ ra đi vì bức thư đã được chấp nhận. Đô Đốc Perry hẹn sẽ trở lại sau một năm với một hạm đội hùng mạnh hơn. Shogun sau đó đã hội họp với các lãnh chúa để hỏi ý kiến và tìm ra giải pháp. Lòng ái quốc, lòng hãnh diện quốc gia và chính sách bế quan tỏa cảng đã không cho phép họ chấp nhận các điều yêu cầu của Hoa Kỳ. Nhưng vũ khí hùng mạnh của hạm đội Mỹ lại có thể gây nên những rắc rối giống như người Anh đã làm tại Trung Hoa.

Ngày 11 tháng 2 năm 1854, Đô Đốc Perry trở lại vịnh Edo, lần này với 8 tầu chiến. 5 ủy viên của chính quyền Shogun đã họp với Đô Đốc Perry tại một làng thuộc tỉnh Yokohama và cuối cùng, vào ngày 31 tháng 3, họ đã ký với nhau thỏa ước Kanagawa, chấp thuận đối xử tử tế với các thủy thủ bị đắm tầu người Hoa Kỳ, cho phép các tầu biển Hoa Kỳ được cặp bến tại hải cảng Shimoda, nằm 100 dặm về phía nam của Edo, tại hải cảng Hokodate thuộc hòn đảo Hokkaido, và cũng chấp nhận trụ sở của một viên lãnh sự Hoa Kỳ tại Shimoda để sau này dàn xếp việc thương mại. Việc phê chuẩn thỏa ước được phía Hoa Kỳ làm ngay, nhưng phía Nhật Bản đã để mất nhiều thời giờ hơn. Bắt chước Hoa Kỳ, các nước Anh, Hòa Lan và Nga cũng đòi hỏi các nhượng bộ tương tự và Nhật Bản không còn cách nào khác hơn là chấp nhận.

Tháng 8 năm 1856, viên lãnh sự Hoa Kỳ đầu tiên tên là Towsend Harris tới nhận nhiệm sở tại hải cảng Shimoda. Vị này đòi hỏi Nhật Bản không những mở hải cảng để giúp các tầu biển cần tiếp liệu mà còn phải thi hành việc thương mại toàn diện. Vào thời này, nhiều người Nhật đã thấy rằng thỏa ước bất công, có tính một chiều bởi vì Nhật Bản không thể buôn bán tại Hoa Kỳ, song Nhật Bản quá yếu, không làm sao ngăn cản được áp lực ngoại quốc và đã đến lúc phải chấm dứt chế độ Shogun Tokugawa (Tướng Quân) đã nắm quyền lực hai thế kỷ rưỡi. Các lãnh chúa đã bàn tính tới việc phục hồi quyền lực cho Thiên Hoàng. Kyoto do đó đã trở nên một trung tâm chính trị sôi động. Một khẩu hiệu phổ biến vào thời kỳ đó là “Tôn vinh Thiên Hoàng, đánh đuổi các kẻ man rợ “. Một số lãnh chúa thế lực đã mời Thiên Hoàng và các nhà quý tộc tham dự vào các buổi bàn thảo về chính sách quốc gia, một việc làm đầu tiên trong nhiều thế kỷ.

Trong một cố gắng để làm yên lòng phe đối lập đối với các đòi hỏi thương mại mới, Shogun Tokugawa đã mang thỏa ước để xin Thiên Hoàng chấp thuận. Vào các thập niên trước, tất nhiên Thiên Hoàng phải đồng ý nhưng lần này, Thiên Hoàng đã bác bỏ. Một lý do là vì hải cảng phải mở cửa là Osaka, quá gần với Kyoto. Thiên Hoàng lại khuyến cáo chính quyền Shogun phải quan tâm đến các ý kiến của các lãnh chúa mạnh thế.

Tháng 8 năm 1858, Shogun thứ 13 tên là Iesada qua đời. Hội Đồng Niên Lão đã chỉ định một Đại Thần có quyền hành động như một nhà độc tài để phục hồi quyền hành trung ương. Vị này phải đủ mạnh để bắt giữ các lãnh chúa đối lập, chọn ra một Shogun mới và ký thỏa ước với Hoa Kỳ. Vào lúc này, các nước Anh, Hòa Lan, Nga và Pháp cũng đòi hỏi các thỏa ước tương tự, khiến cho sự bất mãn càng gia tăng nhất là khi nhiều người ngoại quốc bắt đầu tới Nhật Bản.

Năm 1860, vị Đại Thần bị ám sát chết. Lúc này, một số võ sĩ Samurai Nhật đã đốt nhà của nhiều người ngoại quốc và giết chết một số người khác. Tầu chiến các nước phương Tây liền trả thù lại bằng cách bắn phá các hải cảng Nhật. Chính quyền Shogun càng ngày càng trở nên bất lực, không kiểm soát nổi tình thế. Có hai thành phố đã mua lậu võ khí tây phương là Satsuma ở phía nam của đảo Kyushu, và Choshu ở phía tây của đảo lớn Honshu. Họ đã tổ chức được 2 đội quân gồm các samurai trẻ, có khả năng. Những người ngày thấy rằng cần phải thiết lập nên một chính phủ mới dưới quyền của Thiên Hoàng và hủy bỏ chế độ Shogun (Tướng Quân). Một trong các samurai trẻ kể trên sau này trở nên một chính khách lỗi lạc của nước Nhật, đó là Ito Hirobumi, sinh năm 1841 trong một gia đình võ sĩ đạo thuộc miền Choshu.

Ito Hirobumi cho rằng cách hay nhất để học hỏi Tây Phương là đi qua phương Tây. Với đạo luật bế quan, ra khỏi nước Nhật có thể bị khép tội tử hình. Nhưng Ito, 22 tuổi, và 4 người trẻ khác đã trốn lậu trên một con tầu biển hướng tới Thượng Hải, đó là vào năm 1863. Tới Thượng Hải, Ito xin làm thuyền viên trên một con tầu khác để đi tới London, nước Anh.

Năm 1864, lãnh chúa tỉnh Choshu đã ra lệnh cho các đại pháo trên bờ bắn vào các con tầu ngoại quốc chạy vô các eo biển hẹp giữa hai đảo Honshu và Kyushu. Kết quả là các đại pháo này đã bị các tầu biển tây phương tiêu diệt dễ dàng. Rồi tỉnh Satsuma cũng gặp các kinh nghiệm tương tự. Điều chứng minh rõ ràng này đã khiến cho người Nhật Bản nhận biết sự cần thiết phải xử dụng võ khí và học hỏi kỹ thuật chiến tranh của Tây Phương. Ito Hirobumi được phái tới Nagasaki để lo việc nhập cảng võ khí của nước Anh.

Tháng 9 năm 1866, vị Shogun thứ 14 chết sau 8 năm cầm quyền. Kế tiếp là Shogun thứ 15 và cũng là Tướng quân cuối cùng của giòng họ Tokugawa. Năm 1867, Thiên Hoàng qua đời, kế vị là một hoàng tử 14 tuổi tên là Mutsuhito.

Ngày 3 tháng 1 năm 1868, các đội quân của hai tỉnh Satsuma và Choshu đã chiếm Hoàng Cung Kyoto. Những người lãnh đạo cuộc nổi dậy đã triệu tập một hội đồng hoàng tộc để điều khiển đất nước và hội đồng này gồm những người không muốn tiếp tục chế độ Shogun. Từ tháng 4 năm 1868, Shogun trở thành một trong các lãnh chúa và quyền lực của giòng họ Tokugawa bị chấm dứt sau hai thế kỷ rưỡi.

Hội đồng cai trị Nhật Bản đã tuyên bố rằng Thiên Hoàng cần được phục hồi quyền lực cũ. Vị Vua của triều đại mới này là “Thiên Hoàng Minh Trị“, người đã mở ra một trang sử rực rỡ cho nước Nhật.

3. Xóa bỏ thể chế cũQua đầu thế kỷ 19, người Anh đã thay thế người Bồ Đào Nha và người Hòa Lan làm chủ về thương mại tại các vùng biển châu Á và những nguồn lợi buôn bán của người Anh cũng bắt đầu phát triển rầm rộ tại Trung Hoa. Trong khi đó Hoa Kỳ lại chú ý hơn tới Nhật Bản.

Sau khi Đô Đốc Perry đã bắt Nhật Bản phải mở cửa, hai hải cảng của Nhật được dành cho Hoa Kỳ là Shimoda ở cuối bán đảo gần Edo, nơi có tòa lãnh sự Hoa Kỳ, và Hakodate, trên đảo phía bắc Hokkaido.

Năm 1858, Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ đầu tiên là Towsend Harris đã ép Nhật Bản ký một thỏa ước thương mại toàn phần, có hiệu lực từ năm 1860. Nhật Bản cũng phải ký các thỏa ước bất công với người Anh, người Hòa Lan, người Pháp, người Nga và hải cảng Nagasaki phải mở cửa cho tầu thuyền Nga cập bến. Sau đó vào năm 1866 còn có thỏa ước về thuế 5 phần trăm đánh trên hàng hóa nhập cảng vào Nhật Bản. Các thương gia nước ngoài rất chú ý tới hai thành phố mới phát triển là Yokohama, rất gần kinh đô Edo, và Kobe ở phía bờ kia vịnh, đối với Osaka. Binh lính Anh và Pháp cũng đi theo các thương nhân để bảo vệ các cơ sở thương mại và nhân viên khỏi sự đe dọa của các hiệp sĩ Samurai.

Chính sách bế quan tỏa cảng sụp đổ, làm cho nước Nhật rơi vào tình trạng hỗn loạn. Sự chênh lệch giá vàng tại Nhật Bản so với nước ngoài đã làm cho vàng của Nhật Bản ra đi khỏi nước. Kỹ nghệ dệt cổ truyền cũng bị hàng dệt làm bằng máy móc từ bên ngoài cạnh tranh và phải ngưng trệ. Chính phủ Edo không còn khả năng bảo vệ Nhật Bản, đành phải ký kết nhiều thỏa ước và cúi đầu trước các người Tây Phương. Nước Nhật đang rơi vào con đường bán thuộc địa như Trung Hoa.

Lòng bất mãn và tình trạng xáo trộn tràn lan khắp nước Nhật. Các hiệp sĩ Samurai bất tuân lệnh, tự nhận là “Samurai không chủ”, đã tấn công các người Tây phương, giết chết viên thư ký của Lãnh Sự Hoa Kỳ Harris vào năm 1859 và đốt tòa nhà Lãnh Sự Anh tại Edo vào năm 1863. Ii Naosuke, lãnh chúa chủ trương hòa hoãn với Tây Phương, đã bị các hiệp sĩ Samurai thuộc miền Mito phục kích và giết chết bên ngoài cổng lâu đài tại Edo năm 1860. Quyền cai trị của Edo bị phân hóa.

Bên ngoài, hạm đội Anh bắn phá thủ phủ Kagoshima của miền Satsuma vào năm 1863 để trả thù cho việc một người Anh bị ám sát gần Yokohama năm trước. Vào năm 1864, hạm đội quân các nước đã phá hủy các pháo đài của miền Choshu gần Shimonoseki khi các nơi này đã bắn vào các tầu thuyền nước ngoài.

Với nền tài chính quốc gia bị tê liệt, dân chúng Nhật Bản ngơ ngác theo dõi tình hình chính trị trong nước một cách thụ động trong khi đó, một số võ sĩ trẻ Samurai thuộc miền Tây Nhật Bản đã hợp tác với một nhóm quý tộc chưa từng có kinh nghiệm về chính trị, tìm cách kiểm soát chính quyền trung ương, lật đổ chế độ Tướng Quân. Tháng 4 năm 1868, một hội đồng hoàng gia được thành lập, đã ra một tuyên ngôn gọi là “Hiến Chương Tuyên Thệ” (Charter Oath) hay “Năm Điều Tuyên Thệ” (Five Articles Oath). Các nhà lãnh đạo mới đã nhờ Thiên Hoàng công bố Tuyên Ngôn vào ngày 8 tháng 4 năm 1868 theo đó Tất cả các hủ tục của quá khứ cần phải loại bỏ, nhiều cơ hội được mở ra cho mọi người một cách công bằng, và sự hiểu biết phải được tìm kiếm ở khắp nơi trên Thế Giới.

Dưới danh nghĩa đoàn kết chung quanh Thiên Hoàng, những nhà lãnh đạo mới đã không làm sống lại cơ chế cổ xưa hay các chức tước đã có từ trước, mà cố gắng học hỏi ở các nước phương Tây tiến bộ hơn. Họ đã hủy bỏ kiến trúc phong kiến của xã hội Tokugawa mà theo học các định chế Tây Phương, với loại chính quyền tập trung. Châm ngôn của họ là “Phú Quốc, Cường Binh”, hay một quốc gia giàu có và một quân đội hùng mạnh.

Sau cuộc lật đổ chế độ Tướng quân, các chức vị cao nhất được giao cho những nhà quý tộc danh tiếng và các lãnh chúa đã cộng tác vào cuộc lật đổ chế độ cũ, nhưng thật ra, những vị này chỉ đứng tượng trưng còn những người lãnh đạo thực sự của nước Nhật vào giai đoạn này là các hiệp sĩ Samurai và các nhà quý tộc trẻ trung. Cầm đầu nhóm là nhà quý tộc Iwakura Tomomi, 43 tuổi, là người cao niên nhất, hoạt động cho đến khi qua đời vào năm 1883. Sau đó là các hiệp sĩ Samurai xuất sắc như Kido Takayoshi của miền Choshu, Okubo Toshimichi và Saigo Takamori của miền Satsuma. Những nhân vật này nắm giữ các chức vụ như thứ trưởng, ủy viên (councilors). Theo truyền thống cổ của Nhật Bản, việc lãnh đạo được chỉ huy tập thể, các quyết định quan trọng được bàn thảo và cùng đồng ý. Không một ai trong nhóm tìm cách nắm quyền một cách độc tài, giống như sau các cuộc cách mạng xẩy ra tại các quốc gia khác.

Các nhà lãnh đạo mới đã thuyết phục được các lãnh chúa của các miền Choshu, Satsuma, Tosa và Hizen, tức là những người có công đầu, hoàn trả lại địa phận của họ cho Thiên Hoàng vào ngày 5 tháng 3 năm 1869. Các lãnh chúa khác cũng tự nguyện hoặc bị bắt buộc làm theo, để rồi vào ngày 29 tháng 8 năm 1871, chính quyền mới tuyên bố hủy bỏ hoàn toàn các lãnh địa, tất cả đất đai tập trung vào một chính quyền trung ương, chỉ định các thống đốc và bồi thường cho các lãnh chúa bằng các công phiếu chỉ có giá trị nếu chính quyền mới tồn tại. Các lãnh chúa cũ đành phải chấp nhận, dùng công phiếu như một nguồn vốn ngân hàng và họ biến dần thành một số nhà kinh doanh giàu có. Giai cấp lãnh chúa bị xóa bỏ, cũng kéo theo giai cấp võ tướng là các hiệp sĩ Samurai. Năm 1876, các Samurai bị từ chối đặc quyền đeo kiếm, tức là biểu hiệu của một giai cấp ân sủng.

Thành phố Edo từ lâu đã là cung thành của giòng họ Tokugawa, là thủ đô chính trị thực sự của Nhật Bản trong nhiều thập kỷ, nay cũng là bản doanh của chính quyền mới. Mùa thu năm 1868, Edo được đổi tên thành Tokyo hay “Đông Kinh” tức là thủ đô phía đông, và Thiên Hoàng cùng triều đình rời về Tokyo vào mùa xuân năm 1869. Vào lúc này, các nhà cầm quyền mới chỉ có trong tay một chính sách là biểu tượng đoàn kết chính trị chung quanh Thiên Hoàng và xây dựng đất nước bằng danh nghĩa này, mặc dù vào lúc đó, Thiên Hoàng mới chỉ là một hoàng tử 14 tuổi. Năm 1868, niên hiệu của Thiên Hoàng được gọi là “Minh Trị” (Meiji) và nhà Vua này đã ngự trị Nhật Bản cho đến khi qua đời vào năm 1912.

4. Cải tiến theo Tây Phương

Trong vòng 10 năm, chính quyền mới của Nhật Bản đã xóa bỏ được hoàn toàn cơ chế chính trị và xã hội của thể chế Tướng Quân (Shogun), kiểm soát được đất nước, để rồi làm phát triển các định chế chính trị mới, một hệ thống kinh tế mới, một trật tự xã hội mới, cùng với một lực lượng quân sự mới, làm nòng cốt cho việc bành trướng đế quốc sau này.

Các nhà lãnh đạo mới với óc thực tế, đã học hỏi từng phần về các tổ chức chính trị tây phương, cẩn thận thử áp dụng chúng vào xã hội Nhật Bản. Bộ Kinh Tế trở nên nòng cốt của chính quyền vì bộ này quyết định về cách xử dụng các ngân khoản. Hệ thống Ngân Hàng được đặt ra, lúc đầu theo tiêu chuẩn phân quyền như tại Hoa Kỳ, nhưng sau lại theo cách tập quyền của nước Bỉ. Năm 1871, đồng Yen được ấn định là đơn vị tiền tệ thống nhất. Các hệ thống Thuế Vụ cũng được đặt ra vào năm 1873. Thông Tin và Kỹ Nghệ là hai ngành quan trọng. Đường dây điện tín được kéo dài khắp nước và hệ thống Bưu Điện được thiết lập vào năm 1871. Năm sau, có đường xe lửa nối dài thủ đô Tokyo và hải cảng Yokohama cách đó 19 dậm. Chính quyền mới cũng cho xây dựng các kỹ nghệ “kiểu mẫu” tại nhiều nơi, khai thác hầm mỏ, lập ra các xưởng vũ khí để không phải mua của nước ngoài. Kỹ nghệ đóng tầu cũng được bắt đầu với tầm cỡ nhỏ đồng thời với các kỹ nghệ se sợi và dệt lụa, kỹ nghệ làm gạch ngói và làm thủy tinh. Một số kỹ nghệ nhẹ khác cũng bắt đầu hoạt động.

Các thập niên đầu của thời kỳ Minh Trị là thời gian học hỏi Tây Phương, giống như ngàn năm về trước, người Nhật Bản đã học hỏi Văn Hóa và Văn Minh Trung Hoa, nhưng lần này, tiến trình học tập nhanh hơn và có hệ thống hơn. Vài nhà lãnh đạo của chính quyền mới đã từng đi nước ngoài trước năm 1868, nay cũng ra khỏi nước để quan sát và học tập. Từ năm 1871 tới năm 1873, chính lãnh tụ Iwakura đã dẫn một phái đoàn gồm quá nửa các chính khách hàng đầu, thực hiện một chuyến công du, trước tiên tới Hoa Kỳ, rồi sau qua một số nước phương Tây để thuyết phục họ sửa đổi các hiệp ước bất công, đã áp đặt lên chính quyền Tokugawa. Chuyến công du này tuy không thành công nhưng các chính khách Nhật Bản vào thời đó đã thấy tận mắt, nghe tận tai các điều tiến bộ của nước ngoài.

Người Nhật Bản đã không chọn hẳn một quốc gia nào làm khuôn mẫu, mà học lấy những gì hay nhất của từng quốc gia. Các sinh viên, kể cả nữ giới, đã được tuyển chọn cẩn thận căn cứ vào khả năng thực sự rồi được gửi ra nước ngoài, bởi vì Thế Giới là một ngôi trường học bao la. Các du học sinh được phân phối học những gì, học ở đâu, và học làm sao để sau này có thể mang những điều hiểu biết, trở về quê hương, làm thay đổi đời sống tại Nhật Bản. Những nơi du học đều rất hấp dẫn đối với tinh thần ham học của người Nhật: nước Anh về Hải Quân và Hàng Hải Thương Thuyền, nước Pháp về Luật Pháp và Tổ Chức Chính Quyền Địa Phương, nước Đức về Quân Đội và Y Khoa, còn Hoa Kỳ được chú ý về cách khai thác Thương Mại.

Chính quyền mới lúc đầu cũng thuê mướn các chuyên viên tây phương với lương bổng thật cao vì Nhật Bản không phải là nơi hấp dẫn để sinh sống. Từ Hoa Kỳ, hàng trăm nhà truyền giáo đã tới Nhật Bản dạy tiếng Anh miễn phí và cũng phụ trách các phạm vi khác. Các giáo sĩ Tin Lành này đã dựng nên nhiều trường học, nhưng nhân viên của các cơ sở giáo dục cũng như các cơ quan khác đã bị thay thế nhanh chóng bởi các sinh viên được huấn luyện do chính các nhà truyền giáo hay bởi các sinh viên du học trở về. Vì thế, tới cuối thế kỷ 19, không còn chuyên viên ngoại quốc nào tại Nhật Bản, trừ phạm vi giảng dạy ngoại ngữ.

Các sách học và các công trình khảo cứu của Tây Phương cũng được phiên dịch sang tiếng Nhật, đồng thời với các công trình biên khảo của các nhà bác văn người Nhật giỏi về Tây Phương. Nhà biên khảo lừng lanh nhất là Fukuzawa Yukichi, người đã từng qua phương Tây nhiều lần kể từ năm 1860, đã viết rất nhiều sách, chẳng hạn như cuốn “Tình Trạng Tây Phương” (Seiyo Jijo). Chính ông Yukichi cũng đã lập nên một cơ sở giáo dục tư rất uy tín, để sau này trở thành Đại Học Keio lừng danh.

Các nhà lãnh đạo mới của nước Nhật cũng chú ý đến nền giáo dục phổ thông. Bộ Giáo Dục được lập nên vào năm 1871 để quản trị các trường học từ bậc Tiểu Học đến Đại Học. Trong thập niên 1870 và vào các năm đầu của thập niên 1880, toàn thể nước Nhật Bản sôi động trong việc học hỏi các nước Tây Phương và sự kiện này được gọi là “Khai Hóa Văn Minh” (Bummei Kaika). Trong giai đoạn này, tinh thần “Võ Sĩ Đạo” của người Nhật Bản đã được xử dụng đúng cách vào việc xây dựng một quốc gia tân tiến, ngang hàng với các nước phương tây.

Khi chế độ Tướng Quân của giòng họ Tokugawa bị sụp đổ vào năm 1868, các nhà lãnh đạo mới của nước Nhật chỉ là những chính khách non trẻ, chưa từng có kinh nghiệm gì về cách quản trị đất nước. Tuy nhiên, họ lại là những người có đầu óc thực tế, đã áp dụng thử từng phần các cách tổ chức chính trị của Tây Phương vào xã hội Nhật Bản.

Các năm đầu của công trình cải cách đã đòi hỏi rất nhiều ngân quỹ dùng cho những chương trình như thành lập lục quân và hải quân tân tiến, thuê mướn các chuyên viên nước ngoài, gửi các sinh viên đi du học, đặt nền móng cho một chính sách giáo dục quốc gia phổ thông, xây dựng các kỹ nghệ và hầm mỏ mới, đặt các cơ sở truyền thông mới và làm phát triển hòn đảo Hokkaiko…

Về đối ngoại, chính phủ mới phải lo đối phó với các món nợ cũ của chính quyền Tokugawa, còn về đối nội, việc bồi thường cho các lãnh chúa cũ, cho các võ sĩ Samurai bất mãn và sự tốn kém trong việc dẹp cuộc nổi loạn của miền Satsuma vào năm 1877…, tất cả đã làm cho ngân quỹ quốc gia khô cạn. Vào thời kỳ đó, Nhật Bản cũng khó lòng xin được các trợ giúp tài chính và kỹ thuật của các nước ngoài vì dù sao, các món tiền cho vay đều kèm theo lãi xuất rất cao và Nhật Bản thời đó còn là một quốc gia nghèo, chưa có đủ uy tín cần thiết để mượn được tiền. Người Nhật cũng hiểu rõ bản chất “đáng sợ” của các món tiền vay mượn từ các nhà tài phiệt đế quốc. Nhật Bản chỉ còn cách là trông vào chính mình để phục hưng kinh tế.

Một sự việc đã xẩy ra có lợi cho Nhật Bản vào các năm trong thập niên 1860. Thời bấy giờ tại châu Âu có bệnh dịch tầm và nhờ vậy, đã có nhu cầu rất lớn về tơ tầm và trứng tầm, và các miền sản xuất tơ tầm tại miền trung Nhật Bản đã đáp ứng được nhu cầu đó. Các nhà kinh doanh tơ tầm này lại áp dụng nền cơ khí mới vào phương pháp se sợi, cuốn tơ… nhờ thế họ đã sản xuất được những sợi tơ tầm đều hơn, có chất lượng hơn hẳn các nước khác tại châu Á. Nhờ các cải tiến kỹ thuật áp dụng vào kỹ nghệ, Nhật Bản đã giành được thị trường tơ lụa tại Phương Tây và lụa Nhật Bản đã là nguồn xuất cảng lớn nhất cho tới thế kỷ 20. Nhờ tơ lụa, Nhật Bản đã cân bằng mậu dịch với Tây Phương trong khi đó, đã dần dần cải tiến nền kinh tế trong nước.

Tại quốc nội Nhật Bản, tình trạng tài chính của các năm trong thập niên 1870 cũng rất bi đát. Đồng tiền đang trên đà lạm phát nguy hiểm. Tiền xuống giá đã làm lợi cho các nhà nông là những người phải đóng thuế cố định. Do đồng tiền nhỏ đi và nhờ sản phẩm, các nhà nông Nhật đã có dư vốn để đầu tư vào nông nghiệp. Thêm vào đó là sự cải tiến các phương tiện giao thông, việc bãi bỏ các hàng rào phong kiến ngăn cản việc thương mại và sự du nhập các kỹ thuật mới về nông nghiệp… tất cả đã khiến cho nông sản gia tăng rất nhiều trong vài thập niên. Tuy nhiên, sự lạm phát lại làm giảm rất mau nguồn lợi tức của chính phủ do thuế má, khiến cho việc quản trị chính quyền bị lung lay. Các biện pháp tài chính mạnh vì vậy cần phải được áp dụng.

Bộ Trưởng Tài Chính thời bấy giờ là Matsukata Masayoshi, là một trong các nhà lãnh đạo trẻ của miền Satsuma, đã giữ chức vụ trong gần hai thập niên. Matsukata đã áp dụng một chính sách hạn chế khắc khổ. Ông đã cắt giảm các ngân khoản, bán bớt các xí nghiệp của chính phủ và các nhà máy không có tính chiến lược cho tư nhân. Dĩ nhiên các chính sách kinh tế của Matsukata đã bắt người dân Nhật phải chịu đựng nhiều thiếu thốn và thời bấy giờ, chính phủ cũng đủ mạnh để dẹp tan các chống đối.

Một ảnh hưởng do chính sách kể trên là các tài nguyên kỹ nghệ non yểu của nước Nhật lại rơi vào tay một số người có tiền. Những người này đã mua của chính phủ các nhà máy với số vốn rẻ hơn là số tiền mà chính phủ đã bỏ ra để thiết lập. Nhờ xuất vốn thấp, cộng với cách quản trị tư vừa uyển chuyển, vừa cương quyết, các xí nghiệp tư nhân Nhật Bản đã xây dựng được đủ kỹ năng và kinh nghiệm để vượt qua các khó khăn ban đầu trong phương pháp kỹ nghệ hóa. Một thành công cụ thể là ngành tơ sợi trong các năm giữa thập niên 1880. Kế đó là sự thành công của các ngành kỹ nghệ khác.

Vào cuối thế kỷ 19, Nhật Bản đã thành công trong việc kỹ nghệ hóa, tuy nhiên các cải cách của Matsukata lại khiến cho các lợi lộc tài chính của sự phát triển tập trung vào tay của một nhóm nhỏ tư nhân, hay các tay tài phiệt (zaibatsu).

Các nhà kỹ nghệ và doanh nhân mới của thời Minh Trị không phải là con cháu của những nhà thương mại của thời kỳ Tokugawa, vì những người đó đã cố bám víu lấy nền kỹ nghệ cổ truyền hay các phương pháp làm thương mại lỗi thời. Một trường hợp ngoại lệ là gia đình Mitsui, thiết lập từ thế kỷ 17, đã trở nên một thành phần quan trọng nhất trong nền kinh tế mới. Các doanh gia mới phần lớn có nguồn gốc bình thường, song lại là những người mạo hiểm có tài, biết nắm lấy các cơ hội vàng son của một thời kỳ thay đổi nhanh chóng. Shibusawa Eiichi thuộc một gia đình nông dân miền Edo biết làm thương mại, trở nên giàu có và đạt được giai cấp Samurai vào năm gần tàn của chế độ Tướng Quân. Eiichi rời chính quyền mới vào đầu thập niên 1870 để trở nên một nhân vật hàng đầu trong ngành kỹ nghệ tơ sợi, ngành ngân hàng và trong một số các ngành chuyên môn khác.

Các doanh gia thành công khác phần lớn cũng thuộc giai cấp Samurai, có học thức, có liên quan chặt chẽ với các bạn bè trong chính quyền, và một số cũng đã có kinh nghiệm kinh doanh cho các lãnh chúa, nhờ vậy họ đã là những người dấn thân đầu tiên vào thương trường. Đây là trường hợp của ông Iwasaki Yataro thuộc miền Tosa. Ông này khởi đầu bằng xưởng đóng tầu và đã xây dựng nên Hãng Mitsubitshi, là đại công ty chỉ đứng thứ nhì sau Hãng Mitsui.

Như vậy tới giữa thập niên 1880, Nhật Bản đã thành công trong việc chuyển tiếp từ một chế độ phong kiến sang thành một quốc gia tân tiến. Trong nước đã có một nền chính trị ổn định với nền kinh tế đủ mạnh để cạnh tranh với các nước ngoài, chẳng hạn như về ngành tơ sợi. Đối ngoại, Nhật Bản đủ mạnh để không bị các quốc gia khác lấn át.

Không phải là dễ dàng khi cắt nghĩa sự thành công của tiến trình phục hưng thời Minh Trị. Có nhiều nguyên do bổ túc cho nhau và có những đặc thù về dân tộc, về địa lý, về văn hóa… tất cả đã khiến cho sự phục hưng đất nước được tiến hành mau chóng.

Nhật Bản là một quốc gia hải đảo, ở xa các quốc gia khác, không bị các cuộc ngoại xâm nên dân tộc Nhật sống biệt lập và thuần chủng. Họ không có các nhóm dân thiểu số quan trọng và sau hơn hai thế kỷ sống dưới chế độ Tướng Quân áp chế, cô lập và bế quan, người Nhật không có các chia rẽ tôn giáo, một điều tai hại cho việc đoàn kết quốc gia tại các nước đang phát triển. Hơn nữa, người Nhật vốn có một tinh thần quốc gia rất cao, không một người dân nào lại có ý tưởng muốn nhờ vả một lực lượng nước ngoài để chống lại đồng bào của mình.

Tinh thần quốc gia của người Nhật đã xuất hiện rất sớm, có lẽ từ thời vay mượn nền văn minh Trung Hoa. Vào thế kỷ thứ 7, Nhật Bản còn là một xứ sở nhỏ, lạc hậu so với nước Trung Hoa rất lớn, lại có một nền văn minh rất cao. Do mặc cảm thấp kém, người Nhật đã học hỏi Trung Hoa nhưng họ đã không dập đúng theo khuôn mẫu đi mượn mà biến cải, sao cho thích hợp với xứ sở của họ. Do không bị ngoại xâm, Nhật Bản hoàn toàn có hòa bình và trật tự xã hội, nhờ thế người Nhật đã làm phát triển được một nền kinh tế quốc gia tự cường, một nền học vấn khá cao so với các nước khác thời bấy giờ, cũng như đạt được các tiêu chuẩn cao về tính hữu hiệu chính trị. Do nền nông nghiệp, người Nhật đã có từ lâu tinh thần tập thể, biết phối hợp và cộng tác với nhau trong các việc công ích, biết sống hài hòa với nhau, không có các hành động hung dữ mỗi khi xẩy ra các biến cố lớn như trong hai thập niên 1860 và 1870. Giống như các dân tộc khác tại miền Đông và miền Đông Nam châu Á, người Nhật chăm chỉ làm việc và ham chuộng giáo dục. Họ lại có khiếu thẩm mỹ đặc biệt, biết yêu thiên nhiên và đưa thiên nhiên vào trong cuộc sống.

Qua đầu thế kỷ 19, các giai tầng xã hội của Nhật Bản cùng gặp các trắc trở. Các giới lãnh chúa, quý tộc, võ sĩ Samurai dần dần trở nên mắc nợ nhiều hơn, và chủ nợ là giới thương nhân trước khia bị coi là thấp hèn. Giới nông dân cũng trở nên giàu có nhờ sản xuất. Hai giới này đã được hưởng quyền tự trị tại làng xã và thành thị, vì thế đã trở nên các doanh gia có thế lực. Sự không ổn định về các giai tầng xã hội đã dẫn đến đòi hỏi phải thay đổi và những người tạo nên cuộc thay đổi chính là các hiệp sĩ Samurai đầy tham vọng, có tinh thần quốc gia, không chịu khuất phục trước sự đô hộ của người nước ngoài.

Vào thời bấy giờ, các nhà lãnh đạo Nhật đã không đi tìm các tư tưởng ngoại lai của Phương Tây như chế độ dân chủ, chế độ cộng hòa… vì chính các nhà lãnh đạo cũng chẳng hiểu rõ tường tận về những lý thuyết này. Họ đã khôn ngoan quay về với sự “phục hưng” một nền quân chủ đã có từ lâu đời và là biểu tượng của dân tộc, một điều rất dễ hiểu và rất hấp dẫn đối với mọi người dân Nhật.

Sự thành công của thời kỳ Minh Trị Phục Hưng còn do tính thực dụng của các nhà lãnh đạo trẻ, họ đã tiến chậm chạp, bỏ ngay những khởi đầu sai lầm, thử nghiệm các điều học hỏi mới và coi kỹ xem các cải cách có thích hợp với xã hội và dân tộc của họ không. Họ đã không tuân theo một giáo điều nào, một ý thức hệ ngoại lai nào, lại không chịu một áp lực nào của ngoại bang. Các nhà lãnh đạo trẻ đã có hoàn toàn tự do, làm việc theo một trình tự hợp lý, tập trung trước tiên vào các công tác căn bản, và để về sau các công việc khó khăn hơn và không cần thiết lúc bấy giờ. Họ đã thiết lập nền trật tự xã hội và luật pháp, làm phát triển giao thông, đặt cơ sở cho nền giáo dục tiểu học trước khi nghĩ tới bậc đại học, nuôi dưỡng phát triển nông nghiệp để người dân có đủ lúa gạo, nâng đỡ các kỹ nghệ đơn giản trước khi bước vào giai đoạn kỹ nghệ hóa đất nước.

Các nhà lãnh đạo trẻ Nhật Bản đã ước muốn làm ổn định đất nước trước khi mong muốn Nhật Bản đóng một vai trò quốc tế và vì thế, Nhật Bản đã đạt được phương pháp tổ chức một xã hội tân tiến, có được một nền kinh tế phát triển. Thời kỳ “Minh Trị Phục Hưng” đáng được coi là một bước đường lịch sử xuất sắc và độc đáo của Nhật Bản.


Nguồn:  https://nghiencuulichsu.com/2016/05/17/qua-trinh-duy-tan-cua-nhat-ban/

Đăng tải tại Archives, Articles, Teaching | Thẻ , , | Bình luận về bài viết này

Phản ứng của Liên Xô với cuộc chiến tranh Ấn Độ – Trung Quốc năm 1962

Văn Ngọc Thành(*) – Phạm Xuân Công(**)

Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia rộng lớn, đông dân hàng đầu của thế giới, có vị trí địa chính trị rất quan trọng đối với không chỉ châu Á mà trên toàn cầu. Trong những năm Chiến tranh lạnh, mọi động thái của hai nước đều luôn thu hút được sự quan tâm của cả thế giới, đặc biệt là hai siêu cường Xô, Mỹ. Khi chiến tranh Trung – Ấn nổ ra năm 1962, mặc dù cả Mỹ và Liên Xô đang bị cuốn vào cuộc khủng hoảng Caribe, căng thẳng đang lên đỉnh điểm và chỉ cách cuộc chiến tranh hạt nhân trong gang tấc nhưng hai siêu cường vẫn dành sự quan tâm rất lớn đến cuộc chiến tranh này. Ở phạm vi bài viết này chúng tôi chỉ điểm lại những phản ứng của Liên Xô từ đó có vài nhận xét về thái độ của Liên Xô với cuộc chiến tranh Trung Quốc – Ấn Độ năm 1962.

  1. Ấn Độ và Trung Quốc là láng giềng của nhau có một đường biên giới chung gần 3500 km. Biên giới 2 nước cũng là một điểm nóng tranh chấp biên giới, lãnh thổ trên thế giới trong suốt hơn nửa thế kỷ qua. Sự tranh chấp trở nên nóng bỏng vào cuối thập niên 1950 và đầu thập niên 1960 với đỉnh điểm là cuộc chiến tranh biên giới kéo dài 33 ngày vào tháng 10 và 11 năm 1962, cướp đi trên 2000 sinh mạng. Đã hơn 50 năm trôi qua, nhưng hậu quả của cuộc chiến tranh này để lại là rất lớn, một sự tổn thương nặng nề và vết thương rất khó hàn gắn trong mối quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Tình trạng căng thẳng vẫn thường xuyên trên diễn ra trên dọc tuyến biên giới hai nước suốt hơn nửa thế kỷ qua.

Mâu thuẫn dẫn đến cuộc chiến tranh giữa hai nước vào năm 1962 có nguồn gốc sâu xa từ hậu quả của chủ nghĩa thực dân Anh để lại sau một thời gian dài xâm lược và cai trị Ấn Độ. Trong quá trình cai trị, với những tính toán muốn tạo được một đường biên giới chính thức giữa lãnh thổ Ấn Độ thuộc Anh với Trung Quốc, cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, người Anh đã có nhiều nỗ lực để đạt được một thỏa thuận với chính quyền nhà Thanh. Tại Hội nghị Shimla (tháng 10 – 1913 – tháng 7 – 1914), người Anh cùng với Tây Tạng đã ký kết Thỏa thuận Simla (Simla Accord), trong đó có xác định đường biên giới Ấn – Trung, gọi là Đường McMahon (McMahon line). Phái đoàn Trung Quốc tại Hội nghị Simla không tham gia ký kết thỏa thuận này vì họ không đồng ý với đề xuất về đường biên giới Tây Tạng. Tuy nhiên, sau sự kiện này người Anh đã coi đường McMahon là biên giới chính thức giữa Ấn Độ với Trung Quốc và đưa vào các bản đồ do Anh xuất bản trong những năm 1930.

Kể từ khi giành được độc lập từ người Anh, Ấn Độ coi biên giới mà người Anh sử dụng là biên giới chính thức giữa nước Cộng hòa Ấn Độ với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc). Trung Quốc không chấp nhận đường biên giới này và mâu thuẫn giữa hai nước xuất hiện. Những mâu thuẫn này đã trở nên ngày càng gay gắt và từ năm 1959 trở đi, hai nước bắt đầu xảy ra những xung đột nhỏ trên biên giới. Đỉnh điểm của sự mâu thuẫn, xung đột này là cuộc chiến tranh giữa hai nước gây thiệt hại rất lớn về người và của vào tháng 10, tháng 11 năm 1962.

Cuộc chiến tranh này nổ ra vào ngày 20 – 10 và kết thúc ngày 21 – 11 – 1962. Về lực lượng, Trung Quốc sử dụng 90.000 quân trực tiếp đánh vào hai hướng Ladakh và NEFA, cùng với 90.000 quân sẵn sàng tham chiến. Ấn Độ có 30.000 quân đối phó trên cả hai hướng tấn công của Trung Quốc[1].

Cuộc tiến công của Trung Quốc diễn ra với hai hướng (hướng Ladakh ở phía tây và hướng NEFA ở phía đông) và chia thành hai đợt (đợt 1 từ 20 đến 26/10, đợt 2 từ 16 đến 21/11). Diễn biến cụ thể như sau:

Ở hướng LadakhĐợt 1 (từ 20 đến 26 tháng 10 năm 1962, Trung Quốc tiến công với 3 mũi là phía Daulat Beg Oldi, hồ Panggong và mũi Demchok. Ấn Độ mất nhiều vị trí, sau đó phải rút khỏi toàn tuyến. Đợt 2 (từ 16 đến 20 tháng 11 năm 1962): Trung Quốc mở cuộc tiến công vào Chushul, lần này căn cứ của Ấn Độ được giữ vững.

Hướng NEFA: Trung Quốc chia thành 3 mũi tiến công. Mũi thứ nhất từ núi Thaga La, quân Trung Quốc tấn công các đồn biên phòng của Ấn Độ và chiếm Tawang. Sau một tuần chiếm được Tawang, Trung Quốc xây dựng một con đường đến đây để tiện chi viện. Từ 16 tháng 11, Trung Quốc tiếp tục tiến công xuống phía nam đánh đèo Sela và một nhánh đánh vào Bomdi La cách Sela 30 km đường chim bay và 80 km đường bộ theo hướng nam. Sau đó, Trung Quốc tiếp tục tiến thêm về phía nam 50-60 km đến rìa cao nguyên Assam. Mũi thứ hai và ba là từ Longju và Walong, quân Trung Quốc cũng giành thắng lợi sau đó tiến xuống phía nam cách khu dầu lửa quan trọng của Ấn Độ 60 km[2].

Mặc dù đang giành thế chủ động, ngày 21 – 11 – 1962, Trung Quốc đơn phương tuyên bố ngừng bắn và rút quân lui về sau đường McMahon 20km. Chiến tranh trực tiếp quy mô lớn giữa hai nước dừng lại. Chỉ diễn ra trong khoảng một tháng nhưng cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc – Ấn Độ năm 1962 đã để lại những hậu quả rất lớn về người và của: trên 2000 người chết (chủ yếu là phía Ấn Độ), cơ sở kinh tế bị tàn phá nghiêm trọng, gây tâm lý hoang mang tột độ trong dân chúng Ấn Độ.

  1. Ngay sau khi cuộc chiến tranh biên giới Trung Ấn nổ ra, Liên Xô đã nhanh chóng có những phản ứng, trước hết là trên lĩnh vực ngoại giao. Quan điểm đầu tiên của Liên Xô về tranh chấp biên giới Ấn Độ – Trung Quốc đã được thể hiện trong bản tin của tờ TASS (Thông tấn xã Liên Xô) đêm ngày 9-9-1959. Bản tin TASS ngày 9-9-1959 “Bày tỏ sự đáng tiếc về sự cố trên biên giới Ấn Độ – Trung Quốc, lên án mạnh mẽ nỗ lực sử dụng sự kiện này để tăng cường chiến tranh lạnh và sự phá hoại tình hữu nghị giữa các dân tộc[3]. Bản tin TASS cho biết thêm: “Các nhà lãnh đạo Liên Xô bày tỏ sự tin tưởng rằng Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Cộng hòa Ấn Độ sẽ không để các lực lượng không những không muốn làm giảm bớt tình hình căng thẳng mà còn tìm cách làm nó ngày càng trầm trọng hơn trong quan hệ giữa các nước lợi dụng tình hình nàyCả hai chính phủ sẽ giải quyết sự hiểu lầm mới xuất hiện một cách hòa bình trên cơ sở lợi ích chung và tinh thần hữu nghị truyền thống giữa nhân dân Trung Quốc và nhân dân Ấn Độ. Nó cũng sẽ tạo điều kiện để tăng cường các lực lượng đấu tranh cho hòa bình và hợp tác quốc tế[4]. Bản tin TASS phát hành ngày 9 – 9 – 1959 cũng lên án cuộc đụng độ giữa Trung Quốc với Ấn Độ và nhấn mạnh sự phát triển đáng khen ngợi của “sự hợp tác hữu nghị” giữa Liên Xô và Ấn Độ là “phù hợp với ý tưởng chung sống hòa bình”.

Sự phản ứng này của Liên Xô gây ra một sự phẫn nộ từ các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Trong một bức thư bí mật gửi cho Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô vào ngày 13 – 9 – 1959, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cáo buộc Chính phủ Liên Xô “thỏa hiệp và nhân nhượng các vấn đề quan trọng về nguyên tắc” và lưu ý rằng “Bản tin TASS bộc lộ để thế giới thấy những quan điểm khác nhau giữa Trung Quốc và Liên Xô liên quan đến vụ việc trên biên giới Ấn Độ – Trung Quốc, tạo nên một niềm vui sướng hân hoan trong giai cấp tư sản Ấn Độ cũng như đế quốc Mỹ và Anh, những người đang tìm mọi cách có thể tạo ra sự chia rẽ giữa Trung Quốc và Liên Xô”[5].

Trong các cuộc thảo luận vào cuối tháng 9 giữa các nhà lãnh đạo Liên Xô và Trung Quốc đã cho thấy sự khác biệt trong quan điểm và cách tiếp cận vấn đề của 2 bên. Lãnh đạo Liên Xô là NS. Khrushchev trực tiếp đến Bắc Kinh ngay sau chuyến thăm của ông tới Mỹ. Khrushchev đã thông báo với các nhà lãnh đạo Trung Quốc cuộc trò chuyện với các nhà lãnh đạo Mỹ. Cuộc tranh luận diễn ra với những từ ngữ chua chát và gay gắt giữa Khrushchev và Chen Yi (Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc). Chen Yi nói: “Tôi buồn với tuyên bố rằng việc làm xấu đi quan hệ với Ấn Độ là lỗi của chúng tôi[6]. Khrushchev đáp: “Tôi buồn bởi tuyên bố của ngài rằng chúng ta là máy chủ thời gian. Chúng ta cần hỗ trợ Nehru, giúp ông ấy giữ quyền lực”[7].

Trong khi Trung Quốc từ chối chấp nhận trách nhiệm về vụ việc Longju, họ cũng chuyển tải mong muốn sẵn sàng làm dịu mối quan hệ bằng cách mời Tiến sĩ S. Radhakrishnan, Phó Tổng thống Ấn Độ, người đã đến thăm Trung Quốc hai tháng trước đó. Chuyến thăm này không thể diễn ra do một cuộc đụng độ gây thương vong nghiêm trọng, chủ yếu là Ấn Độ, vào cuối tháng 10/1959, tại Ladakh, trên phần phía Tây của biên giới Trung Quốc – Ấn Độ.

Cuộc tranh luận giữa hai đảng cầm quyền tiếp tục diễn ra sau cuộc họp tại Bắc Kinh vào tháng 9. Riêng về vấn đề quan hệ với Ấn Độ, Trung Quốc tuyên bố đã gặp sáu lần với Đại sứ Liên Xô tại Bắc Kinh trong khoảng thời gian từ ngày 10 – 12 – 1959 đến 30 – 1 – 1960, với với mục đích đưa lập trường của Liên Xô về trung lập hoàn toàn. Lãnh đạo Liên Xô đã không hề lay chuyển, họ coi quan điểm của Trung Quốc cả trên thực tế và lý luận đều không đúng.

Ngày 6 – 2 – 1960, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô chính thức gửi một công hàm đến Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc bác bỏ cáo buộc cho rằng Ấn Độ đã xâm lược Trung Quốc “Những người nghiêm túc không ai nghĩ rằng một nhà nước như Ấn Độ, yếu hơn rất nhiều cả về quân sự và kinh tế so với Trung Quốc, thực sự lại là nước khởi động một cuộc tấn công quân sự nhằm vào Trung Quốc và phạm tội gây hấn chống lại Trung Quốc[8]. Việc xử lý vấn đề của Trung Quốc là một biểu hiện của thái độ chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và khi tiếng súng nổ trên biên giới Trung Quốc – Ấn Độ vào ngay đêm trước chuyến đi của NS. Khrushchev đến Mỹ, cả thế giới cho rằng đây là một sự kiện có thể cản trở hoạt động yêu hòa bình của Liên Xô. Trung Quốc tìm cách cản trở chính sách chung sống hòa bình mà Liên Xô đang theo đuổi nhưng các nhà lãnh đạo Liên Xô không dao động, họ công khai chỉ trích các hành động của Trung Quốc đối với Ấn Độ tại Đại hội đảng cầm quyền của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

Từ những diễn biến trên có thể thấy sự rạn nứt ngày càng sâu sắc giữa Liên Xô và Trung Quốc trong nhiều vấn đề, đặc biệt là vấn đề biên giới Trung Quốc – Ấn Độ. Tuy nhiên, cuộc chiến tranh biên giới Ấn Độ – Trung Quốc bùng nổ vào tháng 10 – 1962,  đúng vào thời điểm cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba diễn ra căng thẳng giữa Mỹ và Liên Xô. Với mong muốn nhận được sự ủng hộ của Trung Quốc, Liên Xô đã có những phản ứng thể hiện sự thay đổi.

Năm ngày sau khi Trung Quốc tấn công Ấn Độ, ngày 25 – 10 – 1962, tờ báo Pravda cho thấy Liên Xô vẫn mong chờ sự ủng hộ của Trung Quốc đối với chính sách của Moscow tại Cuba. Pravda chỉ ra rằng nếu chỉ có một sự lựa chọn Liên Xô sẽ đứng sau Trung Quốc và trong trường hợp khẩn cấp này lợi ích của Liên Xô ở Cuba là quan trọng hơn so với việc giữ nguyên vị thế của Liên Xô ở Ấn Độ. Pravda đã ca ngợi việc Trung Quốc đưa ra “đề xuất ngừng bắn” vào 24 – 10 là “biểu hiện của sự lo lắng chân thành” để giải quyết tranh chấp biên giới và đề  nghị Ấn Độ chấp nhận các điều khoản của Trung Quốc làm cơ sở cho các cuộc đàm phán. Pravda không lên án cuộc xâm lược của Trung Quốc mà còn nghi ngờ về tính hợp pháp của Đường McMahon là biên giới phía Đông Bắc của Ấn Độ vì “đường McMahon tai tiếng” bị áp đặt bởi “đế quốc vào các dân tộc Trung Quốc và Ấn Độ[9]. Hơn nữa, Pravda cũng cáo buộc “Ấn Độ đã bị bọn đế quốc kích động và là chủ mưu gây ra cuộc xung đột với Trung Quốc; buộc tội Đảng Cộng sản Ấn Độ đã chuyển sang chủ nghĩa sô vanh gây thiệt hại đối với chủ nghĩa quốc tế vô sản[10]. Tờ Pravda cũng có những nhượng bộ với quan điểm Trung Quốc và cáo buộc “Giới phản động ở Ấn Độ đã ràng buộc số phận của họ với nước ngoài và các lực lượng đế quốc” và kêu gọi những người cộng sản Ấn Độ “không đầu hàng các thế lực dân tộc chủ nghĩa[11].

Với cách viết như vậy, Pravda đã tạo ra ấn tượng rằng Liên Xô đang tìm kiếm một thỏa thuận với Bắc Kinh với hy vọng rằng Trung Quốc có thể đáp lại bằng việc ủng hộ Moscow trong cuộc khủng hoảng Cuba đang rất gay gắt. Tuy nhiên, tờ báo này thú nhận sự lo lắng đối với cuộc chiến tranh Trung Quốc – Ấn Độ và Liên Xô rất khó ngăn chặn Trung Quốc khi họ phải dành hết tâm trí vào cuộc khủng hoảng Cuba.

Mặt khác, bài báo cũng thể hiện sự lo lắng của Liên Xô rằng chiến tranh Trung Quốc – Ấn Độ sẽ phục vụ lợi ích của bọn đế quốc và phản động: “Sự bùng nổ cuộc xung đột giữa hai cường quốc châu Á phục vụ lợi ích của không những chủ nghĩa đế quốc mà cả giới phản động ở Ấn Độ, liên kết chặt chẽ số phận của họ với nước ngoài, với các lực lượng đế quốc, thù địch đối với người Ấn Độ[12].

Bài báo đã làm xôn xao dư luận thế giới, đặc biệt là ở Ấn Độ. J. Nehru nói rằng ông đã rất đau khổ vì bài báo, đã gây ra tổn hại đáng kể đến tình hứu nghị của Ấn Độ với Liên Xô. Thậm chí sự bối rối nghiêm trọng hơn xuất hiện trong Đảng Cộng sản Ấn Độ, một lãnh tụ là Shripad Amrit Dange đã gửi Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô một bức điện đề nghị phải có những hành động để phủ nhận một số lời tuyên bố của bài viết. Bởi vì, đây là tờ báo uy tín thể hiện lập trường của Liên Xô mà các quốc gia anh em khác và các đảng thường theo sau lập trường của Liên Xô. Dange đề nghị Moscow “ngăn chặn tất cả các Đảng anh em để họ không viết trên các tờ báo của họ về đường McMahon”. Nhân cơ hội này, phe thân Trung Quốc trong Đảng Cộng sản Ấn Độ hoạt động tích cực hơn và tuyên bố đắc thắng rằng Đảng Cộng sản Liên Xô cuối cùng đã bị “thuyết phục về sự điên rồ với biện pháp của mình và chấp nhận quan điểm của Trung Quốc[13].

Các nhà ngoại giao Liên Xô ở New Delhi hết sức bối rối, họ có nghĩa vụ giải thích với người Ấn Độ về tình trạng phức tạp và rối rắm, về việc không thể xác định biên giới thực tế, thậm chí họ còn đề nghị Ấn Độ chờ đợi để các viện sĩ hàn lâm của Trung Quốc và Ấn Độ xác định biên giới chính xác trên cơ sở các tài liệu lưu trữ.

Lãnh đạo Liên Xô đưa ra những phản ứng này với hy vọng nhận được sự hỗ trợ tích cực của Trung Quốc trong với lập trường của họ tại Cuba. Tuy nhiên, những  nỗ lực của Liên Xô không thu được kết quả tương xứng. Tất cả những gì Moscow nhận được từ lãnh đạo Trung Quốc là một tuyên bố vào ngày 25 – 10 về vấn đề Cuba, thể hiện quan điểm“sự ủng hộ đầy đủ lập trường đúng đắn của chính phủ Liên Xô”[14] và hai bài báo lớn đăng trên Nhân dân Nhật báo với tiêu đề đầy hiếu chiến và đã chấp thuận các hành động của Liên Xô ở vùng Caribbe. Đây là sự ủng hộ chính thức cuối cùng mà Bắc Kinh dành cho Moscow. Trong khi nhiều cuộc mít tinh, biểu tình lớn tại các quốc gia khác ủng hộ các chính sách Liên Xô, tại Trung Quốc, không có bất cứ cuộc mít tinh hay biểu tình nào vào tháng 10 – 1962.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc từ chối tất cả những nhượng bộ với Liên Xô về cuộc khủng hoảng Cuba. Hơn nữa, Trung Quốc yêu cầu Khrushchev từ bỏ chính sách mà ông đang thực hiện với Ấn Độ. Một bài viết dài 20000 từ đăng trên Nhân dân Nhật báo dùng những ngôn từ cay độc nhất chống lại Nehru, cáo buộc ông theo đuổi một “chính sách bành trướng” và một “kế hoạch đầy tham vọng” để “thiết lập một đế chế vĩ đại chưa từng có trong lịch sử Ấn Độ”.  Bài báo khẳng định rằng Nehru đã luôn “đứng về phía chủ nghĩa đế quốc” và “kích động chiến tranh với Trung Quốc để phục vụ lợi ích của đế quốc[15]. Sau đó, bài báo yêu cầu Moscow không nên nhầm lẫn về quan điểm của Trung Quốc chống lại Ấn Độ.

Đến cuối tháng 10 – 1962, Khrushchev đã nhận thấy sai lầm trong chính sách của ông khi ủng hộ Trung Quốc chống lại Ấn Độ. Những hy vọng về một mặt trận thống nhất với Trung Quốc đã không còn. Chính sách với Ấn Độ mà Khrushchev đã rất mất nhiều công sức xây dựng từ năm 1955 đứng trước nguy cơ bị phá bỏ. Tuy nhiên, ngày 29 – 10, Hội đồng Hòa bình thế giới do Moscow chi phối đã khiển trách phái đoàn Ấn Độ khi họ đòi hỏi một cuộc thảo luận về sự xâm lược của Trung Quốc đối với Ấn Độ. Ngày hôm sau, tại Liên Hiệp Quốc, Thứ trưởng Ngoại giao Liên Xô, Valerian Zorin nhắc lại sự ủng hộ của Liên Xô đối với đề xuất của Trung Quốc và kêu gọi Ấn Độ chấp nhận đề xuất.

Rõ ràng, ở giai đoạn này của cuộc xung đột biên giới Ấn Độ – Trung Quốc, chính sách của Liên Xô đã bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba. Khrushchev đã gửi một bức thư cho Nehru thúc giục ông chấp nhận đề nghị ngừng bắn và đàm phán của Chu Ân Lai. Liên Xô cũng đình chỉ các nguồn cung cấp máy bay chiến đấu MIG theo thỏa thuận đạt được giữa hai bên vào tháng 8 – 1962. Đây là một sự thiên vị rõ ràng đối với Trung Quốc. Sự thiên vị này phải được hiểu trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba đạt đỉnh điểm và Moscow nỗ lực để nhận được sự ủng hộ của Trung Quốc. T.N. Kaul – Đại sứ Ấn Độ tại Liên Xô, cũng thể hiện điều này trong hồi ký của mình: “Thái độ của họ (Liên Xô) vào cuối tháng 10/1962 thậm chí còn không trung lập mà có phần ngả về phía Trung Quốc, như Khrushchev đã giải thích cho tôi sau này, do thực tế cuộc khủng hoảng Cuba lên đỉnh điểm và Liên Xô không đủ khả năng buông lỏng sự sẵn sàng chiến đấu cho một cuộc chiến tranh có thể xảy ra với Mỹ tại Cuba”[16].

Sự chuyển dịch thái độ của Liên Xô thể hiện rõ trong Báo cáo về “Tình hình quốc tế và chính sách đối ngoại của Liên Xô”  của Chủ tịch hội đồng bộ trưởng Liên Xô Khrushchev17 lên Xô viết tối cao ngày 31 -10 – 1959. Báo cáo viết: “Chúng ta rất tiếc sự cố xảy ra gần đây trên biên giới của hai quốc gia thân thiện của chúng ta – Trung Quốc mà chúng ta có mối liên kết của tình huynh đệ không thể phá vỡ và Cộng hòa Ấn Độ mà mối quan hệ tình bạn hữu nghị của chúng ta đang phát triển thành công. Chúng ta đặc biệt buồn bởi trên thực tế, hậu quả của sự kiện này là đã có thương vong với cả hai bên. Không có gì có thể bù đắp được những mất mát mà những bậc sinh thành và người thân của những người quá cố phải gánh chịu. Chúng ta sẽ rất vui nếu sự cố như vậy không lặp lại trên biên giới Trung Quốc – Ấn Độ và những tranh chấp biên giới hiện tại được giải quyết thông qua đàm phán hòa bình, thân thiện đạt được sự hài lòng của cả hai bên[17].

Nội dung của hai văn bản cho thấy lãnh đạo Liên Xô đã quan tâm và nhìn thấy tình trạng đang leo thang sự thù địch giữa Ấn Độ với Trung Quốc, đồng thời thể hiện quan điểm trung lập với cuộc chiến tranh Ấn Độ – Trung Quốc. Tuy nhiên, chính thái độ trung lập trong vấn đề này đã cho thấy Liên Xô có phần nghiêng về phía Ấn Độ. Bởi lẽ, dưới góc độ ý thức hệ, khi Liên Xô và Trung Quốc đều theo chủ nghĩa xã hội thì phải ủng hộ nhau, nhưng Liên Xô không thể hiện quan điểm giai cấp rõ ràng trong một cuộc chiến tranh giữa một nhà nước xã hội chủ nghĩa và một nhà nước tư sản; dưới góc độ quan hệ quốc tế, Liên Xô đã không ủng hộ đồng minh của mình vào thời điểm cuộc chiến tranh nổ ra.

Khi vấn đề Cuba đã được giải quyết, Liên Xô từ từ rời bỏ sự ủng hộ Trung Quốc trước đó và dần trở lại lập trường trung lập, thậm chí dần nghiêng về ủng hộ Ấn Độ. Ngày 1 – 11 – 1962, Brezhnev tiếp Đại sứ Ấn Độ tại Moscow và đảm bảo với ông sự ủng hộ của Liên Xô trong cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc. Ngày 2 – 11 – 1962, Khrushchev đã gửi một bức thư riêng tới Nehru thể hiện một thái độ thông cảm với Ấn Độ và thúc giục các nhà lãnh đạo Ấn Độ một lần nữa chấp nhận đề xuất của Trung Quốc nhưng bị Nehru từ chối và Khrushchev nhận ra rằng quan điểm ủng hộ Trung Quốc trước đó đã hủy hoại vị thế của Liên Xô ở Ấn Độ.

Ngày 5 – 11, tờ Pravda đảo chiều hoàn toàn so với ngày 25 – 10, một bài xã luận đã rút tất cả ủng hộ lập trường của Trung Quốc trước đó. Bài xã luận không yêu cầu Ấn Độ chấp nhận các điều khoản của Trung Quốc, đồng thời bỏ khẳng định đường McMahon là không phải biên giới của Ấn Độ với Trung Quốc mà nó đã đưa ra vào ngày 25 – 10. Bài xã luận cũng lưu ý “tiếp tục xung đột sẽ dẫn đến việc huy động ngày càng nhiều người cũng như các nguồn lực của cả hai bên và có thể dẫn đến việc kéo dài cuộc chiến tranh đẫm máu”, hơn nữa “nhân dân Liên Xô giữ quan điểm vững chắc rằng trong tình hình hiện nay, điều quan trọng là ngăn chặn chiến tranh và bắt đầu các cuộc đàm phán về việc giải quyết hòa bình cuộc xung đột… một quyết định như vậy sẽ phù hợp với lợi ích của cả hai dân tộc Ấn Độ và Trung Quốc và sẽ phục vụ sự nghiệp duy trì hòa bình ở châu Á và toàn thế giới[18].

Các lãnh đạo Trung Quốc bỏ qua lời kêu gọi này và tiếp tục các hoạt động quân sự. Ngược lại, Nehru đánh giá cao quan điểm mới của Liên Xô. Ông tuyên bố rằng Liên Xô đã bị đặt vào một “vị trí rất khó khăn” liên quan đến cuộc xung đột biên giới Trung Quốc – Ấn Độ. Vì “Liên Xô đã và đang là đồng minh của Trung Quốc. Do đó sự bối rối của họ là giữa một quốc gia mà họ rất thân thiện và một quốc gia là đồng minh của họ. Chúng tôi đã nhận ra điều đó và chúng tôi không mong đợi họ làm bất cứ điều gì như là một sự vi phạm rõ ràng với đồng minh của họ”[19].

Liên Xô đã cố gắng đưa Ấn Độ và Trung Quốc vào bàn hội nghị để đàm phán về vấn đề biên giới và muốn kết thúc chiến sự. Tại một cuộc míttinh kỷ niệm 45 năm Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, Kosygin cho rằng các cuộc đàm phán sớm được tổ chức giữa Ấn Độ và Trung Quốc trên cơ sở của hòa bình sẽ là một giải pháp phù hợp. Ông nói: “Chúng tôi cho rằng một giải pháp chính xác của cuộc xung đột biên giới Ấn Độ – Trung Quốc sẽ là một thỏa thuận ngừng bắn trên cơ sở hợp lý. …, không có bất đồng nào không thể giải quyết được trong các cuộc đàm phán bàn tròn”[20]. Ông cũng cáo buộc các nước đế quốc đã làm “tất cả mọi thứ” để “kích động cuộc chiến” để “tiêu diệt tình hữu nghị lâu đời giữa hai dân tộc lớn là Ấn Độ và Trung Quốc”. Ông cũng đổ lỗi cho giới chống dân chủ ở Ấn Độ” đang tìm cách “lợi dụng sự điên cuồng của chiến tranh” và đẩy Ấn Độ đi từ chính sách trung lập của mình vào “vòng tay của khối quân sự hung hăng”[21].. Ngay sau tuyên bố của Kosygin là những lời chỉ trích mạnh mẽ đối với Trung Quốc của Frol Kozlov quan điểm phiêu lưu trong vấn đề biên giới Trung Quốc – Ấn Độ”[22].

Trong bối cảnh này, Kaul viết: “Khi thời gian trôi đi và Ấn Độ cho thấy một tinh thần quyết tâm chống lại sự xâm lược của Trung Quốc, Liên Xô đã rất ấn tượng. Thái độ của họ trở nên đồng cảm hơn với Ấn Độ, cả trong tuyên bố công khai và thậm chí nhiều hơn như vậy, trong cuộc trò chuyện riêng tư của họ”[23]. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử một nước xã hội chủ nghĩa ủng hộ một quốc gia đang phát triển trong cuộc chiến chống lại một nhà nước xã hội chủ nghĩa khác.

Liên Xô cũng ủng hộ các nỗ lực điều đình của sáu quốc gia trung lập châu Á và châu Phi tổ chức tại Sri Lanka vào tháng 12 – 1962 và đề xuất Colombo để giải quyết cuộc xung đột Trung Quốc – Ấn Độ. Vào ngày 12 – 12, trong một báo cáo của Xô viết tối cao, Khrushchev chỉ trích các nhà lãnh đạo Trung Quốc về vụ tấn công vũ trang trong biên giới phía Bắc Ấn Độ. Ông chỉ trích sự chịu đựng của Trung Quốc khi các nước đế quốc tiếp tục kiểm soát thuộc địa Hồng Kông và Macao và cho rằng với việc giải phóng Goa, Ấn Độ đã góp phần chống chủ nghĩa đế quốc hơn so với Bắc Kinh.

Khrushchev trách cứ cuộc tấn công vũ trang của Trung Quốc vào Ấn Độ. Ông nói rằng đó là “sự đau đớn đặc biệt” đối với Liên Xô, rằng máu đã đổ ra giữa “anh em Cộng hòa nhân dân Trung Quốc và người bạn của chúng ta, Cộng hoà Ấn Độ, giữa một đất nước xã hội chủ nghĩa và đất nước đã bắt đầu trên con đường phát triển độc lập và tuân theo chính sách không liên kết”[24]. Ông hoan nghênh “hành động của các đồng chí Trung Quốc” về lệnh ngừng bắn và rút quân của họ là “hợp lý. Nhưng sự hoan nghênh này đã được theo sau bởi một sự bác bỏ mạnh mẽ các hành động của Trung Quốc. Làm thế nào bạn có thể gọi đây là một bước hợp lý khi nó được thực hiện sau khi rất nhiều mạng sống đã cướp đi? Nó sẽ tốt hơn nếu các bên đã không dùng đến chiến tranh? Vâng, tất nhiên, nó sẽ tốt hơn. Tốt hơn! Chúng tôi đã liên tục nói điều này và chúng tôi lặp lại nó một lần nữa”[25]. Khrushchev châm chọc các nhà lãnh đạo Trung Quốc với tuyên bố: “Tất nhiên, có thể có những người sẽ nói rằng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hiện nay đang rút quân về cơ bản đến ranh giới mà tại đó cuộc xung đột này nổ ra. … Lý luận như vậy là điều dễ hiểu. Nó cho thấy rằng, người ta hiển thị sự quan tâm và ân hận về những gì đã xảy ra[26].

Khrushchev sau đó ám chỉ rằng lệnh ngừng bắn và rút quân Trung Quốc đã được đưa ra là do sợ hãi sự can thiệp quân sự của Mỹ vì lợi ích của Ấn Độ. Như thế, ông nói bóng gió rằng Trung Quốc đã đầu hàng người Mỹ. Ông cũng nhận xét “đã có một số người cáo buộc rằng Trung Quốc đã ngừng chiến sự, rõ ràng bởi vì Ấn Độ đã bắt đầu nhận được sự hỗ trợ vũ khí của đế quốc Mỹ và Anh. Vì vậy, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nhận ra rằng nếu xung đột vũ trang tiếp tục, nó có thể biến thành một cuộc chiến tranh quy mô lớn sẽ dẫn đến tổn thất nặng nề hơn. Vâng, rõ ràng người bạn Trung Quốc của chúng ta đã xem xét tình hình và điều này cũng nói về sự khôn ngoan và hiểu biết của họ[27]. Khrushchev sau đó cho biết cuộc chiến tranh Trung Quốc – Ấn Độ đã tiết lộ cho thế giới nhận thức thực sự về chế độ cộng sản Trung Quốc. Ông tuyên bố, “Thật là không thể chối cãi, những hành động của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sẽ được những người yêu chuộng hòa bình đánh giá theo giá trị thực sự của chúng. Thật vậy, lý do cuộc chiến tranh này là gì? Trung Quốc đã từng phát động xâm lược Ấn Độ? Không, chúng tôi từ chối luận điểm như là sự vu khống. Và tất nhiên chúng tôi cũng bác bỏ hoàn toàn ý nghĩ rằng Ấn Độ muốn bắt đầu một cuộc chiến tranh với Trung Quốc”[28]. Mặc dù luôn thận trọng, giữ thái độ trung lập giữa Trung Quốc và Ấn Độ, Khrushchev vẫn ngầm nhấn mạnh rằng các nhà lãnh đạo cộng sản Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về cuộc chiến tranh biên giới với Ấn Độ.

Ấn Độ hoan nghênh tuyên bố của Khrushchev, ngược lại, Trung Quốc thể hiện khó chịu cao độ. Vài ngày sau đó, tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước Trung Quốc đã đăng bài viết với những ngôn từ giận dữ. Những lời chỉ trích của Khrushchev làm tổn thương họ rất nhiều vì Trung Quốc buộc tội Ấn Độ phát động cuộc tấn công vũ trang chống lại Trung Quốc. Khi các nhà lãnh đạo Liên Xô từ chối chấp nhận lời giải thích của Trung Quốc về chiến tranh của họ với Ấn Độ, làm sao những người ở các nước khác lại bị buộc phải chấp nhận các báo cáo của Trung Quốc? Người Trung Quốc chua chát than phiền rằng lần đầu tiên một nhà nước cộng sản đã không đứng về phía một nhà nước cộng sản trong cuộc tranh chấp với một nhà nước tư sản. Họ đã rất giận dữ với những người “tự nhận mang phong cách Marxist-Leninist” và tuyên bố rằng “một số người đã chỉ trích quan điểm đúng đắn của Trung Quốc về vấn đề biên giới Trung Quốc – Ấn Độ như thể Trung Quốc đã gây ra một thảm họa. Quá rõ ràng trong một thời gian dài người ta đã từ chối đàm phán hòa bình, người ta đã chiếm đóng lãnh thổ, người ta đã thực hiện hành động khiêu khích vũ trang và đã dựng lên cuộc tấn công lớn… Nhưng điều thực sự lạ lùng là một số người tự nhận là Marxist-Leninist đã quẳng chủ nghĩa Mác-Lênin vào trong gió, họ đã sử dụng các lớp quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin để phân tích chính sách phản động của chính phủ Nehru kích động các cuộc xung đột biên giới Trung Quốc – Ấn Độ và kiên quyết từ chối hòa giải. Những người nhắm mắt trước thực tế rằng chính sách này xuất phát từ nhu cầu của giai cấp đại tư sản và đại địa chủ của Ấn Độ để chống lại người dân Ấn Độ và phong trào tiến bộ … Một thực tế, trong những năm gần đây chính phủ Nehru ngày càng đàn áp người dân và khúm núm hơn đối với đế quốc Mỹ, đóng vai trò là đồng lõa với nó trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng. Phe đối lập với Chính phủ Nehru liên tục chạy sang Trung Quốc là kết quả chính xác của chính sách đối nội và đối ngoại của Ấn Độ đã ngày càng trở nên phản động hơn. Những người cáo buộc Trung Quốc với việc đẩy chính phủ Nehru sang phương Tây chính xác là đảo ngược nguyên nhân và hiệu quả. Trong suốt cuộc tranh chấp biên giới Trung Quốc – Ấn Độ, những người này đã thất bại trong việc phân biệt đúng sai, đã giả vờ là “trung lập” và đã gọi Trung Quốc là “người anh em”, trong khi thực sự liên quan đến bọn phản động Ấn Độ như là “bà con”của họ… Đối với một người cộng sản, yêu cầu tối thiểu là nên thực hiện một sự phân biệt rõ ràng giữa kẻ thù và bản thân mình, phải tàn nhẫn đối với kẻ thù và tử tế với đồng chí của mình. Nhưng có những người đảo lộn điều này. Đối với chủ nghĩa đế quốc đó là “sự thỏa hiệp” và “nhượng bộ lẫn nhau”. Đối với các Đảng anh em nó chỉ là sự thù địch không đội trời chung”[29].

Liên Xô bác bỏ những cáo buộc của Trung Quốc cho rằng họ đã vi phạm chủ nghĩa Mác-Lênin, chủ nghĩa quốc tế vô sản và đã đả kích các nhà lãnh đạo Trung Quốc vì đã chỉ trích chính sách“thực tế, khôn ngoan và yêu chuộng hòa bình” của Liên Xô. Đồng thời họ ca ngợi Nehru là “hiểu biết sâu sắc về sự nguy hiểm rất lớn của các thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc” và nhất là việc “từ chối từ bỏ chính sách không liên kết”[30].

Trong một thông tri bí mật tới các đảng cộng sản Đông Âu, Đảng Cộng sản Liên Xô bày tỏ sự gay gắt đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bức thư nói rằng, Trung Quốc đã xâm lược Ấn Độ mà không hề thông báo trước cho Liên Xô. Liên Xô sẵn sàng đề nghị hòa giải, Ấn Độ sẵn sàng đàm phán. Ngược lại, Trung Quốc sử dụng các cuộc đàm phán “chỉ để có thời gian cho hành động gây hấn. Sự gây hấn vô cớ của Trung Quốc chống lại Ấn Độ đã đặt Liên Xô trong một tình thế rất khó khăn”[31]. Đường McMahon là do thực dân Anh tạo ra nhưng người Trung Quốc cần biết rằng không có lý do để “kích động hoạt động quân sự”, để đẩy Ấn Độ vào vòng tay của tư bản, như các nhà lãnh đạo Liên Xô đã luôn luôn nhấn mạnh trong nhiều cuộc hội đàm với các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Các chính sách của Liên Xô và Ấn Độ có nhiều điểm chung. Ấn Độ đã cố gắng thực sự “tìm thấy con đường độc lập và trung lập tuyệt đối” và đã có “nhiều yếu tố xã hội chủ nghĩa” ở Ấn Độ và “họ đáng khích lệ”. Từ năm 1959, đã có “mối quan hệ thật sự thân thiện giữa Liên Xô và Ấn Độ”, hiệp định kinh tế đàm phán thuận lợi và quan trọng hơn là “những nỗ lực chân thành của Liên Xô để xây dựng đất nước Ấn Độ là cơ sở cho phúc lợi tương lai của nhiều triệu người Ấn Độ”[32].

Thái độ của Liên Xô đối với cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc – Ấn Độ năm 1962 cũng được thể hiện rõ trên lĩnh vực hợp tác và trợ giúp quân sự tring và sau khi cuộc chiến tranh này nổ ra. Khi cuộc chiến tranh Trung Quốc – Ấn Độ bùng nổ, Liên Xô có thái độ ủng hộ Trung Quốc và tạm ngưng cung cấp các loại máy bay theo thỏa thuận trước đó cho Ấn Độ. Tuy nhiên Liên Xô đã nhanh chóng quay lại trạng thái cân bằng, thậm chí dần chuyển sang ủng hộ Ấn Độ. Khi mối bất đồng giữa Liên Xô và Trung Quốc ngày càng tăng và mối quan hệ Ấn Độ – Liên Xô ngày càng phát triển, đặc biệt sau một số xung đột trên biên giới Trung Quốc – Ấn Độ xảy ra, Liên Xô chọn cách cung cấp máy bay và trực thăng để tăng cường năng lực vận tải hàng không cho quân đội Ấn Độ “Vào tháng 4 – 1961, Liên Xô bán cho Ấn Độ tám máy bay Antonov-12 bốn động cơ phản lực cánh quạt. Liên Xô cũng đào tạo và cung cấp 40 phi công, hoa tiêu và thợ cơ khí người Nga đi kèm máy bay. Sự hiện diện của họ bị một số nhân vật chính trị ở Ấn Độ phản đối gay gắt vì cho rằng họ có thể là những điệp viên được cài vào. Ngay sau đó là một lô hàng được bàn giao, bao gồm 24 máy bay Ilyushin-14 và trực thăng MI-4 có thể đưa người và hàng hóa lên độ cao 17.000 feet (hơn 5000m). Theo Zhang Han-fu, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Ấn Độ đã đặt hàng 32 máy bay vận tải Antonov An-12, 26 máy bay trực thăng MiG, 21 máy bay chiến đấu MiG và 24 máy bay Ilyushin IL-14, giữa tháng 10/1960 và tháng 5/1962”[33]. Liên Xô đã “đồng ý với “Mic Deal” có nghĩa là xây dựng các nhà máy sản xuất máy bay siêu âm Mig-21. Năm 1963, Liên Xô đã hứa viện trợ để xây dựng nhà máy thép Bokaro và cung cấp máy bay vận tải AN-12 và máy bay trực thăng Mi 4 theo các thỏa thuận trước đó[34].

  1. Như vậy, trong cuộc chiến tranh Trung – Ấn năm 1962, phản ứng của Liên Xô trải qua 2 giai đoạn khá rõ ràng. Ở giai đoạn thứ nhất, trước ngày 31 – 10, phản ứng Liên Xô là trung lập về hình thức nhưng thực chất là thiên vị Trung Quốc; ở giai đoạn thứ hai, từ sau 31- 10, Liên Xô đã dần chuyển sang ủng hộ phía Ấn Độ, lên án Trung Quốc.

Sự dịch chuyển thái độ của Liên Xô trong cuộc chiến tranh Trung – Ấn năm 1962 phản ánh tính phức tạp của quan hệ quốc tế thời kỳ Chiến tranh lạnh. Xung đột biên giới và cuộc chiến tranh biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ năm 1962 đã đặt Liên Xô trước những sự lựa chọn vô cùng khó khăn. Bởi vì, trước khi xảy ra xung đột biên giới Trung Quốc – Ấn Độ, Liên Xô có mối quan hệ tốt đẹp với cả hai nước. Ấn Độ là một trong những nước sáng lập Phong trào không liên kết, có ảnh hưởng lớn trong các nước Á, Phi, là quốc gia lựa chọn con đường trung lập, xây dựng đất nước theo xu hướng tư bản và có đường lối ngoại giao hòa bình, thân thiện. Giữa Liên Xô và Ấn Độ đã xây dựng tình hữu nghị sâu đậm, khá đặc biệt từ năm 1955; hai nước có rất nhiều hợp tác về kinh tế, quân sự, ngoại giao. Trung Quốc cũng là nước sáng lập Phong trào không liên kết, lại là nước xã hội chủ nghĩa lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Liên Xô. Trung Quốc và Liên Xô cùng chung một hệ tư tưởng, 2 nước có mối quan hệ đồng minh. Một quốc gia là láng giềng thân thiện, một quốc gia là đồng minh trong phe xã hội chủ nghĩa lại xảy ra tranh chấp rồi chiến tranh đã đưa Liên Xô vào một tình huống rất khó xử. Tuy vậy, các nhà lãnh đạo tối cao của Liên Xô cũng đã có sự lựa chọn của riêng mình. Trên danh nghĩa, từ đầu đến cuối, Liên Xô theo đuổi thái độ trung lập, nhưng trên thực tế có những thay đổi khác nhau ở từng giai đoạn. Đây là lần đầu tiên một quốc gia trụ cột trong hệ thống xã hội chủ nghĩa – Liên Xô –  không những không ủng hộ đồng minh quan trọng của mình – Trung Quốc – trong các mối quan hệ tranh chấp, xung đột và chiến tranh với một quốc gia không cộng sản – Ấn Độ. Chính vị thế của 2 chủ thể trong cuộc xung đột, chiến tranh này cũng như sự trỗi dậy của Thế giới thứ ba, của Phong trào Không liên kết… đã trở thành những nhân tố cản trở mức độ chi phối của trật tự 2 cực và yếu tố ý thức hệ.

Dĩ nhiên, điều này không có nghĩa là cuộc xung đột, chiến tranh biên giới Trung – Ấn năm 1962 không bị chi phối bởi vấn đề quốc tế thời kỳ trật tự 2 cực của Chiến tranh lạnh, của ý thứ hệ mà sự chi phối này khá phức tạp. Thông qua những phản ứng của Liên Xô với đối với mối quan hệ Trung Quốc – Ấn Độ nói chung, với cuộc chiến tranh năm 1962 nói riêng, quan hệ Ấn – Xô được cải thiện nhanh chóng sau đó, trở thành mối quan hệ khá đặc biệt, được đánh dấu bằng việc ký kết Hiệp ước Hòa bình, Hữu nghị và Hợp tác năm 1971 giữa hai nước. Quan hệ Ấn – Xô bước vào thời kỳ phát triển toàn diện.

[1] Thư viện Quân đội (1979), Chiến tranh Trung – Ấn (Từ 20/10/1962 đến 21/11/1962), Tài liệu biên soạn của C52 Bộ Tổng tham mưu, Thư viện Quân đội sao lục, tr9.

[2] Thư viện Quân đội (1979), Chiến tranh Trung – Ấn (Từ 20/10/1962 đến 21/11/1962), Tài liệu biên soạn của C52 Bộ Tổng tham mưu, Thư viện Quân đội sao lục, tr10.

 

[3] Arun Mohanty (2012), “On the Soviet Stand on India – China Border Conflict”, Mainstream, VOL L No 46, November 3

[4] Arun Mohanty (2012), “On the Soviet Stand on India – China Border Conflict”, Mainstream, VOL L No 46, November 3;

[5] M.Y. Prozumenschikov (1996-1997), “The Sino-Indian Conflict, the Cuban Missile Crisis, and the Sino-Soviet Split, October 1962: New Evidence from the Russian Archives”

[6] Arun Mohanty (2012), “On the Soviet Stand on India – China Border Conflict”, Mainstream, VOL L No 46, November 3

[7] Arun Mohanty (2012), “On the Soviet Stand on India – China Border Conflict”, Mainstream, VOL L No 46, November 3

[8] Hemen Ray (1988), Sino-Soviet Conflict Over India, Publishers Shakti Malik Abhinav Publications E-37, New Delhi, India, tr60

[9] Hemen Ray (1988), Sino-Soviet Conflict Over India, Publishers Shakti Malik Abhinav Publications E-37, New Delhi, India, tr75

[10] M.Y. Prozumenschikov (1996-1997), “The Sino-Indian Conflict, the Cuban Missile Crisis, and the Sino-Soviet Split, October 1962: New Evidence from the Russian Archives

[11] Hemen Ray (1988), Sino-Soviet Conflict Over India, Publishers Shakti Malik Abhinav Publications E-37, New Delhi, India, tr75

[12] Arun Mohanty (2012), “On the Soviet Stand on India – China Border Conflict”, Mainstream, VOL L No 46, November 3

[13] M.Y. Prozumenschikov (1996-1997), “The Sino-Indian Conflict, the Cuban Missile Crisis, and the Sino-Soviet Split, October 1962: New Evidence from the Russian Archives”.

[14] M.Y. Prozumenschikov (1996-1997), “The Sino-Indian Conflict, the Cuban Missile Crisis, and the Sino-Soviet Split, October 1962: New Evidence from the Russian Archives”.

[15] Hemen Ray (1988), Sino-Soviet Conflict Over India, Publishers Shakti Malik Abhinav Publications E-37, New Delhi, India.

[16] Arun Mohanty (2012), “On the Soviet Stand on India – China Border Conflict”, Mainstream, VOL L No 46, November 3

17 Ngày 27 – 3 – 1958, Nikita Khrushchev lên giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (tức Thủ tướng) thay cho Nikolai Bulganin, trở thành lãnh đạo đầu tiên đồng thời nắm giữ hai chức vụ chủ chốt của Liên Xô sau Joseph Stalin. Ông giữ các chức vụ này cho đến ngày 14 – 10 – 1964 sau đó nghỉ hưu và qua đời năm 1971.

[17] Arun Mohanty (2012), “On the Soviet Stand on India – China Border Conflict”, Mainstream, VOL L No 46, November 3

[18] Arun Mohanty (2012), “On the Soviet Stand on India – China Border Conflict”, Mainstream, VOL L No 46, November 3

[19] Hemen Ray (1988), Sino-Soviet Conflict Over India, Publishers Shakti Malik Abhinav Publications E-37, New Delhi, India, tr77

[20] Hemen Ray (1988), Sino-Soviet Conflict Over India, Publishers Shakti Malik Abhinav Publications E-37, New Delhi, India, tr77

[21] Hemen Ray (1988), Sino-Soviet Conflict Over India, Publishers Shakti Malik Abhinav Publications E-37, New Delhi, India,, tr78

[22] Hemen Ray (1988), Sino-Soviet Conflict Over India, Publishers Shakti Malik Abhinav Publications E-37, New Delhi, India,, tr78

[23] Arun Mohanty (2012), “On the Soviet Stand on India – China Border Conflict”, Mainstream, VOL L No 46, November 3

[24] Hemen Ray (1988), Sino-Soviet Conflict Over India, Publishers Shakti Malik Abhinav Publications E-37, New Delhi, India, tr79

[25] Như trên

[26] Hemen Ray (1988), Sino-Soviet Conflict Over India, Publishers Shakti Malik Abhinav Publications E-37, New Delhi, India, tr80

[27] Như trên

[28] Như trên

[29] Hemen Ray (1988), Sino-Soviet Conflict Over India, Publishers Shakti Malik Abhinav Publications E-37, New Delhi, India, tr82-83

[30] Như trên, tr83

[31] Như trên,

[32] Hemen Ray (1988), Sino-Soviet Conflict Over India, Publishers Shakti Malik Abhinav Publications E-37, New Delhi, India, tr84

[33] S.K. Bhutani (2012), “Sino-Indian War, 1962 and the Role of Great Powers”, Journal of Defence Studies, Vol-6, Issue-4.pp- 109-124, tr118-119

[34] Như trên

(*)Trường ĐHSP Hà Nội

(**) Sở Giáo dục và Đào tạo Lào Cai

 

Đăng tải tại Articles, India, International relations, Teaching | Bình luận về bài viết này

TUYÊN BỐ VỀ TRAO TRẢ ĐỘC LẬP CHO CÁC NƯỚC VÀ CÁC DÂN TỘC THUỘC ĐỊA, 1960

(Được thông qua theo Nghị quyết số 1514 (XV) ngày 1/4/1960 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc).

Đại Hội đồng,

Lưu ý đến quyết tâm đã được các dân tộc trên thế giới tuyên bố trong Hiến chương Liên Hợp Quốc nhằm tái khẳng định sự tin tưởng vào các quyền cơ bản của con người, nhân phẩm và giá trị của con người, quyền bình đẳng giữa nam và nữ và giữa các quốc gia lớn và nhỏ, đồng thời nhằm thúc đẩy tiến bộ xã hội và các tiêu chuẩn sống tốt đẹp hơn với sự tự do rộng rãi hơn;

Nhận thức sự cần thiết của việc tạo ra các điều kiện cho ổn định và phồn vinh cũng như mối quan hệ hòa bình và hữu nghị trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc về quyền bình đẳng và tự quyết của các dân tộc và sự tôn trọng rộng rãi và tuân thủ quyền con người và những tự do cơ bản dành cho tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ hay tôn giáo;

Thừa nhận sự khao khát cháy bỏng về tự do của các dân tộc phụ thuộc vào vai trò quyết định của các dân tộc đó trong việc giành được nền độc lập của họ;

Nhận thức rõ những xung đột đang tăng lên do sự chối bỏ hoặc những cản trở đối với con đường đến với tự do của các dân tộc này, đang gây ra sự đe dọa nghiêm trọng cho hòa bình thế giới;

Xét vai trò quan trọng của Hiến chương Liên Hợp Quốc trong việc trợ giúp phong trào độc lập tại các lãnh thổ quản thác và chưa tự quản;

Thừa nhận rằng, các dân tộc trên thế giới mong muốn mạnh mẽ việc chấm dứt chủ nghĩa thực dân dưới mọi hình thức biểu hiện của nó;

Tin tưởng rằng, sự tiếp tục tồn tại của chủ nghĩa thực dân sẽ ngăn cản sự phát triển của hợp tác kinh tế quốc tế, gây trở ngại cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội của các dân tộc phụ thuộc và cản trở ý tưởng của Liên Hợp Quốc về một nền hòa bình cho toàn thế giới;

Khẳng định rằng, các dân tộc có thể, vì các mục đích của chính mình, tự do định đoạt nguồn của cải và tài nguyên thiên nhiên mà không làm ảnh hưởng đến bất kỳ trách nhiệm nào phát sinh từ việc hợp tác kinh tế quốc tế, trên cơ sở nguyên tắc đôi bên cùng có lợi và pháp luật quốc tế;

Tin tưởng rằng, tiến trình giải phóng là không thể thể cưỡng lại được và rằng để tránh những khủng hoảng nghiêm trọng, chủ nghĩa thực dân và tất cả những sự ngăn cách và phân biệt đối xử đi kèm theo nó phải bị kết thúc;

Hoan nghênh sự xuất hiện trong những năm gần đây của một số lượng lớn các lãnh thổ phụ thuộc trở thành tự do và độc lập, và thừa nhận những xu hướng mạnh mẽ đang tăng lên đối với tự do ở những lãnh thổ chưa giành được độc lập;

Nhận thức rằng, tất cả các dân tộc có quyền bất di bất dịch đối với tự do hoàn toàn và với sự thực hiện chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia của mình;

Long trọng tuyên bố sự cần thiết thực hiện việc kết thúc nhanh chóng và không điều kiện chủ nghĩa thực dân cùng tất cả các hình thức biểu hiện của nó;

Và vì mục đích này

Tuyên bố rằng:

  1. Sự nô dịch      các dân tộc xuất phát từ ách cai trị, sự đô hộ và bóc lột của ngoại bang      cấu thành sự phủ nhận các quyền cơ bản con người là trái với Hiến chương      Liên Hợp Quốc và là một sự cản trở đối với việc thúc đẩy hòa bình và hợp      tác trên thế giới.
  2. Tất cả các      dân tộc có quyền tự quyết xuất phát từ quyền này, các dân tộc tự do quyết      định địa vị chính trị của mình và tự do theo đuổi sự phát triển kinh tế,      xã hội và văn hóa.
  3. Việc thiếu      sự sẵn sàng về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa không bao giờ      được dùng như lý do cho việc trì hoãn (trao trả) độc lập cho các dân tộc.
  4. Tất cả mọi      hoạt động vũ trang hoặc các biện pháp đàn áp dưới bất kỳ hình, thức      nào nhằm chống lại các dân tộc phụ thuộc phải bị chấm dứt để tạo khả năng      cho các dân tộc đó thực hiện một cách hòa bình và tự do quyền độc lập hoàn      toàn của họ, và sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia của họ phải được tôn trọng.
  5. Các bước      tiến hành phải sớm được thực hiện tại các lãnh thổ quản thác và chưa      tự quản hoặc tại tất cả các lãnh thổ khác chưa giành được độc lập, để      chuyển tất cả quyền lực cho nhân dân của những lãnh thổ nào mà không có      bất kỳ điều kiện hay sự bảo lưu nào phù hợp với ý chí và nguyện vọng được      bày tỏ một cách tự do của họ không có bất kỳ sự phân biệt nào về chủng      tộc, tín ngưỡng hoặc màu da, để tạo ra khả năng cho các dân tộc này được      hưởng thụ nền độc lập và tự do hoàn toàn.
  6. Bất kỳ cố      gắng nào nhằm gây phá vỡ toàn bộ hay một phần sự thống nhất quốc gia và      toàn vẹn lãnh thổ của một đất nước là trái với các mục tiêu và nguyên tắc      của Hiến chương Liên Hợp Quốc.

Tất cả các quốc gia phải tuân thủ một cách nghiêm túc và chặt chẽ các quy định của Hiến chương Liên Hợp Quốc, Tuyên ngôn Nhân quyền Thế giới và Tuyên bố này trên cơ sở bình đẳng, không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia và tôn trọng chủ quyền của tất cả các dân tộc và sự toàn vẹn lãnh thổ của họ.

——-

Nguồn: http://www.gocnhinalan.com/nhung-cuon-sach-hay/mot-nghi-quyet-da-khien-cac-quoc-gia-thuoc-dia-duoc-trao-tra-doc-lap-ma-khong-mau.html

Đăng tải tại Archives, Articles, International relations, Teaching | Thẻ , , , | Bình luận về bài viết này

The Most Complex International Borders in the World

Đăng tải tại Archives, Articles, India, International relations | Thẻ , , , | Bình luận về bài viết này

Biên giới Ấn Độ–Bangladesh (Continued): Say goodbye to the weirdest border dispute in the world

By Adam Taylor

Washington Post August 1 – 2015

 

Just after midnight Saturday, one of the most perplexing border disputes in the world officially ended. India and Bangladesh began the exchange of over 160 enclaves – small areas of sovereignty completely surrounded on all sides by another country – and in so doing ended a dispute that has lasted almost 70 years.

This act will have a major effect on the lives of more than 50,000 people who resided in these enclaves in Cooch Behar. Where they had been surrounded by a country they didn’t have citizenship in for decades, now they will finally gain access to things like schools, electricity and health care.

For curious cartographers and others obsessed with geopolitical oddities, however, it’s an end of an era. The exchange between India and Bangladesh means that the world will not only lose one of its most unique borders, but it will also lose the only third-order enclave in the world – an enclave surrounded by an enclave surrounded by an enclave surrounded by another state.

It’s confusing, so let me spell it out: Dahala Khagrabari, the third-order enclave in question, was a part of India, surrounded by a Bangladeshi enclave, which was surrounded by an Indian enclave, which was surrounded by Bangladesh. If you’re still confused, this close-up map may make things a little clearer:

Enclaves themselves are not so unusual. Plenty exist around the world – Llívia, for example, is a part of Spain that is completely surrounded by French territories. Second-order enclaves (an enclave within an enclave) are not as rare as you might think, either: There are a web of enclaves within enclaves in Baarle-Hertog, a Belgian municipality with pockets of Dutch sovereignty. It is important to note that enclaves aren’t necessarily bad. As Frank Jacobs, an enclave-obsessed blogger wrote for the New York Times in 2011, Barle-Hertog is “a money-spinning tourist attraction.” Before the modern age of cartography and nation states, there were enclaves all over the place.

The situation in Cooch Behar was clearly not good, however. Old stories say that the enclaves were the end result of a chess game between the Maharaja of Cooch Behar and the Faujdar of Rangpur many centuries ago, or the result of a drunk British colonial spilling ink on a map, both apocryphal stories but a good indication of how arbitrary the borders seemed (modern scholars believe that the enclaves are actually the result of the Mughal empire’s failed expansion into the kingdom of Cooch Behar in the 18th century). After the partition of India in 1947, the problems with this arrangement became apparent: The people who lived in these enclaves weren’t stateless people, but they might as well have been.

——

Source: https://www.washingtonpost.com/news/worldviews/wp/2015/08/01/say-goodbye-to-the-weirdest-border-dispute-in-the-world/

Đăng tải tại Archives, Articles, India, International relations | Thẻ , , , | Bình luận về bài viết này

Biên giới Ấn Độ–Bangladesh: Why India and Bangladesh have the world’s craziest border

The Economist, Jun 24th 2015, 23:50

BY T.J.

    THIS year marks a watershed in the annals of bizarre geography. On July 31st India and Bangladesh will exchange 162 parcels of land, each of which happens to lie on the wrong side of the Indo-Bangladesh border. The end of these enclaves follows an agreement made between India and Bangladesh on June 6th. The territories along the world’s craziest border include the pièce de résistance of strange geography: the world’s only “counter-counter-enclave”: a patch of India surrounded by Bangladeshi territory, inside an Indian enclave within Bangladesh. How did the enclaves come into existence?

    India and Bangladesh share a 4,100km (2,500-mile) border, hastily drawn around one of the most densely populated places on earth in 1947. Because of endless zigging and zagging it constitutes the world’s fifth-longest. The parcels to be exchanged are 111 Bangladeshi and 51 Indian enclaves clustered on either side of Bangladesh’s border with the district of Cooch Behar, in the Indian state of West Bengal. The enclaves are invisible on most maps; most are invisible on the ground too. But they became an evident problem for their 50,000-odd inhabitants with the emergence of passport and visa controls. Independent India and Bangladesh—part of Pakistan until 1971—each refused to let the other administer its exclaves, leaving their people effectively stateless.

    Legend has it that the enclaves were formed as a result of a series of chess games played between two maharajas centuries ago (the chunks of land were used as wagers). They were later attributed to a drunken British officer who supposedly spilt drops of ink on the map when drawing the India-Pakistan border in 1947. According to Reece Jones, a political geographer, the plots were cut from larger territories by treaties signed in 1711 and 1713 between the maharaja of Cooch Behar and the Mughal emperor in Delhi, bringing to an end a series of minor wars. Armies kept the territory they controlled, inhabitants paid taxes to their respective feudal rulers and people moved freely across a quiltwork patterned by feudal warfare. Fifty years later, efforts by the British East India Company to clear up the messy map failed when their residents opted to stay put.

    It was partition, the division of India and Pakistan, that turned the enclaves into a no-man’s-land. The Hindu maharaja of Cooch Behar chose to join India in 1949 and he brought with him the ex-Mughal, ex-British possessions he inherited. Enclaves on the other side of the new border were swallowed (but not digested) by East Pakistan, which later became Bangladesh. It was not until 1974 that the two countries first agreed to fix this zany borderland. India agreed to forgo compensation for a net loss of territory that is roughly half the size of Hong Kong Island (or 2,000 cricket stadiums). But weak governments and nationalism thwarted India’s progress. In May 2015, 41 years later, its parliament finally passed a constitutional amendment required to cede land to Bangladesh and resolve the anomaly.

    Erasing the enclaves will have three main effects. The first will be felt primarily by residents, who can now choose which country to join, acquiring basic benefits of citizenship in the process. The process will allow India and Bangladesh to focus on weightier matters. Finally, in vanishing from the borderlands of Bengal, the world’s enclaves have taken a flying leap towards extinction. From this summer, there will be 49 extraterritorial patches left anywhere, mainly in western Europe and on the fringe of the former Soviet Union. Most of the world’s enclaves will have disappeared overnight.

    ——-

    Source: http://www.economist.com/blogs/economist-explains/2015/06/economist-explains-19

    Đăng tải tại Archives, Articles, India, International relations | Thẻ , , , | Bình luận về bài viết này

    CHỦ NGHĨA DUY TÂM CỦA MỘT QUAN NIỆM VỀ LÃNH THỖ

    Trần Ngọc Vương

    Người ta thường rất hay nhắc đến những tấm bản đồ, những “chiến dịch bản đồ” không những được vẽ ra dưới thời Quốc dân Đảng, mà là cả từ khi nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời, và được tiến hành phân phát nhiều lần ra nhiều nước trên thế giới, cả châu Phi và châu Mĩ Latinh, trong đó nổi rõ một sự vô lý nếu đem đối chiếu đường biên giới trên bản đồ với đường biên giới Trung Quốc trên thực tế, và từ đó, có thể thấy rất rõ tính chất bành trướng trong ý đồ của những kẻ chỉ đạo để vẽ ra nó [1] . Nhưng có thể và cần thiết đi sâu thêm vào những câu hỏi tiếp theo như: trên cơ sở nào mà những người nắm giữ linh hồn của những “chiến dịch bản đồ” kia lại tự phong cho mình một sự “bảo hộ” trên một lãnh thổ lớn như vậy? Thực tế nào cùng với những tiêu chí lý luận nào đã cho họ phóng bút vẽ ra những đường biên giới kì lạ, mà trong mắt mọi người nó vừa đáng ghê tởm, vừa nực cười lại cũng vừa đáng lo ngại như thế? Nếu “lý lẽ” của Israel trong vấn đề lãnh thổ là hoàn toàn trắng trợn vô lý hiển nhiên (đòi đất sống trên lãnh thổ các nước Ảrập), nếu chủ nghĩa bành trướng của đế quốc Mĩ, bằng chủ nghĩa thực dân mới mà xâm chiếm đất đai “theo các hiệp định”, thì đó là vì cả hai tên bành trướng này không có “truyền thống” về lãnh thổ. Trái lại, chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc nêu khẩu hiệu “thu hồi những đất đã mất” làm một trong những lí do tồn tại chủ yếu. Phải chăng Trung Quốc trừ những vùng họ “không tiện đòi” – và trên thực tế là họ có lí do đầy đủ để đòi – hiện nay như Đài Loan, Hồng Kông v.v., vẫn còn những vùng đất nào đó, vốn thuộc quyền sở hữu của họ, được công pháp quốc tế chấp nhận, mà lại ở trong tay các nước láng giềng và không láng giềng? Họ có chút lí do nào chăng trong việc đòi Liên Xô trả lại một vùng rất lớn ở Trung Á, có lí do chút nào chăng trong việc “thu hồi lại Đông Nam Á”? Và giá như – dù điều này không đời nào xảy ra – họ “thu hồi” được những đất mà họ công khai công bố là của họ, thì liệu họ đã thôi không đòi đất khác nữa hay không? Giấc mơ “mục tiêu của chúng ta là toàn thế giới” như “người cầm lái vĩ đại và anh minh” của họ từng công bố, nghĩa là gì v.v… Bài viết này cố gắng thử làm rõ hơn những vấn đề đó.

    1. Lãnh thổ thực của Trung Quốc hình thành như thế nào?

    Nền văn minh cổ đại của Trung Quốc xuất hiện sớm nhất và ổn định lâu dài trên lưu vực sông Hoàng Hà. Vào thời khuyết sử, các bộ tộc, bộ lạc và liên minh bộ lạc trong quá trình gặp gỡ, đồng tồn tại, tiêu diệt và thôn tính lẫn nhau, thì chưa thể xác định lãnh thổ cụ thể được. Trên cơ sở cư trú hoàn toàn tự nhiên thì lãnh thổ của nền văn minh đó là lưu vực sông Hoàng Hà. Qua hết Tam Hoàng, Ngũ Đế, trải qua nhà Hạ, nhà Thương, cho đến Tây Chu, lãnh thổ của quốc gia cổ đại này chưa mở rộng khỏi lưu vực sông Hoàng Hà. Trong thời Chu, ở lưu vực sông Trường Giang, nhiều bộ tộc cư trú ở đó độc lập phát triển đã hình thành nên các quốc gia của họ, tiêu biểu là các nước Sở, Ngô và Việt. Sử kí của Tư Mã Thiên còn ghi rõ rằng giai đoạn đầu nước Sở ở phương Nam vì không phải là đất phong của nhà Chu nên không tôn Chu, đã “tiếm hiệu” xưng vương và sai người đến hỏi đỉnh nhà Chu nặng nhẹ ra sao. Chi tiết này rất quan trọng vì nó chỉ ra tính chất độc lập rõ rệt của các nước vùng lưu vực sông Trường Giang mà nước Sở là đại diện trong dấu hiệu tranh giành thiên hạ với nhà Chu. Trải qua thời Xuân Thu – Chiến Quốc, khi nước Ngô, nước Việt dần dần lớn lên, thay nhau làm bá chủ chư hầu, đến Việt Vương Câu Tiễn sau khi đánh bại Ngô Vương Phù Sai và thôn tính nước Ngô thì có thể nói đến một khu vực ổn định thứ hai trong quá trình hình thành lãnh thổ Trung Quốc. Tuy nhiên câu chuyện Khuất Nguyên và lòng yêu nước của ông đã chỉ ra một cách hiển nhiên tính chất độc lập trong ý thức của cư dân vùng thứ hai đó. Phải tới Tần Thuỷ Hoàng, lần đầu tiên Trung Quốc mới đạt tới một sự thống nhất thực sự về lãnh thổ. Đương nhiên những vùng đất phía Nam, Tây Nam, Bắc, Tây Bắc và Đông Nam Trung Quốc ngày nay đều nằm ngoài phạm vi kiểm soát của Thuỷ Hoàng đế. Cũng trong đời Tần Thuỷ Hoàng, xuất hiện một lời tâu của Vương Quán, Phùng Kiếp và Lý Tư: “Ngũ đế ngày xưa, đất chỉ vuông ngàn dặm, ngoài ra là đất đai của chư hầu và của Man Di, họ vào chầu hay không thiên tử cũng không sao cai quản được. Nay bệ hạ dấy nghĩa binh… bình định được thiên hạ, bốn biển thành quận huyện, pháp luật và mệnh lệnh đều thống nhất ở một nơi, từ thượng cổ tới nay chưa hề có, Ngũ đế đều không bằng” [2] . Cả việc lấy hiệu là “Thuỷ Hoàng đế” cũng chứng tỏ rằng đó là vị vua đầu tiên thực sự có sự chi phối đối với toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc cổ đại. Bắt đầu từ thời kỳ này trở đi, các vua chúa Trung Quốc có ý thức tự giác mở rộng quyền kiểm soát của vương triều ra các vùng đất mới khác. Về mặt hành chính, từ Tần-Hán, diễn ra một quá trình quận huyện hoá đối với các vùng đất ổn định và quá trình thần thuộc hoá đối với các vùng đất xa lạ không kiểm soát trực tiếp được. Đối với các vùng đất “xa ngoài Ngũ Lĩnh”, tứ di, nghĩa là các vùng đất mà cư dân không phải là người Hoa và chế độ hành chính không thể quận huyện hoá được, các hoàng đế Trung Quốc đặt ra lệ triều cống, buộc chính quyền ở các vùng đó xưng thần, chấp nhận uy quyền của “thiên triều”. Để làm được điều đó, họ sử dụng cả hai phương thức: gia ân và thị uy, hai thủ đoạn muôn thuở, kinh điển của “nghệ thuật thống trị”. Có thể nói đây là hình thái không hoàn chỉnh, tuy nhiên, lại sớm nhất trên thế giới của chủ nghĩa thực dân của các đế chế Trung Hoa phong kiến. Tuy nhiên, các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và khẳng định chủ quyền quốc gia của các bộ tộc, các vùng cư dân xung quanh đã nổ ra quyết liệt và dần dần thu được thắng lợi triệt để. Các vùng đó hình thành các quốc gia hoàn chỉnh và được chính hoàng đế Trung Quốc thừa nhận (các sắc phong cho vua Việt Nam, vua Triều Tiên v.v. đều có chữ “quốc vương”). Để có thể sống yên ổn bên cạnh một nước lớn như Trung Quốc nên tất cả các nước này đều buộc phải triều cống, phải xưng thần, tuy không bao giờ nhà nước và cư dân các vùng đó coi đất mình là đất Trung Quốc, cư dân mình là cư dân Trung Quốc cả. Nhưng lịch sử đã không diễn ra chỉ một chiều: sự “đe nẹt” một chiều của các vua chúa Trung Quốc, mà ngược lại, lục địa Trung Hoa liên tiếp là bãi chiến trường của các quốc gia kế cận: các bộ tộc bị coi là di, địch liên tiếp tổ chức nhiều đợt tấn công vào lãnh thổ Trung Quốc nhất là các bộ tộc, các quốc gia phía Bắc, và rất nhiều trường hợp, các vua chúa Trung Quốc đành “buông xuôi xã tắc”. Điển hình nhất là sự thống trị của nhà Nguyên và nhà Mãn Thanh. Về phương diện lãnh thổ, chính sự thống trị của hai triều đại này đã đưa lại một sự mở rộng thêm và củng cố sự ổn định của lãnh thổ Trung Quốc, và hai vị hoàng đế có công nhất trong lịch sử Trung Quốc về phương diện này chính là hai ông vua ngoại tộc: Hốt Tất Liệt (triều Nguyên) và Khang Hi (triều Mãn Thanh). Trải qua gần ba chục thế kỷ thịnh suy trị loạn đắp đổi về lãnh thổ, Trung Quốc có một số đặc điểm:

    1. Có một vùng là cái nhân ổn định, đó là lưu vực hai con sông nói trên. Trong vùng này, tình trạng cát cứ là thường trực. Tuy có sự thống nhất về danh nghĩa, mà trên thực tế là không thể giải quyết được mâu thuẫn nội tại. Cơ cấu hành chính Trung Quốc mặc dù có chấn chỉnh thay đổi một số lần đã không có cách gỡ khắc phục tình trạng đó. Lịch sử Trung Quốc có vô số những cuộc bạo loạn, cuộc khởi nghĩa ở bất kì vùng nào trong cái nhân đó, nhằm chống lại chính quyền trung ương, và tình trạng giằng co níu kéo nhau đó, cái trạng thái cân bằng kì quặc và mong manh đó chưa hề được giải quyết một lần nào đáng kể. Do kết cấu đặc thù của một xã hội nông nghiệp ở một khu vực rộng lớn mà không có một cuộc xáo động dân cư nào đáng kể, do trình độ phát triển hết sức hạn chế và què quặt của chính quyền chuyên chế, nên hiện thời ở Trung Quốc còn tồn tại 49 phương ngữ trong một dân tộc Hán, mà những người sử dụng các phương ngữ khác nhau lại phải thông qua dịch thuật mới hiểu nhau, nên đã có nhiều người cho rằng đó là các ngôn ngữ khác nhau. Tiếng Bắc Kinh (tiếng phổ thông) không trở thành tiếng nói của đa số cư dân Trung Quốc. Cả 4 tiêu chuẩn kinh điển để khảo sát sự hình thành quốc gia dân tộc (L’ Etat- national) đều khiếm khuyết, dang dở, vị thành niên và vị thành niên một cách nghiêm trọng.
    2. Chưa bao giờ có đường biên giới xét trên toàn cục. Chỉ có ở một số vùng, đường biên giới được hoạch định bằng các văn kiện nhà nước, trong đó các đoạn biên giới vì nhiều lí do mà được tạo ra sớm nhất, có sự ổn định tương đối và lâu dài nhất ấy có biên giới Trung Quốc – Việt Nam. Chính sử Trung Quốc cũng như chính sử Việt Nam đều ghi lại nhiều lần ở các triều đại khác nhau từ Lý, Trần cho đến nhà Nguyễn về sự kiện sứ bộ của hai nước đàm phán để hoạch định rõ ràng cương vực giữa hai nước và sự khẳng định về tính chất độc lập, rõ ràng về phương diện lãnh thổ đã thấm nhuần vào thơ văn, vào sử sách từ thời Lý Thường Kiệt cho tới Nguyễn Trãi, từ Trần Quốc Tuấn tới Ngô Thì Nhậm, tới tận ngày nay. Trong thời kì phong kiến, văn bản pháp lí cuối cùng có giá trị lịch sử là hiệp định biên giới kí kết giữa thực dân Pháp và triều đình Mãn Thanh. Mặc dù từ xưa đến nay, các chính thể ở Trung Hoa không muốn có biên giới – mà lý do chúng tôi sẽ trình bày kỹ ở phần sau – thì trên thực tế đường biên giới lịch sử đã được tạo ra và dần dần ổn định ở từng giai đoạn một. Nhưng cho đến tận thời kì Thanh Mạt, Trung Quốc vẫn chưa ổn định lãnh thổ của mình và giữ nguyên tình trạng đó, Trung Quốc bước vào thời kì cận hiện đại, bị các nước đế quốc thực dân phương Tây xâu xé, bị các nhóm quân phiệt khác nhau tranh hùng, cát cứ. Từ thời nhà nước Quốc dân Đảng trở đi, đã xuất hiện nhiều tấm bản đồ như ta đã biết.
    3. Từ năm 1949 trở đi, khi nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời, có hai nhu cầu khách quan về lãnh thổ, đó là việc thống nhất quốc gia (giải phóng Đài Loan cùng những thành phố nhượng địa như Ma Cao, Hương Cảng và tổ chức hành chính lại ở bên trong nội địa Trung Quốc), và việc hoạch định biên giới với tất cả các nước láng giềng. Rất nhiều hiệp định biên giới được kí kết và nhiều tuyên ngôn về lãnh thổ được công bố, trong đó có thể nêu lên những tuyên bố long trọng của Chu Ân Lai tại hội nghị Băng Đung năm 1955 và nhiều cuộc tiếp xúc quan trọng khác giữa chính phủ Trung Quốc với các nước kế cận, trong đó nổi bật một nguyên tắc là chấp nhận đường biên giới lịch sử. Thế nhưng, sau ba mươi năm, cả hai vấn đề đã không được giải quyết: những phát ngôn về lãnh thổ của Trung Quốc rất thất thường, mâu thuẫn, và trong hoạt động thực tiễn, Trung Quốc đã gây xung đột với hầu khắp các nước, trong đó đã gây chiến tranh biên giới với Ấn Độ, Miến Điện, Afghanistan, Liên Xô, Mông Cổ, Việt Nam, nghiêm trọng nhất là chiến tranh Trung – Ấn 1962, Trung – Xô 1969 và Trung – Việt 1979. Không nghi ngờ gì nữa, tình trạng “vị thành niên” về mặt lãnh thổ của Trung Quốc vẫn còn tồn tại, cả bên trong lẫn bên ngoài, và trong tình hình thế giới hiện đại, Trung Quốc vẫn là nước phải gấp rút hoàn thành nhiều công việc về lãnh thổ phức tạp, vấn đề là họ sẽ hoàn thành theo hướng nào. Phải nói rằng trong thời kì Trung Hoa Dân quốc và thời kì Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tồn tại, người cầm quyền của các nhà nước này đã, vì nhiều nguyên nhân, mở rộng địa bàn kiểm soát ra một số vùng đất không thuộc lãnh thổ Trung Quốc trước kia, và trong cuộc chiến tranh Trung – Ấn, Trung Quốc đã chiếm một vùng đất khá lớn vốn trong truyền thống thuộc quyền kiểm soát của Ấn Độ. Ai cũng biết Trung Quốc vẫn còn nan giải trong việc hợp pháp hoá những vùng họ chiếm đóng trái phép đó. Có thể nói nhiều vùng khác trên đất Trung Quốc hiện thời không cùng lịch sử với vùng đất ổn định. Trong lịch sử, các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc bị áp bức, bị chà đạp, bị bóc lột và bị coi rẻ, bị làm nhục. Số phận các dân tộc ít người ở Trung Quốc hiện nay cũng đang chưa thoát khỏi tình trạng nạn nhân của tệ phân biệt chủng tộc đó và cuộc đấu tranh cho sự hoà hợp bình đẳng giữa các dân tộc vẫn còn là vấn đề thời sự Trung Quốc hiện nay.
    4. Chủ nghĩa duy tâm của một quan niệm về lãnh thổ

    Như phần trên đã trình bày, lãnh thổ thực của Trung Quốc rõ ràng là mâu thuẫn gay gắt với quan niệm của những kẻ đã vẽ ra những tấm bản đồ kỳ dị bao gồm cả Đông Dương, cả Triều Tiên, quần đảo Riukiu của Nhật Bản, Mông Cổ, những vùng đất của Thái Lan, Miến Điện v.v. như nhiều tài liệu cho thấy, một vùng đất gấp một lần rưỡi lãnh thổ thực của Trung Quốc. Mà không chỉ bản đồ, những tuyên bố trắng trợn của người cầm lái vĩ đại và nhiều người cầm lái khác ở Bắc Kinh như “mục tiêu của chúng ta là toàn thế giới”, “mục tiêu gần nhất” là Đông Nam Á v.v. Cũng như những hoạt động của nhà nước Trung Hoa ba mươi năm vừa qua mà nổi bật là chiến tranh biên giới và việc sử dụng đội quân thứ năm – Hoa kiều – đã không thể khiến ai còn nghi ngờ về chủ đích bành trướng và sự sốt sắng của một kẻ đến muộn đầy cuồng vọng. Những tấm bản đồ được in ra hàng triệu bản, in nhiều lần, hẳn không phải được vẽ ra một cách tuỳ hứng, thiếu sự kiểm tra của nhà nước, nhưng lý trí lành mạnh của thế giới hiện đại lại không tin được rằng nó được vẽ ra một cách tỉnh táo. Và người Việt Nam chân chính nào lại không căm giận khi thấy đất nước mình bị khuôn vào trong cái thiên hạ tưởng tượng kia? Thế nhưng, có điều trong phát ngôn, những tham vọng lãnh thổ lại được nêu lên quá “chân thành” khiến cho ta phải nghĩ rằng những cái loa ấy tự nó không cảm thấy vô lý. Quan niệm đó là gì vậy?

    1. Sự phát triển của một quan niệm về lãnh thổ

    Ở Trung Quốc mặc dù có biên giới rất muộn, song ý thức về lãnh thổ lại có từ rất sớm. Quan niệm về lãnh thổ ở đây xuất hiện từ nhu cầu ruộng đất, từ nhu cầu định canh, định cư của dòng họ, và dần dần theo thời gian nó được mở rộng không gian sang cả cộng đồng, tức sang các “hầu quốc” và cuối cùng sang cả “thiên hạ”. Từ thời tiền sử, trên lưu vực hai sông Hoàng Hà và Trường Giang đã có mật độ cư dân lớn nên việc tiến hành thôn tính đất đai, nô dịch các lãnh thổ xa lạ đã manh nha khá sớm. Nhưng muốn làm được điều đó thì cần phải có một nhà nước thống nhất, một chính quyền tập quyền mạnh. Về mặt lãnh thổ, sự thống nhất ấy bao gồm hai vùng đất dân cư cơ bản là lưu vực hai con sông Hoàng Hà và Trường Giang ở Trung Quốc, thống nhất và tập quyền được tạo ra kèm theo sự thừa nhận uy quyền của một người đứng đầu kiểu Nghiêu, Thuấn. Người đứng đầu phải là “bậc hiền đức” có khả năng thoả mãn được yêu cầu giữ yên trật tự xã hội để cho “muôn dân trăm họ theo nghề nông tang”. Đến lúc cả hai lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang đã được thống nhất, một nhà nước chuyên chế ra đời, trải qua các triều đại Hạ, Thương, Chu, một khái niệm cơ bản phản ánh sự tập trung quyền lực tuyệt đối vào trong một dòng họ với người đứng đầu của nó xuất hiện là khái niệm “thiên tử” (“Thiên tử trị thiên hạ”). Sự tuyệt đối hoá quyền lực của người đứng đầu, “thiên tử”, đã tha hoá ý thức cộng đồng thành ý thức độc quyền mang nặng màu sắc thần quyền: vua là chúa tể của tất cả. Tập quyền tất yếu gắn với bạo lực. Bạo lực đối nội và đối ngoại. Trên thực tế, hầu hết các ông vua sáng nghiệp của các triều đại ở Trung Quốc đều là các tướng lĩnh, có sức mạnh quân sự vô địch. Khi thanh toán được các thế lực đối lập, lên ngôi hoàng đế, tự cho mình là “thiên tử” và áp đặt ý chí của mình cho quần dân của mình và cho cả “thiên hạ”. Trong quan hệ đối ngoại, Trung Quốc cổ đại biệt lập với các vùng văn minh lớn khác. Khi xung quanh là các bộ tộc chưa ngang bằng về mặt văn hoá, trong giai cấp thống trị Trung Quốc sớm nảy sinh một tâm lý dân tộc chủ nghĩa, xuyên tạc, bóp méo ý nghĩa tích cực của văn hoá Trung Quốc cổ đại bằng những đối lập Hoa Hạ – Man Di. Tâm lý kì thị dân tộc ở Trung Quốc xuất hiện sớm nhất thế giới, có tuổi thọ lâu dài nhất, có ảnh hưởng dai dẳng, đa tạp nhất thế giới. Chưa bao giờ có quan hệ bình đẳng giữa các đế chế Trung Hoa với nhà nước của các quốc gia láng giềng, vì thế, không có một công ước lãnh thổ nào – theo đúng ý nghĩa khách quan, bình đẳng của từ này – được tạo ra, nói cách khác, ý thức pháp quyền về lãnh thổ đã không tồn tại ở khu vực này trong lịch sử. Điều này khác hẳn tình hình đã xảy ra ở châu Âu hay châu Mỹ, cũng khác tình hình ở châu Phi. Vì tất cả những lý do đó, trong cách hình dung chủ quyền lãnh thổ trong giai cấp thống trị Trung Quốc xuất hiện một khái niệm sở hữu đặc biệt: Khái niệm “thiên hạ”. Chữ “quốc” trong ngôn ngữ Trung Quốc vừa là khái niệm “quốc gia” (nước), lại vừa không phải theo cách hiểu ngày nay, và chữ “thiên hạ” cũng không phải là “toàn thế giới”. Giữa các cặp đó có những nét tương đồng mà cũng có những nét dị biệt – những nét dị biệt này giúp ta hiểu Trung Quốc. Đã có nhiều người nhận xét rằng người Trung Quốc không xác định rõ đâu là nước của mình, và cái tên “Trung Quốc” không phải là tên nước. Vậy “thiên hạ” là gì? Của ai? Trước hết “thiên hạ” là Hoa + Di. “Hoa” là phần đất, phần người người ổn định như đã nói trên. “Di” là các dân tộc, bộ tộc, quốc gia không nằm trong sự kiểm soát trực tiếp theo chế độ quận huyện của Trung Quốc. Được thiết lập trên cở sở một trung tâm văn minh (Hoa Hạ) nhà nước chuyên chế Trung Hoa coi thần dân của mình là Hoa, Hạ, khiến những con người vốn không ngạo nghễ, kiêu căng – thậm chí hiền lành, có lúc tưởng như nhu nhược nữa – nhiễm phải cái bã tự tôn dân tộc đến lố bịch, đáng nguyền rủa. Đề cao văn hoá Hoa Hạ là phương thức lợi dụng uy tín dân tộc để khẳng định thế lực và uy tín của nhà nước chuyên chế. Chính sự bóp méo, xuyên tạc, lăng nhục nền văn minh Trung Quốc theo cách đó đã trở thành tâm lý thường trực, – và vì đã trở thành tâm lý thường trực nên lý luận sẽ rất khó thanh toán – ở trong con người của những kẻ ngoi lên địa vị cầm quyền ở Trung Quốc, và đến lượt nó, làm một cơ sở tâm lý dân tộc cho chủ nghĩa sô vanh Trung Quốc. “Bình thiên hạ” là nguyện vọng muôn thuở của các Hoàng đế Trung Hoa. Thiên hạ, theo cách hình dung đó, trước hết là, và chủ yếu chỉ là, vùng lưu vực hai con sông Hoàng Hà, Trường Giang. Coi văn minh Trung Quốc là nền văn minh cao nhất, thậm chí là duy nhất, coi vai trò của thiên tử không phải là trị vì ở một khu vực nào mà là trị vì “bốn biển”, vô định hoá liệt quốc thành tất cả, coi mình là trung tâm, là Bắc thần ở yên một chỗ mà các sao khác – tức các quốc gia khác – tự họ có trách nhiệm phải chầu về, không biết đến sự tồn tại “đáng kể” nào khác so với sự tồn tại của ngôi “chí tôn”, khái niệm thiên hạ vì vậy đúng như nghĩa đen của nó – dưới trời – có tham vọng bao gồm toàn thế giới. Nhưng do tầm nhìn bị giới hạn bởi chính sách nội hạ ngoại di, bế quan toả cảng, không biết đến sự phóng khoáng cao nguyên hay sự nhộn nhịp của thành thị tư bản chủ nghĩa, nên “thiên hạ” một cách tự phát đã bị khuôn theo ý muốn cùng sự hiểu biết của vua chuyên chế và tầng lớp thống trị chứ không phải là “toàn thế giới” trong thực tế. Chính tư tưởng “thiên mệnh” thống trị trong học thuyết chính trị xã hội, thói quen tôn quân thân thượng đề cao và tuyệt đối hoá vai trò của một người đã trở thành tâm lý phổ biến, lưu cữu, kết hợp với cách quan niệm về một “thiên hạ” như vậy, cho nên cái kết cấu thiên hạ là của Trung Quốc, và Trung Quốc là của một người hình thành từ thời nhà Chu đã có lịch sử 3000 năm tồn tại. Bộ ba khái niệm Thiên hạ – Thiên mệnh – Thiên tử (thiên chức) là linh hồn của quan niệm về lãnh thổ Trung Quốc phong kiến. Đó không phải là ý thức cộng đồng, cũng không phải là ý thức pháp quyền về lãnh thổ, mà là ý thức thần quyền tồn tại dưới dạng vương quyền. Đó là chủ nghĩa duy tâm tôn giáo, ngu muội, mang đậm dấu ấn nguyên thuỷ, phản tiến hoá của một quan niệm về lãnh thổ. Trung Quốc phong kiến đã vậy, Trung Quốc của những kẻ khoác áo “cách mạng, mác-xit” hiện thời thì sao?

    1. Sự tiếp tục của một quan niệm lỗi thời

    Nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài nhận xét rằng những vùng bị khuôn vào trong lãnh thổ Trung Quốc thường là những vùng trong lịch sử có thời kì đã bị phong kiến Trung Hoa thống trị, khuất phục buộc phải triều cống. Không hoàn toàn như vậy: Nhật Bản cũng đã có thời xưng thần, sao chỉ có một quần đảo Riukiu bị vẽ vào bản đồ Trung Quốc, và những vùng đất rộng lớn thuộc lãnh thổ Mông Cổ, Liên Xô, rồi khu vực Đông Nam Á thì sao? Chưa nói đến sự mơ hồ trong tri thức địa lí, thì ngay quan niệm đã chi phối để vẽ nên những tấm bản đồ đó, cùng với nhiều phát ngôn của “người cầm lái” và những “người cầm chèo” khác của tập đoàn lãnh đạo Bắc Kinh cũng cho thấy rằng họ không những không xoá đi cái “thiên hạ” lỗi thời kia, ngược lại, họ còn tìm mọi phương tiện hiện đại để mở rộng nó. Khi Mao Trạch Đông nói “lẽ dĩ nhiên, tôi là người kế thừa sự nghiệp của các hoàng đế Trung Hoa trước kia”, người ta không nghi ngờ gì về sự hiện diện của giấc mơ ba ngàn năm ấy. Các tác giả của những tấm bản đồ kia đã không chọn một thời điểm lịch sử cụ thể nào cả, dù là thời điểm huy hoàng nhất của đế chế Trung Hoa, để tạo dựng nên chúng, mà chúng được vẽ ra theo lối phiếm sử, bởi một lẽ theo từng triều đại, Trung Quốc phong kiến có thể buộc thần phục được những vùng khác nhau, nói khác đi, nếu chiếu lên màn ảnh theo lối lược sử các tấm bản đồ kia – cũng vẽ theo cách nghĩ của các tác giả nọ nhưng lại theo lối lịch đại – thì người ta nhận thấy một con biến hình trùng có cái nhân không đổi, nhưng bốn bên co duỗi lồi lõm liên tục. Các tác giả của cái lãnh thổ tưởng tượng kia đã đóng đinh lịch sử lại theo cách như vậy. Như đã nói, nhìn toàn cục, chưa lúc nào các hoàng đế, các triều đại Trung Quốc có ý thức định ra biên giới để phân biệt lãnh thổ họ với các nước khác. Vạn lý Trường thành là một phòng tuyến chứ không phải đường biên giới. Trừ những chỗ phải luôn luôn tạo ra những điểm phòng thủ, những quan ải đồn thú v.v. thì còn có thể coi là những “mốc” biên giới, còn nói chung Trung Quốc thời phong kiến không tự cắm mốc cho mình. Hiện tượng bỏ ngỏ toàn tuyến biên giới như vậy phù hợp với quan niệm của họ về lãnh thổ mà chúng tôi đã chỉ ra ở trên. Tuy nhiên biên giới được tạo ra đâu phải vì họ muốn. Thực ra có một sự ổn định tương đối nhưng tự phát trong lịch sử về các đường biên giới này. Với các nước phụ thuộc, khi đã tiến hành đấu tranh giải phóng hay do hoàn cảnh thuận tiện mà giành được độc lập dân tộc, việc xác định biên giới rạch ròi với Trung Quốc thời đó có ý nghĩa sống còn, và chúng ta đều biết tuyên ngôn độc lập của Lý Thường Kiệt là một tuyên ngôn về lãnh thổ. Đối với những vùng không hình thành những quốc gia hoàn chỉnh như vùng các dân tộc thiểu số trên đất Trung Qốc ngày nay, hay đối với những vùng vì điều kiện tự nhiên và khả năng không phải lo đối phó thì việc vạch ra một đường biên giới lại trở nên không cần thiết và thậm chí, là không thể chấp nhận. Còn trên thực tế những thực trạng địa lý tự nhiên đã trở thành đường biên giới tự phát. Quan niệm về một giới hạn địa lý đối với các vua chúa vì vậy lại càng không tồn tại. Mệnh đề trơ trẽn “thiên tử có trách nhiệm thống trị thiên hạ” đã trở thành nguyên lý ổn định đồng thời còn có lý do tồn tại do sự thiếu hiểu biết đối với thế giới bên ngoài như đã nói qua ở trên. Cho đến đầu thế kỉ XIX, giữa Ấn Độ và Trung Quốc không có sự hiểu biết xác đáng về nhau. Cả vùng Đông Nam Á, rồi tất cả các vùng khác đều bị liệt chung vào hàng “Nam Man, Bắc Địch, Đông Di, Tây Nhung”. Sự ngăn cách thông tin với bên ngoài khiến cho sự hiểu biết của các nhà nho và giới thống trị ở Trung Quốc về sự tồn tại của một Trung Á Hồi giáo, một nước Nga Sa hoàng, một châu Âu trung cổ rồi châu Âu tư bản chủ nghĩa cũng như sự hiểu biết của họ đối với các nước kế cận đều quá ít ỏi, lệch lạc, sặc mùi dân tộc chủ nghĩa. Khi vua nhà Thanh gửi thư cho Tổng thống Pháp chẳng hạn, đã viết là “Hoàng đế nhà Thanh gửi tổng đốc nước Pháp” (!) và khi các nước phương Tây tư bản chủ nghĩa ồ ạt xông vào xâu xé đất nước, các đại thần Trung Quốc của vua Quang Tự còn bĩu môi chê bai sự kém cỏi của rợ Tây Dương, vì đối với họ, rợ Tây Dương chẳng qua cũng là “Di, Địch” đã biết. Từ xa xưa, các vua chuyên chế Trung Quốc tâm niệm thiên hạ là của mình, cho nên “Lễ nhạc, chinh phạt tự thiên tử xuất”. Vua Trung Quốc đã tự cho mình độc quyền về văn hoá và bạo lực. Lịch sử nhan nhản những câu chuyện “điếu phạt”, “chinh tru” của các vua chúa Trung Quốc, mà những lý lẽ chủ yếu nếu xét theo tiêu chuẩn hiện thời là can thiệp thô bạo, trắng trợn, vô lý vào công việc nội bộ của các nước khác thì thời đó được coi là hợp lý, hiển nhiên. Tuy nhiên sức mạnh của một thiết chế chuyên chế Trung Quốc bị giới hạn nhiều mặt không thể liên tiếp phát động chiến tranh cũng như không thể tiến hành triệt để cuộc chiến tranh đã phát động. Vì vậy họ tạo ra một thứ “uy đức”, một thứ “ân huệ” làm hai cây cà kheo chủ yếu để đứng cao hơn thiên hạ, khiến các nước ngoài thần phục, triều cống lệ thuộc, chứ không thể kiểm soát, quản lý như đối với vùng “Hoa Hạ” được. Cũng vì vậy mà gây tâm lý thần phục Trung Quốc lại là thủ đoạn kỳ thị nhằm mục đích khiến các dân tộc láng giềng, quốc gia láng giềng thấy mình yếu kém hơn, “man rợ” hơn, phải thần phục thiên tử. Tâm lý này không phải không nặng nề: cứ xét thái độ vua tôi nhà Nguyễn thì rõ. Thế nhưng ngay cả thời kỳ phong kiến, dù ngạo nghễ coi mình là “thiên triều”, các triều đại Trung Quốc cũng buộc phải chấp nhận sự tồn tại của các quốc gia khác và lệ triều cống ba năm một lần không phải thường xuyên giữ được. Cho nên, cách vẽ bản đồ kia cùng với những lời tuyên bố đã cho thấy nhà cầm quyền Trung Quốc còn khẳng định tham vọng của họ mạnh mẽ hơn cả các hoàng đế cũ. Khi bị lôi cuốn vào quỹ đạo của thế giới hiện đại, bắt buộc phải nhận thức sự tồn tại “đáng kể” của các cường quốc tư bản chủ nghĩa, và sau này là Liên Xô mà họ coi là “đế quốc xã hội” cũng như hệ thống xã hội chủ nghĩa mà họ bảo là chư hầu của Liên Xô, chấp nhận một cách uất ức tính chất thấp kém của sự phát triển lịch sử của mình, các giới cầm quyền thời kỳ cận đại ở Trung Quốc buộc phải quan niệm lại về lãnh thổ. Rõ ràng thiên hạ không phải là của một thiên tử, trị vì theo một thiên chức nào hết, nhưng “mệnh đề đau khổ” này được tiếp thu quá chậm chạp. Một khi “mệnh trời” không còn nữa, tính chất ý chí luận đã kịp thời chen vào, và tham vọng truyền kiếp của các đế chế Trung Hoa xưa được sống lại trong những bộ xống áo mới, ngôn từ mới, được nuôi dưỡng bằng những món ăn mới. Từ “mệnh” đã diễn ra một quá trình phiếm thần hoá mà thành ý chí luận. Cái lõi của vấn đề trước sau không đổi, nó tồn tại dai dẳng, lưu cữu và được mạ lên bằng rất nhiều bùa chú hiện đại nên khó nắm bắt hơn, mà cũng khó tin hơn. Nhưng cứ đọc lại những tuyên bố về vai trò Trung Quốc và cách mạng Trung Quốc, do chính người Trung Quốc phát ngôn, sẽ không thể nào coi cái “thiên chức” đáng kinh tởm kia đã tuyệt nọc. Tuy nhiên, mâu thuẫn truyền đời giữa tham vọng và thực lực ngày càng hành hạ giày vò những kẻ phản động đang nắm quyền ở Bắc Kinh một cách dữ dội hơn, và trong phát ngôn cũng như trong hoạt động thực tiễn, họ bày ra lắm điều oái oăm, mâu thuẫn khiến cho nhiều người đã không thể hiểu đúng họ, từ đó coi họ như quái trạng của thế giới hiện đại. Sẽ không có gì đáng ngạc nhiên nếu nói rằng họ không vẽ vào bản đồ của mình toàn thế giới là do thực lực,vì lý trí tối thiểu, nhưng tham vọng họ không vẽ ra thì chưa hề “phôi pha”. Thí dụ trong trong quan hệ với Nhật Bản, trong thực tế quân xâm lược Trung Quốc chưa bao giờ đặt chân lên được đất nước này. Ngược lại từ thế kỷ XIX trở đi, Nhật Bản đã nhanh chóng bước vào quỹ đạo của thế giới hiện đại, trở thành cường quốc tư bản chủ nghĩa, một đế quốc duy nhất ở châu Á. Sự thực lịch sử đó cùng với những nỗi nhục quân sự khi Nhật Bản tiến công chiếm đóng một phần lớn lãnh thổ Trung Hoa vào thời gian chiến tranh thế giới thứ hai khiến cho những người cầm bút “thẹn thò” không dám khuôn Nhật Bản vào lãnh thổ giả định kia của họ, mặc dù họ vẫn thèm thuồng, “xâm lược bằng bản đồ” quần đảo Riukiu. Cả Nội, Ngoại Mông, cả vùng Trung Á Liên Xô đều bị coi là Di, Địch cũ và vì thế với họ không có chỗ nào “vô lý” khi vẽ tấm bản đồ kia. Đến đây có thể coi là chúng ta đã cắt nghĩa được “câu chuyện về những tấm bản đồ Trung Quốc” cùng những tuyên ngôn lãnh thổ của họ. Tính chất duy tâm, lạc lõng, phản động của quan niệm đó thật rõ ràng nếu như chúng ta có một cái nhìn biện chứng đối với sự vận động của lịch sử xã hội nói chung, của vấn đề lãnh thổ nói riêng. Lịch sử phát triển của nhân loại nói chung đã đi từ ý thức cộng đồng về lãnh thổ đến ý thức pháp quyền, trong đó ý thức thần quyền chỉ là yếu tố đèo bòng gắn với quyền lợi của giai cấp thống trị. Đường biên giới của các quốc gia hình thành trong lịch sử là kết quả của rất nhiều những nguyên nhân phức tạp, nhưng càng ngày càng có xu thế ổn định. Sự chấp nhận của hai quốc gia tiếp cận nhau về đường biên giới giữa họ và được xác lập thành văn bản chính là ý thức pháp quyền đó là sự kiện có tính phổ biến toàn thế giới, nói cách khác, đó là tất yếu của lịch sử. Kết hợp giữa quyền lợi các quốc gia với thực trạng biên giới trong lịch sử là nguyên tắc chung để hoạch định biên giới và đã trở thành tiêu chuẩn, luật pháp quốc tế. Tôn trọng nguyên tắc này chính là sự đảm bảo đối với hoà bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc của thế giới hiện đại. Chính những người có trách nhiệm trong giới cầm quyền nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đã rất nhiều lần hứa cam kết tôn trọng nguyên tắc này. Chủ nghĩa Lenin lần đầu tiên trong lịch sử đã đề xuất và vận dụng thành công nguyên lý quyền dân tộc tự quyết. Tất cả các đảng và các nhà nước tự coi mình được tổ chức theo nguyên tắc Mac-xit Lê-nin-nit không được quên điều đó. Những xung đột, tranh chấp hay quyền lợi lịch sử giữa các quốc gia trong hoàn cảnh thế giới hiện đại đều phải được giải quyết trên nguyên tắc thương lượng hoà bình. Thế nhưng, thật mỉa mai, những kẻ tự xưng là cộng sản, là cách mạng, lại ôm ấp một quan niệm lạc hậu – lạc hậu hơn cả thời trung cổ châu Âu – về lãnh thổ như vậy. Theo gót của nghĩa đế quốc nhưng lại muộn mằn, những kẻ cầm quyền phản động ở Bắc Kinh đã hành động điên khùng, phiêu lưu. Họ lần lượt thay bạn đổi thù, chĩa mũi nhọn về bất cứ ai nếu đối tượng đó ngăn chặn cuồng vọng của họ, bằng một cái mũ chụp là “phản cách mạng” là “xét lại” trong khi họ hợp tác với tất cả các lực lượng phản động nhất, phát xít nhất, bị cả loài người tiến bộ phỉ nhổ. Khi đã tự lột truồng mình ra như vậy, những kẻ ngông cuồng ấy đã làm cho thế giới thấy rõ rằng “mục tiêu của chúng ta là toàn thế giới” (Mao Trạch Đông) – dù là thế giới bị hoang tàn vì chiến tranh hạt nhân, toàn bộ văn minh vật chất và tinh thần của nhân loại thành tro trong ngọn lửa chiến tranh do họ châm ngòi và mượn tay kẻ khác châm ngòi trên thế giới. Sau đó thế giới sẽ được làm chủ bởi một lũ ngợm chui lên từ địa đạo! Đó là lôgich khắc nghiệt nếu họ thực hiên được lời họ phát ngôn. Đủ hiểu vì sao họ mù quáng và trở nên bí hiểm trước thế giới hiện đại. Để kết thúc, cần phải nói rằng, nếu theo cái lôgich đòi đất kia thì các hoàng đế La Mã – nếu có người thừa kế như các hoàng đế Trung Hoa – sẽ đòi lại cả châu Âu và đế quốc Thổ Nhĩ Kì cũng không phải là một nước bé như hiện nay. Mông Cổ lại phải cử người sang “làm quan” tận Đa-nuýp, tận Vũ Hán, các nước Nga Sa hoàng, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha… đều vẽ lại bản đồ lãnh thổ của mình, trong đó nước Anh, nước Pháp sẽ “hời” hơn cả. Nếu thế, thì còn đâu sự tồn tại cuả cái “Trung Hoa huy hoàng” vì nó phải lần hồi là ‘thuộc quốc” của Mông Cổ xưa kia, của bộ tộc Mãn Thanh, của Anh, của Nhật Bản… và cũng nếu thế, cần có chiến tranh liên miên, cần “cách mạng không ngừng” như cách họ hiểu khái niệm này của Mác, cần quay lại thời Trung cổ, thời cận đại để chịu nhục và tiến hành chiến tranh giải phóng? Phải chăng đó là viễn cảnh đáng mừng của “thế giới đại loạn”? Nếu thế Trung Quốc làm sao có thể “an”, làm sao ung dung “toạ sơn quan hổ đấu” và “bốn hiện đại hoá”?

    [1]Xem, chẳng hạn Philippe Richer, La Chine et le tiers monde, Payots. Paris. 1971 [2]Sử ký Tư Mã Thiên, tập I, Nxb Văn học, tr. 45 Nguồn: Tạp chí Triết học, Viện Triết học, Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội, Số 4/1980, tr. 99 – 118.

    —-

    Cop từ : https://anhsontranduc.wordpress.com/2015/06/14/chu-nghia-duy-tam-cua-mot-quan-niem-ve-lanh-tho-tran-ngoc-vuong/?fb_action_ids=10203620331103431&fb_action_types=news.publishes

    Đăng tải tại Articles | Bình luận về bài viết này

    The changing map of India from 1 AD to the 20th century

    Scroll Staff  · May 03, 2015 · 10:30 am

    Battles were fought, territories were drawn and re-drawn. An amateur historian has caught these shifts in a series of maps.

    India’s history is speckled with the ruins of empires. Kingdoms have periodically risen here, expanded and fallen, reshaping with them the region’s culture and identity.
    Amateur historian Thomas Lessman, who has been researching world history for over 20 years, has created a series of maps of India showing these shifts from 1 AD till the rule of the Delhi Sultanate. On his website Lessman says he “became frustrated while researching history because it’s hard to find great maps. The best maps are in books that cost more than I make in a week… So I realised if I want free World History Maps, I’d have to make them myself”.
    The maps provide a vivid history tour. They start from the time the Sakas or Indo-Scythians firmly established their presence in India.

    The Indo-Parthian and Indo-Synthian era: 1 AD

    Indo-Greeks ruled India for over two centuries, during which time the fusion of Indian and Hellenistic influences flourished. This map shows the Indo-Parthian rule and the Indo-Synthian kingdom. The Indo-Scythians were descendents of the Scythians who had migrated from southern Siberia and displaced the Indo-Greeks.

    The Kushan Empire: 100 AD

    The Kushan Empire was founded under Kujula Kadphises but it was under his grandson, the Buddhist emperor Kanishka, that it reached its peak. Kanishka expanded the kingdom till as far as Varanasi and captured areas in present-day China.

     

    The Gupta and Huna Empire – 400 – 500 AD

     

    This was the period of the domination of the Gupta Empire, referred to by some as the Golden Age of India. During this time, literature, art, astronomy and math flourished in the region and much of the subcontinent was unified under one kingdom. The Huna Empire extended from parts of eastern Iran to northwestern India. This proximity is the reason why, some believe, the Huna tribe finds a mention in the Mahabharata.

    After the collapse of the Gupta Empire, a minor line of the clan ruled in Magadha. Down south, the Kalabhras kingdom crumbled.

    The Chalukyas ruled southern and central India from the 6th century to the 12th century. Kannada and Telugu literature thrived in this era, as did Chalukyan architecture. In the north, the Chachas dynasty began ruling over Sindh by 700 AD.

    The Gurjar-Pratihara dynasty, in 900 AD, spread its kingdom from Rajasthan to the east in India. Meanwhile, the Deccan was under the Rashtrakuta dynasty.

    The Ghaznavid Empire gradually moved in and conquered India and later the Delhi Sultanate, a Delhi-based Muslim kingdom that stretched over large parts of India from 1206–1526, the fall of which eventually led to the Mughal rule in the country.

     

    By 1500 AD, the Rajput states had established their presence. The Vijayanagar Empire in the south was still strong.

    ————

    Source: http://scroll.in/article/728914/islamic-state-seizes-ancient-syrian-city-of-palmyra

    Đăng tải tại Archives, Articles, International relations, Teaching | Thẻ , | Bình luận về bài viết này

    Công cuộc cải cách ở Trung Quốc đã cùng đường?

    Youwei, “The End of Reform in China: Authoritarian Adaptation Hits a Wall,” Foreign Affairs, May/June 2015 Issue.

    Biên dịch: Trần Tuấn Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

    Kể từ lúc bắt đầu công cuộc cải cách hậu Mao từ cuối thập niên 1970, chính quyền cộng sản ở Trung Quốc đã nhiều lần đảo ngược thành công những tiên đoán về sự sụp đổ của nó. Chìa khóa cho sự thành công đó nằm ở chủ trương mà người ta có thể gọi là “sự thích nghi của chế độ chuyên chế” (“authoritarian adaptation”) – tức việc sử dụng các chính sách cải cách nhằm thay thế một sự thay đổi thể chế cơ bản. Dưới thời Đặng Tiểu Bình, điều đó có nghĩa là cải cách nông nghiệp và cởi trói cho kinh tế tư nhân. Dưới thời Giang Trạch Dân, đó là việc nền kinh tế Trung Quốc chính thức tiếp cận một nền kinh tế thị trường, cải cách các doanh nghiệp nhà nước, và tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Dưới thời Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo là cải cách an sinh xã hội. Nhiều người tiếp tục kỳ vọng vào một đợt cải cách sâu rộng tiếp theo dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình – nhưng họ có thể sẽ phải thất vọng.

    Sự cần thiết phải cải cách hơn nữa vẫn còn tồn tại, do nạn tham nhũng tràn lan, tình trạng bất bình đẳng gia tăng, tăng trưởng kinh tế chậm, và các vấn đề môi trường. Tuy nhiên, có lẽ kỷ nguyên của sự điều chỉnh nền chuyên chế đã đi đến điểm tới hạn của nó, khi mà không còn nhiều tiềm năng cải cách có thể tồn tại trong khuôn khổ chuyên chế hiện nay của Trung Quốc. Một trạng thái cân bằng tự củng cố của sự trì trệ đang được hình thành và khó có thể bị phá vỡ nếu không có những biến động lớn về mặt kinh tế, xã hội, hoặc quốc tế.

    Trung Quốc có là ngoại lệ?

    Một lý do cho sự mất mát động lực để tiếp tục cải cách chính là việc hầu hết các cải cách đơn giản đều đã được thực hiện xong. Cải tạo nông nghiệp, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, xúc tiến thương mại, điều chỉnh chính sách an sinh xã hội – tất cả những cải cách này đã tạo ra nhiều lợi ích mới mà ít làm ảnh hưởng đến những lợi ích đã có. Còn những lĩnh vực còn lại khó thay đổi hơn, như việc loại bỏ sự độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước trong các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, tư hữu hóa đất đai, thêm quyền cho Quốc hội Trung Quốc trong các vấn đề tài khóa, và thiết lập một hệ thống tư pháp độc lập. Thực hiện chúng cũng đồng nghĩa với việc bắt đầu đe dọa đến quyền lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc, điều mà chế độ hiện tại không sẵn lòng chấp nhận.

    Một lý do khác là sự hình thành một khối chống cải cách ngày càng mạnh mẽ. Một số người còn muốn đảo ngược các tiến trình cải cách đã và đang diễn ra, khi mà chúng đã làm cho “chiếc bánh kinh tế” lớn đáng kể (tức là tạo ra nhiều cơ hội việc làm và thịnh vượng hơn là tái phân phối sự giàu có – NHĐ). Nhưng hàng ngũ quan chức cũng như giới tinh hoa nói chung lại cảm thấy hài lòng hơn với việc giữ nguyên trạng, bởi cải cách từng phần là người bạn tốt nhất của tư bản thân hữu (crony capitalism).

    Thế còn về mặt xã hội nói chung? Lý thuyết hiện đại hóa tiên đoán rằng sự phát triển kinh tế sẽ thúc đẩy tiến bộ xã hội, từ đó dẫn đến một sự thay đổi chính trị. Với GDP bình quân đầu người ở mức 7.000 đô la, liệu Trung Quốc có cưỡng lại được tính logic của lập luận này hay không? Nhiều người tin rằng là có, vì quốc gia này là một ngoại lệ. Họ lập luận rằng tính chính danh về mặt chính trị tại Trung Quốc có được là nhờ vào việc chính quyền đem đến nhiều lợi ích cho xã hội hơn là việc nó bảo vệ những quyền lợi của các tầng lớp trong đó. Nhiều doanh nhân được kết nạp Đảng, sinh viên thì bị sao nhãng bởi chủ nghĩa dân tộc, nông dân và công nhân thì chỉ quan tâm đến sự công bằng về mặt vật chất. Tuy nhiên, thứ cá biệt ở Trung Quốc không phải là xã hội hay văn hóa mà chính là nhà nước.

    Ở Trung Quốc, cũng như ở nhiều nơi khác, sự phát triển kinh tế đã dẫn đến những mâu thuẫn: nông dân thì đòi phải giảm thuế, công nhân thì đòi có nhiều sự bảo hộ lao động hơn, sinh viên muốn thành lập các nhóm hoạt động xã hội, doanh nhân bắt đầu muốn làm từ thiện, các cơ quan truyền thông thì bắt đầu muốn đẩy mạnh mảng phóng sự điều tra, và các luật sư thì chú trọng hơn vào việc bảo vệ nhân quyền. Những hành động mang tính tập thể trở nên phổ biến, và hiện Trung Quốc đang có hơn một triệu các tổ chức phi chính phủ ở địa phương. Và Internet là một thách thức lớn đối với chế độ, bằng cách kết nối những con người bình thường lại với nhau, và với cả giới trí thức.

    Tuy nhiên, những mưu cầu thực tiễn tương tự như trên lại cần nhiều kỹ năng tổ chức và các luận đề tư tưởng thì mới trở thành những yêu sách chính trị. Và ít ra chúng cần phải có những không gian chính trị nhất định để có thể tự hoàn thiện và phát triển, tuy nhiên những khoảng không này gần như không hề tồn tại ở Trung Quốc. Nếu Đảng Cộng sản Trung Quốc đã học được điều gì từ phong trào dân chủ năm 1989 (tức Sự kiện Thiên An Môn – NHĐ) và sự sụp đổ của Liên Xô, thì đó là bài học về việc “một đốm lửa nhỏ có thể châm ngòi cho một đám cháy lớn.” Bằng nguồn lực khổng lồ, chính quyền đã dần dần tạo nên một bộ máy tinh vi, hiện diện ở khắp mợi nơi và cực kỳ hiệu quả trong việc “duy trì ổn định.” Điều này đã ngăn chặn thành công vế thứ hai của lý thuyết hiện đại hóa trở thành hiện thực. Hệ thống đảm bảo an ninh quốc nội này được thiết kế để bắt được bất cứ tín hiệu nào từ phía đối lập, dù thực tế hay tưởng tượng, hay còn trong trứng nước. Ngăn chặn quan trọng hơn nhiều so với đàn áp – trên thực tế, việc đàn áp các cuộc biểu tình một cách bạo lực được nhìn nhận là một dấu hiệu thất bại. Sức mạnh của nhà nước Trung Quốc không phải được đo bằng một hàm răng sắc nhọn mà thông qua những ngón tay nhanh lẹ của nó.

    Ngôn luận bị kiểm duyệt, trong báo chí và cả trên Internet, nhằm ngăn chặn việc phổ biến bất cứ thứ gì được coi là “mối hiểm họa.” Mọi hành động đều bị theo dõi sát sao. Ngay cả những hành động phi chính trị cũng có thể bị coi là nguy hiểm. Năm 2014, Hứa Chí Vĩnh (Xu Zhiyong) – một nhà hoạt động pháp lý, người đứng đầu một chiến dịch đấu tranh cho các cơ hội giáo dục bình đẳng cho con cái của những người di cư từ nông thôn (ra thành phố), bị kết án 4 năm tù với tội danh “gây rối trật tự công cộng.” Hội họp công khai bị hạn chế, và ngay cả việc hội họp tại gia cũng có thể bị coi là có vấn đề. Vào tháng 5 năm 2014, một số học giả và luật sư đã bị quản thúc sau khi tham dự một buổi tưởng niệm cho phong trào dân chủ 1989 tại một tư gia. Ngay cả việc ký tên vào một bản thỉnh nguyện thư cũng có thể bị trừng phạt.

    Quan trọng không kém là sự nổi lên của đường lối quần chúng (mass line) – tức sự định hướng dư luận của chính quyền – về nhu cầu sống còn của Trung Quốc là duy trì sự ổn định. Một mạng lưới giám sát an ninh được thành lập khắp cả nước bằng cách tăng cường quân số của bộ máy an ninh quốc gia cũng như thành lập một mạng lưới bên ngoài bộ máy hành chính chính thức bao gồm dân quân tuần tra, trợ lý giao thông, và những người giám sát các khu dân cư. Hàng trăm ngàn “tình nguyện viên an ninh” hoặc “đầu mối đưa tin” đã được tuyển dụng trong số những người lái xe taxi, nhân viên vệ sinh, người trông xe, và cả những người bán hàng rong, nhằm báo cáo với chính quyền về “những người hay hoạt động khả nghi.” Mỗi khu dân cư ở Bắc Kinh được cho là có khoảng 2.400 “tổ trưởng (cho mỗi) tổ dân cư” trong đó, những người có nhiệm vụ để ý từng phút bất kỳ sự bất thường nào trong địa hạt của họ, để có thể bán tin cho chính quyền với giá 2 NDT cho một mẩu tin. Hệ thống này theo dõi những tên tội phạm và những kẻ khủng bố cùng với những người gây rối chính trị, nhưng những người bất đồng chính kiến chắc chắn cũng là một trong những đối tượng chính của nó.

    Ở Trung Quốc ngày nay, các đại ca giang hồ (Big Brother) có mặt ở khắp mọi nơi. Họ là một phần của mạng lưới an ninh quốc gia vừa mạnh và vừa tinh vi như một mạng nhện, hiện diện ở khắp mọi nơi và vô dạng như nước. Những ai đủ thông minh để lảng tránh chính trị hoàn toàn thì hầu như sẽ không hề cảm nhận thấy nó. Ngược lại, nếu như họ vượt qua làn ranh thì ngay lập tức sẽ nhận được những phản ứng tức thời của các thành viên thế giới ngầm này. Nếu một phản ứng thái quá kiểu “giết gà bằng dao mổ bò” xảy ra thì nó cũng hoàn toàn được chấp thuận bởi dẫu sao cố gắng ngăn chặn một phiền toái thoát ra khỏi lòng bàn tay của chính quyền cũng là một điều tốt.

    Hệ thống này thực thi nhiệm vụ giữ gìn trật tự một cách xuất sắc. Nhưng nó cũng hạn chế cơ hội cho bất cứ một sự phát triển xã hội dân sự nào ở Trung Quốc đương đại chứ chưa nói đến một xã hội chính trị. Và cho dù sự bất bình xã hội có dâng cao đến đâu thì cán cân quyền lực cũng nghiêng hẳn về phía chính quyền hơn là về phía xã hội. Các phong trào xã hội, cũng giống như thực vật, cần không gian để phát triển. Và nếu như không có khoảng không này thì cả phong trào và cây cỏ đều sẽ lụi tàn.

    Người khổng lồ bị chôn vùi

    Việc thiếu những động lực từ bên trên cũng như từ phía dưới đã khiến công cuộc cải cách ở Trung Quốc bị chững lại, và thậm chí có thể thụt lùi. Giới lãnh đạo hiện nay vẫn tiếp tục khoa trương về cải cách, và họ quả thực cũng đưa ra được một số sáng kiến cải cách. Nhưng chúng, như người Trung Quốc vẫn nói, chỉ như là những trận “sấm lớn mà mưa nhỏ.”

    Đáng kể nhất là chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình. Triệt hạ 74 quan chức cấp tỉnh trong vòng 2 năm qua, kèm theo đó là hàng trăm ngàn quan chức cấp thấp hơn, chiến dịch này quả thật là rất ấn tượng. Trong ba thập niên trước khi ông nắm quyền, chỉ có tổng cộng 3 quan chức cấp trung ương bị mất chức do tham nhũng. Nhưng chỉ trong 3 năm cầm quyền, Tập Cận Bình đã khiến cho 5 quan chức quốc gia ngã ngựa. Nhưng không nên xem chiến dịch chống tham nhũng này là một chương trình cải cách. Thay vì khuyến khích tự do thông tin hay tổ chức nhiều phiên tòa xét xử độc lập và lập nên một cơ quan chống tham nhũng có thực quyền thì chiến dịch này được điều khiển và kiểm soát bởi giới chóp bu và đặc trưng bởi tính bí mật, sự tàn nhẫn, và mang nhiều toan tính chính trị. Vu Kỳ Nhất (Yu Qiyi), kỹ sư thuộc một tập đoàn nhà nước bị bắt vì cáo buộc tham nhũng đã chết do bị tra tấn trong quá trình thẩm vấn vào năm 2013. Chu Văn Bân (Zhou Wenbin), cựu Hiệu trưởng Đại học Nam Xương, nói rằng ông cũng đã từng bị tra tấn trong một cuộc thẩm vấn vào đầu năm 2015. Điều này gợi lại những chiến dịch “cải tạo” của những người theo chủ nghĩa Mao khi xưa (mặc dù ít tàn bạo hơn) hay thậm chí là các biện pháp kỷ luật nghiêm khắc thời phong kiến Trung Quốc. Những chiến dịch này đã củng cố được tính tập quyền và tăng cường tính chính danh của các nhà lãnh đạo có sức cuốn hút đặc biệt với cái giá là nhiều quan chức.

    Nhiều cải cách nhỏ đã thúc đẩy một số lĩnh vực tiến lên phía trước, tuy nhiên không cải cách nào là một bước chuyển mình. Đại hội Đảng lần thứ 18, được tổ chức vào cuối năm 2012, đã nhấn mạnh việc cải cách hệ thống tư pháp, nhưng cho đến giờ, chưa có gì ngoài việc cơ cấu lại bộ máy hành chính được tiến hành. Một nghị quyết của Ủy ban Trung ương vào cuối năm 2014 đã cam kết rằng sẽ đẩy mạnh “sự độc lập và công bằng hơn trong hoạt động truy tố và xét xử,” tuy nhiên nó lại định nghĩa nguyên tắc đầu tiên của cải cách pháp lý là nhằm “bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc.” Các quan chức của Đảng thường gật đầu đồng ý với sự quan trọng của “vấn đề dân chủ trong thảo luận,” và đầu năm nay, Đảng đã thông qua một kế hoạch nhằm “củng cố dân chủ xã hội chủ nghĩa trong thảo luận,” nhưng hiện không rõ là dân chủ trong thảo luận liệu có ý nghĩa gì không khi thiếu vắng những biện pháp trừng phạt việc không phản hồi của các thể chế.

    Có nhiều tuyên bố được lặp đi lặp lại về vấn đề cải cách những luật lệ và quy định áp dụng cho các tổ chức phi chính phủ. Tuy nhiên, trong thực tế, quá trình này lại diễn ra rất chậm và thiếu minh bạch, với minh chứng là cách mà Dự án Thư viện nông thôn Lập Nhân (Liren), một dự án khuyến khích việc tự học ngoài giờ lên lớp ở vùng nông thôn Trung Quốc, đã bị ép phải ngừng hoạt động. Lĩnh vực kinh tế đã được chứng kiến nhiều cải cách đích thực, như việc giảm rào cản khi cấp giấy phép kinh doanh và việc bắt đầu thúc đẩy sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng, nhưng nhiều người lại không xem những nỗ lực này là đáng kể, khi mà sự độc quyền kinh tế của nhà nước trong một số lĩnh vực vẫn không thể bị thách thức. Và trong các chính sách xã hội, việc nới lỏng chính sách một con dù đã thể hiện sự tiến bộ, nhưng vẫn chưa đủ để tạo nên sự khác biệt.

    Đằng sau sự trì trệ trong công cuộc cải cách hiện nay chính là sự bế tắc về mặt ý thức hệ. Cái gọi là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã dẫn dắt nền kinh tế Trung Quốc trong suốt hơn 30 năm, đã tự cho phép nó được tiếp tục tồn tại và cải cách. Nhưng nó luôn ẩn chứa bên trong một mâu thuẫn nội tại, khi mà hệ thống pháp lý khách quan cần có của một nền kinh tế thị trường lại là mối đe dọa tiềm tàng cho sự lãnh đạo chủ quan của Đảng, vốn ưa thích việc tự mình đóng vai trò là vị trọng tài cuối cùng cho các vấn đề xã hội. Và trong những năm gần đây, một câu hỏi cấp bách lớn hơn được đặt ra là: Thứ gì quan trọng hơn, những nhu cầu của một nền kinh tế thị trường hay những nhu cầu của Đảng Cộng sản?

    Trên thực tế, những nhu cầu của Đảng là tối thượng. Nhưng chính quyền đã không thể phát triển được một hệ tư tưởng mạch lạc, thức thời nhằm biện minh cho điều đó. Chủ nghĩa Mác là chưa đủ. Chính quyền ngày càng viện dẫn những triết lý của Nho giáo về việc đề cao một nhà nước nhân trị bên trong một trật tự phân chia ngôi thứ. Nhưng việc kết hợp hai hệ thống lý luận này lại với nhau là không dễ dàng gì khi mà trên danh nghĩa Đảng Cộng sản vẫn đi theo hệ tư tưởng Mác-Lênin, vốn đấu tranh cho sự công bằng giữa các tầng lớp trong xã hội, còn đạo Khổng thì lại chú trọng đến hệ thống thứ bậc.

    Những gì Tập Cận Bình thể hiện thường là những giá trị cốt lõi của chủ nghĩa xã hội. Chúng có mặt ở mọi nơi ở Trung Quốc, bao gồm “Thịnh vượng, dân chủ, văn minh, hòa hợp, tự do, bình đẳng, công bằng, pháp quyền, ái quốc, tận tâm, liêm chính, hữu nghị.” Chúng giống một danh sách chắp vá hơn là thể hiện một tầm nhìn thống nhất. Nó phản ánh sự lo lắng nhiều hơn là sự tự tin, và đó chính là cơ sở để nói rằng: thực tại mà không có một nền tảng ý thức hệ làm nền thì rất yếu và không bền vững.

    Bốn kịch bản cho tương lai

    Trung Quốc sẽ đối mặt với bốn viễn cảnh về tương lai của họ. Viễn cảnh thứ nhất, cũng chính là kịch bản mà Đảng cầm quyền ưa thích, là đất nước sẽ trở thành một “Singapore quy mô lớn” (Singapore on steroids), như cách mà chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc Elizabeth Economy đã viết. Nếu chiến dịch chống tham nhũng được tiến hành triệt để và bền vững, Đảng Cộng sản sẽ được sinh ra trong một hình hài mới, một Đảng có thể lãnh đạo Trung Quốc một cách hiệu quả và nhân ái. Các cải cách về mặt chính sách sẽ được tiếp tục, tiềm năng kinh tế quốc gia sẽ được giải phóng, và kết quả là một nền kinh tế năng suất cao sẽ đảm bảo tính chính danh và quyền lực của biến thể Đảng mới này.

    Tuy nhiên một tương lai như thế lại khó có thể trở thành hiện thực vì nhiều lý do. Thứ nhất, Singapore dẫu sao thì cũng ít chuyên chế hơn so với Trung Quốc đương đại; nó đa đảng và tự do chính trị hơn. Sự cạnh tranh chính trị ở đó không phải là hoàn toàn công bằng, tuy nhiên các Đảng đối lập vẫn đủ sức chiếm 40% số phiếu bầu trong cuộc bầu cử vào năm 2011. Đối với Trung Quốc, để bắt chước mô hình thành công của Singapore, nó cần phải cởi mở đáng kể hơn về mặt chính trị, thậm chí là có thể sẽ phải trở thành một nền dân chủ đa nguyên, một kịch bản mà Đảng Cộng sản Trung Quốc không hề muốn mạo hiểm thực hiện. Ngoài ra, Singapore chỉ là một nước nhỏ, do đó chi phí để giám sát bộ máy hành chính cũng tương đối nhỏ. Ngược lại, Trung Quốc lại là một nước có diện tích khổng lồ và do đó Đảng Cộng sản phải rất khó khăn trong việc cai trị một lãnh thổ rộng lớn như thế, cũng như giám sát một bộ máy chính quyền nhiều cấp từ trên xuống dưới.

    Kịch bản thứ hai và cũng là kịch bản dễ thành hiện thực nhất, ít nhất là trong ngắn hạn, đó là hiện trạng hiện tại sẽ vẫn được duy trì. Dù cho có vấn đề gì xảy ra thì việc gìn giữ mô hình “chủ nghĩa xã hội mang bản sắc Trung Quốc” không phải là một điều mệt mỏi cho chính quyền. Từ nhân khẩu học đến đô thị hóa đến toàn cầu hóa đến cuộc cách mạng thông tin, các yếu tố cấu trúc đã tạo điều kiện cho sự trỗi dậy của Trung Quốc vẫn đang tồn tại và sẽ tiếp tục hoạt động trong nhiều năm nữa, và do đó chính quyền có thể tiếp tục hưởng lợi từ chúng.

    Nhưng không phải là mãi mãi: một chính quyền mà tính chính danh của nó dựa vào sự hiệu quả kinh tế mà nó mang lại, sẽ phải tiếp tục cố gắng duy trì một mức tăng trưởng cao để có thể bảo đảm ngôi vị của mình. Với tình trạng tăng trưởng kinh tế giảm dần qua nhiều năm, nỗi sợ về việc khó có thể tiếp tục giữ vững chế độ đang ngày càng gia tăng. Bong bóng nhà đất, sản xuất dư thừa, bất ổn tài chính, nhu cầu nội địa thấp, và tình trạng bất bình đẳng đang ngày càng gia tăng chính là những điểm yếu trầm trọng. Lấy ví dụ, sự bùng nổ của bong bóng nhà đất có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho toàn bộ nền kinh tế và dư chấn của nó sẽ lan sang cả lĩnh vực chính trị, khi mà các chính quyền địa phương mất đi một nguồn thu chính để có thể chi trả chi phí cho các dịch vụ công và bảo đảm an ninh nội địa.

    Điều này có thể sẽ châm ngòi cho kịch bản thứ ba: dân chủ hóa thông qua cơn khủng hoảng. Một kịch bản như thế tất nhiên là không dễ chịu gì. Với nền kinh tế bị tổn thương và các yêu sách chính trị ngày càng gia tăng, các mâu thuẫn sẽ trở nên ngày càng sâu sắc thay vì dịu đi, và khi những quả bom do chính tay chế độ hiện tại cài đặt (khủng hoảng dân số, ô nhiễm và tàn phá môi trường, căng thẳng sắc tộc) phát nổ thì các vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nữa. Kết quả lúc này có thể sẽ là sự quay trở lại của một số hình thái chuyên chế khi mà cả đất nước chùn chân trước sự hỗn loạn của tiến trình dân chủ hóa.

    Kịch bản thứ tư – tiến trình dân chủ hóa theo tuần tự và được kiểm soát – sẽ là điều tốt nhất cho Trung Quốc, nhưng tiếc thay lại khó có thể xảy ra. Một nền lãnh đạo sáng suốt ở Bắc Kinh có thể bắt đầu thực hiện từng bước một ngay từ bây giờ để đặt nền móng cho một quá trình chuyển mình như thế, với việc bầu cử đa đảng phái được xem là bước cuối cùng của quá trình chuyển mình này, hay nói cách khác là điểm cuối con đường. Việc từ từ thừa nhận sự độc lập của hệ thống tư pháp, củng cố quyền lực của Quốc hội Trung Quốc để đối phó với các vấn đề tài khóa, khuyến khích sự phát triển của xã hội dân sự, và thực hiện cạnh tranh trong nội bộ Đảng là những biện pháp có thể mở đường cho một cuộc chuyển mình êm đềm, và nếu cùng với chúng là những cải cách trong các chính sách liên quan đến vấn đề quản lý dân số, sắc tộc, và môi trường, thì nó có thể giúp Trung Quốc tránh khỏi nhiều bi kịch trong tương lai. Tuy nhiên, một cuộc chuyển mình được chuẩn bị sẵn và có kiểm soát như thế đòi hỏi một liên minh bao gồm những chính trị gia cấp tiến trong giới lãnh đạo, nhưng điều đó lại không tồn tại trong bối cảnh hiện nay và có rất ít khả năng là sẽ xuất hiện sớm.

    Đối với những thế lực bên ngoài, những việc mà họ có thể làm (để tác động đến tương lai của Trung Quốc) là rất hạn chế. Các áp lực ngoại sinh thường có xu hướng làm bùng lên ngọn lửa dân tộc chủ nghĩa phòng thủ hơn là thúc đẩy quá trình tự do hóa trong nước. Đối với một quốc gia có kích thước lớn và chiều dài lịch sử như Trung Quốc thì quá trình dân chủ hóa phải được bắt đầu từ bên trong. Nhưng sự thật là những cường quốc lớn trên thế giới, thường là những nước dân chủ tự do, lại tạo ra một sức kéo ý thức hệ – và vì vậy, cách tốt nhất mà phương Tây có thể giúp Trung Quốc thực hiện thành công một cuộc cách mạng chính trị cuối cùng là hãy duy trì sức mạnh, sự tự do, nền dân chủ, và sự thành công của chính mình.

    Youwei là bút danh của một học giả ẩn danh người Trung Quốc.

    ——

    – Nguồn: http://nghiencuuquocte.net/2015/05/06/cong-cuoc-cai-cach-o-trung-quoc-da-cung-duong/#sthash.U1JwlLot.dpuf

    Đăng tải tại Archives, Articles, Teaching | Thẻ , | Bình luận về bài viết này

    Making More Enemies than We Kill? Calculating U.S. Bomb Tonnages Dropped on Laos and Cambodia, and Weighing Their Implications

    The Asia-Pacific Journal, Vol. 13, Issue. 16, No. 3, April 27, 2015

    Taylor Owen, Ben Kiernan

    Debate over the nature and impact of civilian casualties from U.S. aerial attacks continues. “Are we creating more terrorists than we’re killing?,” Defense Secretary Donald Rumsfeld once asked of the U.S. invasion of Iraq.1 The rise of Al Qaeda in Iraq and of its offshoot ISIS, suggests the answer there.2 Reflecting in 2012 on U.S. drone strikes in Yemen, the former director of the CIA’s Counter-Terrorism Center, Robert Greiner, wrote: “One wonders how many Yemenis may be moved in future to violent extremism in reaction to carelessly targeted missile strikes, and how many Yemeni militants with strictly local agendas will become dedicated enemies of the West in response to US military actions against them.”3 That same month a Yemeni lawyer warned: “DEAR OBAMA, when a U.S. drone missile kills a child in Yemen, the father will go to war with you, guaranteed. Nothing to do with Al Qaeda.”4

    In 2013 David Rohde of Reuters reported that “Drone strikes do kill senior militants at times, but using them excessively and keeping them secret sows anti-Americanism that jihadists use as a recruiting tool.”5 As discussion continued over “How Drones Create More Terrorists,” Hassan Abbas remarked that in targeted areas, “Public outrage against drone strikes circuitously empowers terrorists.”6 The humanitarian impact and the political “blowback” can be serious — even from relatively restricted tactical air campaigns.

    What of sustained strategic carpet bombing? Is there any correlation between bomb tonnage and political blowback? During World War Two, United States aircraft dropped 1.6 million tons of bombs in the European theater and approximately 500,000 tons in the Pacific theater. Some 160,000 tons of bombs fell on Japan, nearly all of it in the final six months of the war. Much of it targeted civilian industrial areas, beginning with the March 10, 1945 firebombing of Tokyo and including the atomic bombs dropped that August on the cities of Hiroshima and Nagasaki.

    Decisive victory proved more elusive in regional conflicts of the postwar era, even when the U.S. continued to deploy massive bomb tonnages. During the Korean War of 1950-53, the U.S. dropped 635,000 tons of bombs and 32,000 tons of napalm, mostly on North Korea.7 And from 1961 to 1972, American aircraft dropped approximately one million tons of bombs on North Vietnam, and much more on rural areas of South Vietnam — approximately 4 million tons of bombs, 400,000 tons of napalm, and 19 million gallons of herbicides.8

    On a per capita basis, Laos, with its much smaller and dispersed population, may have suffered a yet higher rate of aerial bombardment during 1964-73 – “nearly a ton for every person in Laos,” according to theNew York Times.9 The late Fred Branfman, who learned Lao and worked with refugees displaced in the country in 1967-69, was one of the first to publicize the human toll of that secret U.S. bombing, in his 1972 Voices from the Plain of Jars: Life under an Air War. Branfman’s book was reprinted in 2013, with a foreword by Alfred W. McCoy that terms the Laos campaign “history’s longest and largest air war.”10 Meanwhile in 2008, anthropologist Holly High even suggested that the estimated tonnage of U.S. bombs dropped on Laos during the Second Indochina War needed dramatic upward revision:

    The conventional history books usually place the total tonnage dropped over Laos at two million tonnes, making Laos the most heavily bombed nation on earth. This figure [ . . . has] become iconic in describing the destruction and loss wrecked on Laos. However, this tonnage tally has only ever been an estimate . . . Currently emerging evidence suggests that the actual figure may be more than two and a half times this figure, some 5.7 million tonnes.11

    However, six years later in the Journal of Vietnamese Studies (JVS), High revised back downward that suggested “actual figure” of 5.7 million tonnes of U.S. bombs dropped on Laos. She now confirms “the conventional figure of around two million tons.”.12

    During 2000-2010 various estimates, including ours, of the U.S. bombing tonnage dropped on Cambodia from 1969 to 1973 followed a trajectory similar to High’s up-down estimates for Laos. And for similar reasons: the difficulties of technical analysis of the Pentagon’s enormous but antiquated Southeast Asia bombing databases. In 1989 one of us (Kiernan) had published an article calculating a figure of 539,000 tons dropped on Cambodia.13 But in 2000, just as High did for Laos eight years later, thePhnom Penh Post reported a new Cambodia total, a dramatic upward revision: “The [data] tapes show that 43,415 bombing raids were made on Cambodia dropping more than 2 million tons of bombs and other ordinance.”14 This figure had significant implications for the continuing work to clear the Cambodian countryside of the still widespread, deadly unexploded ordnance (UXO), as well as for a historical understanding of the wartime humanitarian and political impact of the US carpet bombings.

    Our 2006 article, “Bombs over Cambodia,” using the same database and analysis, calculated a figure of 2.7 million tons dropped on Cambodia in 1965-75.15 Our estimate, published in the Canadian magazine The Walrus, and in 2007 in The Asia-Pacific Journal, was widely quoted.16

    But in 2010 we corrected that estimate, here in The Asia-Pacific Journal. We revised it back down to around 500,000 tons.17 In doing so we took account of the mistaken technical analysis that had impacted bombing tonnage estimates for both Laos and Cambodia. Holly High had written to Kiernan on January 4, 2010: “I have been working with computer scientists here at Sydney and we have managed to make a fairly responsive database and also account for the anomalies in the data . . . The database covers all of Southeast Asia, and contains many more fields than the data that you were working with, from what I can tell from the data on the Cambodian Genocide Project website. It looks like the data you and others in the UXO business were provided with was a simplified, distilled version of the original SEADAB and CACTA files [combined Pentagon databases entitled “Records About Air Sorties Flown in Southeast Asia,” and “Combat Air Activities”], sorted country by country so that each nation received only “its” records. The original database is much larger: indeed it is simply massive. It is also deeply flawed (some of the data appears to have been corrupted and there are omissions in certain months).”

    Kiernan wrote back to High on January 18, 2010 stating that “we would urgently like to incorporate corrections of mistakes that were based on faulty Pentagon data, and show where that data is inaccurate. If it is okay with you, we would of course like to credit you and your skilled research assistant at Sydney Uni’s Faculty of Information Technology, who has worked on this with you, for bringing the database errors to our attention. Obviously the sooner we correct those the better.” In an email of March 1, 2010, High asserted that in the Pentagon’s SEADAB database, the original entries for each sortie under the field of bombing “Load Weight” had been incorrectly keyed in, with a zero mistakenly added to each figure. Those bombing tonnages thus had to be divided by ten.

    In June 2010, therefore, we published our downward correction of our 2006 estimate of 2.7 million tons. We stated that “this tonnage data may be incorrect. In new work using the original Air Force SEADAB and CACTA databases, Holly High and others have re-analyzed the total Cambodia tonnage figures and argue in a forthcoming article that the total tonnage dropped on Cambodia was at least 472,313 tons, or somewhat higher.” We concluded: “It remains undisputed that in 1969-73 alone, around 500,000 tons of U.S. bombs fell on Cambodia.”18

    Now, in their JVS article published in 2014, High and two co-authors cite precisely that paragraph of ours.19 But they neither quote from it nor reveal to readers the fact that in it – in 2010 – we had publicly revised our estimate back downward, and acknowledged their assistance in doing so. Instead, in 2014, incomprehensibly, they create the exact opposite impression: “Owen and Kiernan’s revised figure [sic] is nearly five times higher than conventional estimates … Owen and Kiernan’s reassessment of the air war over Cambodia has also been uncritically cited by a number of other scholars… The idea that Cambodia was the victim of 2.7 million tons of ordnance, rather than 0.5 million, is becoming the “new normal” in Cambodian studies. This upward revision has serious implications for the reading of regional, military and global history.”20

    We of course find that statement surprising, given that in 2010 we actually wrote the opposite, as High knows. Not only from Kiernan’s prior emails to her, but her note 26 specifically cites our “note 38” where, among other places in our 2010 publication, we advocated the figure of 500,000 tons. High’s own 2008 exaggeration of the Laos bombing, at 5.7 million tonnes, was entirely understandable, but she has corrected that only in 2014.

    The most important outstanding issue concerns public access to the different databases we all have been working on. For some years we have made our Cambodia bombing data files accessible through the Cambodian Genocide Program at Yale University.21 On January 4, 2010, High had written to Kiernan: “I would be happy to help you access the database that we have created . . . Let me know if you would like to access this any time.” Kiernan thanked her for that offer and posed several questions about the data. On January 28, she wrote again: “I think the best course of action is for James, Gareth and I to continue to finalize our piece of writing, and then share it with you when it is in a near final state (close to final draft).” Kiernan did not hear from High again, but on February 19, 2010, she kindly sent Owen a draft of “what I have written for Cambodia so far (work in progress!).” It included none of the assertions about us published in 2014, quoted above. Despite further requests, neither of us heard any more from High after June, 2010 – until March 2015, when the co-authored article published in JVS in 2014 first came to our attention.

    In an email to Kiernan on January 7, 2010, High wrote that “the database is wildly inaccurate itself, if only because it was based on all-too-human data entry and was also subjected to falsification, as Shawcross notes [in his 1979 book Sideshow]. So I think the database probably underestimates the scale of the bombing, but the database itself can’t tell us by how much or how to account for this.” We suggest that High and her co-authors now make publicly accessible the database that is the subject of their 2014 JVSpublication, as we did for our 2006 and 2010 articles.

    In addition, in the interest of the full transparency of a process that is complex but historically important, the public record would also benefit from a more detailed accounting of how High and her colleagues processed the original data files they obtained. In what follows, we outline some of our exchanges with High because they document the research exercise at the core of the debate over the use of archived bombing data, and ultimately over the—by all accounts—massive bombardment of Cambodia.

    Our work and that of High and her co-authors on this topic are based on data originally collected by the US government. The databases are huge, they represent what was at the time an unprecedented data collection effort, and they contain significant ambiguity concerning the collection methodology and the precise nature of the data fields. In order for these data to be analyzed, they had to be converted to modern database formats. In the version we and the Phnom Penh Post obtained for Cambodia, this had already been done. High and her colleagues, on the other hand, used the original archived data, and, working with computer scientists, conducted the data cleaning and conversion themselves. The version of the database that they built appears to be similar, but not identical, to the one we used for our analysis.

    The insights that High and her co-authors drew from this process and shared with us in email exchanges provided a substantial contribution to our understanding. Of particular relevance to our analysis, they found errors in what we read to be the total tonnage field in the Cambodia database. High detailed their analysis to us via email, and based on this we revised our tonnage figure downward. For example, on March 1, 2010, in response to our question about how they had derived their tonnage figures, High explained their procedures for each of the two Pentagon databases in turn.

    First, the CACTA database, High wrote, “contains the field ‘LoadQuantity’ which is composed of [three parts, namely] load delivered, jettisoned and returned. We made a sum ofjettisoned and returned[,] to calculate how many bombs were dropped. It also has a field labelled‘Load Weight’. This lists the weight of each bomb, not the total of the load. It also has a field’number of aircraft’. We determined that the load quantity referred to the total of all the aircraft, noteach one.”

    “For SEADAB,” she went on, “the sum is different. Its ‘Load weight’ column represents the total of all bombs fornumber of aircraft, so in effect the sum was already done for us. The only hitch was that allfigures ended in zero!!! A very unlikely scenario. We did some checking and deduced thatsomehow, the entire field had been multiplied by ten. So we had to divide by ten to get the realfigure. The figures produced have matched beautifully with other published figures, such as thetonnage reported for Linebacker II [the 1972 “Christmas bombing” of North Vietnam].”

    This is a valuable insight into the nature of the database and the thoughtful analysis that High, Curran and Robinson have conducted. But it is simply a window into the process. We do not have access to the details of the process that they used to build their database, nor to the complete database on which they have made these final calculations. Without further information we do not know, for instance, why a zero erroneously added to each bombing load weight could have produced an approximately fivefold tonnage over-estimate (from c. 0.5 to 2.7 million tons), rather than a tenfold error. But we do have here a glimpse into some of the process of the data analysis that it would be valuable to have fully entered into the public record. This would allow us to compare the database they built with the one we used for our analysis, which to the best of our knowledge are similar in structure. To get this important historical analysis right, we ask High and her colleagues to release their database and more fully explain the process by which they created it from the Pentagon’s original files.

    The complexity of this technical discussion should not obscure the fact that, whatever the precise U.S. bombing tonnage dropped on Cambodia, it was massive. And as we have documented in three studies, much of it fell indiscriminately on populated rural areas. The bombardment’s humanitarian and political effects are clear. We stand by the conclusions we have published on these issues over many years of research:

    “The evidence of survivors from many parts of [Cambodia] suggests that at least tens of thousands, probably in the range of 50,000 to 150,000 deaths, resulted from the US bombing campaigns . . . The Pol Pot leadership of the Khmer Rouge can in no way be exonerated from responsibility for committing genocide against their own people. But neither can Nixon or Kissinger escape judgement for their role in the slaughter that was a prelude to the genocide.” (1989)22

    “The still-incomplete [Pentagon] database (it has several “dark” periods) reveals that . . . over 10 per cent of this bombing was indiscriminate, with 3,580 of the sites listed as having “unknown” targets and another 8,238 sites having no target listed at all …The Cambodian bombing campaign had two unintended side effects that ultimately combined to produce the very domino effect that the Vietnam War was supposed to prevent. First, the bombing forced the Vietnamese Communists deeper and deeper into Cambodia, bringing them into greater contact with Khmer Rouge insurgents. Second, the bombs drove ordinary Cambodians into the arms of the Khmer Rouge, a group that seemed initially to have slim prospects of revolutionary success.” (2006)23

    “Cambodia became in 1969-73 one of the most heavily-bombarded countries in history (along with North Korea, South Vietnam, and Laos).Then, in 1975-79, it suffered genocide at the hands of Pol Pot’s Khmer Rouge communists, who had been military targets of the U.S. bombing but also became its political beneficiaries.” (2010)24

    During the four years of United States B-52 bombardment of Cambodia from 1969 to 1973, the Khmer Rouge forces grew from possibly one thousand guerrillas to over 200,000 troops and militia.25

    Writing about Yemen in 2013, Albert Hunt reported in theNew York Times on a smaller-scale recurrence of such expansion: “There is much evidence . . . that the drone strikes are creating more terrorists. In a report this year for the Council on Foreign Relations, the national security scholar Micah Zenko said that in Yemen, the Pentagon had conducted dozens of drone strikes, killing more than 700 people. In 2009, the Obama administration said there were ‘several hundred’ Qaeda members in that country; by 2012, the group had ‘a few thousand members’.”26

    Dropping vast tonnages of bombs has to be destructive, and carpet bombing can inflict comprehensive damage. But understanding the human toll requires study of the impact on people on the ground and, as Fred Branfman did in Laos over 45 years ago, listening to their voices. And understanding the political consequences requires taking account of their responses. Recruiters propagandizing among bombing victims have adopted varied political strategies, including genocide in the case of the Khmer Rouge, Al Qaeda, and ISIS. The question whether the United States “creates more terrorists than it kills” has not gone away.27

    ———–

    Ben Kiernan is the author of How Pol Pot Came to Power (1985), The Pol Pot Regime (1996), Blood and Soil: A World History of Genocide and Extermination from Sparta to Darfur (2007), and Genocide and Resistance in Southeast Asia (2008). He is Whitney Griswold Professor of History and Chair of the Council on Southeast Asia Studies at Yale University.

    Taylor Owen is the author of Disruptive Power: The Crisis of the State in the Digital Age (2015). He is Assistant Professor of Digital Media and Global Affairs at the University of British Columbia.

    Recommended citation: Ben Kiernan and Taylor Owen, “Making More Enemies than We Kill? Calculating U.S. Bomb Tonnages Dropped on Laos and Cambodia, and Weighing Their Implications”, The Asia-Pacific Journal, Vol. 13, Issue 16, No. 3, April 27, 2015.

    Related articles

    •Ben Kiernan and Taylor Owen, Roots of U.S. Troubles in Afghanistan: Civilian Bombing Casualties and the Cambodian Precedent

    •Sahr Conway-Lanz, The Ethics of Bombing Civilians After World War II: The Persistence of Norms Against Targeting Civilians in the Korean War

    • Mark Selden, Bombs Bursting in Air: State and citizen responses to the US firebombing and Atomic bombing of Japan

    •Bret Fisk and Cary Karacas, The Firebombing of Tokyo and Its Legacy: Introduction

    •Taylor Owen and Ben Kiernan, Bombs Over Cambodia: New Light on US Air War

    Notes

    1 Albert R. Hunt, “Killing Terrorists, Creating More,” New York Times, April 16, 2013(accessed April 25, 2015).

    2 The New York Times reports that by 2007, Al Qaeda “had taken control of several major cities and provinces” in Iraq. Michael S. Schmidt and Matt Apuzzo, “Petraeus Reaches Plea Deal…,” March 4, 2015, p. A15.

    3 Robert Greiner, “Yemen and the US: Down a Familiar Path,” Al-Jazeera, May 10, 2012, (accessed April 25, 2015)

    4 Ibrahim Monthana, “How Drones Help Al Qaeda,” New York Times, June 13, 2012, (accessed April 25, 2015)

    5 David Rohde, “Obama’s Overdue Step on Drones,” Reuters, May 24, 2013, (accessed April 25, 2015)

    6 Hassan Abbas, Atlantic, August 23, 2013, (accessed April 25, 2015)

    7 Bruce Cumings, The Korean War, New York, Modern Library, 2010.

    8 James P. Harrison, “History’s Heaviest Bombing,” in The Vietnam War: Vietnamese and American Perspectives, ed. Jayne S. Werner and Luu Doan Huynh, Armonk, NY, M.E. Sharpe, 1993, 131-32.

    9 William Yardley, “Fred Branfman, Who Exposed Bombing of Laos, Dies at 72,” New York Times, Oct. 6, 2014:(accessed April 25, 2015)

    10 Fred Branfman, Voices from the Plain of Jars: Life under an Air War, Madison, University of Wisconsin Press, 2013, xiii.

    11 Holly High, “Violent Landscape: Global Explosions and Lao Life-Worlds,”Global Environment 1:1, 2008, 56-79, at 67, www.whp-journals.co.uk/GE/high.pdf. High cites her source in note 35: “John Dingley, Senior Technical Advisor at UXO Lao, personal communication. This figure is based on US Air Force data provided to UXO Lao. Unfortunately, the data has many errors, and exact figures are still unclear.”

    12 Holly High, James R. Curran and Gareth Robinson, “Electronic Records of the Air War Over Southeast Asia: A Database Analysis,” Journal of Vietnamese Studies, 8:4 (Fall 2013), pp. 86-124, at 104, 110. This article first appeared in 2014 here: note 26 cites a URL “accessed November 2013.”

    13 Ben Kiernan, “The US Bombardment of Kampuchea, 1969-1973,Vietnam Generation, 1:1, Winter 1989, pp. 4-41, Table 1, p. 6:

    14 Phnom Penh Post, April 14, 2000.

    15 Taylor Owen and Ben Kiernan, “Bombs over Cambodia,” Walrusmagazine, October 2006, 62-69,

    16 Taylor Owen and Ben Kiernan, “Bombs Over Cambodia,”Asia-Pacific Journal, May 12, 2007: 

    17 Ben Kiernan and Taylor Owen, “Roots of U.S. Troubles in Afghanistan: Civilian Bombing Casualties and the Cambodian Precedent,” The Asia-Pacific Journal, 26-4-10, June 28, 2010, box inset, and note 38:

    18 Kiernan and Owen, “Roots of U.S. Troubles in Afghanistan: Civilian Bombing Casualties and the Cambodian Precedent,” Asia-Pacific Journal, June 28, 2010, note 38.

    19 High et al., “Electronic Records of the Air War,” note 26.

    20 High et al., “Electronic Records of the Air War,” 92.

    21 The CGP geographic data may be downloaded here .

    22 Kiernan, “US Bombardment,” 32, 36.

    23 Owen and Kiernan, “Bombs over Cambodia,”  62-3.

    24 Kiernan and Owen, “Roots of U.S. Troubles in Afghanistan,”

    25 Kiernan, “US Bombardment of Kampuchea,” 6.

    26 Hunt, “Killing Terrorists, Creating More.”

    27Jimmy Carter: Drones Create More Terrorists,Huffington Post, March 25, 2014, (accessed April 25, 2015).

    ———-

    Source: http://japanfocus.org/-Taylor-Owen/4313/article.html

    Đăng tải tại Archives, Articles, International relations, Teaching | Thẻ , , , , | Bình luận về bài viết này

    YẾU TỐ NGOẠI LAI TRONG CUỘC CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG 1979

    NGUYỄN THỊ MAI HOA

    Chiến tranh Việt –Trung (1979) là một cuộc chiến tranh hạn chế về không gian và thời gian giữa hai nước XHCN mà ẩn đằng sau nó là hai trục XHCN (Bắc Kinh –Phnompenh; Hà Nội –Moscow). Sở dĩ liên quan đến cuộc chiến có “hai trục XHCN” là bởi hai nước trực tiếp tham chiến đều phải dàn lực ra hai hướng (dù mức độ có khác nhau), tính đến mối đe dọa từ hai phía đều là những lực lượng trong cùng phe XHCN: Trung Quốc tấn công Việt Nam nhưng luôn nghe ngóng phản ứng của Liên Xô; Việt Nam chống trả Trung Quốc song vẫn phải tiếp tục đối phó với Khơme đỏ ở phía Tây Nam. Nói cách khác, liên quan đến cuộc chiến tranh Trung –Việt (1979) xuất hiện “một tam giác cấp vùng bao gồm Campuchia, Việt Nam và Trung Quốc và một tam giác liên lục địa bao gồm Việt Nam, Trung Quốc và Liên bang Xô viết”[1].Rút từ hai loại hình tam giác đó và xung quanh chúng tồn tại, xuất hiện, dao động hàng loạt các yếu tố ngoại lai khác nhau với sự ảnh hưởng, tác động trên nhiều tầm mức và tầng nấc đa dạng, có ý nghĩa trực tiếp và gián tiếp.

    1- Yếu tố Liên Xô

    Là hai nước XHCN cùng chung ý thức hệ và tuyên bố ủng hộ cũng như tuân thủ nguyên tắc quan hệ kiểu mới trên nền tảng đoàn kết quốc tế, song quan hệ giữa Trung Quốc – Liên Xô sớm xuất hiện những rạn nứt, những bất đồng về quan điểm, đường lối, về lợi ích quốc gia. Đến thập niên 50-60 (XX), quan hệ Xô – Trung xấu đi một cách nghiêm trọng, giữa hai nước diễn ra hàng loạt sự kiện bất ổn khiến nhiều người đã tiên đoán về một cuộc chiến tranh không tránh khỏi. Quan hệ Xô – Trung mang tính chất thù địch rõ rệt và sau một loạt bất đồng về tư tưởng, xung đột về lợi ích quốc gia, quan hệ Trung – Xô rơi chạm đáy. Ở vào bối cảnh quan hệ với Liên Xô rơi vào “điểm chết”, coi Liên Xô là “kẻ thù số một” còn nguy hiểm hơn cả Mỹ, Trung Quốc không ngừng tập hợp lực lượng, tuyên truyền, vận động chống Liên Xô, vận động Việt Nam ngả theo Trung Quốc, phục vụ mục tiêu mở rộng vùng ảnh hưởng.

    Trong cuộc chạy đua gia tăng vị thế ở khu vực châu Á và Đông Nam Á, Liên Xô –Trung Quốc cạnh tranh quyết liệt. Mối quan tâm của Trung Quốc tập trung vào hai điểm lớn: 1-Kiềm chế Việt Nam, giữ Việt Nam trong quỹ đạo của mình; 2- Ngăn chặn Liên Xô, phá thế gọng kìm bao vây Trung Quốc.

    Về phía Liên Xô, quan tâm của Liên Xô đối với Đông Nam Á gia tăng từ năm 1965 và trở nên mạnh mẽ hơn sau khi Mỹ rút khỏi Việt Nam (1973). Chủ trương mở rộng sự hiện diện trên thế giới, Liên Xô đã tiếp cận được hàng loạt các căn cứ quan trọng về địa chính trị -quân sự tại các khu vực trọng yếu (cảng Berbera, Somali, 1975, cảng Massaua, Etiopia, 1977 và cảng Aden, Nam Yemen…). Các vị trí chiến lược này cho phép Liên Xô kiểm soát những tuyến đường hàng hải huyết mạch, tạo điều kiện cân bằng sức mạnh hải quân với Mỹ trên phạm vi toàn cầu. Việc Liên Xô đặt chân vào cảng Cam ranh thông qua Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt – Xô (11-1978), một mặt, củng cố, mở rộng phạm vi hoạt động của Liên Xô; mặt khác, khiến quan hệ Việt – Trung trượt dài thêm một bước. Trung Quốc phản ứng quyết liệt trước nguy cơ bị bao vây ở cả hai phía, đẩy mạnh các động thái chính trị – ngoại giao, tranh thủcác nước ASEAN, bình thường hóa quan hệ với Mỹ, và tranh thủ Nhật Bản, chuẩn bị từng bước “dạy cho Việt Nam một bài học”. Đặng Tiểu Bình lý giải một trong ba lý do lớn để “trận này nhất định phải đánh” như sau: “Hành động này không đơn thuần là chỉ để bảo vệ biên giới, nó liên quan đến tình hình Đông Dương, cục diện Đông Nam Á, nói rộng hơn là liên quan đến cục diện thế giới” và “nếu chúng ta không đánh trả thì Việt Nam sẽ ngày càng trở nên kiêu ngạo,thúc đẩy phương Bắc lấn tới” trong khi “Liên Xô đã có mặt ở Afghanistan, Iran và tiếp đến là ở Việt Nam, gia tăng mối đe dọa đối với chúng ta từ phía Đông, do vậy, chúng ta cần phải đánh Việt Nam”[2]. Trung Quốc phân tích:“Đông Dương là một trạm trung chuyển nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, nếu Liên Xô có chỗ đứng chân ở Đông Dương, thì phía Tây sẽ có thể ra vào eo biển Malacca, qua Ấn Độ Dương đến thẳng Biển Đỏ; ở phía Đông có thể tung hoành trên Thái Bình Dương, ở phía Nam có thể đi đến Đại Tây Dương. Như thế,Liên Xô không những sẽ kiểm soát được tuyến đường hàng hải chuyên chở dầu lửa quan trọng Tây Âu, Mỹ, Nhật, đồng thời còn hình thành một vòng bao vây hình cung chiến lược”[3]. Như vậy, ám ảnh bởi sự cạnh tranh và những nguy cơ từ sự trỗi dậy của Liên Xô, Trung Quốc đã lồng vào quyết định đánh Việt Nam mục tiêu kiềm chế và dằn mặt Liên Xô.

    Quyết định đánh Việt Nam, Trung Quốc tiến hành một cuộc chiến với quy mô hạn chế do không thể không tính đến phản ứng của Liên Xô. Dù có phần lo ngại về khả năng Liên Xô có thể can thiệp để bảo vệ Việt Nam, song Trung Quốc đã dự đoán phản ứng của Liên Xô đối với cuộc tấn công này sẽ không mạnh mẽ, nếu có chăng chỉ là những cuộc quấy rối nhỏ mà Trung Quốc dư sức khống chế. Bắc Kinh nhận định: “Liên Xô nhiều nhất chỉ có thể phát động cuộc tấn công với mười sư đoàn và Trung Quốc không cần thiết phải điều động lực lượng quân đội từ các khu vực khác đến cũng đã có thể ngăn chặn”[4]. Đặng Tiểu Bình xác định Liên Xô “sẽ không tổ chức cuộc tác chiến với quy mô lớn, nhưng nếu họ có hành động thực sự thì chúng tôi cũng sớm có chuẩn bị thỏa đáng”[5]. Sở dĩ Trung Quốc tự tin trong các tính toán và hành động là bởi: Một là, Trung Quốc đã “rào dậu” kỹ càng về ngoại giao với hai đối tác quan trọng là Mỹ, Nhật trên cơ sở liên minh “chống chủ nghĩa bá quyền”; hai là, chuẩn bị dư luận thế giới về một cuộc “phản kích tự vệ” đuổi quân Việt Nam ra khỏi lãnh thổ Trung Quốc; ba là, tiếp tục những cuộc hội đàm thường lệ với Liên Xô về vấn đề biên giới, tỏ rõ cho Liên Xô biết cuộc tấn công Việt Nam là một vấn đề riêng biệt, không ảnh hưởng đến việc cải thiện quan hệ giữa hai nước; bốn là,nắm bắt nhu cầu của Liên Xô trong “đàm phán hạn chế vũ khí hạt nhân lần thứ hai” với Mỹ – nhu cầu ấy không cho phép Liên Xô mạo hiểm phá vỡ mối quan hệ Mỹ – Xô. Tóm lại, Trung Quốc tin rằng “những hoạt động ngoại giao dồn dập, có kết quả đã tăng thêm đáng kể uy tín của Trung Quốc đối với các nước và đã làm cho Trung Quốc có thể giành được cảm tình, sự ủng hộ thêm của nhiều nước”[6], Liên Xô tất yếu không thể không cân nhắc tình hình này.

    Dù đã tính toán chặt chẽ như vậy, song trước khi bắt đầu cuộc chiến tranh “trừng phạt Việt Nam”, Trung Quốc đã dời hơn 30 vạn dân thường ra khỏi khu vực biên giới Trung – Xô và tất cả mặt trận phía biên giới với Liên Xô đều nằm trong trạng thái báo động cấp cao nhất[7].

    2- Yếu tố Campuchia

    Bất chấp liên minh đoàn kết chiến đấukhá chặt chẽ trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai, sau khi giải phóng Campuchia, vừa vào Phnôm Pênh, tập đoàn Pôn Pốt đã đưa ra một Chỉ thị tám điểm, trong đó có một nội dung về trục xuất Việt kiều và tăng cường quân đội ở biên giới với Việt Nam. Chỉ trong vòng ba tháng, gần 200.000 Việt kiều ở Campuchia bị cưỡng bách hồi hương; đồng thời, tập đoàn Pôn Pốt – Iêngxaritiến hành các cuộc xâm lấn, đánh chiếm biên giới Việt Nam liên tục trong thời gian dài với cường độ gia tăng. Ngày 21-12-1978, Polpot sử dụng 10 sư đoàn, mở chiến dịch tiến công trên toàn tuyến biên giới phía Nam Việt Nam. Ngày 23-12-1978, Quân đội nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc phản công chiến lược. Đáp ứng yêu cầu của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, ngày 26-12-1978, Quân đội nhân dân Việt Nam đưa quân vào Campuchia, xóa bỏ chế độ diệt chủng, giải phóng toàn bộ đất nước Campuchia. 

    Nhận xétvề sự kiện này,nhà nghiên cứu Ramesh Thakur viết:“Bắc Kinh đã nhìn biến cố đó không phải với tư cách giải phóng nhân dân Campuchia, mà nhìn nó như việc hoàn tất sự theo đuổi của Việt Nam từ năm 1930 về một Liên bang Đông Dương dưới sự thống trị của Hà Nội”[8]. Ngày 16-1-1979, trong một cuộc họp kín mang tính nội bộ, Cảnh Tiêu, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc giải thích việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia như sau: “Ngay từ trước ngày giải phóng miền Nam Việt Nam, Việt Nam đã có những ý đồ xấu xa. Việt Nam luôn muốn xâm chiếm Campuchia, kéo Campuchia vào cái gọi là “Liên minh Đông Dương”, biến nó thành bàn đạp và căn cứ của đế quốc xã hội trong mưu đồ thực hiện kế hoạch chiến lược toàn cầu và bành trướng xuống Đông Nam Á”[9].Cảnh Tiêu tuyên bố: “Việt Nam sẽ thấy rằng cái mà chúng giành được hiện nay không phải là một chiến thắng mà là bắt đầu của một thất bại”[10].

    Coi Campuchia là một mắt xích quan trọng phục vụ việc tạo vùng ảnh hưởng tại khu vực Đông Nam Á, đóng vai trò trung tâm “trong chiến lược của Trung Quốc, nhằm bao vây ảnh hưởng của Việt Nam”[11], Trung Quốc đã không thể bình an ngồi nhìn “đồng chí Pol Pot” cũng như chính phủ Campuchia dân chủ đi đến chỗ diệt vong và càngkhông thể cam lòng trước sự “cả gan” của Việt Nam dám đưa quân vào Campuchia, khiến 3 vạn cố vấn Trung Quốc phải lội rừng sang Thái Lan và khoản tiền viện trợ vừa chuyển cho Campuchia trị giá 226 triệu nhân dân tệ (tương đương 1,5 tỷ USD) bị “rơi” vào thinh không.

    Nhằm cô lập Việt Nam, Bắc Kinh đã lập tức nhấn mạnh luận điểm “tham vọng của Hà Nội không chỉ sẽ đe dọa đến lợi ích của Trung Quốc ở bán đảo Đông Dương mà còn đe dọa đến cả địa vị của các quốc gia không cộng sản trong ASEAN”[12]. Bắc Kinh cường điệu sự nguy hiểm của Việt Nam đối với Thái Lan và Malaysia. Ngày 13-12-1978, Lý Tiên Niệm cảnh cáo Việt Nam rằng, “sự nhẫn nại của Trung Quốc là có giới hạn và Trung Quốc không phải là một quốc gia dễ chịu để bắt nạt”[13].Ngày 30-12-1978, Nhân dân nhật báo nhắc nhở các quốc gia ASEAN cần đề cao cảnh giác với Cuba phương Đông và chủ nghĩa bá quyền Liên Xô, phân tích ý đồ Liên Xô lợi dụng Việt Nam làm tay chân thâu tóm Đông Dương, kiểm soát Đông Nam Á, châu Á – Thái Bình Dương, đẩy Mỹ và các lực lượng thân Mỹ ra khỏi khu vực này. Tờ báo khẳng định: “Chính vì có sự đồng lõa của Việt Nam nên Liên Xô mới có thể chen chân vào châu Á, lợi dụng người châu Á đánh người châu Á, thực hiện những bước đi xâm lược bành trướng của họ. Vai trò của Việt Nam trong chiến lược châu Á của Liên Xô còn to lớn hơn cả vai trò Cuba ở châu Phi”[14].

    Ít ngày trước chuyến xuất ngoại của Đặng Tiểu Bình sang Mỹ, Nhân dân nhật báocó bài xã luận, trong đó viết: “Đế quốc xã hội Liên Xô mượn tay người để hoành hành thiên hạ thực là mộng tưởng của kẻ ngu si, họ không thể ngăn cản nổi trào lưu lịch sửchống bá quyền của nhân dân thế giới, lịch sử sẽ cho kẻ xâm lược sự trừng phạt thích đáng”[15]. Tiếp đó, Nhân dân nhật báo kêu gọi thế giới “hãy đoàn kết lại, cùng ra sức giữ gìn hòa bình và ổn định ở châu Á và thế giới!”[16]. Có vẻ như thông điệp cảnh báo đã được phát đi. Vấn đề còn lại chỉ còn là ngày giờ và thể thức hiện thực hóa thông điệp ấy mà thôi.

    3- Một số yếu tố khác

    Tháng 1-1979, sự kiện Việt Nam đưa quân vào Campuchia đã làm đảo lộn mọi suy nghĩ, tính toán của các nước trong và ngoài khu vực. Các nước ASEAN đứng trước những tình thế và sự cân nhắc đầy khó khăn nhất là khi Mỹ đã không còn ở Đông Nam Á tạo ra một khoảng trống quyền lực tại khu vực. Điều trớ trêu là câu chuyện “hiệu ứng Đôminô” một lần nữa lại trở lại nhưng bây giờ đã trên những tính toán và bình diện khác. Một số nước ASEAN có xu thế co cụm lại và có ý cảnh giác trước “nguy cơ Việt Nam” mặc dầu để trấn an, từ rất sớm (1-1976), Việt Nam đã luôn khẳng định mục tiêu phấn đấu cho một Đông Nam Á độc lập, hòa bình, trung lập”[17], thể hiện thiện trí hợp tác của Việt Nam với các nước trong khu vực nói chung và với các nước ASEAN nói riêng.Tháng 7-1976, với mong muốn thâm nhập sâu hơn vào khu vực, thay mặt nước CHXHCN Việt Nam, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh nêu Chính sách 4 điểm đối với các nước Đông Nam Á phù hợp với những nguyên tắc của Hiệp ước Bali[18]. Tháng 12-1976, tại Đại hội IV, Đảng, Nhà nước Việt Nam làm rõ thêm quan điểm trong quan hệ với các nước ASEAN: “Sẵn sang thiết lập và phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trong khu vực này trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm lược nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, cùng tồn tại trong hòa bình”[19]. Nhờ những nỗ lực nêu trên, quan hệ của Việt Nam với các nước thành viên ASEAN đang tiến tới những khởi đầu mới, tuy nhiên, “sự kiện Campuchia” đã làm đảo lộn tất cả. Các nước trong khu vực đều có chung quan điểm rằng việc Việt Nam đưa quân tình nguyện vào Campuchialà có sự hậu thuẫn của Liên Xô, là bước lấn tới của Việt Nam trong quá trình thực hiện ý đồ thành lập Liên bang Đông Dương, bành trướng thế lực ra toàn khu vực Đông Nam Á. Thực tế quân đội Việt Nam đối mặt với quân đội Thái Lan tại vùng biên giới Thái Lan – Campuchia vào năm 1979 càng củng cố thêm nhận thức đó của ASEAN. Bên cạnh đó, hoạt độngtuyên truyềncủa Trung Quốcvề “đại bá Liên Xô” và “tiểu bá Việt Nam” đã tác động mạnh mẽ đến tâm lý những nước này. Việc ký Hiệp ước Hợp tác, hữu nghị Việt – Xô (12-1978) và sự kiện Liên Xô đưa quân vào Afghanistan (12-1979), Liên Xô tăng cường sự hiện diện ở châu Phi thông qua sự giúp đỡ quân sự của Cuba cho một số nước ở châu lục này… càng khiến cho các lập luận của Trung Quốc thêm phần thuyết phục. Nỗi lo sợ về “sự bành trướng” của Việt Nam trong khu vực lại trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều nước. Kết quả là các nước ASEAN yêu cầu Hội đồng Bảo an lên án Việt Nam xâm lược Campuchia, vận động Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, phong trào Không liên kết giữ ghế cho Khơme đỏ. Trong các nước ASEAN, Thái Lan là nước phản ứng mạnh mẽ nhất, bởi là láng giềng gần gũi của Campuchia, đang tiếp tay cho tàn quân Polpot, Thái Lan lo sợ Việt Nam “trả đũa”, đánh sang đất Thái Lan.Hơn thế, Trung Quốc đã kịp làm yên lòng Thái Lan bằng hứa hẹn ngăn chặn một cuộc tấn công Thái Lan từ phía Việt Nam bằng cuộc chiến chống Việt Nam. Lý Quang Diệu nhớ lại: “Năm 1980, tại Bắc Kinh, Triệu Tử Dương đã giải thích cho tôi rõ rằng cuộc phản công tự vệ chống lại Việt Nam năm 1979 củaTrung Quốc đã buộc Việt Nam phải duy trì 60% quân đội của họ dọc biên giới với Trung Quốc. Theo Triệu Tử Dương, nếu số quân này được đưa vào chiến đấu ở Campuchia thì hội nghị quốc tế tới sẽ phải bàn giải pháp hòa bình cho vấn đề Thái Lan chứ không phải Campuchia”[20].

    Để trấn an các nước ASEAN, Trung Quốc luôn khẳng định Liên Xô sẽ không can thiệp quân sự vào khu vực nếu Trung Quốc tấn công Việt Nam. Tháng 11-1978, trong cuộc gặp gỡ Lý Quang Diệu, Đặng Tiểu Bình đã giải thích quan điểm này như sau:“Trung Quốc không bị ảnh hưởng bởi việc ký kết Hiệp ước Hòa bình và Hữu nghị Xô-Việt.Trung Quốc không ngại nếu Việt Nam yêu cầu Liên Xô đe dọa Trung Quốc. Liên Xô không dám lôi cuốn Trung Quốc vào cuộc chơi lớn (…) Trung Quốc sẽ buộc họ trả giá đắt cho hành động này và Liên Xô sẽ hiểu rằng ủng hộ Việt Nam là một gánh nặng”[21]. Đảm bảo này của Trung Quốc có sức mạnh động viên quan trọng trong điều kiện “sự bành trướng” của Liên Xô và Việt Nam là nỗi lo lắng chung của các nước Đông Nam Á. Ngoài ra, làn sóng người tị nạn vượt biển tràn sang các nước ASEAN cũng trở thành một tác nhân cho sự mất lòng tin vào Việt Nam, khiến các nước này ngả dần sang Trung Quốc, bài Việt Nam ngày một kiên quyết hơn.

    Song song với các hoạt động vận động ngoại giao nhằm hình thành nên một một tập hợp lực lượng mới chống Việt Nam và Liên Xô, Trung Quốc có sự xoay chuyển đáng kể trong chính sách đối ngoại với các nước trong khu vực. Trước tiên, Singapore được Trung Quốc công nhận như một quốc gia đầy đủ và bắt đầu từ đó quan hệ hai nước phát triển nhanh chóng trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, nhất là trong “vấn đề Campuchia”. Trung Quốc chấm dứt sự giúp đỡ đối với các Đảng cộng sản thân Trung Quốc tại các nước Đông Nam Á, nhất là trong các hoạt động vũ trang nhằm lật đổ các chính phủ đang cầm quyền; thừa nhận các chính phủ tư sản mà bấy lâu nay Trung Quốc vẫn cho là tay sai của Mỹ. Một bước đi khá dứt khoát của Trung Quốc vào thời điểm này liên quan đến Hoa kiều – “đội quân thứ năm” của Trung Quốc ở Đông Nam Á và ở nước ngoài: Khuyến khích Hoa kiều nhập quốc tịch nước sở tại, thôi nhấn mạnh quan hệ huyết thống giữa cộng đồng người Hoa ở các nước này vớiTrung Quốc; người Hoa đang sinh sống ở nước ngoài không còn đương nhiên được coi là công dân Trung Quốc;dỡ bỏ các đài phát thanhdành riêng cho cộng đồng người Hoa…. Những chính sách nêu trên góp phần dẹp bớt những nghi kỵ của các nước Đông Nam Á đối với Trung Quốc tồn tại lâu đời nay, chuyển nó thành tấm lá chắn bảo vệ họ khỏi hai thế lực “tiểu bá”, “đại bá” Việt Nam và Liên Xô.“Một mũi tên trúng hai đích” – Trung Quốc đã thành công khi từ bỏ chính sách can thiệp vào các nước Đông Nam Á; thúc đẩy quan hệ kinh tế, tranh thủ vốn từ các nước này phục vụ chiến lược “bốn hiện đại hóa”; đồng thời, tập hợp được lực lượng chống Việt Nam. Trung Quốc đã có thể yên tâm phát động chiến tranh xâm lược Việt Nam mà không e ngại sự lên án hoặc chống đối từ những nước có tầm ảnh hưởng trong khu vực. Trên thực tế, khi chiến tranh biên giới Trung – Việt 1979 nổ ra, tờ Kinh tế Viễn Đông đã bình luận: “Đối với Đông Nam Á mà nói thì không chút nghi ngờ, ở một số quốc gia nào đó đã dấy lên một làn sóng ủng hộ Trung Quốc”[22].Các nước ASEAN đưa ra một đề án tại Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc yêu cầu Việt Nam rút khỏi Cămpuchia và Trung Quốc phải rút khỏi Việt Nam – có nghĩa là trong con mắt họ, Việt Nam và Trung Quốc được tiếp cận theo một vị thế quân bằng trong quan hệ với nước thứ ba.

    Đối với Mỹ và Nhật Bản, tháng 8-1978, Trung Quốc ký với Nhật Hiệp ước Hữu nghị và Hòa bình, thuyết phục Nhật Bản không viện trợ cho Việt Nam; thuyết phục lãnh đạo Mỹ từ bỏ ý định bình thường hóa quan hệ với Việt Nam (5-1978); tích cực đàm phán bình thường hóa quan hệ với Mỹ (12-1978); thăm Mỹ, vận động ủng hộ nếu Trung Quốc phát động chiến tranh đánh Việt Nam (1-1979). Việc bình thường hóa quan hệ Trung- Mỹ khiến Trung Quốc đặc biệt phấn chấn: “Việc thiếtthiết lập quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Mỹ là một thắng lợi của đường lối cách mạng vô sản. Nó chứng tỏ lần nữa rằng đế quốc Mỹ thực chất chất là một con hổ giấy chứ không phải là một tấm thép”[23].

    Hưởng lợi từ việc Trung – Xô mâu thuẫn, đối địch, trong giới lãnh đạo nước Mỹ nhiều người tỏ ý đồng tình với kế hoạch của Trung Quốc. Brzezinski  – cố vấn an ninh Tổng thống Mỹ ủng hộ Trung Quốc “dạy cho Việt Nam một bài học” với cách thức đánh nhanh, không kéo dài[24]. Nhìn chung, các diễn tiến ngoại giao vào nửa cuối năm 1978 là khá có lợi cho Trung Quốc, “Bắc Kinh, Tokyo, Washington đã đạt được tới một nửa hiệp nghị khu vực Thái Bình Dương chống “bá quyền”[25]. Quả thật, Trung Quốc khá an tâm về thái độ những nước này trước những động thái có thể của Trung Quốc nhằm “đặt Việt Nam vào đúng vị trí”. Cảnh Tiêu lạc quan khẳng định: “Chúng ta đã tìm cách tranh thủ được Mỹ và đã ngăn chặn có kết quả sự mặc cả lén lút giữa Mỹ và Liên Xô, hai siêu cường đang cùng nhau chia sẻ thế giới. Hiện nay đã hình thành một mặt trận thống nhất chống chủ nghĩa bá quyền của đế quốc xã hội bao gồm kẻ thù thứ yếu của chúng ta là Mỹ trong thế giới thứ nhất, phần lớn các nước trong thế giới thứ hai và thế giới thứ ba. Hiện nay Trung Quốc không bị cô lập, chỉ có Sa hoàng mới đang run sợ vì bị cô lập”[26]. Thực vậy, Khi Trung Quốc bắt đầu xâm lược Việt Nam, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Michael Blumenthal vẫn đi thăm Trung Quốc bình thường và tiến hành cải thiện mối quan hệ mậu dịch Mỹ – Trung. Ngày 12-2-1979, Quốc vụ khanh Mỹ Vance nhắc nhở Đại sứ Liên Xô Dobrynin rằng, Liên Xô không nên triển khai bố trí quân đội tại Việt Nam.Phát biểu tại Hội nghị tổng kết chiến tranh Trung – Việt(16-3-1979), Đặng Tiểu Bình tiết lộ một thông tin: Khi quân đội Trung Quốc tấn công Việt Nam cũng là lúc “Hoa Kỳ đã gửi Hạm đội 7 thực hiện tuần tra, giám sát nhằm đối trọng với Hải quân Liên Xô đang có mặt tại phía Nam biển Nam Trung Hoa”[27]. Sau hơn một tuần, Chính phủ Mỹ mới dần thể hiện sự phản đối hành động của Trung Quốc một cách nhẹ nhàng, phê chuẩn một chính sách mới, nhằm “làm cho ảnh hưởng của cuộc chiến tranh này giảm tới mức thấp nhất sự trầm trọng thêm trong quan hệ Mỹ – Xô và Mỹ – Trung; đảm bảo quân Trung Quốc rút khỏi Việt Nam, quân Việt Nam rút khỏi Cămpuchia và ngăn chặn Liên Xô mở rộng cuộc xung đột”[28]. Tokyo có thái độ phản đối cuộc chiến tranh, nhưng kiên trì ủng hộ lập trường của ASEAN, yêu cầu ngừng chiến tranh và đề nghị quân đội nước ngoài rút khỏi Đông Dương.  

    *                               *

    *

    Quan hệ giữa các quốc gia là mối quan hệ hết sức động, bị chi phối bởi những điều kiện khác nhau, xoay chuyển, vận động không ngừng dưới tác động của các yếu tố khách quan, chủ quan.quan hệ Việt Nam – Trung Quốc là một điển hình như vậy.Trong một khoảng thời gian tương đối ngắn, từ “môi hở răng lạnh”, “vừa là đồng chí, vừa là anh em”, Việt Nam và Trung Quốc đã trở thành những kẻ thù không đội trời chung. Cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 đã chính thức đặt dấu chấm hết cho lý thuyết “chủ nghĩa quốc tế vô sản trong sáng”; đồng thời, khởi đầu một giai đoạn mới đầy phức tạp trong quan hệ giữa các nước ở khu vực.

    Sau một khoảng lùi lịch sử, bình tĩnh nhìn nhận về cuộc chiến tranh Trung Quốc phát động chống Việt Nam, hàng loạt những vấn đề thuộc về hoặc liên quan vẫn đang đặt ra những câu hỏi nóng bỏng, đòi hỏi những nhìn nhận sòng phẳng, khách quan, công tâm.

    Lịch sử đã qua sẽ không lặp lại, nhưng nó có thể trở về với hiện tại trong một hình hài gần gũi. Lịch sử không đứt đoạn,không có một nhát cắt rạch ròi giữa quá khứ – hiện tại – tương lai. Trong cuộc đối thoại bất tận giữa ngày hôm qua và ngày hôm nay, hiểu thấu những thành công và sai lầm, con người, dân tộc dần lớn lên. Trong chuỗi logic ấy, điều quan trọng hơn cả đó là vấn đề lợi ích dân tộc. Lịch sử có “đúng”, có “sai” và ranh giới giữa “sai” – “đúng” nhiều khi hết sức mong manh. Thế nhưng, bước qua lằn răn mỏng mảnh ấy là số phận con người, số phận quốc gia, dân tộc.

    Chiến tranh biên giới năm 1979 đã lùi xa, nhưng nợ máu xương vẫn còn đó. Lịch sử luôn phát xét công bằng. Nhìn lại cuộc chiến không phải nhằm khơi lên hận thù, khôngđể đốt cháy hiện tại, mà để thấm thía hơn giá trị từng tấc đất tiền nhân để lại, có trách nhiệm hơn với ngày hôm nay và tương lai.


    [1]Ramesk Thakur: Coexistence to Conflict: Hanoi-Moscow-Pekings Relations and The China-Vietnam War, The Australian Outlook, Volume 34, N0 1, 1980, p. 64-74

    [2]邓小平当年在中越边境作战情况报告会上的讲话, Junshi.xilu.com.

    [3]人民网, 10 -1 – 1979.

    [4]Major General Robert N. Ginsburgh, US. A. F (Ret.): China Touches the Tigers Bottomas,  Air force, June 1979, Vol. 62, N0. 6, pp. 44-45.

    [5]David Bonavia: Chanqing the Course of History, For Eastern Economic Review, Marche, 1979, p. 10.

    [6]Keng Piao’s [Geng Biao’s] Report on the Situation of the Indochinese Peninsula,” January 16, 1979, Issues and Studies 17, no. 1 (January 1981), p. 88.

    [7]Harlan W. Jencks: China’s Punitive War on Vietnam Amilitary Assessment, Asian survey August 1979, Vol. XIX, N0. 8, p. 806.

    [8]Ramesh Thakur: Coexistence to Conflict: Hanoi-Moscow-Pekings Relations and The China-Vietnam War, The Australian Outlook, Volume 34, N0 1, 1980, p. 69.

    [9]Keng Piao’s [Geng Biao’s], Ibid, p. 82.

    [10]Keng Piao’s [Geng Biao’s], Ibid, p. 81.

    [11] Cuộc xung đột Trung Quốc – Việt Nam (1980), Chuyên san, Bản dịch, Lưu tại Thư viện Quân đội, tr.9.

    [12]Bành Mộ Nhân: Quyết sách của Trung quốc trong cuộc Chiến tranh trừng phạt Việt Nam, Lưu tại thư viện Quân đội, tr.83.

    [13]Bành Mộ Nhân: Sđd, tr.100.

    [14]人民网, 30 -12 – 1978.
    [15]人民网, 10 -1 – 1979.
    [16]人民网, 16 -1 – 1979.

    [17]Ban Chấp hành TW Đảng khóa V: Báo cáo, kiến nghị của Ban Đối ngoại Trung ương về tình hình chủ trương quan hệ giữa nước ta với một số nước, 1985, Tài liệu lưu tại kho Lưu trữ Trung ương Đảng, tr.7.

    [18]Năm 1976, tại Bali (Indoensia) đã diễn ra Hội nghị cấp cao ASEAN lần đầu tiên. Hội nghị đã thông qua Hiệp ước thân thiện và hợp tác, còn được gọi là Hiệp ước Bali – cơ sở pháp lý cơ bản nhất cho sự tham gia của các quốc gia vào Hiệp hội và sự gắn kết, hợp tác trong Hiệp hội. Khi đó, ASEAN chưa bao hàm tất cả các quốc gia trong khu vực và chưa có mối quan hệ với các đối tác đối thoại như hiện nay.

    [19]Đảng cộng sản Việt Nam: Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb. Sự thật, Hà Nội, tr.78.

    [20]Lee Kuan Yew: Mmemoirs of, from Thrid World to First, The Singapore Story: 1965-2000, Singapore Press holdings, 2000, p.377.

    [21]Lee Kuan Yew: Ibid, p.377.

    [22]Bành Mộ Nhân: Sđd, tr.127.

    [23]Keng Piao’s [Geng Biao’s], Ibid, p. 91.

    [24]Nguyễn Cơ Thạch: Chiến lược của ta đối với TrAgng Quốc, 12-1978, Lưu tại thư viện Quân đội.

    [25]Bành Mộ Nhân: Sđd, tr.100.

    [26]Keng Piao’s [Geng Biao’s], Ibid, p. 90.

    [27]邓小平当年在中越边境作战情况报告会上的讲话, junshi.xilu.com.

    [28]Bành Mộ Nhân: Sđd, tr.135.

    ——–

    Nguồn: http://vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/yeu-to-ngoai-lai-trong-cuoc-chien-tranh-bien-gioi-viet-trung-1979

    Đăng tải tại Archives, Articles, International relations, Teaching | Thẻ , | Bình luận về bài viết này

    Ải Nam QUan và thác Bản Giốc đã được phân chia như thế nào?

    REDS VN – Chủ nhật, 01 Tháng 2 2015 09:18

    Nhân dịp này, ông Trần Công Trục, nguyên trưởng ban Biên giới Chính phủ nói về quá trình đàm phán xác lập biên giới trên bộ tại Ải Nam Quan và thác Bản Giốc giữa Việt Nam và Trung Quốc.

    namquan.jpg

    Đường phân giới Việt – Trung tại khu vực ải Nam Quan – Ảnh 1. 

    – Thưa, ông có thể nói chi tiết việc phân chia khu vực Ải Nam Quan như thế nào?

    – Ải Nam Quan là một trong 164 khu vực loại C, là những khu vực được hình thành sau khi Việt Nam và Trung Quốc tiến hành đối chiếu bản đồ đường biên giới chủ trương. Trước đó hai bên chưa thống nhất được chủ yếu là do mỗi bên vận dụng các tư liệu pháp lý khác nhau để lý giải quyền sở hữu của mình.

    Trấn Nam Quan là khu vực 249C, còn được gọi là khu vực Hữu Nghị. Khu vực này liên quan đến đoạn biên giới đi qua tuyến đường bộ nối liền hai nước và đi qua tuyến đường sắt liên vận.

    Về căn cứ pháp lý, đường biên giới Việt – Trung đi qua tuyến đường bộ đã được mô tả trong Biên bản hoạch định năm 1886 giữa Pháp  và nhà Thanh là “đường biên nằm ở phía nam Ải Nam Quan, trên con đường từ Nam Quan đến làng Đồng Đăng”. Khi phân giới, Pháp và nhà Thanh, Trung Quốc đã cắm mốc số 18 để cố định đường biên giới này, vị trí của mốc này cũng được mô tả là “nằm trên con đường từ Nam Quan đến Đồng Đăng”. Tuy nhiên mốc này đã bị mất. Trên bản đồ cắm mốc Pháp – Thanh  năm 1894, địa danh Nam Quan được thể hiện ở phía Bắc đường biên giới.

    Như vậy, căn cứ vào các tư liệu có giá trị pháp lý theo Thoả thuận những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ mà Việt Nam và Trung Quốc ký năm 1993, thì rõ ràng đường biên giới tại khu vực này luôn nằm về phía nam Ải Nam Quan, chứ không phải đi qua Ải Nam Quan theo tiềm thức của người Việt Nam.

    Khi thể hiện đường biên giới chủ trương ở khu vực này, Việt Nam đã vẽ đường biên giới (màu đỏ trên bản đồ trong Ảnh 1). Theo đó, đường biên giới chủ trương của Việt Nam không vẽ qua Ải Nam Quan mà vẽ về phía nam Ải Nam Quan. Còn đường biên giới chủ trương của Trung Quốc (màu xanh trên bản đồ Ảnh 1) vẽ lệch về phía nam, đi qua cột Km số 0 trên tuyến đường bộ nối liền giữa hai nước. Với hai đường biên giới chủ trương khác nhau đó, hai bên tạo thành khu vực 294C, khá rộng, trải dài từ tây sang đông của tuyến đường bộ.

    Trong khi đàm phán hoạch định đường biên giới ở khu vực này, hai bên đều không có đủ căn cứ  pháp lý rõ ràng để  bảo vệ đường biên giới chủ trương của mình. Vì vậy đã thống nhất lựa chọn một đường biên giới theo các nguyên tắc mà hai bên đã thỏa thuận để hoạch định biên giới ở các  khu vực C có nhận thức khác nhau.

    Đường màu tím trên sơ đồ kèm theo là đường biên giới đã được hoạch định cuối cùng mà hai bên chấp nhận, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản mà hai bên thỏa thuận, đảm bảo công bằng, thỏa đáng cho cả hai bên, đảm bảo lợi ích cơ bản lâu dài của 2 nước.

    Như vậy không có chuyện Việt Nam đã nhường Ải Nam Quan cho Trung Quốc như nhiều người suy diễn theo cảm tính và dựa vào những thông tin thiếu khách quan, không có giá trị pháp lý.

    mr-Truc-5246-1421384659.jpg

    Ông Trần Công Trục trong một chuyến đi khảo sát trên biên giới Việt – Trung. Ảnh do nhân vật cung cấp

    – Trong quá trình thương lượng ở Ải Nam Quan, có câu chuyện nào khiến ông nhớ nhất?

    – Trước khi thống nhất được đường biên ở khu vực này, Việt Nam và Trung Quốc phải trải qua một chặng rất cam go, đó là làm sao khai thông tuyến đường sắt Đồng Đăng – Bằng Tường, nối Lạng Sơn của Việt Nam với khu vực tự trị ở Quảng Tây, Trung Quốc. Tuyến đường này đi qua Hữu Nghị Quan, thuộc khu vực 249C.

    Đây là khu khu vực Việt Nam và Trung Quốc có nhận thức khác nhau về mặt pháp lý, từng xảy ra đụng độ đẫm máu. Lịch sử bảo vệ, quản lý tại thực địa ở đây khiến việc đàm phán không dễ dàng giải quyết một sớm một chiều. 

    Trong khi đó, nhu cầu khai thông tuyến đường sắt liên vận sau khi hai nước khôi phục quan hệ là rất cần thiết, không chỉ đáp ứng nhu cầu hợp tác phát triển kinh tế, dân sinh của mỗi nước, mà còn có ý nghĩa về mặt chính trị, xã hội trong quan hệ ngoai giao giữa hai quốc gia láng giềng, vừa trải qua một cuộc chiến tranh biên giới khốc liệt. Tuy vậy, câu hỏi đặt ra làm sao có thể khai thông được khi mà tuyến đường sắt liên vận này phải đi qua khu vực tranh chấp về biên giới, lãnh thổ chưa được giải quyết? Trong khi Trung Quốc từ lâu tìm cách khẳng định đường biên giới đi qua điểm nối ray, còn Việt Nam cho rằng đường biên giới phải đi qua “nhà mái bằng”, ngôi nhà bảo vệ thiết bị thông tin kết nối đường sắt. Hai điểm này cách nhau 300 m.

    Đại diện đàm phán hai nước, với tinh thần khách quan, cầu thị, đã thẳng thắn khẳng định đường biên giới chủ trương của cả Trung Quốc và Việt Nam thể hiện trong khu vực này là  không hoàn toàn chuẩn xác, không thể đi qua vị trí mà Trung Quốc, Việt Nam đã lựa chọn. Vì thế hai bên cần phải đàm phán để tìm ra một đường biên giới mới mà cả hai nước có thể chấp nhận.

    Trong khi đàm phán hoạch định biên giới theo thỏa thuận, hai bên nên thống nhất chọn  một giải pháp tạm thời, mang tính kinh tế, kỹ thuật, để khai thông  tuyến đường sắt liên vận. Giải pháp tạm thời này không làm ảnh hưởng đến việc hoạch định hướng đi của đường biên giới mới tại khu vực tranh chấp.

    Việt Nam và Trung Quốc chấp nhận “đóng băng” khu vực 300m này, tức là khi con tàu chạy từ phía Việt Nam  đến “điểm nối ray” và từ phía Trung Quốc đến vị trí “nhà mái bằng” thì dừng lại, để các lực lượng quản lý nhà nước của hai bên rời khỏi tàu. Trên tàu chỉ còn các chuyên gia kỹ thuật, lái tàu và nhân viên phục vụ hàng hóa ở lại làm nhiệm vụ chuyên môn, dịch vụ.

    Mặc dù đã được lãnh đạo hai nước phê chuẩn “vùng đệm” nhưng lúc đó trong nội bộ chúng ta, nhiều người vẫn không tin rằng phía Trung Quốc có thể chấp nhận phương án này. Tôi khi đó là trưởng đoàn Việt Nam cùng ông Đường Gia Triền, Thứ trưởng Ngoại giao, trưởng đoàn Trung Quốc trao đối thẳng thắn và cũng khá căng thẳng trong suốt  một ngày trời, cuối cùng đoàn Trung Quốc mới thống nhất được phương án do đoàn Việt Nam đề xuất. Sau đó hai nước ký biên bản khai thông đường sắt Đồng Đăng – Bằng Tường và Lào Cai – Sơn Yêu ngay trong dịp Tổng Bí thư Đỗ Mười thăm hữu nghị Trung Quốc cuối năm 1995.

     

    thac.jpg

    Khu vực tranh chấp trên đỉnh thác Bản Giốc được quy định là khu 186 C. Ảnh 2

    – Việc phân định ở khu vực thác Bản Giốc thì thế nào? Việt Nam có bị mất không?

    – Khu vực thác Bản Giốc là một trong các khu vực đường biên giới đi theo sông suối, cụ thể là sông biên giới Quây Sơn.

    Trong Biên bản phân giới cắm mốc giữa Pháp và nhà Thanh ngày 31/5/1892 ghi rõ “Từ điểm này, đường biên giới chạy theo chính giữa (trung tuyến) dòng sông cho đến thác Ta Tung”. Do cùng căn cứ vào lời văn mô tả này nên khi vẽ đường biên giới chủ trương Việt Nam và Trung Quốc đều vẽ trùng nhau, từ giữa dòng sông Quây Sơn đến chính giữa ngọn thác chính. Hai bên chỉ vẽ khác nhau ở phần phía trên đỉnh thác, nơi có hai dòng chảy ôm lấy cồn Pò Đon (Pò Thoong) mà cả Việt Nam lẫn Trung Quốc đều muốn nhận là lãnh thổ của mình. 

    Nguyên nhân tranh chấp đối với cồn Pò Thoong là do trong Công ước Pháp Thanh 1887 và 1895, cùng những biên bản bản đồ kèm theo không mô tả cụ thể khu vực này. Do đó đây cũng được xếp là khu vực loại C, mang số hiệu 186C, một trong 4 khu vực chưa được Hiệp ước biên giới năm 1999 giải quyết dứt điểm. Khu vực này được thể hiện bằng nét đứt trong bản đồ Ảnh 2, chờ đến khi phân giới cắm mốc mới giải quyết theo nguyên tắc hoạch định đối với sông suối mà tàu thuyền không đi lại được.

    Đến phút cuối cùng, năm 2008, Việt Nam và Trung Quốc đồng ý đường biên giới từ mốc 53 cũ đi qua cồn Pò Thoong, rồi đi tiếp đến chính giữa mặt thác chính của thác Bản Giốc, sau đó đi theo trung tuyến của dòng chảy chính của sông Quây Sơn. Đường này được thể hiện trên Ảnh 3. Như vậy, một phần hai thác chính của Bản Giốc cùng toàn bộ phần thác phụ và một phần tư cồn Pò Thoong quy thuộc Việt Nam. Trong khi nếu theo nguyên tắc quốc tế thì toàn bộ cồn này phải thuộc về Trung Quốc vì dòng chảy chính nằm về phía Việt Nam.

    Như thế là không có chuyện Việt Nam đã để mất thác Bản Giốc cho Trung Quốc như nhiều người đánh giá. Họ viện dẫn các tư liệu lịch sử, văn học, sách giáo khoa, thậm chí cả Sách Trắng của Bộ Ngoại giao công bố vào những năm 70 để khẳng định rằng toàn bộ thác Bản Giốc là của Việt Nam. Đáng tiếc là những tư liệu mà họ nêu ra lại không phải là bộ phận của Công ước Pháp Thanh 1887, 1895 mà Việt Nam và Trung Quốc thỏa thuận làm căn cứ pháp lý duy nhất để đàm phán xác lập đường biên giới mới.

    thac2.jpg

    Đường phân chia ranh giới Việt – Trung ở thác Bản Giốc. Ảnh 3

    – Nguyên tắc quốc tế có tạo lợi thế cho Trung Quốc ở những điểm nào khác?

    Không thể có chuyện đó. Bởi vì khi giải quyết các khu vực như vậy, Việt Nam và Trung Quốc đều phải tôn trọng lẫn nhau, theo nguyên tắc công bằng, hợp lý, có tính đến một giải pháp tổng thể, có đi có lại, chiếu cố đến sự quan tâm chính đáng  của mỗi bên, vì lợi ích dân cư.

    Ở khu vực cửa sông Bắc Luân, nơi mà công ước Pháp Thanh năm 1887 và 1895 không mô tả đầy đủ, rõ ràng, hai bên thống nhất đường biên đi từ điểm đầu phía Tây Bắc theo các đoạn thẳng đi đến điểm cuối phía Đông Nam của bãi Tục Lãm, sau đó cắt qua bãi Dậu Gót, rồi xuôi theo trung tuyến luồng chính tàu thuyền đi lại được đến giới điểm 62. Đường này được thể hiện trên Ảnh 4.

    Theo thỏa thuận thì ba phần tư bãi Tục Lãm và một phần ba bãi Dậu Gót quy thuộc Việt Nam. Còn một phần tư bãi Tục Lãm và hai phần ba bãi Dậu Gót quy thuộc Trung Quốc.

    Tại một số khu vực nhạy cảm khác, như khu vực Hoành Mô, Quảng Ninh, hai nước thống nhất đường biên giới đi giữa ngầm Hoành Mô theo thực tế quản lý mà không đi theo dòng chảy tại cống thoát nước.

    Đối với khu dân cư tại Hà Giang, Lạng Sơn và khu nghĩa trang có mồ mả của nhân dân thì hai bên dựa trên cơ sở giảm tối đa tác động đến khu dân cư về đời sống, sản xuất, tâm linh để nhất trí điều chỉnh đường biên giới đảm bảo cân bằng diện tích, giữ nguyên hiện trạng dân cư.

    Tại Lạng Sơn, phía Việt Nam đồng ý điều chỉnh để Trung Quốc giữ lại 13 nóc nhà, thuộc khu vực mốc 1103. Đổi lại, tại Cao Bằng, phía Trung Quốc đồng ý điều chỉnh để Việt Nam giữ nguyên trạng hầu hết đất canh tác và mồ mả của dân, khu vực mốc 830/1 đến mốc 835).

    Ở khu vực bản Ma Lỳ Sán  của Việt Nam, gồm 5 hộ 35 khẩu thuộc tỉnh  Hà Giang, mặc dù  đường biên giới theo hoạch định cắt ngang qua bản này, nhưng theo đề nghị của Việt Nam, Trung Quốc đồng ý điều chỉnh để giữ nguyên bản này về phía Việt Nam, hoán đổi cho Trung Quốc khu vực khác có diện tích tương đương.

    Như vậy, không thể nói rằng Việt Nam đàm phán để mất đất cho Trung Quốc ở những nơi nếu căn cứ vào cơ sở pháp lý thì chưa hoàn toàn là đất của Việt Nam. Những khu vực có nhận thức khác nhau mà cả  hai bên không thể bảo vệ được quan điểm của mình và không thể chứng minh được là đất của mình thì phải giải quyết theo những nguyên tắc mà hai bên có thể chấp nhận, phù hợp với các nguyên tắc của luật pháp và thực tiễn quốc tế.

    Kết quả giải quyết đường biên giới tại các khu vực nhạy cảm là hoàn toàn công bằng hợp lý, phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế, tuân thủ các nguyên tắc mà hai bên đã thỏa thuận, đáp ứng nhu cầu hợp lý, chính đang của cả hai bên, đảm bảo tạo thuận lợi cho công tác bảo vệ quản lý biên giới ổn định, lâu dài, tránh được những tranh chấp phức tạp có thể xảy ra trong tương lai.  Bởi vì, đường biên giới ổn dịnh lâu dài và bền vững có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ Quốc Việt Nam, góp phần củng cố hòa bình , tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng và an sinh xã hội trong bối cảnh khu vực và quốc tế hiện nay.

    thac3.jpg

    Đường ranh giới phân chia ở cửa sông Bắc Luân. Ảnh 4

    Việt Anh (thực hiện)

    ——–

    Nguồn: http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/tu-lieu/ai-nam-quan-va-thac-ban-gioc-duoc-phan-chia-the-nao-3134512.html

    Đăng tải tại Archives, Articles, International relations, Teaching | Thẻ , , | Bình luận về bài viết này

    GIÁO DỤC MIỀN NAM VIỆT NAM 1954-1975 TRÊN CON ĐƯỜNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

     

    Trần Văn Chánh

        I. MẤY LỜI NÓI ĐẦU

    Tài liệu về nền giáo dục miền Nam hiện nay đã trở nên ngày càng khó kiếm, thậm chí, hầu như không thể kiếm được bao nhiêu trong những thư viện lớn trên toàn quốc. Hơn nữa, nói về nền giáo dục của một chế độ chính trị đã cáo chung đúng 40 năm, mà ngày nay không còn mấy người làm chứng, thì làm thế nào đảm bảo tính trung thực để tin được hoàn toàn cũng không phải chuyện dễ. Vì vậy, ở bài này cũng như ở bài tiếp sau về “Chương trình và sách giáo khoa” của cùng tác giả, chúng tôi xin lựa chọnphương pháp thể hiện nội dung các bài viết bằng cách chủ yếu trích dẫn trực tiếp ý kiến của một số nhà hoạt động giáo dục tiêu biểu thời trước, coi họ như người chứng cho từng vấn đề liên quan, nhưng được bố cục/ hệ thống lại cho dễ theo dõi, thay vì diễn dịch/ tổng hợp lại từ những ý kiến đó của họ. Thỉnh thoảng chúng tôi có cho xen vào một số ít ỏi lời đánh giá, bình luận theo sự nhận thức của riêng mình, mà chúng tôi nghĩ là cần thiết để dẫn dắt câu chuyện. Chúng tôi tự nghĩ cách làm như vậy tuy không được công phu cho lắm nhưng vừa đảm bảo tính khách quan, vừa duy trì được nguồn tài liệu “gốc” để tiện việc tham khảo, khi ai cần vẫn có thể trích dẫn lại được, vì các nguồn tài liệu loại này đã ngày càng trở nên quý hiếm và khó tìm.

         Để tiện theo dõi vấn đề nhằm nắm được những đặc tính cốt lõi, nổi bật của nền giáo dục miền Nam giai đoạn 1954-1975, chúng tôi xin bắt đầu bằng cách giới thiệu sơ bối cảnh chính trị/ lịch sử, mấy nét diễn tiến của nền giáo dục miền Nam từ thời Pháp thuộc trở đi…, tiếp theo tập trung trình bày phần triết lý căn bản hay đường lối/ định hướng/ phương châm giáo dục, mục tiêu giáo dục, rồi đến phần nhận định thực trạng (chủ yếu về các mặt hạn chế/ khuyết điểm), phân tích nguyên nhân của thực trạng này cùng với phương hướng cải tổ, vài mô hình cải tổ, và sau hết nêu lên một số điểm đặc sắc nổi bật của nền giáo dục miền Nam trước 1975. Chúng tôi sẽ không có một lời bình luận khen chê riêng nào của mình để so sánh sự khác biệt giữa hai nền giáo dục Nam-Bắc trong cùng thời kỳ (1954-1975), mà việc này, có lẽ nên để cho người đọc tự rút ra nhận xét, kết luận.   

         II. BỐI CẢNH CHÍNH TRỊ/ LỊCH SỬ   

    Ngày 6.6.1884, tại kinh đô Huế, triều đình nhà Nguyễn đã ký với thực dân Pháp bản hòa ước cuối cùng gọi là Hòa ước Giáp Thân 1884 (cũng gọi Hòa ước Patenôtre),  theo đó, chia nước Việt Nam ra làm ba xứ Bắc Kỳ (Tonkin), Trung Kỳ (Annam), Nam Kỳ (Cochinchine) dưới ba chế độ khác nhau và có thể thức cai trị riêng: Nam Kỳ là xứ thuộc địa Pháp; Bắc Kỳ và Trung Kỳ là xứ Pháp bảo hộ nhưng triều đình nhà Nguyễn trên danh nghĩa vẫn được quyền kiểm soát.

         Ngày 9.3.1945 Nhật đảo chánh lật đổ Pháp trên toàn cõi Đông Dương, ngay sau đóbảo trợ thành lập chính phủ Đế quốc Việt Nam do vua Bảo Đại đứng đầu với Thủ tướng là Trần Trọng Kim (1883-1953). Ngày 11.3.1945, Bảo Đại tuyên bố độc lập, hủy bỏ các hiệp ước bảo hộ trước kia với Pháp.

         Ngày 25 tháng 8. 1945, trước áp lực ngày càng gia tăng của phong trào cách mạng do Việt Minh lãnh đạo chống Pháp-Nhật giành độc lập, vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị, chấm dứt triều Nguyễn và chế độ phong kiến tại Việt Nam.

         Ngày 2 tháng 9 năm 1945, sau Cách mạng Tháng Tám, dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Việt Minh, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được tuyên bố thành lập, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

    Ngày 23.9.1945, Nam Bộ bắt đầu kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại Việt Nam. Ngày 19.12.1946, sau nhiều nỗ lực thương thuyết thất bại, chiến tranh Đông Dương bùng nổ, giữa Việt Nam với Pháp. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trở thành chính phủ kháng chiến chống Pháp, rút vào hoạt động bí mật chủ yếu ở một số tỉnh thuộc vùng rừng núi phía Bắc.

         Trong khi toàn dân kháng chiến, thì những năm 1946-1954, thủ đô Hà Nội vẫn nằm trong vòng chiếm đóng của người Pháp. 

        Trong một diễn biến khác, đến ngày 8 tháng 3 năm 1949, sau nhiều tháng đàm phán, chính phủ Pháp và Cựu hoàng Bảo Đại đã ký Hiệp ước Elysée tuyên bố xác nhận“nền độc lập của Việt Nam”, chính thức thành lập Quốc gia Việt Nam trong khối Liên hiệp Pháp, đứng đầu là Quốc trưởng Bảo Đại, nhưng trên thực tế hầu hết thực quyền đều nằm trong tay người Pháp. Cuối tháng 6 năm 1949, về danh nghĩa, Việt Nam chính thức thống nhất dưới sự quản lý của Quốc gia Việt Nam, nhưng thực tế nhiều vùng Việt Nam vẫn còn nằm dưới sự quản lý của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đây là thời kỳ tồn tại song song hai chính phủ, cũng có nghĩa là có đến hai Bộ Quốc gia Giáo dục: Tổng trưởng Bộ Giáo dục của phía Quốc gia Việt Nam trong thời kỳ này là Phan Huy Quát (19081979); phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là Nguyễn Văn Huyên (1905-1975). Tình trạng này kéo dài đến tháng 5.1954 khi Pháp thất bại ở trận Điện Biên Phủ, buộc phải chấp nhận ký kết Hiệp định Genève ngày 20 rạng 21.7.1954 trao trả độc lập cho Việt Nam.

    Quốc gia Việt Nam nói trên theo hình thức quân chủ lập hiến với người đứng đầu là Quốc trưởng Bảo Đại, dưới có Thủ tướng do Quốc trưởng chỉ định để lãnh đạo hành pháp, và đã trải qua 5 đời Thủ tướng: Nguyễn Phan Long (1950), Trần Văn Hữu (1950-1952), Nguyễn Văn Tâm (1952-1953), Nguyễn Phúc Bửu Lộc (tháng 1-6.1954); đến ngày 16.6. 1954 Quốc trưởng Bảo Đại bổ nhiệm Ngô Đình Diệm giữ chức thủ tướng, nội các gồm 7 Tổng trưởng và 5 Bộ trưởng, trong đó Tổng trưởng Giáo dục là ông Nguyễn Dương Đôn (1911-1999).

         Theo Hiệp định Genève, Việt Nam tạm thời bị chia thành hai vùng có giới tuyến làvĩ tuyến 17 trong 2 năm. Ngay sau lúc phân chia, đã diễn ra cuộc di cư lớn của gần 900.000 người dân miền Bắc, mà đa số là người Công giáo, vào miền Nam, với niềm tin “theo Chúa vào Nam”. Ngược lại, khoảng 140 ngàn người khác ở miền Nam, gồm phần lớn là lực lượng kháng chiến của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại miền Nam hoặc những người đi theo chủ nghĩa cộng sản, tập kết ra miền Bắc theo Hiệp định Genève.

    Năm 1955, sau một cuộc trưng cầu dân ý, Thủ tướng Ngô Đình Diệm đã truất phế Quốc trưởng Bảo Đại, lên làm Tổng thống đầu tiên, thành lập nền Đệ nhất Cộng hoà Việt Nam, theo chính thể Cộng hòa Tổng thống chế, với bản Hiến pháp mới năm 1956 quy định sự phân nhiệm (ở Điều 3 và 4) giữa các quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp. Từ đây, tên gọi Quốc gia Việt Nam cũng không còn nữa. Việt Nam Cộng hòa theo thể chế chính trị đa đảng, kinh tế tư bản chủ nghĩa, được Hoa Kỳ giúp đỡ, bảo vệ để chống lại Việt Nam Dân chủ Cộng hòaMặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tại miền Nam.

    Ngày 1.11.1963, nền Đệ nhất Cộng hòa mang tiếng độc tài bị quân đội lật đổ dưới sự chỉ huy của một số tướng lĩnh (đứng đầu là Trung tướng Dương Văn Minh). Tiếp sau đó là “thời kỳ quân quản” (1963-1967), một giai đoạn khủng hoảng lãnh đạo chính trị ở miền Nam do hàng loạt cuộc đảo chính liên tiếp diễn ra cho đến khi tướng Nguyễn Văn Thiệu thiết lập nền Đệ nhị Cộng hòa Việt Nam từ sau cuộc tổng tuyển cử Tổng thống diễn ra ngày 3. 9. 1967.

    Hiến pháp Đệ nhị Cộng hòa được Quốc hội trước đó thông qua tại Sài Gòn ngày 18.3.1967 (gọi là Hiến pháp 1967) xác lập cơ cấu tổ chức chính quyền Việt Nam CộngHòa trên cơ sở tam quyền phân lập (Điều 3), về mặt lý thuyết đã thể hiện khá đầy đủ tinh thần dân chủ hiện đại của các nước văn minh, với Lời mở đầu Hiến pháp có đoạn: “Ý thức rằng nước ta ở trên con đường giao thông và di dân quốc tế, dân tộc ta sẵn sàng tiếp nhận các trào lưu tư tưởng tiến bộ để hoàn thành sứ mạng trước đấng Tạo hóa và trước nhân loại là xây dựng một nền văn minh và nhân bản bảo vệ phát triển con người toàn diện”.

         Trong khoảng thời gian này, chiến tranh ngày càng leo thang. Đến năm 1973, sauHiệp định Paris, quân đội Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam, lại cắt giảm dần viện trợ các mặt, khiến Việt Nam Cộng Hòa không thể tự đứng vững được, rốt cuộc phải đầu hàng vô điều kiện trước Quân đội Giải phóng và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Đây cũng là ngày chính quyền Việt Nam CộngHòa bị giải thể.

    III. MẤY NÉT DIỄN TIẾN CỦA NỀN GIÁO DỤC MIỀN NAM

         Trước khi bị Pháp đô hộ, nền giáo dục ở Việt Nam là nền giáo dục cũ truyền thống chịu ảnh hưởng nặng nề của Trung Quốc, với nội dung giảng dạy và học tập chủ yếu dựa trên quan điểm của Nho gia, từ chương trình, sách vở, phương pháp học đến cách thức thi cử.

         Chương trình học thì chỉ gồm có mấy quyển Tam tự kinh, Sơ học vấn tân, Ấu học ngũ ngôn thi, Minh tâm bảo giám… ở cấp vỡ lòng, lên trên nữa thì đến Bắc sử (sử Tàu), Đường thi, Tứ thư, Ngũ kinh…. Tất cả những thứ này đều coi như sách gối đầu giường của Nho sinh, chú trọng hầu hết vào triết lý, luân lý, đạo đức chứ không có các môn khoa học kỹ thuật nào cả. Phương pháp giảng dạy thì phần lớn cứ giảng chữ giảng nghĩa một cách giáo điều cốt sao cho đúng ý người xưa, theo kiểu “Tử viết, Kinh vân”, còn cách học thì hoàn toàn có tính cách từ chương theo kiểu học thuộc lòng để chuẩn bị dự vào các kỳ thi do triều đình tổ chức, với hy vọng được bổ nhiệm một chức quan nào đó và nhờ thế đổi đời.

         Về mặt khách quan, từ khoảng nửa sau thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm chiếm và đô hộ Việt Nam nhưng đồng thời cũng đưa vào đây một nền học mới, lấy giáo dục Pháp làm khuôn mẫu, và dùng tiếng Pháp làm chuyển ngữ. Hệ thống giáo dục mới này được thiết lập trước hết nhằm mục tiêu đào tạo một số người biết tiếng Pháp, chữ Quốc ngữ, và có chút kiến thức về văn minh phương Tây để làm công chức phục vụ cho chính phủ thuộc địa, sau đó cũng nhằm đồng hóa người dân bản xứ để biến họ thành những người Pháp về phương diện văn hóa.

         Sang đầu thế kỷ XX chế độ giáo dục mới bắt đầu được thiết lập ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ sau một vài sửa đổi theo quyết định của Toàn quyền Paul Beau hồi năm 1906-1907. Theo quyết định này thì một hội đồng cải tổ giáo dục được thành lập để đem chữ Quốc ngữ, chữ Pháp và nền tân học vào chương trình học và chế độ khoa cử mới.

         Từ ngày 21.12.1917, với nghị định mang tên Règlement général de l’Instruction publique (tiếng Hán Việt gọi là Học chính tổng quy) do Toàn quyền Đông Dương Albert Sarraut ký ban hành, chính quyền thuộc địa Pháp ở Việt Nam đã có một hệ thống giáo dục thống nhất cho cả ba miền Nam, Trung, Bắc, và cả Miên, Lào. Hệ thống giáo dục theo bộ Tổng quy này gồm có ba bậc tiểu học, trung học, và đại học. Chương trình học là chương trình của Pháp, từ bậc tiểu học dạy toàn bằng tiếng Pháp, nhưng do phản ứng của một số trí thức người Việt lúc bấy giờ, Toàn quyền Đông Dương lại phải ra nghị định ngày 18.9.1924 sửa đổi lại một số điều, trong đó có điều 134 nêu rõ: “Lý ưng thì các món tiểu học phải dạy bằng tiếng Pháp cả. Song vì lẽ thực tế thì dùng tiếng bản xứ để dạy ba lớp bậc tiểu học”. Đây cũng là lý do sự ra đời của loạt sách giáo khoa viết bằng tiếng Việt dành cho các môn học bậc Ấu học, trong đó nổi tiếng nhất là Quốc văn giáo khoa thư, Luân lý giáo khoa thư xuất hiện sau đó vài năm (khoảng 1926) do nhóm tác giả Trần Trọng Kim-Nguyễn Văn Ngọc-Đặng Đình Phúc-Đỗ Thận biên soạn rất công phu. Tựu trung, tính đến khoảng thời gian này trở đi, trừ ba lớp đầu của bậc tiểu học, tiếng Pháp vẫn là ngôn ngữ chính, tiếng Việt chỉ đóng vai trò phụ thuộc.

         Chỉ sau khi Nhật đảo chánh Pháp ngày 9.3.1945, Việt Nam tuyên bố độc lập, và dưới thời Chính phủ Trần Trọng Kim, một chương trình trung học mới của Việt Nam (quen gọi chương trình Hoàng Xuân Hãn) lấy tiếng Việt làm chuyển ngữ đã được soạn thảo cấp tốc chỉ trong vòng khoảng một tháng rồi đem ra áp dụng ở miền Trung và miền Bắc. Riêng ở miền Nam, vì có sự trở lại của người Pháp nên chương trình Pháp vẫn còn tiếp tục cho đến giữa thập niên 1950.

         Từ năm 1949, nhờ tinh thần đấu tranh giành độc lập văn hóa của các nhà lãnh đạo Việt Nam, chính phủ thuộc địa Pháp đã ký Nghị định 96 ngày 26.12.1949 chuyển giao quyền quản lý điều hành nền giáo dục cho người Việt Nam. Trước đó vài tháng, Bộ Quốc gia Giáo dục Việt Nam dưới quyền điều khiển của Bộ trưởng Giáo dục Phan Huy Quát đã ký Nghị định 4-NĐ / GD ngày 27.8.1949 và Nghị định 9-NĐ / GD ngày 5.9.1949 lần lượt cho ban hành Chương trình giáo dục mới dùng cho hai bậc Tiểu học và Trung học, với một số cải cách về việc định danh cấp lớp học và về chương trình học dành cho mỗi cấp lớp.     

         Sau Hiệp định Genève năm 1954, nước Việt Nam bị chia hai, từ vĩ tuyến 17 trở vô đến Cà Mau với khoảng 20 triệu dân, lấy Sài Gòn làm thủ đô.

         Đến năm 1955, sau khi thiết lập chế độ Đệ nhất Cộng hòa (1955-1963) dưới quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm (1901-1963), các nhà lãnh đạo giáo dục Việt Nam mới có cơ hội đóng vai trò tự chủ của mình. Họ đã đồng tâm nỗ lực xây dựng một chế độ giáo dục thực sự nhằm thiết lập nên một hệ thống trường, viện của quốc gia khả dĩ đáp ứng được cho nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội-văn hóa của xứ sở. Họ cũng đã tiếp thu những thành tựu của nền giáo dục thời Đông Pháp (Đông Dương thuộc Pháp) và dựa theo mô hình giáo dục cùng với kinh nghiệm của nước Pháp chính quốc, để xây dựng nên nền Quốc gia Giáo dục của người Việt Nam. Nó chọn lọc và kế thừa truyền thống tích cực của cả ba nền giáo dục: Nho học (cựu học), Tân học (giáo dục thực dân) và Tây học (giáo dục Pháp quốc).

         Giai đoạn này, tức trong khoảng 1955-1963, mặc dù có chịu sự chi phối của người Mỹ về phương diện chính trị, nền Quốc gia Giáo dục mới của miền Nam Việt Nam vẫn được toàn quyền tự chủ từ cấp Tiểu học lên đến Đại học, và hầu như không có bất kỳ sự lèo lái bất lợi nào từ phía nước ngoài, nếu không muốn nói Hoa Kỳ cùng một số nước đồng minh khác của Việt Nam Cộng hòa còn giúp đỡ rất nhiều phương tiện vật chất cho nền giáo dục quốc dân. Nhờ vậy, ngay từ những ngày đầu hình thành nền Đệ nhất Cộng hòa, các giới hữu trách giáo dục ở miền Nam đã nỗ lực xây dựng được nền tảng quan trọng cho nền giáo dục quốc gia, tìm ra câu giải đáp cho những vấn đề cốt lõi của giáo dục, như: triết lý giáo dục, mục tiêu giáo dục, chương trình học, tài liệu giáo khoa và phương tiện học tập, vai trò của nhà giáo, cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học, việc thi cử đánh giá kết quả học tập, và việc tổ chức quản trị.

         Về cơ cấu điều hành ngành giáo dục, đứng đầu là Tổng hoặc Bộ trưởng Giáo dục do Tổng thống bổ nhiệm với sự đề nghị của Thủ tướng chính phủ. Tổng / Bộ trưởng có trách nhiệm lãnh đạo và điều khiển mọi hoạt động của nền giáo dục quốc gia với quyền hạn rất lớn được ghi trong Hiến pháp, dưới có một số Thứ trưởng chuyên trách, và các Tổng giám đốc hay Giám đốc chia ra phụ trách bộ phận chuyên môn thuộc các nha, sở. Từ năm 1964 (trong thời kỳ quân quản, dưới quyền Thủ tướng Nguyễn Khánh, chuyển tiếp từ Đệ nhất sang Đệ nhị Cộng hòa), thành lập thêm cơ chế Hội đồng Quốc gia Giáo dục bên cạnh Bộ Quốc gia Giáo dục bằng Nghị định 1302-GD ngày 2.7.1964, với nhiệm vụ “tham gia công việc xây dựng một nền giáo dục dân tộc, nhân bản và khoa học”, và “sẽ phát biểu ý kiến về những dự án do Bộ Quốc gia Giáo dục chuyển đến; đề nghị những cải cách phù hợp với tinh thần và nhu cầu của dân tộc, thích nghi với đà tiến hóa của các phát minh khoa học và văn hóa”. Cơ chế này sau đổi gọi Hội đồng Văn hóa Giáo dục và đã được chính thức ghi vào Điều 93 Hiến pháp 1967, với nhiệm vụ “cố vấn Chánh phủ soạn thảo và thực thi chánh sách văn hóa giáo dục”. Việc tổ chức và điều hành Hội đồng Văn hóa Giáo dục còn được ấn định bằng Luật số 05/69 ngày 2.5.69 do Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ký ban hành.   

         Càng về sau, nhất là sau khi bước qua chế độ Đệ nhị Cộng hòa (1967-1975), người ta nhận thấy mô hình giáo dục ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1970 của thế kỷ trước có khuynh hướng tách dần khỏi ảnh hưởng của Pháp (vốn chú trọng đào tạo một số ít phần tử ưu tú trong xã hội và có khuynh hướng thiên về lý thuyết), để chấp nhận mô hình giáo dục Hoa Kỳ có tính cách đại chúng và thực tế hơn.

         Nhìn chung, trong một bối cảnh lịch sử vô cùng khốc liệt và bất lợi đủ thứ chủ yếu do chiến tranh đi cùng với những rối loạn chính trị nội bộ liên tiếp diễn ra, đặc biệt từ sau cuộc đảo chánh tháng 11.1963 trở đi, miền Nam Việt Nam trong cả hai chế độ Đệ nhất và Đệ nhị Cộng hòa đã có những nỗ lực rất đáng ghi nhận trong việc xây dựng nền giáo dục quốc dân với những thành tựu tương đối khả quan, mặc dù còn dang dở, và lẽ dĩ nhiên cũng còn đầy những mặt giới hạn với bao nỗi suy tư và trăn trở, mà bây giờ nhìn lại, chắc chắn sẽ rút ra được rất nhiều bài học kinh nghiệm hữu ích để tham khảo.       

         Tuy nhiên, để thấy được đầy đủ bộ mặt tích cực cũng như tiêu cực của nền giáo dục miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954-1975, trước hết chúng ta không thể không duyệt xét lại sơ lược những nỗ lực tư duy tìm kiếm của các nhà mô phạm và trí thức, học giả trong quá trình xây dựng và phát triển của nó.  

    III.1. HƯỚNG TỚI NỀN GIÁO DỤC MỚI

    Tổng quát, theo các nhà sư phạm hiện đại thì mục đích của giáo dục là đào luyện cho thanh thiếu niên về cả ba mặt thể dục, đức dụctrí dục, và càng lên cao thì càng chú trọng đến trí dục nhiều hơn. Trong nền giáo dục cũ, thể dục hầu như không hề được chú ý đến, còn trí dục phần nhiều chỉ tự đào tạo hoặc truyền thụ lẫn nhau trong dân một cách vô tổ chức quanh quẩn một số môn học thuộc nho y lý số, kể như các môn khoa học xã hội cổ điển của Đông phương.

    Tại Việt Nam, người đầu tiên nêu lên vấn đề giáo dục mới là Thái Phỉ, trình bày trong tác phẩm Một nền giáo dục Việt Nam mới do NXB Đời mới xuất bản lần đầu năm 1941. Theo đó, “Mục đích của sự giáo dục là thích nghi (adapter) thiếu niên trong một nước về đường vật chất và tinh thần với xã hội tương lai”.

         Theo Thái Phỉ, muốn đạt được mục đích nêu trên thì cần phải: (a) Nhận xét cho biết cái xã hội tương lai ấy sẽ thế nào. Đó là việc của xã hội học; (b) Phân tích tâm hồn thiếu niên hiện tại xem nó có gì đáng giữ và nên bỏ. Đó là việc của tâm lý học. “Hay nói cho dễ hiểu hơn, việc đào tạo người cũng không khác gì việc chế tạo đồ vật…”.

         Trong cuốn Thế hệ ngày mai (NXB Phạm Văn Tươi, 1953), học giả Nguyễn Hiến Lê đã mở đầu sách bằng việc giới thiệu công trình nghiên cứu tiên phong của Thái Phỉ với một sự đồng tình có chừng mực, cho rằng còn hơi mập mờ, vì ta không thể nói “phải nhận xét cho biết xã hội tương lai ấy sẽ như thế nào”, ta chỉ có thể nói “định cho xã hội tương lai ấy sẽ thế nào”. Và nếu giáo dục có mục đích thích nghi thiếu niên với một xã hội tương lai ta đã vạch sẵn ra như vậy thì tức là bắt họ phải làm công cụ hy sinh cho lý tưởng, cho một tư tưởng nào đó rồi, để nhà cầm quyền muốn dùng ra sao thì dùng (tr. 16-17).

         Theo tác giả Nguyễn Hiến Lê, mục đích giáo dục không thể như vậy được, mà nên tuân theo sự khuyến cáo của Hiến chương về tuổi thơ do Hội Tân giáo dục Vạn quốc đề nghị ở Luân Đôn năm 1942, theo đó “Cá tính của trẻ em là thiêng liêng. Những nhu cầu của chúng phải là nền tảng của chế độ giáo dục”, và của Bản tuyên ngôn về quyền trẻ con đã được Hội Vạn quốc Cứu tế Trẻ con thông qua ở Genève năm 1920: “Trẻ thơ phải được phát triển một cách bình thường về thể chất và tinh thần”. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng quan niệm như thế là đúng song vẫn chưa hoàn toàn ổn, mà “Mục đích giáo dục là phải luyện khả năng về mọi phương diện của mỗi người để gây hạnh phúc cho cá nhân và cho quốc gia, sau cùng cho nhân loại” (tr. 22). Mà theo ông, đứng về mặt tâm-sinh lý thì muốn được hạnh phúc, ai cũng cần tới 5 điều kiện: (1) Mạnh khỏe; (2) Thỏa mãn được những nhu cầu về vật chất (đủ ăn, đủ mặc, khỏi lo tương lai…); (3) Có công việc làm nhưng hoạt động phải được tự do, có điều độ và thường thay đổi; (4) Bản thể của ta phải hợp với hoàn cảnh xung quanh (như về khí hậu, con người…), nếu không sẽ cảm thấy mệt và đau khổ; (5) Thỏa mãn được khuynh hướng lý tưởng của ta, tức là lòng yêu sự  Thực, cái Đẹp, điều Thiện (Chân, Thiện, Mỹ).

         “Mục đích của giáo dục là luyện tập trẻ em sao cho sau này dễ tìm được 5 điều kiện ấy để đạt tới hạnh phúc… Muốn đạt được mục đích ấy, ta không những phải luyện thân thể, trí tuệ và đức hạnh của thiếu niên (điều kiện 1 và 5 trên kia), mà còn phải: hướng dẫn họ lựa nghề nghiệp và tập cho họ ít nhất là một nghề hợp với tài năng của họ, chỉ cách làm việc, nghỉ ngơi sao cho hoạt động của họ có nhiều hiệu quả (điều kiện 2 và 3); chỉ cho họ cách thích nghi với hoàn cảnh và cách xử thế (điều kiện 4)” (tr. 20-21).

         Ở chương II tiếp theo, tác giả nêu lên những đặc điểm của nền giáo dục xưa và nay. Theo đó, lối giáo dục xưa không trọng trí, không có phương pháp khoa học mà chỉ nhồi sọ. Còn giáo dục thời nay (những năm 40-50 của thế kỷ trước) cũng đầy khuyết điểm: quá chú trọng khoa học, dạy thiếu phương pháp khoa học, nhồi sọ một cách vô lý, đày đọa trẻ em, cái nợ thi cử làm cho việc học trở thành một cực hình, không chú trọng vào việc dạy nghề và hướng nghiệp.

         Người đầu tiên giới thiệu đầy đủ rõ ràng hơn về nền giáo dục mới có lẽ là ông Lâm Toại, chuyên viên giáo dục, nguyên Thanh tra Tiểu học Trung Việt, trong cuốn Giáo dục mới, do Nhà in Thanh bình xuất bản ở Huế năm 1956. Đây có thể coi là một trong những tài liệu huấn luyện/ tham khảo căn bản viết bằng tiếng Việt về nền giáo dục mới của thế hệ giáo chức mới trong giai đoạn đầu phát triển của nền giáo dục Việt Nam Cộng hòa. Nội dung cuốn sách của tác giả Lâm Toại đã được nhiều nhà giáo dục về sau dùng làm căn cứ tham khảo để biên soạn chương “Giáo dục mới” trong giáo trình “Vấn đề giáo dục” dành cho ngành sư phạm, như các sách Các vấn đề giáo dục (tập I và II, NXB Trẻ, Sài Gòn, 1971) của nhóm Lê Thanh Hoàng Dân, Vấn đề giáo dục của Nguyễn Hổ Dư – Trần Doãn Đức (Văn khoa xuất bản, Sài Gòn, 1971)…

         Trong bài đầu, “Khái niệm về giáo dục mới”, tác giả cho biết danh từ “Giáo dục mới” hay “Giáo dục hoạt động” (Education nouvelle ou Education active) không còn có nghĩa là lối “giáo dục cải cách”, mà chỉ một nền giáo dục “cách mạng toàn diện” tổ chức theo tinh thần tôn trọng nhân vị và căn cứ trên những nguyên tắc căn bản về tâm lý học đã được công nhiên thừa nhận trên khắp thế giới. Nền giáo dục này phát sinh ngay từ giữa thế kỷ XVIII do J.J.Rousseau đề xuất trong tác phẩm Emile ou de l’Education (Emile hay Vấn đề giáo dục). Riêng ở Việt Nam, theo tác giả, “cái tinh thần giáo dục mới ấy đã phát sinh từ mười năm nay (tức những năm 40 của thế kỷ trước – TVC), nhưng vì thời cuộc, mãi cho đến ngày nay (năm 1956 – TVC) vẫn còn nằm trong thời kỳ phôi thai, về phương diện thực hành,… (nhưng) chúng ta có thể tin tưởng chắc chắn một ngày gần đây nó sẽ phát triển rất mau chóng” (tr. 10).

         Nguyên lý của nền giáo dục mới đã được các nhà triết học, tâm lý học, sư phạm thực nghiệm thống nhất với nhau như sau: “Trẻ con là trung tâm điểm của học đường…, là một sinh vật khác hẳn người lớn, về cách cảm giác, cách nhận xét, lối tư tưởng và lối hành động. Trẻ con là một sinh vật tự động, tự chủ, biến chuyển không ngừng, cần hoạt động để lần lượt thỏa mãn những nhu cầu đặc biệt của nó theo từng giai đoạn một, để tiến phát dần dần, một cách tự nhiên, trước khi đi đến tuổi trưởng thành, giống như người lớn” (tr. 10).

         Từ nguyên lý nói trên, tác giả đưa ra một định nghĩa về giáo dục mới, đúng hơn là nêu lên các chức năng/ nhiệm vụ/ mục đích của “Học đường mới”, theo đó học đường mới “không làm công việc uốn nắn, rèn luyện tâm trí đứa trẻ, theo ý định và theo khuôn mẫu của người lớn…; cũng không làm công việc giảng dạy…, đem những kiến thức về tinh thần và về đạo đức của các thánh hiền đời trước truyền lại cho trẻ, nhắm mục đích làm cho nó chóng khôn ngoan, thông thái, để đậu bằng cấp này bằng cấp khác, làm quan, làm thầy, để thỏa mãn những nhu cầu hay tham vọng của người lớn”. Trái lại, ngày nay, “công việc giáo dục là những sự cố gắng có ý thức, nhờ đó người ta giúp thiên nhiên trong công cuộc xúc tiến các năng khiếu về thể chất, trí tuệ và tâm tình của con người, nhắm mục đích giúp con người đi đến chỗ hoàn thiện, được sung sướng và có thể đạt được cái định mệnh của mình trong xã hội” (tr. 10).

         “Nói tóm lại, theo tinh thần giáo dục mới, giáo dục chỉ là ‘giúp đứa trẻ hoàn thành cá tính thiên nhiên của nó’, để trở nên một con người hoàn thiện, để có thể tạo hạnh phúc cho mình và giúp ích cho xã hội mai sau” (tr. 12).

         Được biết trước đó, dưới thời Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Phan Huy Quát của Quốc gia Việt Nam, sau khi bộ Chương trình Giáo dục Tiểu học và Trung học ra đời năm 1949, tinh thần giáo dục mới đã được thể hiện rõ nét và chính thức thừa nhận (xem bài “Chương trình giáo dục và sách giáo khoa” của Trần Văn Chánh đăng trong tập chuyên đề này). Tiếp theo, ngày từ 26.2.1952, Bộ Quốc gia Giáo dục (của Quốc gia Việt Nam) đã từng ban hành Thông tư số 843 GD, dài hơn 8.000 chữ, để phổ biến quan niệm mới về tâm lý thiếu nhi và “chỉ dẫn các phương pháp sư phạm mới đem thi hành trong việc giảng dạy, hủy bỏ các phương pháp cổ hủ đã được dùng từ trước đến nay” (dẫn lại theo Đoàn Nhật Tấn, Một nền giáo dục nhân bản, tác giả xuất bản, Sài Gòn, 1966, tại cước chú số 1, tr. 10). Thông tư này cho thấy, các nhà chức trách giáo dục Việt Nam đã rất nhạy bén trước việc tiếp thu nền giáo dục mới.  

         Vận động tích cực cho nền giáo dục mới, năm 1960, tập san Sổ tay Sư phạm ra đời. Đây là một tập san chuyên ngành ghi hẳn ngoài bìa “Tập san nghiên cứu giáo dục mới” do Ban Nghiên cứu Giáo dục mới – Huế (trong Khu Trung bộ Giáo giới) chủ trương biên tập, phát hành không định kỳ, đứng đầu là ông Lê Nghiêm Kính. Ngoài phần chuyên môn sư phạm dành cho bậc Trung và Tiểu học, tập san còn phổ biến những bài luận thuyết, nghiên cứu, diễn đàn tự do, mẩu chuyện học đường…, mà tất cả đều được diễn giải theo tinh thần của nền giáo dục mới.  

         Có thể nói, tinh thần và phương pháp giáo dục mới đã được giáo giới Việt Nam chú ý và phấn khởi tiếp thu vào khoảng đầu những năm 50 của thế kỷ trước. Đến cuối thập niên 50 trở đi, nền giáo dục mới ngày càng được khẳng định rõ nét hơn qua việc sửa đổi chương trình giáo dục tiểu học cũng như qua việc biên soạn các tài liệu giảng dạy dành cho giáo sinh sư phạm tiểu học.

         Trong Chương trình tiểu học cải tổ ban hành theo Nghị định 1005-GD / NĐ ngày 16.7.1959, tại phần mở đầu “Nguyên tắc cải tổ chương trình Tiểu học”, mục II, đã nêu rõ 3 đặc tính của nền Tiểu học Việt Nam, như sau: A. Tôn trọng nhân cách trẻ em: (1) Giúp trẻ phát triển điều hòa và trọn vẹn tùy theo bản chất cá nhân và căn cứ trên định luật nảy nở tự nhiên về thể xác cũng như về tâm lý; (2) Tôn trọng cá tính và sở năng riêng biệt của trẻ; (3) Triệt để áp dụng kỷ luật tự giác; (4) Tránh mọi hình phạt phạm đến nhân vị của trẻ. B. Phát triển tinh thần quốc gia dân tộc. C. Rèn luyện tinh thần dân chủ và khoa học (xem Chương trình tiểu học, Bộ Quốc gia Giáo dục xuất bản, Sài Gòn, 1960, tr. 3-4).

         Về phương diện sư phạm, có 7 nguyên tắc về dạy trẻ trong nhà trường mới: (1) Nhà trường đào tạo những con người tự do chứ không đào tạo những con người nô lệ hèn mạt; (2) Nhà trường thúc giục trí óc trẻ con làm việc luôn luôn; (3) Nhà trường nhìn nhận rằng: cá nhân con người được tạo nên phần lớn là do các tình cảm chân thật bên trong (nội giới) chứ không do những điệu bộ, nét mặt bên ngoài; (4) Nhà trường dạy trẻ con không phải tùy ngẫu hứng…, mà phải theo đúng những nguyên tắc căn bản, kết quả của sự kinh nghiệm lâu đời và của khoa tâm lý học; (5) Nhà trường dạy ít nhưng dạy kỹ; (6) Nhà trường vừa khiêm tốn vừa có cao vọng (biết tự hạn chế chương trình dạy dỗ với các môn học được ấn định rõ rệt sao cho vừa với tuổi tác và trình độ hiểu biết của trẻ; một số môn đã dạy hi vọng sẽ giúp được trẻ tự học để tiến bộ về sau…); (7) Nhà trường mở cửa rộng cho tất cả con em bất luận là thuộc giai cấp, đảng phái hay tôn giáo nào trong xã hội (xem Trần Văn Quế, “Các nguyên tắc căn bản của trường sơ tiểu”, Sư phạm lý thuyết, Bộ Giáo dục – Trung tâm Học liệu, Sài Gòn, 1968, tr. 41-44).                  

         Nhìn chung, khi so sánh giáo dục mới với giáo dục cũ, các nhà sư phạm học Việt Nam phần lớn đều lựa chọn đường lối chiết trung phù hợp với thực tế Việt Nam, bằng cách dung hòa cả hai lối giáo dục cũ và mới: “Vậy ngày hôm nay, để hành động cho hợp cảnh mà khỏi mang tiếng là vong bản, nhà giáo chúng ta phải biết tùy nghi bổ túc những cái hay của nền giáo dục cũ bằng những điều hay, mới, lạ, đúng theo tinh thần khoa học của hai phương pháp Pháp-lan tây (Pháp – TVC) và phương pháp Hiệp chủng quốc (Mỹ – TVC).

         “Ta không bỏ cái hay mà cũng không phụ cái tốt, cái đẹp của người, nếu cái tốt cái đẹp ấy giúp ta cải tiến, tô điểm thêm cái mà ta đã có từ lâu” (Trần Văn Quế, sđd., tr. 11).

         Nói rõ hơn, nhóm tác giả Lê Thanh Hoàng Dân còn đi tới kết luận: “Qua sự trình bày và so sánh giữa hai nền giáo dục mới và cũ…, hẳn các bạn cũng đồng ý với chúng tôi là bất cứ một nền giáo dục nào cũng lấy ĐỨC làm gốc, TRÍ làm ngọn, cái nào cũng có ưu điểm và khuyết điểm của nó.

         “Chúng ta có thể phối hợp hai nền giáo dục đó lại để tìm ra một nền giáo dục hữu hiệu. Chẳng hạn chúng ta có thể áp dụng lối Đức dục của Khổng Mạnh làm gốc, và xây dựng một cái ngọn Trí dục bằng phương pháp giáo dục mới.

         “Chúng tôi nghĩ rằng đó là một sự phối hợp chặt chẽ dung hòa được cả hai đường lối giáo dục xưa và nay theo đúng lẽ dung hòa của Khổng Tử và lối giáo dục mới, để Tâm và Trí cùng tiến hóa và điều hòa với nhau, và đó chính là mục đích của nền giáo dục thích hợp với nước ta ngày nay vậy” (Lê Thanh Hoàng Dân, sđd, tập I, tr 165-166).    

         Có thể nói, đường lối dung hòa mới, cũ như vừa nêu trên chính là nền tảng tham chiếu để các nhà giáo dục Việt Nam giai đoạn 1954-1975 xây dựng nên triết lý, mục tiêu, chương trình giáo dục như chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu ở những mục tiếp sau.   

    III.2. TRIẾT LÝ GIÁO DỤC

         III.2.1. Triết lý giáo dục “chính thống”
         Để hoạch định hướng đi cho nền giáo dục, các giới hữu trách giáo dục miền Nam đã sớm nhận ra sự cần thiết phải xác định một triết lý cho nó, coi là nền tảng lý thuyết để định ra các mục tiêu giáo dục cùng mọi việc làm khác từ đường lối chính sách đến phương pháp sư phạm, việc triển khai ấn định chương trình giáo dục, và cả với phương thức tổ chức quản trị giáo dục sao cho phù hợp với triết lý đã vạch ra. Điều này có nghĩa, mọi hành vi giáo dục, từ giảng dạy, học tập đến công tác tổ chức quản trị… dù đa dạng đến đâu cũng không vượt ngoài khuôn khổ của hệ thống lý luận căn bản, vì đây thuộc phần tư tưởng hay linh hồn của nền giáo dục, điều mà tất cả các nhà chức trách cầm quyền cũng như giáo chức và phụ huynh đều phải quán xuyến từ trong tâm tưởng.  
    Có hai kỳ Đại hội Giáo dục Quốc gia bàn về cải tổ giáo dục: lần I năm 1958, và lần II từ 10 đến 22.10.1964 (Gọi là Đại hội Giáo dục Toàn quốc), đều tổ chức tại Sài Gòn.Riêng Đại hội kỳ II đã diễn ra trong bầu không khí chính trị vô cùng phức tạp, nhiều chính quyền liên tiếp thay nhau sau cuộc đảo chánh chế độ Ngô Đình Diệm tháng 11.1963.

         Đại hội Giáo dục Quốc gia lần I năm 1958, dưới thời Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Trần Hữu Thế, quy tụ nhiều phụ huynh học sinh, thân hào nhân sĩ, học giả, đại diện quân đội, chính quyền và các tổ chức quần chúng, đại diện ngành văn hóa và giáo dục các cấp từ tiểu học đến đại học, từ phổ thông đến kỹ thuật…, đã chính thức đưa ra ba nguyên tắc “nhân bản”, “dân tộc”, và “khai phóng“.  Ba nguyên tắc này dùng làm nền tảng cho triết lý giáo dục Việt Nam Cộng hòa đã được ghi cụ thể trongtập tài liệu Những nguyên tắc căn bản do Bộ Quốc gia Giáo dục ấn hành năm 1959, và sau đó có lặp lại trong phần đầu quyển Chương trình Trung học do Bộ Quốc gia Giáo dục xuất bản năm 1960, về “Nguyên tắc căn bản của nền giáo dục Việt Nam” (tr. 11). Theo đó:

         – Nền giáo dục Việt Nam phải là một nền giáo dục nhân bản, tôn trọng giá trị thiêng liêng của con người, lấy chính con người làm cứu cánh, và như vậy, nhằm mục đích phát triển toàn diện con người.

         – Nền giáo dục Việt Nam phải là một nền giáo dục dân tộc, tôn trọng giá trị truyền thống, mật thiết liên quan với những cảnh huống sinh hoạt như gia đình, nghề nghiệp,đất nước và đảm bảo hữu hiệu cho sự sinh tồn, phát triển của quốc gia dân tộc.

         – Nền giáo dục Việt Nam phải có tính cách khai phóng, tôn trọng tinh thần khoa học, phát huy tinh thần dân chủ và xã hội, thâu thái tinh hoa các nền văn hóa thế giới.

    Đại hội Giáo dục Quốc gia lần II năm 1964 (gọi là Đại hội Giáo dục Toàn quốc 1964) tiếp tục tái xác nhận ba nguyên tắc định hướng căn bản nhưng sửa lại thành: nhân bản, dân tộc, khoa học, và sau đó được ghi rõ ở Điều 11 Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa năm 1967: “Văn hóa giáo dục phải được đặt vào hàng quốc sách trên căn bản dân tộc, khoa học và nhân bản”.

         Năm 1972, trong tập tài liệu Chính sách Văn hóa Giáo dục (bản đánh máy) do Hội đồng Văn hóa Giáo dục soạn thảo và phổ biến, 3 nguyên tắc nêu trên không được gọi “Nguyên tắc căn bản” mà lại được ghi vào mục II “Tôn chỉ giáo dục” bao gồm nhân bản, dân tộc và khai phóng. Trước đó, trong một bài diễn văn chủ đề “Chính sách Văn hóa Giáo dục” đọc trước cuộc họp báo ngày 27.7.1966, Bác sĩ Nguyễn Lưu Viên (Phó Chủ tịch Đặc trách Văn hóa Xã hội) trong khi đề cập định hướng căn bản của nền giáo dục còn đưa ra một số phương châm định hướng chi tiết hơn: khoa học, dân tộc và đạo đức, đại chúng, nhân bản. Trên thực tế, chỉ khác nhau về cách diễn đạt, vì vậy, khi nhắc đến triết lý giáo dục Việt Nam Cộng hòa, có tác giả còn trộn chung lại thành: nhân bản, dân tộc, khoa học, khai phóng, đại chúng, và những nguyên tắc như vậy nếu có gọi khác đi, như “tính chất”, “phương châm” “định hướng” hay “khẩu hiệu”, thì cũng vẫn phù hợp, không khác gì nhau mấy.   

         Đáng chú ý có bài thuyết trình “Dự án hệ thống giáo dục” do ông Đổng lý Văn phòng Bộ Quốc gia Giáo dục Trần Văn Kiện đọc trong Đại hội Giáo dục Toàn quốc 1964 nêu rõ hơn nội dung, ý nghĩa cho từng nguyên tắc một. Trên thực tế, với nội dung như được giải thích cặn kẽ dưới đây, nguyên tắc “khoa học” được nêu ra trong kỳ Đại hội này cũng bao gồm cả nguyên tắc “khai phóng”. Xin chép lại nguyên văn như sau:

    Nhân bản

    “Tôn trọng giá trị thiêng liêng của con người, một nền giáo dục nhân bản lấy chínhcon người làm cứu cánh.

    Không ai phủ nhận rằng khi con người đã ý thức được trách nhiệm của mình đối với bản thân, gia đình, quốc gia, xã hội, con người là động cơ cốt yếu của mọi tiến bộ xã hội.

    Vì vậy nền giáo dục nhân bản nhấn mạnh vào việc trau giồi đức tính song song với việc tiến triển về kiến thức và khả năng, nhằm phát triển toàn diện con người.

    Ngoài ra, áp dụng nguyên tắc nhân bản trong phạm vi giáo dục lại có ý nghĩa là xã hội cần tạo khung cảnh và điều kiện cho mọi người thanh thiếu nhi tiến hóa về học vấn và khả năng, không loại trừ một tầng lớp nào”.

    Dân tộc

    “Nền giáo dục Việt Nam phải là một nền giáo dục dân tộc, nghĩa là phải tôn trọngvà phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc. Về phương diện văn hóa, tâm lý dân tộc, lịch sử, địa lý nhân văn, dân tộc ta có những sắc thái riêng biệt mà ta cần khảo cứu và khai triển.

    Nền giáo dục dân tộc phải mật thiết liên quan với hoàn cảnh sinh hoạt của đất nước, với chiều hướng luôn luôn đổi mới của lịch sử cùng với những chuyển biến về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội; nó phải thích hợp với thực tại nước nhà.

    Nền giáo dục ta phải thỏa mãn nhu cầu của một quốc gia chậm tiến, đương ở trong tình trạng thiếu chuyên viên để phát triển nền kinh tế, một nền kinh tế nông nghiệp trên bước đường kỹ nghệ hóa.

    Nó phải giải quyết những đòi hỏi gắt gao của một xứ sở đương ở trong tình trạng chiến tranh; công cuộc xây dựng, kiến thiết phải đi song song với việc tái lập an ninh, đem lại nếp sống thanh bình cho đồng bào.

    (…) Việc võ trang cho thanh thiếu niên một tinh thần quốc gia mãnh liệt, một ý chí bền bỉ đấu tranh cho tự do, dân chủ, thiết tưởng rất cần thiết để đảm bảo hữu hiệu cho sự sinh tồn của dân tộc và sự phát triển của quốc gia trong một xã hội công bằng và thịnh vượng”.

    Khoa học

    “Nền giáo dục Việt Nam phải tôn trọng tinh thần khoa học, dựa trên nền tảng khoa học, trên sự tiến bộ của nhân loại. Nó không thể tách rời ra khỏi ảnh hưởng của văn minh thế giới. Vì tính chất chính xác, phổ biến không ranh giới của khoa học mà ta không ngần ngại mở rộng cửa tiếp đón những trào lưu tư tưởng hay của thế giới, những tinh hoa văn hóa của nhân loại, nói tóm lại những chân giá trị có tính cách nhân bản. Đã đành giá trị một nền văn hóa là ở cái dân tộc tính độc đáo của nó, nhưng một nền văn hóa bài ngoại một cách mù quáng sẽ đời đời nép mình trong cái vỏ chật hẹp lạc hậu của nền văn hóa “bế quan tỏa cảng” đó sẽ suy mòn héo hon với thời gian. Nền giáo dục quốc gia với những giá trị truyền thống riêng nhuộm đầy màu sắc quốc tế đã dung hòa trong hoàn cảnh khách quan của xứ sở, chắc chắn sẽ có đủ khả năng, sức mạnh để phát triển. Tinh thần khoa học chính xác đã đem tính chất khai phóng đến cho nền giáo dục ta. Chính nó đã khiến ta thâu thái được óc dân chủ rộng rãi của Tây phương, ý thức được quyền dân tộc tự quyết và quyền tự do của con người. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể áp dụng máy móc đường lối giáo dục của một quốc gia giàu mạnh, tiền tiến vào thực tại chậm tiến của xứ sở ta, vì như vậy là phản khoa học: một giống cây tốt đẹp của miền ôn đới, đem trồng trên mảnh đất khô cạn của vùng nhiệt đới, làm sao có thể lắm hoa, nhiều trái được.

    Tôn trọng giá trị thiêng liêng của con người, phát huy dân tộc tính, thâu thái tinh hoa văn hóa thế giới trong công cuộc xây dựng nền Quốc học, không phản bội tiền nhân mà vẫn thích hợp với thực tại nước nhà, là đặc tính của nền giáo dục Việt Nam” (Trần Văn Kiện, “Dự án hệ thống giáo dục”, Văn hóa nguyệt san, Tập XIV, Quyển 3 & 4, tháng 3 & 4, 1965, tr. 434-435).

    Về hai nguyên tắc “nhân bản” và “dân tộc”, ông Đoàn Nhật Tấn (Giáo sư Trường Sư phạm Quy Nhơn) còn viết riêng một quyển sách để quảng diễn ý nghĩa. Theo đó, ở phần I, về Nhân bản, tác giả cho rằng con người khác con vật ở Nhân cách, nghĩa là ở Ý thức và Tự chủ; còn về Dân tộc thì ông lần lượt trình bày 3 ý chính: Tình thương và dân tộc, Trách nhiệm và dân tộc, Giáo dục và dân tộc. Sang phần II, tác giả trình bày 3 nguyên tắc của phương pháp giáo dục (mới): Tôn trọng nhân cách trẻ, Cho trẻ hoạt động, Đặt trẻ trong môi trường thích hợp. Phần III là “Ứng dụng những vấn đề giáo dục hiện tại” (xem Một nền giáo dục nhân bản, tác giả xuất bản, Sài Gòn, 1966).        

         Riêng về nội dung của nguyên tắc “khai phóng”, có thể trích dẫn rõ hơn theo tập tài liệu Chính sách Văn hóa Giáo dục (1972) nêu trên của Hội đồng Văn Hóa Giáo dục: “Nền giáo dục Việt Nam không ngừng hướng tới sự tiến bộ, tôn trọng tinh thần khoa học rộng rãi, đón nhận những tinh hoa văn hóa thế giới, tích cực đóng góp vào sự thăng tiến nhân loại, sự cảm thông và hòa hợp giữa các dân tộc” (tr. 24).

         Còn về tính chất “đại chúng” thì lý lẽ của nó, theo Bác sĩ Nguyễn Lưu Viên ở tài liệu dẫn trên, “Giáo dục là một khí cụ để nâng cao trí tuệ và luân lý không chỉ nhắm vào phát triển những cá nhân lẻ loi, tự cô lập mình với xã hội và cũng không phải là những đặc quyền về học hỏi hiểu biết dành cho một thiểu số ưu đãi. Nó phải phục vụ cho đại đa số quần chúng nghĩa là nó phải có tánh chất đại chúng”.

         III.2.2. Những đường hướng triết lý giáo dục “phi chính thống” khác

    Trong khuôn khổ của quyền tự do tư tưởng và tự do giáo dục được Hiến pháp công nhận, triết lý giáo dục không phải là đặc quyền của Bộ Quốc gia Giáo dục, nên mỗi cá nhân hoặc tổ chức giáo dục ở miền Nam trước đây đều có quyền nêu lên những suy nghĩ, đề nghị, cũng như được quyền tuyên bố áp dụng đường hướng triết lý giáo dục của riêng mình, chứ không bắt buộc phải nói theo 3 nguyên tắc chính thống “nhân bản, dân tộc và khai phóng” của Bộ Quốc gia Giáo dục.

         Khái niệm triết lý trong cụm từ “triết lý giáo dục” ở đây vốn mang hàm nghĩa khá rộng, đôi khi nó được hiểu đồng nghĩa với một số từ ngữ khác như định hướng (hoặc nguyên tắc định hướng, định hướng căn bản), tôn chỉ, đường lối, chính sách, chủ trương, phương châm, nguyên tắc, sứ mạng…, tùy theo tác giả sử dụng, hoặc tùy theo góc độ phát biểu, để mô tả lý thuyết căn bản về giáo dục của mình.

         – Có một loại triết lý giáo dục được mô tả khá đơn giản, không có gì đồ sộ nhưng được cho là cái cốt tủy mà tất cả mọi hệ thống tổ chức, mọi phương pháp giáo dục đều phải quy vào, và người xưa cũng đã từng áp dụng, được gói ghém trong mấy câu “tiên học lễ, hậu học văn” (trước học luân lý đạo đức, sau học văn chương kỹ xảo), “chỉ ư chí thiện” (dừng lại ở chỗ thiện lành nhất) của Nho giáo, nghĩa là phải tu thân, phải chí thành, và thêm mấy chữ khai ngộ, giải thoát của Phật giáo (xem Hà Văn Kỳ, “Giáo dục trong chiều hướng phát triển quốc gia”, tập san Minh Đức, tlđd., tr. 161-162). 

         – Phức tạp hơn, ông Kim Định, Giáo sư Đại học Văn khoa Sài Gòn đã viết hẳn một giáo trình mang tên Triết lý giáo dục (NXB Ra khơi, Sài Gòn, 1965) trong tủ sách “triết lý nhân sinh” của ông, dành riêng cho vấn đề này, để làm tài liệu giảng dạy cho sinh viên. Sách dày gần 200 trang, gồm 6 chương, trong đó tác giả dẫn chứng uyên bác đủ các triết gia đông tây kim cổ để cố nói lên chủ đề, nhưng thuyết lý khá lan man dài dòng, thành ra khi đọc suốt quyển sách chỉ thấy nói toàn triết với triết, và phải khó khăn lắm người đọc/ học mới nhận ra “triết lý giáo dục” của ông nằm ở chỗ nào. Chỗ đó là ở Chương I (“Trước thềm đại học”), đoạn gần cuối bài. Đại khái tác giả cho rằng cần lấy nhân bản tâm linh làm căn bản cho mọi ngành tri thức. Đại học chính tông phải lấy tri nhơn làm hướng học tập, lấy nhơn trị làm phương châm tác hành. Cần đào tạo sao cho chuyên viên vẫn còn là người, không để cho nhân cách của họ bị trầm diệt dưới những đống tri thức cứng lạnh không còn tính người. Nghĩa là phải đào tạo ra những người-chuyên viên ngành này ngành nọ “có lòng nhân hậu có tình người bao trùm những tri thức chuyên môn, mà lòng vẫn còn rung cảm trước những đau khổ của tha nhân, chí vẫn biết thành khẩn lo lắng cho tiền đồ quê xứ và trong đáy lòng vẫn âm vang tiếng vọng siêu linh”. Vì thế, theo tác giả, vấn đề quan trọng nhất không phải là tu văn, tu lý, tu cơ hay tu gì khác mà phải tu thân. Nếu hiểu đúng theo nghĩa uyên nguyên cao cả thì tu thân chính là tu cái thân tâm, con đường hữu hiệu nhất để đưa đến thiên địa chi tâm, theo cái nguyên lý của sách Đại học (một sách trong bộ Tứ thư của Nho giáo), và vì thế, đối với mọi người đi học để trở thành bác sĩ, kỹ sư, nhà doanh nghiệp, nhà báo…, “ai ai cũng phải lấy việc tu thân làm gốc” (tr. 38-40).

         – Ông Nguyễn Duy Cần, một học giả có uy tín ở miền Nam, cũng viết riêng một sách để bàn đường lối, triết lý giáo dục. Trong cuốn Văn hóa giáo dục miền Nam đi về đâu? (NXB Nam Hà, Sài Gòn, 1970), ở Chương II, phần “Tạm kết luận”, tác giả cho rằng nhà trường ngày nay phải là nơi để người ta học được cái thuật trở thành con-người-độc-đáo-của-mình, đồng thời biết sống chung với đồng loại; là nơi mà mỗi cá nhân đều được quyền sống theo cái sống tự do của mình mà không giẫm lên quyền sống tự do của người khác: nơi dung hòa được một cách điều hòa vấn đề cá nhân và xã hội.  Rồi tác giả đã tóm tắt lại thành 4 nguyên tắc căn bản mà ông cho rằng bất cứ nền giáo dục chân chính nào cũng phải dựa vào: (1) Mỗi đứa trẻ phải được quyền sống theo cái đời sống của một đứa trẻ trong những môi trường thuận tiện cho sự phát triển tự do đời sống tinh thần và vật chất của chúng một cách đầy đủ, tự nhiên và hạnh phúc; (2) Mỗi đứa trẻ  phải có quyền và phương tiện để học hỏi và hiểu biết những gì mà đời sống hằng ngày bắt buộc phải biết; (3) Sự phát triển tự do của xã hội loài người tùy thuộc sự phát triển tự do và toàn diện của mỗi cá nhân trong đó; (4) Hạnh phúc chung của xã hội loài người bắt buộc mỗi cá nhân phải có tinh thần xã hội cộng đồng, ý thức rõ sự liên quan mật thiết giữa con người và con người: một cái lợi riêng tư nào mà có hại cho quyền lợi của những người chung quanh là một cái TỘI, một sự bất lương đối với toàn thể xã hội quốc gia nói riêng và toàn thể xã hội loài người nói chung… (tr. 101-102).

         – Dựa trên nhận thức căn bản từ kinh Dịch của Nho giáo, học thuyết Lão Trang và Phật học, thấy rằng trong vũ trụ, chốn nào và phút giây nào cũng có sự hiện diện của hai yếu tố âm, dương (tức Lưỡng nghi) đắp đổi lẫn nhau, tác giả Nguyễn Hòa Vinh đã “Thử phác họa một nền giáo dục Lưỡng nghi tính” (Tập san Minh Đức, tlđd., tr. 111), theo đó giáo dục Lưỡng nghi tính là nền giáo dục đặt nền tảng vào cái lý tương sinh, tương hóa của càn khôn. “Từ trong nền giáo dục này, chúng ta sẽ nêu lên sự dung hòa trong mọi đối kháng và bổ túc cho những quan niệm thiên lệch như duy vật hoặc duy tâm. Trong nền giáo dục Lưỡng nghi tính sẽ không còn duy gì cả. Đây là một nền giáo dục thể hiện nguyên lý ‘vạn vật đồng nhất thể’, hay ‘một là tất cả’, hoặc ‘phức thể là nhất thể’” (tr. 117). Tác giả còn cho nền giáo dục Lưỡng nghi tính là một nền giáo dục khai phóng, giúp khai mở chân trời mới, không bị ràng buộc bởi một ý thức hệ cứng nhắc nào. Như vậy nền giáo dục Lưỡng nghi tính phải gồm thâu cả cái học tinh thần và vật chất, vừa dạy cho con người tiến triển về khoa học, vừa giúp ý thức được về con người siêu linh nơi chính mình. Nền giáo dục phi ý thức hệ này phá tan mọi sự chấp trước, thành kiến sai lầm, quét sạch mọi phân chia/ phân biệt bỉ ngã, thị phi; nó đề cao sự bình đẳng của con người, sẽ giúp trị liệu tâm thần của nhân loại đang sống trong cơn lốc chiến tranh và trong những cuộc khủng hoảng tinh thần trầm trọng; nó trình bày cho học trò thấy được cái giả tạm, cái vô thường của vạn vật, để thấy rằng sự tranh đoạt nhiều chỉ cốt làm thương hại cho mình; nó giúp cho họ thấy được những vấn đề nhân sinh đang xảy ra trong toàn bộ dòng sinh hóa và tập cho họ biết phán đoán một cách hiệu quả hơn; nó cũng chỉ nhằm phát huy cái đạo làm người, dung hòa mọi đối kháng…, đào tạo cán bộ theo tinh thần Lưỡng nghi tính vốn đã được trình bày nhất quán qua kinh Dịch cũng như qua toàn bộ triết học tam giáo (Nho, Phật, Đạo) theo truyền thống Đông phương… Tuy nhiên, nền giáo dục Lưỡng nghi tính này vẫn không bác bỏ việc trang bị cho học sinh các phương tiện sinh nhai và tri thức kỹ thuật (tlđd., các trang 124, 128, 138, 139, 140, 147, 148).

         – Dưới chế độ tự trị đại học, trừ Viện Đại học Huế (công lập) đơn giản chấp nhận 3 nguyên tắc định hướng chính thống (dân tộc, khoa học, nhân bản), còn thì tại vài viện đại học khác, đặc biệt đại học tư do đoàn thể tôn giáo xây dựng, mỗi nhà trường đều có thể xác lập đường hướng triết lý giáo dục cho riêng mình, coi đó như căn bản tư tưởng cần thể hiện thấm nhuần xuyên suốt trong mọi hoạt động giảng huấn của giáo sư và học tập của sinh viên.

         Viện Đại học Vạn Hạnh đề ra 3 đường hướng giáo dục căn bản nhằm: (1) Giáo dục toàn diện: phát triển con người toàn diện về cả 5 mặt: thể chất, tình cảm, tâm tư, trí thức, trí tuệ; (2) Giáo dục dân tộc: giúp sinh viên thấu hiểu cái hay, cái đẹp của văn hóa dân tộc để hãnh diện được làm người Việt Nam, và biết đoàn kết để xây dựng quốc gia Việt Nam; (3) Giáo dục nhân tính: giúp đào tạo những người Việt Nam biết gìn giữ và xây dựng tình nhân loại để đừng làm suy giảm giá trị con người bất cứ ở đâu (xem Chỉ nam giáo dục cao đẳng Việt Nam, sđd., tr. 463).
         Triết lý giáo dục của Viện Đại học Vạn Hạnh còn phản chiếu lý tưởng đường hướng của đạo Phật;  nhấn mạnh và nói lên giá trị tâm linh của con người, từ đó xây dựng một nền giáo dục đại học trong tinh thần “Chân lý, Tự do và Nhân tính” (xem Thích Minh Châu, “Chiến tranh là tàn phá, Đại học là xây dựng”, Đức Phật nhà đại giáo dục, NXB Tôn giáo, 2005, tr. 236-239).

         Triết lý giáo dục tổng quát của Viện Đại học Minh Đức được tóm gọn trong câu sách Đại học (một sách trong bộ Tứ thư): “Đại học chi đạo tại minh minh đức, tại thân dân, tại chỉ ư chí thiện”, mà Linh mục Viện trưởng Bạch Văn Lộc đã dịch thoát: Để làm sáng cái đức sáng trong chính mình, tức là làm tỏ rạng lẽ phải tự nhiên mà mỗi người chúng ta đều có bẩm thụ, để cải tiến kiện cường đời sống tinh thần cho đến khi đạt tới chí thiện mới thôi” (“Lời mở đầu”, tập san Minh Đức, tlđd.).   

         Từ đó, tôn chỉ của Viện Đại học Minh Đức là Dân tộc, Hiện đại hóa và Thực dụng, với đường lối giáo dục là Hội nhập, Thực tế và Khai phóng (xem Chỉ nam giáo dục cao đẳng Việt Nam, sđd., tr. 502).       
    III.3. MẤY NGUYÊN TẮC CĂN BẢN, ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ƯU TIÊN
         Trước khi vạch ra những mục tiêu cụ thể của nền giáo dục, tập tài liệu Chính sách Văn hóa Giáo dục (1972) còn nêu lên những Nguyên tắc căn bản của nền giáo dục, Định hướng giáo dục và Những vấn đề cần ưu tiên. Như trên đã nói, cụm từ “nguyên tắc căn bản” ở đây được sử dụng theo ý nghĩa khác hơn so với ý nghĩa tương đương “triết lý giáo dục” đã nêu trong Đại hội Giáo dục Quốc gia lần I (1958):
    III.3.1. Nguyên tắc căn bản

    Gồm 5 nguyên tắc (trích nguyên văn):

    (1) Mọi công dân có quyền và có bổn phận học hỏi để phát triển khả năng, hoàn thành nhân cách và phụng sự quốc gia nhân loại.

    Nền giáo dục cơ bản có tính cách cưỡng bách và miễn phí phải được thực hiện để bảo đảm quyền được giáo dục tối thiểu của mọi công dân.

         Nền giáo dục cơ bản trong hiện tại gồm cấp I giáo dục Phổ thông và trong vòng 10 năm tới phải bao gồm ít nhất là cấp II giáo dục Phổ thông. Quốc gia phải áp dụng mọi biện pháp hữu hiệu để chấm dứt thiếu nhi thất học và nạn tráng niên mù chữ.

         (2) Mọi công dân có quyền tự do chọn ngành học, chương trình học và trường học thích hợp cho chính mình hay cho con em mình tùy theo khả năng và chí hướng của mình.

         (3) Quốc gia phải tạo cơ hội đồng đều để cho công dân có thể theo đuổi sự học phù hợp với khả năng và chí hướng. Quốc gia phải khuyến khích, nâng đỡ thích đáng tất cả những ai có khả năng mà thiếu phương tiện học hỏi.

         (4) Quốc gia phải dành một ngân sách thích đáng cho công cuộc phát triển giáo dục, tối thiểu là 10% tổng số ngân sách quốc gia, trong thời kỳ chiến tranh hiện nay.

         (5) Nền Đại học phải được tự trị để công việc giảng dạy, khảo cứu, sáng tác và phát minh có thể tiến hành và phát triển thuận lợi. Tuy nhiên nền tự trị phải được quan niệm và thực hiện trong sự tôn trọng luật pháp quốc gia. 

         III.3.2. Định hướng giáo dục

    Nền giáo dục Việt Nam nhằm hướng tới những lý tưởng sau đây (trích nguyên văn):

    (1) Giúp mỗi người để đạt tới sự phát triển thích nghi, quân bình và toàn diện cá nhân, hoàn thành được nhân cách, sống hạnh phúc và xứng với nhân phẩm.

         (2) Xây dựng một xã hội Việt Nam thực sự tự do, dân chủ, công bằng, tiến bộ, một quốc gia Việt Nam độc lập, thống nhất và hòa bình.

         (3) Bảo vệ và phát huy nền văn hóa dân tộc.

         (4) Xây dựng một nền kinh tế nhân bản khả dĩ bảo đảm sự no ấm cho mọi công dân, sự cường thịnh cho đất nước.

         (5) Phát triển mạnh mẽ tinh thần và sự nghiên cứu khoa học, tận dụng các phương pháp và kiến thức khoa học kỹ thuật.

         (6) Góp phần kiến tạo một thế giới huynh đệ, hòa bình thịnh vượng và tiến bộ.

         III.3.3. Những vấn đề ưu tiên

    (1) Đức dục và Công dân giáo dục: “Trước tình trạng luân lý suy đồi và xã hội băng hoại như hiện tại, Đức dục và Công dân giáo dục phải được chú trọng trước tiên trong mọi cấp mọi ngành, đặc biệt trong tất cả các lớp Tiểu học và Trung học” (tr. 28).

         (2) Thể dục.

    (3) Phát triển kinh tế: “… Giáo dục phải chú trọng một cách đặc biệt đến sự đào tạo chuyên viên lành nghề ngay ở cấp Trung học để có thể nuôi sống bản thân, giúp đỡ gia đình và cộng tác hữu hiệu vào sự xây dựng kinh tế quốc gia” (tr. 29).

         (4) Cải tạo xã hội: “Giáo dục phải rèn luyện và nuôi dưỡng những tâm hồn còn son trẻ với một quan niệm xã hội tiến bộ để họ có dịp hòa mình vào cuộc sống xã hội, quen dần với ý thức trách nhiệm và chấp nhận sự dấn thân” (tr. 30). 

         III.4. MỤC TIÊU GIÁO DỤC

         III.4.1. Mục tiêu giáo dục theo Đại hội Giáo dục Quốc gia lần I (1958)

    Từ những nguyên tắc căn bản “nhân bản, dân tộc, khai phóng” trong Đại hội Giáo dục Quốc gia lần I (1958) như đã nêu trên, chính quyền Việt Nam thời Đệ nhất Cộng hòađã đề ra những mục tiêu chính cho nền giáo dục của mình. Những mục tiêu được đề rasau đây là để trả lời cho câu hỏi: Sau khi nhận được sự giáo dục, những người đi học sẽ trở nên người như thế nào đối với cá nhân mình, đối với gia đình, quốc gia, xã hội, và nhân loại?

         – Phát triển toàn diện mỗi cá nhân. Trong tinh thần tôn trọng nhân cách và giá trị của cá nhân học sinh, giáo dục hướng vào việc phát triển toàn diện mỗi cá nhân theo bản tính tự nhiên của mỗi người và theo những quy luật phát triển tự nhiên cả về thể chất lẫn tâm lý. Nhân cách và khả năng riêng của học sinh được lưu ý đúng mức. Cung cấp cho học sinh đầy đủ thông tin và dữ kiện để học sinh phán đoán, lựa chọn; không che giấu thông tin hay chỉ cung cấp những thông tin chọn lọc thiếu trung thực theo một chủ trương, hướng đi định sẵn nào.

         – Phát triển tinh thần quốc gia ở mỗi học sinh. Điều này thực hiện bằng cách: giúp học sinh hiểu biết hoàn cảnh xã hội, môi trường sống, và lối sống của người dân; giúp học sinh hiểu biết lịch sử nước nhà, yêu thương xứ sở mình, ca ngợi tinh thần đoàn kết, tranh đấu của người dân trong việc chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc; giúp học sinh học tiếng Việt và sử dụng tiếng Việt một cách có hiệu quả; giúp học sinh nhận biết nét đẹp của quê hương xứ sở, những tài nguyên phong phú của quốc gia, những phẩm hạnh truyền thống của dân tộc; giúp học sinh bảo tồn những truyền thống tốt đẹp, những phong tục giá trị của quốc gia; giúp học sinh có tinh thần tự tin, tự lực, và tự lập.

         – Phát triển tinh thần dân chủ và tinh thần khoa học. Điều này thực hiện bằng cách: giúp học sinh tổ chức những nhóm làm việc độc lập qua đó phát triển tinh thần cộng đồng và ý thức tập thể; giúp học sinh phát triển óc phán đoán với tinh thần trách nhiệm và kỷ luật; giúp phát triển tính tò mò và tinh thần khoa học; giúp học sinh có khả năng tiếp nhận những giá trị văn hóa của nhân loại (theo “Giáo dục Việt Nam Cộng hòa”, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia).

         III.4.2. Mục tiêu giáo dục theo Đại hội Giáo dục Quốc gia lần II (1964)

    Theo những nguyên tắc định hướng đã nêu trong Đại hội kỳ II, có hai mục tiêu tổng quát có tính cách trường cửu cho nền giáo dục quốc gia (trích nguyên văn):

         (1) Tạo khung cảnh và điều kiện thuận tiện cho mọi người công dân phát triển theo khả năng và chí hướng.

    (2) Đào tạo cán bộ mọi cấp cần thiết cho mọi ngành sinh hoạt quốc gia.

    “Trong giai đoạn hiện tại, vì tình trạng chậm tiến và thiếu chuyên viên về kỹ thuật, một mục tiêu cấp thời là phải đào tạo đầy đủ cán bộ cho công cuộc phát triển của xứ sở. Vì vậy một trọng tâm của nền giáo dục hiện nay là tăng cường nền học chuyên nghiệp và kỹ thuật cả về hai phương diện phẩm và lượng.

    Đồng thời, cần phải chú trọng tới nguyên tắc: việc Huấn luyện phải thích ứng với nhu cầu quốc gia để việc đầu tư về giáo dục khỏi phí phạm và mang lại kết quả tối đa” (Trần Văn Kiện, tlđd., tr. 436).

    III.4.3. Mục tiêu giáo dục theo tài liệu Chính sách giáo dục (1972) của Hội đồng Văn hóa Giáo dục soạn thảo

    Sau khi vạch rõ những tôn chỉ căn bản (tức chỗ khác gọi “nguyên tắc căn bản” hay “triết lý giáo dục”) và định hướng chính yếu, mục IV của tập tài liệu Chính sách giáo dục (1972) đã nêu lên 15 “mục tiêu chung” phải đạt cho bằng được như sau (trích nguyên văn):

         (1) Phát triển lòng ái mộ chân lý, ý chí liên tục học hỏi tra cứu, khả năng nhận thức, lãnh hội và diễn đạt hữu hiệu, tinh thần phê bình khách quan, khả năng đưa ra sáng kiến giải quyết các vấn đề.

    (2) Hướng dẫn và huấn luyện để mỗi cá nhân có được một căn bản đạo đức vững vàng, một ý thức sáng suốt về bậc thang giá trị, một ý chí cương quyết để hành động theo lương tâm, biết nỗ lực để hoàn thành nhân cách, luôn luôn biết tôn quý nhân phẩm nơi mình cũng như nơi người khác.  

    (3) Giúp cá nhân biết và khai triển đúng mức các khả năng và sở thích của mình, có được một trình độ văn hóa tổng quát tối thiểu, thủ đắc những kiến thức và kỹ năng thực dụng để có thể thích ứng với mọi hoàn cảnh của đời sống.       

    (4) Giúp cá nhân có thể am tường một nghề nghiệp thích hợp, khả dĩ bảo đảm đời sống của mình và gia đình, phục vụ hữu hiệu quốc gia xã hội, nhất là giúp cho cá nhân một khi đã chọn nghề biết yêu mến công việc và tận tâm trong chức nghiệp.        

    (5) Phát triển khiếu thẩm mỹ, hướng dẫn các năng khiếu nghệ thuật, nhất là giúp cá nhân biết thưởng thức và ứng dụng nghệ thuật vào đời sống hằng ngày.

         (6) Giúp cá nhân biết tăng cường và bảo vệ sức khỏe thể chất, sự lành mạnh tinh thần của mình cũng như của kẻ khác.

         (7) Giúp cá nhân biết tôn trọng và bảo vệ các giá trị và lý tưởng của đời sống gia đình, chu toàn bổn phận đối với mọi người trong gia đình.

         (8) Giúp cá nhân biết hành sự và bảo vệ các quyền lợi chính đáng cũng như biết chu toàn các bổn phận công dân của mình, biết sống như một phần tử lương hảo và hữu ích của khóm, phường, xã, quận, tỉnh và quốc gia.

         (9) Giúp cá nhân nhận thức rõ rệt các cơ cấu, lề lối sinh hoạt, các ưu điểm cũng như khuyết điểm, các điều kiện thiết yếu của chế độ dân chủ, và có những thái độ thích đáng để có thể cải tiến liên tục và bảo vệ chế độ nói trên; nhất là phát triển tinh thần trách nhiệm, tinh thần trọng luật và tự giác, lòng kiên nhẫn và bao dung, tài lãnh đạo chỉ huy và khả năng phục tùng.

         (10) Tập cho cá nhân biết giao dịch lịch sự hòa ái với mọi người, biết tôn trọng kẻ khác, biết hợp tác chân thành và hữu hiệu trong công việc cũng như lúc vui chơi, có tinh thần đồng đội và tập thể.

         (11) Hun đúc tình yêu quốc gia dân tộc, củng cố ý thức đoàn kết và thống nhất, tôi luyện ý chí bảo vệ chủ quyền quốc gia, cải tiến xã hội.

         (12) Giúp cá nhân nhận thức và biết hãnh diện về lịch sử oai hùng và những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, biết quý trọng và bảo vệ thuần phong mỹ tục và các đức tính đặc sắc của người Việt Nam, biết góp phần làm cho nền văn hóa nước nhà ngày càng thêm phong phú và tinh tiến.

         (13) Giúp cá nhân có được những kiến thức và thái độ thuận lợi cho công cuộc phát triển và lành mạnh hóa sinh hoạt kinh tế quốc gia; tôn trọng luật lệ, công bằng xã hội và quyền lợi chung…

         (14) Trang bị cho cá nhân những kiến thức khoa học tối thiểu về thế giới vật chất và kỹ thuật; nhất là phát triển nơi cá nhân tinh thần khoa học, khuyến khích cá nhân áp dụng tối đa phương pháp khoa học, khi có thể được, trong các hoạt động của đời sống hàng ngày, thúc đẩy sự nghiên cứu khoa học.

         (15) Giúp cá nhân hiểu biết hơn về cộng đồng thế giới, về ý nghĩa của những biến chuyển quốc tế, gia tăng sự hiểu biết nền văn hóa chung của nhân loại cùng với những điểm dị biệt giữa các dân tộc, nhất là khuyến khích sự cảm thông tình hữu nghị và sự hợp tác huynh đệ quốc tế trên cương vị từng cá nhân cũng như trên cương vị của các quốc gia.

    III.5. NHỮNG KHUYẾT ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA GIÁO DỤC MIỀN NAM 1954-1975

    (a) Theo tài liệu của Đại hội Giáo dục Toàn quốc 1964

    ▪ Trong bài diễn văn khai mạc đọc trước Đại hội Giáo dục Toàn quốc ngày 10.10. 1964, GS Nguyễn Đình Hòa, Đại diện Ủy ban Vận động Đại hội Giáo dục Toàn quốc 1964 đã mạnh dạn nêu ra thực trạng của nền giáo dục lúc bấy giờ: “Chúng ta phải can đảm mà nhận chân một thực tại: đó là hiện trạng lâm nguy của nền giáo dục nước nhà… Đó là những khuyết điểm và nhược điểm của nền giáo dục của chúng ta trong hiện tại: tách xa thực tế, nặng tính chất từ chương, chịu ảnh hưởng sâu đậm của một chương trình học chính cũ kỹ của Pháp… Chúng ta chưa hề thực hiện được một cải cách sâu rộng nào trong lãnh vực giáo dục tự thời tự chủ cho đến hôm nay… ngoại trừ một vài sửa đổi nhỏ về chương trình ở các bậc học hoặc do sáng kiến cá nhân, hoặc nhằm nhượng bộ ảnh hưởng của một chế độ chính trị.

    “Hậu quả là tình trạng bế tắc, không lối thoát, học sinh thoái bộ, mất tin tưởng, sinh viên ngỡ ngàng trước ngưỡng cửa Đại học. Nạn trí thức thất nghiệp đầy rẫy trong khi nước nhà vẫn thiếu chuyên viên ở nhiều lãnh vực” (Văn hóa nguyệt san, tlđd., tr. 414).  

    ▪ Trong bài thuyết trình “Những khuyết điểm của nền giáo dục hiện đại” đọc trước Đại hội Giáo dục Toàn quốc 1964, ông Nguyễn Chung Tú (GS Đại học Khoa học Sài Gòn) cũng mạnh dạn nêu rõ: “Nền giáo dục hiện nay của chúng ta có tính cách vay mượn, chịu ảnh hưởng ngoại lai, hay nói cho đúng hơn là một di sản của một nền giáo dục thực dân phong kiến: thiếu tính cách độc lập, thiếu tinh thần dân tộc, thiếu sự sáng tạo, không thiết thực với hoàn cảnh xã hội, không dựa trên nhu cầu của đất nước. Mà vì vậy cho nên thiếu hẳn một chính sách rõ rệt, dựa trên những căn bản vững chắc, không thấy có một kế hoạch lâu dài, có cải tổ cũng chỉ là đôi chi tiết.

    “Cũng vì vậy mà chương trình không thống nhất, thay đổi tùy theo chánh phủ, bị cắt xén vì biến chuyển thời cuộc, trình độ mỗi ngày mỗi kém.

    “Một khuyết điểm nữa của chương trình… là chương trình nặng về lý thuyết có tính cách từ chương, nhồi sọ, nặng về thi cử, cố học để đậu, đậu để kiếm cơm; xa thực tế, thiếu địa phương tính, không chú trọng tới cơ cấu địa lý, tới sắc thái địa phương, không sử dụng thiên nhiên địa phương, khoa học quan sát tại chỗ, không thực dụng, không hướng nghiệp, học sinh ít có giờ thực tập, trường kỹ thuật quá ít so với các trường phổ thông. Đã thế chương trình lại nặng và dài, một chương trình quá bao quát, nhưng chỉ trọng trí dục thôi mà nhẹ phần đức dục và thể dục.

    “Đến khi thực hiện thì thiếu phương tiện tổ chức và điều hành:

    – “Trường ốc thiếu nên lớp quá đông, số giờ học bị hạn chế, thời khắc biểu không hợp lý, rất ảnh hưởng đến sức khỏe học sinh mà kết quả lại kém.

    – “Giáo chức không đủ nên có giáo sư dạy quá nhiều giờ một tuần; thiếu giáo sư chuyên môn, nhất là về những môn vẽ, nhạc, thủ công, gia chánh, nên việc sử dụng giáo chức nhiều khi không hợp lý; thiếu đoàn thanh tra nên việc huấn luyện, tu nghiệp giáo chức không được chu đáo; một số giáo chức kém tác phong và thiếu thiện chí.

    – “Phòng thí nghiệm khoa học quá ít và sơ sài, dụng cụ thính thị dạy sinh ngữ thiếu thốn, sách giáo khoa không thống nhất…

    – “Thi cử choán mất nhiều thì giờ của học sinh và giáo chức. Học sinh lo thi rớt, nếu đậu lo thất nghiệp, lên Đại học vấp vào chuyển ngữ (ý nói lúc bấy giờ một số môn khoa học ở bậc Đại học vẫn có nơi còn dạy bằng tiếng nước ngoài, chủ yếu tiếng Pháp – TVC). Giáo chức gần như không có nghỉ hè, hết khóa thi I đến khóa thi II (ý nói thi Tú tài I và Tú tài II-TVC)…

    – “Không cởi mở công tác giáo dục cho giới tư thục, giới phụ huynh học sinh và nhân sĩ tham gia thực sự, không tạo được bầu không khí thân mật ở học đường như ở gia đình; học đường và gia đình thiếu liên lạc chặt chẽ, đa số phụ huynh thờ ơ với vấn đề giáo dục gia đình, phó thác cả cho học đường, thường có mâu thuẫn và hiểu lầm giữa phụ huynh và giáo chức” (Văn hóa nguyệt san, tlđd., tr. 428-429).

    ▪ Trong bài thuyết trình “Dự án hệ thống giáo dục” của ông Trần Văn Kiện (đã dẫn trên), tác giả lại nêu ra:

    – Nền giáo dục của chúng ta hiện thời thiếu tính cách thuần nhất trong cơ cấu tổ chức và trong sự phân phối chương trình giữa ba cấp học, thiếu sự phối hợp để chương trình học được liên tục, và giúp người thanh niên tiến điều hòa từ bậc nọ sang bậc kia.

    – Không sát với thực trạng và nhu cầu địa phương. Tuy có những cải cách lẻ tẻ, nhưng… vẫn chưa thoát ly những cơ cấu tổ chức và chương trình học của thời Pháp thuộc để lại. Do đó, người thanh thiếu nhi trong học đường thường bị tách rời ra khỏi hoàn cảnh sinh hoạt trong địa phương mình, xứ sở mình. Học và hành thiếu phối hợp, thành ra những kiến thức thâu thập trong học đường không giúp ích được cho công cuộc sinh hoạt trong đời sống…

    – Thiếu quan niệm và tổ chức hướng họchướng nghiệp…. Không chú trọng khai thác năng khiếu của đứa trẻ… Không đủ chú trọng tới việc huấn luyện chuyên nghiệp. Tâm lý trọng văn khinh nghề đã có từ lâu trong dĩ vãng, và là một nguyên nhân sâu xa cho tình trạng chậm tiến và thiếu mở mang trong công cuộc phát triển kinh tế của xứ sở. Ngay tại các trường chuyên môn và kỹ thuật hiện hữu, chương trình học cũng nặng phần lý thuyết, kém phần thực tập….     

    – Nền giáo dục của ta tuy phát triển rất mau về số lượng, nhưng đã thiếu một chính sách hướng dẫn và một kế hoạch tổ chức để thích ứng với nhu cầu quốc gia và khai triển khả năng của thế hệ thanh niên đến cực độ…” (Văn hóa nguyệt san, tlđd., tr. 432-433).

    (b) Theo ý kiến nhận định của một số nhà giáo dục và nhân sĩ trí thức tiêu biểu miền Nam

         Năm 1969, ông Nguyễn Quỳnh Giao, giáo viên Trường Trung học tư thục Nguyễn Bá Tòng ở Sài Gòn, đã tự động làm một cuộc phỏng vấn về vấn đề CẢI TỔ TOÀN DIỆN NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM, bằng cách gởi một bức thư tâm huyết gồm 5 câu hỏi đến 11 nhà giáo dục tiêu biểu của miền Nam, yêu cầu họ cho biết ý kiến. Những người được thư phỏng vấn gồm có: Linh mục Cao Văn Luận (Giáo sư môn Triết, sáng lập và điều khiển Viện Đại học Huế), Thượng tọa Thích Minh Châu (Viện trưởng Viện Đại học Vạn Hạnh), Thượng tọa Thích Đức Nghiệp (Hiệu trưởng Trung học tư thục Vạn Hạnh), Giáo sư Trần Văn Quế (Giáo sư Trường Quốc gia Sư phạm Sài Gòn), Giáo sư Trần Văn Từ (Hiệu trưởng Trung học tư thục Phan Sào Nam, Sài Gòn), Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy (Giáo sư Học viện Quốc gia Hành chính, Đại học Luật khoa Cần Thơ và Huế, Đại học Sư phạm Cần Thơ và Sài Gòn), Bác sĩ Trần Ngọc Ninh (Giáo sư Y khoa Đại học Sài Gòn, nguyên Tổng ủy viên Văn hóa Xã hội kiêm Ủy viên Giáo dục 7.1965 đến 7.1966), Bác sĩ Hoàng Văn Đức (Cựu Giám đốc Trường Đại học Quân y), Giáo sư Nguyễn Văn Phú (Hiệu trưởng Trung học tư thục Trần Hưng Đạo, Sài Gòn), Giáo sư Vũ Quốc Thông (Giáo sư Đại học Luật khoa Sài Gòn và nhiều nơi khác), Võ sư Lê Sáng (Tổng thư ký Quyền thuật Việt Nam, Chưởng môn Việt võ đạo…).

         Sau đó, tác giả lại cho tập hợp các bài trả lời phỏng vấn để in thành sách với nhan đề Cải tổ giáo dục do NXB Thăng tiến ấn hành tháng 3. 1970.

         Liên quan đến câu hỏi về thực trạng và khuyết điểm của nền giáo dục miền Nam 1954-1975, chúng tôi xin tóm tắt ý kiến phi quan phương của từng nhân vật đã trả lời cuộc phỏng vấn nêu trên, bằng cách trích dẫn nguyên văn từng đoạn liên quan vấn đề đang xét, trong tập sách, qua đây cũng thấy được thiện chí cùng mối ưu tư trăn trở sâu sắc của giới hoạt động văn hóa-giáo dục miền Nam trước 1975 đối với vấn đề tất cả họ đều cho là hết sức hệ trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tiền đồ và tương lai lâu dài của dân tộc:

         ▪ Chương trình Trung học cũng như ở Đại học là hoàn toàn do Pháp đặt ra… Kịp đến năm 1945, Chính phủ Trần Trọng Kim ra đời, ông Hoàng Xuân Hãn chỉ có công là dịch ra, chuyển ra từ tiếng Pháp sang tiếng Việt thế thôi, có thêm bớt gì đâu. Cho đến nay đã trên 20 năm vẫn chưa có cuộc cải tổ sâu rộng như nhiều người mong muốn, đủ hiểu là “chậm tiến” quá… (Cao Văn Luận, tr. 17-18).

         ▪ Nền giáo dục và chính sách giáo dục hiện tại đã quá lỗi thời… Chỉ là hậu thân của chương trình giáo dục Pháp suốt gần một thế kỷ mà họ cai trị… Đó là một thứ bã mía mà người ta bỏ lại, mình đâm đầu ra hít lấy tưởng là ngon, là bổ nhưng rút cuộc toàn là cặn bã cả (Thích Đức Nghiệp, tr. 45).

         ▪ Muốn đánh giá giá trị một nền giáo dục thì phải xét hiệu suất và hiệu dụng của nó, tức là xét xem tổ chức, giảng dạy và học tập cho kết quả được bao nhiêu và những người đã hấp thụ nền giáo dục ấy làm được những gì và sống như thế nào. Chiếu theo tiêu chuẩn ấy thì hiệu suất giáo dục ở nước ta hiện nay cũng hơi kém và hiệu dụng thì kém hơn nữa (Trần Văn Từ, tr. 69).

         ▪ Từ khi thâu hồi độc lập, Việt Nam Cộng hòa chưa nêu ra được một chánh sách giáo dục thích ứng, xứng đáng với một quốc gia tân tiến. Dưới khẩu hiệu Dân tộc, Nhân bản, Khai phóng, người ta đã thật sự xây dựng một nền giáo dục có tính cách vá víu từ chương xa rời thực tại, không đáp ứng nhu cầu của dân tộc. Thậm chí đến việc điển chế danh từ để dùng Việt ngữ làm chuyển ngữ trong việc giảng huấn (ở một số môn khoa học tự nhiên thuộc cấp Đại học… TVC) cũng không giải quyết xong…. Lại còn sách giáo khoa nữa. Thực là hỗn loạn: lượng thì khá đấy nhưng còn về phẩm?… Ta thấy học đường từ bao năm nay hoàn toàn biệt lập với cuộc đời, không khác một ốc đảo trơ trọi, nằm lạc lõng giữa xã hội… Các cô Tú, cậu Tú (tú tài) bây giờ, khi viết tiếng mẹ đẻ (ngoại trừ một số ít) còn thì “văn bất thành cú”. Lỗi ấy không phải tại họ mà do ở chương trình Việt văn hiện tại… Vả lại, chương trình Việt văn ở bậc Trung học Đệ nhất cấp quá nặng về Cổ văn…, cho nên các em mới lúng túng trong khi chọn tiếng, đặt câu. Tôi nghĩ rằng từ Đệ thất (lớp 6 bây giờ – TVC) đến Đệ nhất (lớp 12 bây giờ – TVC) nên cho học toàn Kim văn…, còn Cổ văn hãy dành cho sinh viên ở Đại học Văn khoa… Nước ta, hiện giờ cũng chớm có khủng hoảng ở hai ngành: Dược và Luật. Mỗi đường phố chỉ cách nhau năm, mười nhà lại có một tiệm thuốc tây. Bên Luật, số sinh viên tốt nghiệp cũng khá nhiều. Cứ cái đà này, trong vòng năm, mười năm nữa sẽ có nhan nhản những vị cử nhân luật khoa. Làm sao mà giải quyết công ăn, việc làm cho họ được… (Nguyễn Ngọc Huy, tr. 76-81). 

         ▪ Hai mươi năm vừa qua đã làm cho thấy: nền giáo dục đã thất bại trong việc phát huy văn hóa dân tộc, đã thiếu sót trong sự chuẩn bị cho thế hệ mới để đương đầu với thời cuộc, đã không tạo ra được một lớp người lãnh đạo có đủ tài, đức để hướng dẫn quốc gia, đã không ảnh hưởng thực sự vào đời sống kinh tế.

         Cũng từ hai mươi năm qua, miền Nam vẫn còn vật lộn với hệ thống giáo dục độc đạo của người Pháp để lại, với chương trình nặng nề và thuần túy của thời tiền chiến cùng tinh thần khoa cử để lại từ ngàn xưa.

         Trong khoảng đất của giáo dục, tình hình thực là đen tối: kỷ luật học đường gần như không còn nữa. Cả một thế hệ nghi vấn về vai trò hướng dẫn của đàn anh. Học trò quyết định, thầy giáo cúi đầu. Nghề dạy học đang xuống dốc để trở thành một nghề buôn, trong đó có cả những gian thương giáo dục như mọi nghề buôn bán khác. Đến nay lòng tin đã mất hẳn.

         Nền giáo dục của chúng ta hiện nay không có tính cách dân chủ và cũng không sửa soạn dân chủ… Nói riêng về vấn đề đem dân chủ vào giáo dục và dùng giáo dục để xây dựng dân chủ, chúng ta phải thay đổi cả những quan niệm cũ về đứa trẻ, bỏ những phương pháp giáo dục dựa vào uy quyền và độc đoán trong việc đào luyện đức tính, đồng thời mở mang trí thức và luôn luôn để một cái cửa ngỏ nhìn về tương lai (Trần Ngọc Ninh, tr. 91-95).

         ▪ Nếu nhìn vào những tác phong và trình độ học vấn chung của các thiếu nhi và thanh niên nam, nữ hiện tại, nhất là ở các đô thị thì ta bắt buộc phải kết luận rằng trong những năm gần đây nền giáo dục của chúng ta không có một giá trị nào. Cảm tưởng chung là một sự vô giáo dục, vô chính sách hoàn toàn…

         Còn những khuyết điểm nhỏ thì xin miễn bàn. Như việc chỉ chăm lo đưa ra những chương trình mà không lo đào tạo những chuyên viên giáo dục có nhiệm vụ thực hiện chương trình đó. Như việc thay đổi nhất loạt các giáo chức theo cảm tình hay quyền lợi, phe phái. Như việc không lo cho các giáo chức một quy chế bảo đảm cuộc sống của họ trước sự thăng trầm của những tùy hứng chính trị…. Như việc không đem áp dụng những bài học công dân trong khi ai cũng nói rằng cuộc chiến tranh này là một cuộc chiến tranh chính trị, chiến tranh toàn diện, chiến tranh ý thức hệ… Như việc thiếu sót một chương trình huấn luyện những người lớn thất học về mọi mặt. Như việc giáo dục công dân cho công chúng ngoài học đường, ngay trong các sinh hoạt thường ngày của họ. Như việc [không có] giáo dục một đời sống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe chung của nòi giống và dân tộc…

         Khuyết điểm lớn là không có một tiêu chuẩn văn hóa rõ ràng cho nên không thể có một chính sách giáo dục hữu hiệu… (Hoàng Văn Đức, tr. 102 và 110-111).

         ▪ Nền giáo dục Việt Nam hiện nay đang đứng bên lề lịch sử. Nó sẽ là một thành phần “cô đơn” và nói mạnh hơn: nó sẽ phá sản. Nó sẽ huấn luyện được những thế hệ thanh niên có thể có kiến thức chuyên môn nhưng không có căn bản tư tưởng, điều kiện cần thiết để phục vụ đứng đắn… (Nguyễn Văn Phú, tr. 121).

         ▪ Có chính sách hay, vạch rõ được mục tiêu chính xác nhưng tiếc rằng lại không thực hiện được chính sách đó. Do đó nền giáo dục của ta vẫn ở trong tình trạng hết sức bi đát, không đáp ứng được nhu cầu đối kháng (ý nói với CS – TVC) và phát triển của dân tộc. Thảm trạng đó của nền giáo dục có thể tóm tắt như sau: (a) Thiếu thuần nhất trong cơ cấu tổ chức, trong sự phân phối chương trình; (b) Không sát với thực trạng và nhu cầu địa phương; (c) Không chú trọng đến việc khai thác năng khiếu; (d) Không chú trọng đầy đủ tới việc huấn luyện chuyên viên. Dung dưỡng tâm lý trọng văn, khinh nghề (Vũ Quốc Thông, tr. 138).

         Hiện trạng giáo dục của chúng ta đã hoàn toàn “yếu” về hai mặt Đức dục và Thể dục, và gần như chỉ chú trọng tới phương diện Trí dục. Chính sách giáo dục yếu kém đã làm sống lại lối học cử nghiệp của các sĩ tử thời phong kiến với những mục đích học hỏi thật đơn giản: để thi đỗ, làm quan (giúp nước) vinh thân phì gia v.v… Đó là chúng ta chưa nhắc đến tình trạng gửi sinh viên đi du học ngoại quốc đã sai lầm từ những tiêu chuẩn tuyển chọn đến việc phân phối ngành học, khiến chúng ta phải chịu nhiều tai tiếng.

         Tới vấn đề trường ốc và giáo chức, hiện trạng giáo dục của ta cũng bị nhiều thiệt thòi lớn do chiến tranh mang lại… (Lê Sáng, tr. 150).

         Trong bài thuyết trình “Xây dựng và phát triển văn hóa giáo dục” đọc tại phiên họp thường niên Hội đồng Quốc gia Giáo dục vào tháng 3.1965, ông Nguyễn Khắc Hoạch, Giáo sư Đại học Văn khoa Sài Gòn, đại khái cho rằng đã có lý thuyết hay, cao siêu nhưng cần quay lại để nhìn bước đường thực tế đã qua, mà về ngành giáo dục thì đã không ngớt chịu lời chỉ trích về những khiếm khuyết như thiếu cán bộ, thiếu trường sở và học liệu, thi cử nặng nề, phiền toái, đạo đức học đường suy vi, giáo dục thiên về từ chương và không hữu hiệu… (xem Xây dựng và phát triển văn hóa giáo dục, NXB Lửa thiêng, Sài Gòn, 1970, tr. 72-73).

         Về những khuyết điểm/ sai lầm căn bản chung của cả nền giáo dục, đã có hàng chục bài báo nêu ra phân tích, góp ý, nhưng tựu trung có thể quy vào một số điểm quan trọng: (1) Thiếu một kế hoạch dài hạn và quy mô; (2) Thiếu một cơ cấu tổ chức hữu hiệu; không đủ trường ốc và một đội ngũ sư phạm được huấn luyện chu đáo; (3) Giáo dục thiếu thực dụng, không đáp ứng thích hợp nhu cầu phát triển mọi mặt của quốc gia, đặc biệt về phương diện kinh tế; (4) Áp dụng một chương trình học sai lầm, lạc hậu. 

         Riêng về đời sống giáo chức, kể từ sau cuộc đảo chánh tháng 11 năm 1963, chiến sự leo thang, nội bộ chính trị lộn xộn, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, đời sống vật chất, tinh thần của họ có xu hướng ngày càng sa sút. Có đến hàng chục, hàng trăm bài báo, cuộc hội thảo tố cáo tình trạng sinh hoạt giáo chức rớt xuống tới mức thê thảm, đặc biệt đối với giáo chức bậc tiểu học, đa số đều có cuộc sống thấp kém: “So với những công chức khác cùng một ngạch trật, giáo chức [tiểu học] là người nghèo nhứt vì phải chi phí nhiều cho nghề nghiệp, không có phương tiện để gây thêm tài chánh, và vì sĩ diện nên đành sống kham khổ để khỏi hổ với lương tâm… Nhiều người không đủ can đảm theo đuổi nghiệp giáo nên đã bỏ nghề. Nhiều người phải tìm việc làm khác ngoài nghề dạy học mới có thể nuôi sống gia đình. Bi đát hơn, có nhiều giáo chức làm nghề ‘lái xe ôm’ ở đô thành và ở tỉnh… Trong hoàn cảnh hiện tại, giá trị tinh thần nói chung, uy thế của giáo chức nói riêng đã sút giảm nhiều; thiện chí cùng lương tâm của giáo chức cũng phai dần với thời gian…” (“Hiện trạng nền tiểu học Việt Nam”, Các vấn đề giáo dục, Trẻ xuất bản, Sài Gòn, 1971, tr. 39-43).

         Đã vậy, trước sau vẫn chưa có Luật Giáo dục hoặc ít nhất một Quy chế Giáo chức để đảm bảo quyền lợi của giáo giới. Trong cuộc hội thảo “Một vài khía cạnh liên quan đến đời sống giáo chức” do Tổng hội Giáo giới Việt Nam tổ chức tại Sài Gòn ngày 19.7.1970, thuyết trình viên Hoàng Lý Phúc đã đặt vấn đề căn bản là giáo dục Việt Nam không có chính sách vì không dựa vào một đạo luật về giáo dục: “Đạo luật giáo dục không có, chính sách cũng không, nền giáo dục Việt Nam đang ở trong tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Giáo chức Việt Nam chính là nạn nhân của chính sách giáo dục vô chính sách này, và lãnh nhận mọi hậu quả như: uy tín giáo chức không còn; có sự phân chia và bất bình đẳng trong hàng ngũ giáo chức; tư thục biến thành cơ sở thương mại và giáo chức tư thục bị chủ trường bóc lột; giáo chức công lập lo dạy tư và lơ là bổn phận chính của mình; sự khinh thường trong việc đào tạo ở các lớp dưới; giáo chức tiểu học bị nhiều thiệt thòi; tiền thưởng sư phạm quá chênh lệch; giáo chức bị hiệu trưởng và người ngoài hiếp đáp (phê điểm, hành hung…) và rất nhiều hậu quả khác” (bản tin của nhật báo Chính luận ngày 20.7.1970, được đăng lại trêngslhcm.org.vn/libol/attach/doc/doc20070803JXXJ.pdf).      

         Về đời sống sinh viên học sinh cũng chẳng tốt lành gì hơn. Học sinh cấp I, II đa số nghèo, nhất là ở khu vực nông thôn bị chiến tranh tàn phá; một tỷ lệ khá lớn khi vào cấp II phải học trường tư vì không đậu được vào cuộc thi tuyển lớp Đệ thất trường công, rồi lại phải chịu cái ách thi cử nặng nề trong các kỳ thi Trung học Đệ nhất cấp, Tú tài I…

         Nhiều bài báo đã tả lại cảnh khốn khổ của sinh viên đại học, đặc biệt ở ba ngành Luật khoa, Văn khoa và Khoa học: họ phải thức khuya dậy sớm để đến trường giành chỗ ngồi; ngày giờ học thì tùy theo sự thuận tiện của các giáo sư “chạy xô” và sự sắp xếp của nhà trường, bất kể ngày chủ nhật hay ngày lễ. Tốt nghiệp ra chưa chắc có việc làm thích hợp… (xem Trần Văn Trí, “Từ ước mơ đến thực tế”, tập san Minh Đức, số 1&2 tháng 6&7.1972, tr. 52).

         Ngoài ra, hiện tượng tham nhũng thối nát trong những năm 70 cũng đã bắt đầu len lỏi vào ngành giáo dục với một số trường hợp được báo chí và dư luận đưa ra ánh sáng, càng làm mất thêm niềm tin chung của người dân về tính lành mạnh và thiện chí của bộ máy lãnh đạo ngành giáo dục.

         ….

         Trên đây chúng ta đã liệt kê ra quá nhiều cái lỗi của nền giáo dục miền Nam 1954-1975 theo nhãn quan của chính các nhà hoạt động văn hóa giáo dục thời đó. Một số lỗi (như thiếu một chính sách giáo dục rõ rệt, chương trình vá víu, lối học từ chương lỗi thời tách rời chuyên môn kỹ thuật và nhu cầu phát triển kinh tế…) đã được lặp đi lặp lại trong ý kiến phát biểu của những người khác nhau, nhưng tựu trung đều “chúng khẩu đồng từ” và cũng từ đó đặt ra yêu cầu cấp bách cần phải cải tổ toàn diện nền giáo dục.

         Trong bài thuyết trình “Những khuyết điểm của nền giáo dục hiện đại” trước Đại hội Giáo dục Toàn quốc 1964 (đã dẫn trên), GS Nguyễn Chung Tú đã đưa ra kết luận bằng cách trích dẫn lời nhận định của chính ông Tổng trưởng Quốc gia Giáo dục đương thời Bùi Tường Huân. Chúng tôi chưa có điều kiện kê cứu ra được nguồn trích dẫn của tác giả bài thuyết trình nêu trên, nhưng cũng xin chép lại nguyên văn đoạn kết luận khá là gay gắt:

         “Tình trạng giáo dục nước ta quả thật là bi đát! Không có chính sách rõ rệt, hệ thống lạc hậu, chương trình ôm đồm vá víu, cơ sở thiếu thốn…

         “Thêm vào đó, thái độ tắc trách, buông xuôi của một số giáo chức, lòng nghi ngờ thiếu tin tưởng cùng tinh thần khoa cử của một số sinh viên, học sinh.

         “Đấy chẳng qua chỉ là hậu quả tất nhiên của một chế độ bất công.

         “Vậy phải cấp thiết cải tổ, phải kiện toàn các cơ cấu giáo dục từ hạ tầng cơ sở đến thượng tầng kiến trúc” (Văn hóa nguyệt san, tlđd., tr. 429).

         Một dân biểu Quốc hội thời đó đã cực lực mạt sát, phê phán không tiếc lời về học đường như sau: “Học đường hỗn độn đảo lộn thê thảm vô kỷ luật không còn tôn ti trật tự. Học trò thì du đãng, du côn, xấc láo. Cha mẹ chửi thầy, đánh thầy, [học sinh] bãi khóa, bãi thi, xuống đường hoan hô đả đảo sa đọa bi quan. Học sinh không còn tin tưởng gì ở thế hệ đàn anh, trái lại còn khinh bỉ nhục mạ vì tư cách nô lệ bợ đỡ người trên đàn áp kẻ dưới, bán đề thi ăn tiền, chạy chọt thi cử. Giáo dục trở thành một nghề buôn, đàn anh là các tay đầu cơ gian thương. Học sinh không tin tưởng gì nữa thì chúng ta dạy cái gì đây. Tóm lại nền giáo dục Việt Nam đã hoàn toàn thất bại và đang đi dần đến chỗ phá sản” (dẫn lại theo Hà Văn Kỳ, “Giáo dục trong chiều hướng phát triển quốc gia”, Tập san Minh Đức, Số ra mắt 1 & 2, tháng 6 & 7.1972, tr. 159).       

         Tuy nhiên, bây giờ đọc lại những lời phê phán nặng nề như vừa dẫn lại ở trên, của chính các giới hữu trách, chúng ta cũng nên có một chút dè dặt để hiểu cho đúng mực, và đừng hiểu lầm rằng nền giáo dục miền Nam thời trước 1975 là quá tệ hơn bây giờ, để không còn thấy được những mặt ưu điểm/ tích cực căn bản hơn của nó.

         Sở dĩ họ phát biểu gay gắt không ngần ngại là vì tâm huyết bức xúc, trung thực không sợ sự thật, và trách nhiệm rất cao với việc làm của mình. Vả lại, thành phần trí thức chân chính ở đâu và thời nào cũng vậy, luôn xét nét, phê phán việc làm của chính quyền, nhất là những mặt còn thiếu sót. Trí thức nói chung và giới giáo dục miền Nam trước 1975, dù quan phương hay phi quan phương, nhờ được đào tạo trong môi trường truyền thống dân chủ, lại có được không khí phát biểu tự do trong xã hội đang phát triển theo chiều hướng dân chủ (mặc dù bởi nhiều lý do phức tạp, nền dân chủ đang xây dựng lúc đó chưa thật sự chín muồi), nên họ chủ yếu chỉ chú trọng nêu thẳng các mặt khuyết điểm nhiều hơn là tô hồng các mặt thành tựu, để thành thật tìm cách sửa chữa, chứ không “lập lờ đánh lận con đen”, với lối nói “căn bản tốt” rồi “nhưng” này “tuy nhiên” nọ… để ngụy biện thoái thác, đổ thừa trách nhiệm cho tập thể. Song chính vì vậy, trong lời lẽ phê bình thẳng thắn, đôi khi họ phát biểu cũng “hơi quá”, chỉ thấy toàn màu đen, nói theo từ ngữ bây giờ gọi là “bôi đen hiện thực” và không có tinh thần lãng mạn cách mạng luôn biết hướng về tương lai đầy hứa hẹn… Điểm đáng ca ngợi là hầu hết họ đều khảng khái, can đảm, trung thực, không vì thân phận địa vị công chức mà tìm cách tránh né những sự thật phũ phàng do sợ bị cấp trên trù dập, phần khác cũng vì các nhà lãnh đạo đứng đầu chính phủ thời đó phần lớn đều có trình độ học vấn khá nhất định, biết tôn trọng giới trí thức chuyên môn, không có “ban tuyên huấn” chỉ đạo, và vì thế rất ít khi can thiệp thô bạo vào việc làm thuộc phạm vi trách nhiệm đã phân công riêng cho họ.  

         III.6. NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG GIÁO DỤC        

         Tiếp tục khai thác những ý kiến đã ghi ở các bài trả lời phỏng vấn trong sách Cải tổ giáo dục (đã dẫn), và một vài tập chuyên luận giáo dục của tác giả khác, chúng tôi xin nêu ra trên cơ sở tóm tắt hoặc lược trích ý kiến của các bậc thức giả đương thời về nguyên nhân các mặt hạn chế/ khuyết điểm, cũng như về những giải pháp được đề nghị để khắc phục. Những vấn đề này nêu ra tại đây chỉ cốt để rút thêm bài học kinh nghiệm cho hiện tại, vì chế độ Việt Nam Cộng hòa sau 20 năm hoạt động ngắn ngủi đã chính thức cáo chung vào ngày 30.4.1975 giữa lúc mọi chương trình hoạch định đều bị dang dở. 

    III.6.1. Về nguyên nhân các mặt khuyết điểm/ hạn chế

         Nguyên nhân bao trùm gây cản trở cho công cuộc cải tổ giáo dục được nhiều người đồng thừa nhận là về mặt khách quan do chiến tranh kéo dài xuyên suốt, tình trạng liên tục bất ổn về chính trị, quốc gia nghèo lại phải chi tiêu nhiều cho lĩnh vực quốc phòng nên ngân sách giáo dục còn thiếu thốn (chỉ khoảng 5-6% trên tổng ngân sách quốc gia); còn về mặt chủ quan là chưa có một chính sách, kế hoạch rõ rệt, chắc chắn, lâu dài về giáo dục,  mặc dầu dân chúng vẫn thường được nghe nói nhiều, trên lý thuyết, những từ ngữ “giáo dục nhân vị”, “giáo dục nhân bản”, “giáo dục khai phóng”, “giáo dục mới”, “giáo dục tiến bộ”… Không ít cuộc cải tổ đã được thực hiện nhưng thường lúng túng, chỉ có tính cách vá víu, chắp nối trong ngắn hạn…

         Các nhà hữu trách về giáo dục đã dựa vào một ý niệm khá mơ hồ là “Phát triển một nền giáo dục Nhân bản, Khoa học, Dân tộc và Khai phóng”. Kết quả là một sự phát triển không định hướng, lộn xộn và chắp vá. Nếu có những ông Tổng/ Bộ trưởng nào định thi hành một chính sách giáo dục nào đó thì họ cũng không làm được, vì một lẽ rất đơn giản là chưa thu xếp xong cơ cấu, họ đã phải từ bỏ nhiệm vụ… Có trường hợp chỉ trong vòng 5 năm (1964-1969) người ta đã thấy có tất cả 14 vị Tổng trưởng lần lượt tới ngồi ở cương vị lãnh đạo ngành giáo dục. “Mỗi vị có một chủ trương, một đường lối khác nhau, không chịu xét theo, tiếp nối công trình của vị tiền nhiệm, thường muốn lưu lại một cái gì, muốn mở một kỷ nguyên mới cho những trang sử của nền giáo dục nước nhà…” (ý kiến của Vũ Quốc Thông, trong Cải tổ giáo dục, sđd., tr. 139).

         Khuyết điểm căn bản là thiếu hẳn một tư tưởng chỉ đạo, một chủ thuyết, một định nghĩa văn hóa chính xác, làm kim chỉ nam cho chính sách giáo dục. “Dĩ nhiên chúng ta đã nghe thấy nói nhiều đến chủ nghĩa quốc gia, tự do và dân chủ, đến văn hóa dân tộc, văn hóa khai phóng và văn hóa tiến bộ. Nhưng tất cả mới chỉ là những danh từ thiếu định nghĩa nhất là thiếu thực hành cho nên đặt tiêu chuẩn như vậy cũng như không đặt. Trong địa hạt giáo dục cũng như trong mọi địa hạt khác, chúng ta chỉ làm việc một cách tắc trách…” (ý kiến của Hoàng Văn Đức, trong Cải tổ giáo dục, sđd., tr. 103).

         Có người cho rằng các chính quyền Việt Nam Cộng hòa từ trước tới nay chưa bao giờ đặt vấn đề giáo dục lên đúng tầm quan trọng của nó. “Việc điều khiển Bộ Giáo dục thường có tánh cách của một việc “xử lý thường vụ”. Những người có chủ trương mang sự thay đổi đến thì không có một quan niệm rõ ràng, chánh xác và không có một kế hoạch đại quy mô, thích ứng cho một sự thay đổi sâu rộng theo chiều hướng tốt…” (ý kiến của Nguyễn Ngọc Huy, trong Cải tổ giáo dục, sđd., tr. 78).

         Ngoài ra, còn có những cản trở đáng tiếc khác mà người lãnh đạo ngành giáo dục không biết tới để sửa chữa. Đó là căn bệnh kỳ thị Nam, Bắc và tình trạng tranh chấp ngấm ngầm giữa lớp Cũ và lớp Mới… “Sự kỳ thị [Nam, Bắc] không có chi lớn lao nhưng cũng là chuyện đáng buồn, gây trở ngại cho sự tiến bộ chung. Sự tranh chấp âm thầm giữa Cũ và Mới: Cũ tức là lớp người thừa hưởng nền giáo dục của Pháp, đang có những đặc quyền đáng kể. Còn Mới là số người hấp thụ nền giáo dục của Mỹ, của hiện tại…” (ý kiến của Thích Đức Nghiệp, trong Cải tổ giáo dục, sđd., tr. 46).

         Theo GS-BS Trần Ngọc Ninh, tình trạng này của giáo dục chỉ là phản ảnh của một xã hội bị phân hóa cùng cực, bị lay chuyển đến tận cỗi rễ. Một lớp người sống không có lẽ sống, một tình trạng bất an đã gần như cố định… (Cải tổ giáo dục, sđd., tr. 92).

    III.6.2. Về giải pháp khắc phục khuyết điểm

         Tất cả các bậc thức giả miền Nam trước 1975 đều nhận ra nhu cầu cấp bách cần phải cải tổ toàn diện nền giáo dục đang tồn tại, và phải nâng hoạt động giáo dục lên hàng quốc sách đi cùng với việc nâng cao ngân sách dành cho lĩnh vực trọng đại này. Có những ý kiến đáng ghi nhận như sau (trích dẫn nguyên văn):

         ▪ Theo tôi, muốn cải tổ sâu rộng không thể một cá nhân có thiện chí mà làm nổi. Phải có các vị am hiểu về giáo dục cùng ngồi lại bên nhau để nghiên cứu, soạn thảo và đề nghị chương trình cải tổ cụ thể. Về phía chính phủ, phải đặt vấn đề giáo dục lên hàng quốc sách, lúc ấy ta mới hy vọng nền giáo dục của mình thoát ra khỏi cảnh bế tắc hiện tại… Nhóm người hội thảo như đã nói ở trên sẽ lưu tâm đến mấy điểm dưới đây: (1) Xem xét thực trạng của nền giáo dục nước nhà; (2) Tìm hiểu nguyên nhân đã dẫn đến cuộc khủng hoảng và bế tắc hiện tại; (3) Tìm biết về nhu cầu của quốc gia hiện tại; (4) Soạn thảo và vạch định hướng cùng chương trình của một nền giáo dục tiến bộ; (5) Cuối cùng là đề cập đến kế hoạch thực hiện…

         Phải cải tổ toàn diện nền giáo dục từ Mẫu giáo, Tiểu học, Trung học đến Đại học… (ý kiến của Thích Minh Châu, trong Cải tổ giáo dục, sđd., tr. 27-28). 

         ▪ Đề nghị một chương trình khẩn trương gồm bốn điểm chính:

         – Điều thứ nhất là cần phải tạo lại lòng tin: hãy tránh sự thay đổi vụn vặt về chương trình học, hoặc tạo ra những “chương trình giới hạn” hợp lý hóa và bỏ bớt các kỳ thi cử.

         – Điều thứ hai là phải có một chính sách toàn diện hợp lý và hợp với tình trạng xã hội Việt Nam: chậm tiến, loạn lạc, bất công… Không bắt chước một cách nô lệ những lề lối của những nước giàu mạnh… Sự công bằng trong xã hội bắt đầu ở điểm “người học được, được học”… Cần giữ trung dung giữa những nhu cầu của quốc gia và những nguyện vọng chính đáng của mỗi người. Cần tạo sự thăng bằng giữa sự hiểu, sự biết và giữa trí tuệ với tinh thần. Sau hết, phải đặt những cơ cấu độc lập để luôn luôn xét lại kết quả và quyết định những thay đổi cần thiết trong chương trình hay phương pháp giáo dục.

         – Điều thứ ba, phải coi giáo dục là trọng tâm của tinh thần và chế độ dân chủ… Trong nếp sống dân chủ, giáo dục là một điều kiện, một đảm bảo, là khởi thủy cũng như là cứu cánh. Ngược lại, giáo dục cũng phải thấm nhuần tinh thần dân chủ…

         – Điều thứ bốn là phải hiểu giáo dục là một việc đầu tư chắc chắn và hợp lý nhất trong các việc đầu tư của một quốc gia… Sự quản trị là phần thiết thực của một công cuộc kinh doanh hợp lý. Chỉ khi nào công việc giáo dục ở cấp cao nhất cũng như ở mỗi cơ sở có được một sự quản trị vững chắc và tiến bộ, khi ấy chúng ta mới có thể tin được rằng nền giáo dục của chúng ta đã trưởng thành… (ý kiến của Trần Ngọc Ninh, trong Cải tổ giáo dục, sđd., tr. 93-97).

         ▪ Ở một nước đã chậm mở mang như nước ta, lại còn mang họa chiến tranh, công cuộc giáo dục lại vấp phải những khó khăn về tài chính và những thiếu thốn về nhân sự… Một trong những lối thoát là trông vào khả năng đóng góp của nhân dân. Do đó vấn đề tư thục cần được quan niệm lại cho thật nghiêm chỉnh, nghiêm chỉnh từ lý thuyết cho đến thực hành, nghiêm chỉnh ngay từ việc gạt bỏ thái độ coi tư thục như một phần tử sống bên lề, không đáng hưởng sự săn sóc của những cơ quan có trách nhiệm.

         Sau hết,… một chính sách cán bộ cần được hoạch định thực cấp bách để thu hút các phần tử tốt vào ngành giáo dục, để huấn luyện những giáo chức cho đầy đủ về phẩm và lượng, để gây tin tưởng cho số giáo chức đang hành nghề, để cập nhật hóa những tri thức cũ kỹ và để hệ thống hóa mọi kinh nghiệm của các bậc đàn anh (ý kiến của Nguyễn Văn Phú, trong Cải tổ giáo dục, sđd., tr. 129-130).

    III.7. VÀI KẾ HOẠCH ĐỀ NGHỊ CẢI TỔ GIÁO DỤC CỤ THỂ

    III.7.1. Dự án hệ thống giáo dục mới theo Đại hội Giáo dục Quốc gia lần II (1964)

    Trong Đại hội Giáo dục Toàn quốc 1964, ông Trần Văn Kiện thay mặt Bộ Giáo dục đã trình bày việc cải tổ học đường theo quan niệm mới bằng một dự án mới về hệ thống giáo dục (Văn hóa nguyệt san, tlđd., tr. 432). Dự án này dựa trên những khuyết điểm đã ghi nhận (xem lại phần trên, ở mục III.5.2) để đề ra các giải pháp thích nghi, đồng thời thể hiện những nguyên tắc và mục tiêu mà tác giả đã nói ở trên (xem lại phần trên, ở mục III.3 và III.4).

    Theo đó hệ thống giáo dục mới có 6 đặc tính:     

    (1) Gia tăng tính cách thuần nhất của hệ thống giáo dục, thể hiện về ba phương diện: tên lớp (các lớp Trung, Tiểu học, đề nghị lối mệnh danh của Hội nghị Quốc tế UNESCO, từ lớp 1 đến lớp 12); tổ chức (tăng gia sự phối hợp công tác giữa các cơ quan quản trị học đường…); chương trình (nhấn mạnh tính cách liên tục của mỗi môn học, tránh học lại ở lớp trên những điều đã giảng dạy ở lớp dưới).  

    (2) Đi sát với thực trạng và nhu cầu địa phương. Đối chiếu với địa lý nước nhà, đề nghị chia các trường tiểu học thành bốn loại: đồng bằng, sơn cước, duyên hải, đô thị.

    (3) Thiết lập tổ chức hướng học và hướng nghiệp theo các nước tiền tiến. Trong 4 năm hiện thời của nền Trung học Đệ nhất cấp [tương đương phổ thông cơ sở bây giờ], hai năm đầu (lớp Đệ thất, Đệ lục hay lớp 6 và 7) sẽ dành cho việc dự hướng, hai năm sau (Đệ ngũ, Đệ tứ hay lớp 8 và 9) sẽ dành cho việc định hướng (chia ra hai ngành văn chương mỹ thuật và khoa học kỹ thuật…).

    (4) Tăng cường nền học chuyên nghiệp và kỹ thuật ở Trung học Đệ nhị cấp (các lớp 10, 11 và 12), đối chiếu với nhu cầu của các ngành sinh hoạt, cùng các xí nghiệp công và tư. Nhưng vậy cần phải thi hành ngay một số biện pháp như: tăng cường việc huấn luyện giáo chức chuyên nghiệp; nâng cao quy chế các giáo chức chuyên nghiệp; dành một tỷ lệ ngân sách cao hơn cho việc phát triển hệ thống chuyên nghiệp.    

    (5) Thích ứng với nhu cầu quốc gia. Cần có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các cơ quan đào tạo cán bộ và các cơ quan sử dụng như công sở, xí nghiệp công và tư. Cần khuyến khích và tăng cường các việc sưu tầm, khảo cứu và sáng tác trực tiếp liên quan tới việc phát triển kinh tế và cải tiến dân sinh…

         (6) Về nền Đại học, trong khuôn khổ chế độ tự trị, có thể đề ra và tiến hành một vài đường lối sau đây: tăng gia hiệu năng của trường đại học; tăng gia việc khảo cứu mọi vấn đề Việt Nam; bắt đầu xây dựng một nền Quốc học.

        “Hệ thống giáo dục mà chúng tôi đề nghị, trước tiên nhằm mục đích giải quyết một số khuyết điểm hiện hữu, sau nữa đem lại trong nền giáo dục quốc gia một số chiều hướng cần thiết và tân tiến để việc huấn luyện thanh thiếu nhi có hiệu năng hơn và thích ứng với nhu cầu quốc gia”.

    III.7.2. Hệ thống giáo dục cải tổ theo Chính sách Văn hóa Giáo dục(1972) của Hội đồng Văn hóa Giáo dục

    Dự án hệ thống giáo dục mới 1964 vừa giới thiệu sơ lược ở trên chỉ mới đưa ra được đường lối cải cách tổng quát, vẫn còn nặng về lý thuyết định hướng nhiều hơn là giải pháp cụ thể. Phải đợi đến tập tài liệu Chính sách Văn hóa Giáo dục 1972 do Hội đồng Văn hóa Giáo dục biên soạn thì nhiều vấn đề hữu quan và hệ thống giáo dục mới được cụ thể hóa thành những chi tiết rõ ràng hơn. Tài liệu này hiện có thể truy cập dễ dàng để tham khảo đầy đủ ở mục “Tài liệu VNCH” trên trang mạng Nam Kỳ Lục Tỉnh. Về phần hệ thống giáo dục, tại mỗi chương, tiết đều có thuyết minh cụ thể về mục tiêu, tổ chức, chương trình và phương pháp, nhưng dưới đây chỉ xin liệt kê tên những chương, tiết và tóm thuật vài ý quan trọng cần thiết:   

    PHẦN THỨ HAI: CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC (Phần thứ nhất là Chính sách Văn hóa, không được giới thiệu trong bài viết này).

    Chương I: Đại cương (nội dung đã giới thiệu ở trên về nguyên tắc căn bản, tôn chỉ giáo dục, định hướng giáo dục…).

    Chương II: Giáo dục tiền học đường và phổ thông

         Tiết 1. Giáo dục tiền học đường (tức mầm non và mẫu giáo)

         Tiết 2. Giáo dục phổ thông, gồm 3 cấp:

         – Cấp I: từ lớp 1 đến lớp 5, có tính cách cưỡng bách đối với trẻ em từ 6 đến 11 tuổi.

    – Cấp II: lớp 6 đến lớp 9, trong vòng 10 năm tới [tính từ 1972] cũng có tính cách cưỡng bách đối với thiếu niên dưới 15 tuổi.

         – Cấp III: lớp 10 đến 12.

         “Do những mục tiêu đã được xác định, nội dung chương trình giáo dục phổ thông, trong đại thể, hoàn toàn có tính cách thực tiễn. Ở mỗi cấp, nền giáo dục này đều chú trọng trước hết đến sự chuẩn bị thích hợp cho trẻ em vào đời” (Chính sách Văn hóa Giáo dục, tlđd., tr. 34)

    Chương III: Giáo dục chuyên môn

         Tiết 1. Đại học

         “Dựa trên nguyên tắc tự trị đại học, trong đó tự trị học vụ là một phần chính yếu, mỗi viện đại học sẽ hoạch định chương trình giảng dạy và nghiên cứu, nhưng tránh sự trùng dụng với các viện đại học khác. Đồng thời, chương trình phải phù hợp với hoàn cảnh quốc gia, cùng nhu cầu và điều kiện địa phương” (tr. 37).

    Tiết 2. Giáo dục chuyên nghiệp

         “Trong một quốc gia đang phát triển, việc đào tạo cán bộ và chuyên viên cho các lãnh vực chuyên nghiệp rất là thiết yếu và cấp bách cho sự thực thi hữu hiệu các kế hoạch phát triển quốc gia. Đối với Việt Nam, phát triển nông nghiệp là phần trọng yếu trong công cuộc phát triển kinh tế và cải tạo xã hội. Do đó giáo dục nông nghiệp phải được xem là quan trọng” (tr. 42).

         Tiết 3. Giáo dục nghệ thuật

    Chương IV: Giáo dục đại chúng

         “Giáo dục đại chúng cần được hiểu như là giáo dục quảng đại quần chúng, giáo dục thành phần đông đảo nhất trong nhân dân” (tr. 52).

         Mục tiêu: Dạy chữ cho những phần tử thất học; giúp người đã thoát nạn mù chữ có cơ hội học hỏi thêm; giúp sinh viên và học sinh bị dang dở học hành vì nghĩa vụ quân dịch; giúp người cha và người mẹ tương lai biết tổ chức gia đình và sinh dưỡng con cái; giúp những nhóm người trong cộng đồng quốc gia có cơ hội giải quyết các nhu cầu học vấn của giới họ về văn hóa tổng quát cũng như chuyên nghiệp; hướng dẫn thanh thiếu niên trong các lãnh vực sinh hoạt ngoài học đường.

    Chương V: Giáo chức

         1. Nhiệm vụ và sứ mạng của giáo chức.  

    2. Đào luyện giáo chức.

         3. Quyền lợi giáo chức.

         “Giáo chức mọi cấp và mọi ngành phải được hưởng một quy chế phù hợp với nhiệm vụ và sứ mạng của họ trong xã hội. Quy chế này cần được sớm ban hành.

         “Họ phải được đãi ngộ xứng đáng, hưởng lương bổng và phụ cấp đầy đủ để có thể chuyên tâm làm bổn phận chức nghiệp và sống một đời sống tương xứng với vai trò của mình trong xã hội” (tr. 63-64).

    Chương VI: Tư thục

    1. Nguyên tắc căn bản về tư thục

         “Trong nguyên tắc tự do giáo dục, mọi công dân, mọi đoàn thể đều có quyền mở trường để truyền bá học vấn theo những lý tưởng nhằm phục vụ quốc gia hay đường hướng mà Chính sách Văn hóa Giáo dục đề ra, miễn là thể nhân hay pháp nhân đó hội đủ các điều kiện pháp lý mà luật lệ quốc gia quy định” (tr. 65-66).

         2. Quyền hạn của tư thục.

    3. Nhiệm vụ của tư thục.

    4. Trường ngoại quốc trên lãnh thổ Việt Nam:

    “… Có thể chấp nhận cho hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa các trường cao đẳng kỹ thuật và chuyên nghiệp, các trường đại học chuyên khoa ngoại quốc cần thiết cho nhu cầu phát triển quốc gia, với điều kiện:

         – Phải có sự hỗ tương về quyền lợi giữa Việt Nam và quốc gia liên hệ.

         – Phải có sự kiểm soát chặt chẽ và hữu hiệu của chính quyền để sự hoạt động của các trường này không phản lại tinh thần dân tộc và không làm cản trở sự phát triển của Đại học Việt Nam” (tr. 68).

         III.7.3. Tập dự thảo “Kế hoạch phát triển giáo dục bốn năm (1971-1975)” của Bộ Giáo dục

    Tập dự thảo dày trên 70 trang, đã được đăng nguyên văn trên Giáo dục nguyệt sansố 59-60, tháng 6-7.1972, gồm 3 phần chính: (1) Hiện trạng giáo dục (2 trang); (2) Chính sách và quan niệm phát triển giáo dục (3 trang); (3) Chương trình phát triển giáo dục (45 trang). Phần còn lại là các bản phụ đính.

         Trong phần I, bản dự thảo nêu lên những thành quả mà nền giáo dục đã đạt được từ niên khóa 1967-1968 trong các ngành Tiểu học, Trung học, Đại học, Giáo dục tráng niên, Giáo dục phụ nữ. Tuy nhiên còn nhiều trở ngại và sẽ được khắc phục, cải thiện.

         Phần II đưa ra 3 mục tiêu của nền giáo dục: (1) Phát huy năng khiếu cá nhân; (2) Thích ứng cá nhân với xã hội; (3) Phát huy tinh thần quốc gia.

         Để thực hiện những mục tiêu trên, chính sách giáo dục của Việt Nam là phải áp dụng một nền giáo dục ĐẠI CHÚNG và THỰC DỤNG. Phải thực dụng để đi sát với hoàn cảnh đất nước, vì vậy phải lo phát triển: (1) Giáo dục cộng đồng cấp I; (2) Giáo dục kỹ thuật và chuyên nghiệp cấp II; (3) Đại học bách khoa.

         Phần III là Chương trình phát triển giáo dục được trình bày riêng rẽ thành 8 mục (từ A đến H), theo đó: (A) Bậc Tiểu học (Mục tiêu phát triển, Chương trình phát triển, Thực hiện); (B) Ngành Trung học Phổ thông và Tổng hợp; (C) Ngành Giáo dục kỹ thuật, Chuyên nghiệp và Nông lâm súc; (D) Ngành Đại học; (E) Giáo dục Tráng niên; (F) Thanh niên Học đường; (G) Kỹ thuật Giáo dục; (H) Tài trợ.

          Tuy nhiên, bản dự thảo trên đây có vẻ thiếu thực tế, không có tính khả thi, vì đã được xây dựng trên một căn bản không vững chắc về điều kiện vật chất để thi hành. Tính bất khả thi này đã được một tác giả đương thời đưa ra phân tích, phê phán, với lời kết luận: “Công việc soạn thảo một kế hoạch không phải là chỉ đưa ra những mục tiêu tốt đẹp để mọi người coi cho sướng mắt… Nếu sau này chúng ta nhận thấy 70% kế hoạch không thực hiện được và 30% chưa thực hiện xong, thì ít ra đó là đầu dây của mọi thống khổ trong nước, đó là kết quả của sự làm việc thiếu căn bản mà việc kiểm thảo, bấy giờ trở nên vô ích” (Trần Nho Mai, “Vài nhận xét về Dự án Kế hoạch phát triển giáo dục bốn năm”, Giáo dục nguyệt san số 59-60, tháng 6-7.1972, tr. 62-63).    

         III.7.4. Kế hoạch Giáo dục quốc gia của Nhóm Nghiên cứu hậu chiến

    Bản kế hoạch này chỉ mới được soạn ra để chuẩn bị cho giai đoạn “hậu chiến”, theo nghĩa dự kiến chiến tranh sắp chấm dứt nhưng miền Nam vẫn thuộc quyền quản lý của chính quyền miền Nam. Trên thực tế không có cái điều kiện để áp dụng, nhưng cũng xin nêu ra sơ lược, cho thấy ý hướng đồng thời cũng là “ảo tưởng có thiện chí” của các nhà hoạch định giáo dục miền Nam lúc bấy giờ. Tuy nhiên, nếu đặt trong bối cảnh “hậu chiến” nói chung, sau khi hòa bình lập lại, không phân biệt thắng lợi của cuộc chiến tranh nghiêng về bên nào, thì bản kế hoạch này cũng có vài điểm đáng để tham khảo.

         Tổng quát, kế hoạch giáo dục hậu chiến cũng chỉ tham khảo, phát huy lên và hệ thống hóa, cụ thể hóa hơn nữa một số đề xuất đã có từ Đại hội Giáo dục Toàn quốc 1964, hoặc nhắc lại với yêu cầu phải hoàn thiện hơn nữa đối với một vài kế hoạch đã/ đang thực hiện còn dang dở (như Tiểu học cộng đồng, Trung học tổng hợp…) “nhằm mục đích bồi dưỡng tiềm năng nhân lực trong công cuộc tái thiết quốc gia và phát triển kinh tế”. Ý tưởng chính của nền giáo dục hậu chiến là giáo dục phải được kế hoạch hóa cấp quốc gia, sao cho việc huấn luyện ở học đường và việc đào tạo chuyên viên mọi ngành phải phù hợp với nhu cầu thực tế của công cuộc tái thiết và phát triển. Trong 10 năm, kế hoạch nhắm tới cưỡng bách giáo dục ở bậc Tiểu học với khuynh hướng giáo dục cộng đồng, Trung học chuyển thành giáo dục tổng hợp và Đại học hướng về thực nghiệp.

         Kế hoạch được chia làm ba thời kỳ: (a) Thời kỳ chuyển tiếp 6 tháng là thời kỳ khẩn cấp liền khi ngưng chiến (như gia tăng xây dựng trường ốc, tuyển thêm giáo viên, mở các lớp giáo dục tráng niên, tổ chức tu nghiệp cấp tốc 4 tuần cho các giáo chức vừa được giải ngũ, kiểm tra nhân viên thuộc quyền Bộ Giáo dục, kiểm điểm những công tác phải làm cùng nhu cầu giáo dục tại mỗi địa phương…); (b) Thời kỳ tái thiết 3 năm: lành mạnh hóa giáo dục quốc gia bằng một số dự án ngắn hạn (như thiết lập Hội đồng Văn hóa Giáo dục Trung ương, hoàn thành việc phân quyền trong cơ cấu giáo dục quốc gia, ban hành luật về cưỡng bách giáo dục 5 năm, miễn phí bậc tiểu học, trung học và đại học phải trả tiền [bán công hóa tất cả các trường trung học công, tư], dựa thêm vào ngoại viện của các quốc gia đồng minh để phát triển Đại học; thay đổi chương trình học thích hợp, hướng tới 3 khuynh hướng chính là giáo dục cộng đồng, trung học tổng hợp và kỹ thuật bách khoa); (c) Thời kỳ 7 năm phát triển, gồm những dự án dài hạn (như: tiếp tục các dự án của thời kỳ 3 năm, thành lập các định chế mới, cưỡng bách giáo dục tiểu học, thực hiện chương trình tổng hợp cấp trung học, hoàn thành các Khu đại học Huế và Cần Thơ, thâu hồi các trường đại học ngoại quốc tại Việt Nam, các giáo chức tạm tuyển phải tự tiến thủ bằng cách theo học tại các trường sư phạm, gia tăng thời gian huấn luyện giáo chức).          

         III.7.5. Hệ thống giáo dục theo một đề xuất cải tổ độc đáo của tư nhân

    Học giả-nhà giáo dục Nguyễn Hiến Lê (1912-1984) là một nhà hoạt động văn hóa độc lập nổi tiếng ở miền Nam trước 1975. Cả đời ông chuyên tâm trứ tác với hơn 120 tác phẩm đủ loại mà một bộ phận quan trọng là những sách dành cho việc rèn luyện thế hệ trẻ trở thành những con người có tri thức, có tâm hồn đẹp lành mạnh và biết sống hữu ích cho nhân quần xã hội. Trên kia chúng tôi đã có dịp nhắc đến cuốn Thế hệ ngày mai của ông, cũng bàn về phương pháp dạy trẻ theo tinh thần của nền giáo dục mới. Được biết, ông còn là tác giả của sách Thời mới dạy con theo lối mới (1958), và của loạt bài “Phải mạnh dạn cải tổ nền giáo dục” (tổng cộng 5 bài) đã đăng trên tạp chí Bách Khoa từ 1.5.1962 đến 1.7.1962, cùng mấy bài viết khác bàn về vấn đề chuyển ngữ đại học đăng trên các báo Bách khoa, Mai, Tin văn (như bài “Dùng tiếng Việt làm chuyển ngữ ở bậc Đại học”, sau có đăng lại trong cuốn Vài lời ngỏ với bạn trẻ, NXB Văn học, Hà Nội, 2001, tr. 10-28). Trên nhiều lãnh vực, văn hóa giáo dục cũng như khoa học kỹ thuật, hễ có dịp trình bày trên sách báo là ông luôn nhắc đi nhắc lại chủ trương người Việt Nam không nên nhắm mắt chạy theo các nước tiền tiến, mà phải quay về hiện thực đất nước để xây dựng một đường lối phát triển phù hợp điều kiện thực tế cho riêng mình, không thái quá cũng không bất cập, dung hòa giữa nhu cầu vật chất với hoạt động tinh thần, nhằm đem lại sự công bằng xã hội và đời sống hạnh phúc cho mọi người dân. Tuy nhiên, dường như ông luôn bị lẻ loi và thuộc về thiểu số, không ai chịu nghe, có lẽ một phần vì ý kiến của ông quá bình tĩnh và độc lập, nếu không muốn nói minh triết, mới trông tưởng lập dị, trong khi mọi người thì cứ mải chạy theo những mục tiêu thực dụng nhưng quá đà của thời đại mới, làm cho sự phát triển kinh tế-xã hội tuy bề ngoài có vẻ rực rỡ nhưng mất thế cân bằng, dẫn tới nhiều hậu quả khốc liệt không sao cứu chữa được.

         Không hài lòng và sốt ruột về những kế hoạch viển vông phi hiện thực được bàn thảo quá nhiều do các giới hữu trách giáo dục, ông Nguyễn Hiến Lê đã mạnh dạn đưa ra một đề xuất táo bạo.

         Trong bài “Một nền giáo dục phục vụ” đăng trên tạp chí Bách khoa số 15.9.1967 (sau cho in lại trong Vài lời ngỏ với bạn trẻ, sđd, tr. 135-147), ông cho rằng kinh tế có tiến bộ thì mới có những tiến bộ khác về xã hội, chính trị, văn hóa. Mà muốn vậy thì phải đào tạo một lớp thanh niên có một vốn kỹ thuật đủ dùng, có phương pháp làm việc, có tinh thần phục vụ. “Tương lai dân tộc một phần lớn tùy thuộc hạng thanh niên đó và học đường ở bất kỳ cấp nào cũng phải nhằm mục đích đào tạo họ” (Vài lời ngỏ…, tr. 138).      

         Trước tình trạng không ít sinh viên đại học ngành Dược, ngành Y… tốt nghiệp ra trường chỉ biết chạy theo đồng tiền mà thiếu tinh thần phục vụ, thậm chí táng tận lương tâm chức nghiệp, tác giả bài viết lại quan niệm cần phải có cán bộ đủ mọi ngành mọi cấp và mỗi cán bộ phải có tinh thần phục vụ thì nước Việt Nam mình mới tồn tại được. Từ đó ông mạnh dạn đưa ra chủ trương: Cần có nhiều cán bộ được việc nhất, nhất là hạng cán bộ nông thôn, vậy cứ lập những trường gọi là trường Cán bộ hay trường Phục vụ, trường Cứu quốc… gì gì đó, miễn đừng dùng những tên cũ: Trung học, Đại học, Cao đẳng. Sẽ có những trường Cán bộ cấp I, cấp II, cấp III hoặc Phục vụ I, II, III…. “…Danh có chính thì ngôn mới thuận, nếu cứ gọi là Trung học, Đại học, thì người ta chỉ nghĩ tới chuyện học để lên cấp trung cấp đại, rồi ra kiếm tiền cho được ‘đại’, để thành đại quý, đại phú, đại sư, đại sứ… chứ không nghĩ tới chuyện phục vụ, cứu quốc… Những trường Cán bộ hay Phục vụ gì đó sẽ có một chương trình khác: bỏ hết những cái gì không có lợi ích thiết thực, những cái phù phiếm đi (sau này khi nào chúng ta tấn bộ kha khá rồi sẽ nghĩ tới cái phù phiếm vì… cũng có ích nếu hợp thời); sẽ có một lối dạy khác: chẳng hạn 3 tháng lý thuyết thì lại vài tháng thực tập trong xưởng, ở đồng ruộng hoặc trong công sở… Có thể bãi bỏ các kỳ thi lên lớp, ra trường, cứ căn cứ vào cái điểm về lý thuyết, nhất là về thực tập mà cho lên lớp, như vậy tất nhiên là bãi bỏ luôn được cả bằng cấp.

         “Hết cấp II, hoặc ngay ở đầu cấp III…, người ta sẽ lựa một số học sinh thông minh, có năng khiếu riêng, có óc suy xét tìm tòi, có sáng kiến, để đào tạo trong những lớp riêng, sau này thành những học giả, những nhà nghiên cứu, những nghệ sĩ…” (tr. 143-144).

         Theo tác giả bài viết, về bằng cấp, Việt Nam không cần những bằng cấp tương đương với Âu Mỹ. Về việc du học thì đưa sinh viên đi du học nước ngoài càng nhiều càng tốt, nhưng chỉ cần vào xưởng, vào trại ruộng… học những nghề thực dụng chứ không cần bằng cấp.  

         “Giải pháp đó tôi nhận là đơn giản quá, nhưng muốn diệt cái tinh thần hưởng thụ (ý nói không lo phục vụ nhân dân – TVC)…, tôi nghĩ phải theo cái hướng đi đó, chứ không thể chạy theo các ông Tây, ông Mỹ được. Các ông ấy bỏ xa mình quá rồi, mình phải kiếm con ‘đường tắt’ như các nhà xã hội học và kinh tế học phương Tây thường nói” (tr. 146).

         Ý kiến cải tổ giáo dục của ông Nguyễn Hiến Lê có tính “cách mạng”, phi hiện thực vì đi nghịch tập quán, trào lưu quá chăng?

         Dù thế nào, chúng tôi cũng xin tóm tắt chép lại như trên, một loại ý kiến phi quan phương nhưng độc đáo của một nhà hoạt động văn hóa độc lập có uy tín. Chủ yếu chỉ để tham khảo, nhưng biết đâu chừng ngày nay chúng ta vẫn còn có thể tìm được trong đó một ý khả thủ?

    III.8. KẾT QUẢ CẢI TỔ: NHỮNG THÀNH TỰU VÀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRÊN THỰC TẾ

    Như chúng ta có thể nhận thấy, nhiệt tâm cải tổ giáo dục thì rõ đã có thừa, nhưng lúng túng, thiếu sự thuần nhất của một kế hoạch cải tổ mang tính quốc gia. Nhiều bản dự án/ kế hoạch đã được chuyên viên Bộ Giáo dục soạn thảo, nhưng kết quả thi hành thì lại rất hạn chế. Không ít ý kiến đưa ra chỉ là lý thuyết còn nằm trên giấy, chưa đủ điều kiện về tài chính cũng như về thời gian cần thiết để thực hiện.

         Trong một bài viết của mình, ông Trần Văn Chấn cho rằng người ta rầm rộ chủ trương cải tổ, cách mạng giáo dục, như tổ chức khu học chánh, ty giáo dục, hay thiết lập những dự án, phương sách giáo dục vĩ đại… nhưng kết quả hoặc cả việc thực hiện “chẳng thấy một bước tiến khả quan nào… Thảng hoặc có thay đổi, cải tổ thì chỉ là bề mặt chớ không phải bề sâu… Có lẽ người ta cần “lượng” hơn là cần “phẩm” trong việc giáo dục” (“Một khía cạnh tâm lý trong vấn đề cải tổ giáo dục”, Giáo dục nguyệt san, số 59-60, tháng 6-7.1972, tr. 1). Rồi tác giả cho rằng nguyên do khiến đã sinh ra tệ trạng trên là ù ì, tắc trách và sợ hãi.

         Chỗ khác, ông Trần Văn Trí, hội viên Hội đồng Văn hóa Giáo dục đã đưa ra một nhận định phê phán thẳng thắn: “Hóa ra, từ giáo chức đến phụ huynh và sinh viên học sinh, công cuộc cải tổ giáo dục được xem là vòng lẩn quẩn đi lại cũng chỉ những danh từ rỗng tuếch ‘đại chúng, thực dụng, dân chủ, khai phóng, toàn diện, cộng đồng, tổng hợp v.v..’. Càng nói nhiều người dân Việt Nam càng nhàm chán không còn để ý gì đến nữa!” (“Một vài nhận xét về đường hướng giáo dục mới”, Giáo dục nguyệt san, số 57-58, tháng 4-5.1972, tr. 12).  

         Tuy nhiên, nếu khách quan nhìn kỹ các dự thảo về chính sách giáo dục của chính phủ, hay ý kiến cá nhân viết trên các bài báo/ tạp chí, chúng ta đều nhận thấy có một số điểm chung tiến bộ là hầu hết đều phê phán lối học từ chương nhồi sọ tách rời hiện thực kinh tế-xã hội, từ đó đòi cải cách chương trình giáo dục và đơn giản hóa việc thi cử; kêu gọi hướng tới một nền giáo dục đại chúng và thực dụng coi trọng chuyên nghiệp/ kỹ thuật để đào tạo chuyên viên cần thiết cho công cuộc phát triển kinh tế quốc gia; địa phương hóa giáo dục để thích nghi giáo dục với đời sống thực tế của từng địa phương trong những môi trường sinh hoạt khác nhau…. Điều đáng ghi nhận là hầu như tất cả những ý kiến phê bình, đóng góp như trên đều được giới hữu trách giáo dục lưu ý và có thực tâm sửa đổi dần dần dù có hơi chậm.

         Kết quả thực thi, sĩ số học sinh sinh viên cũng như số trường học/ lớp học và lực lượng giáo chức được đào tạo ngày một gia tăng; đã vận dụng sáng tạo nhiều hình thức như tư nhân dạy giờ cấp II, III (không biên chế ngạch trật), trường bán công ban đêm, trường tư thục từ tiểu học đến đại học… để bổ khuyết tình trạng thiếu giáo chức công lập đồng thời đáp ứng  nhu cầu học tập đa dạng cho toàn dân ở những hoàn cảnh khác nhau; một số mô hình giáo dục mới đã được hình thành: Tiểu học Cộng đồng (áp dụng rất sớm từ 1954), Đại học Cộng đồng (áp dụng từ năm 1971), Trung học Tổng hợp (áp dụng thí điểm trên một số trường, đầu tiên ở Huế, Thủ Đức, Cần Thơ trong những năm 1965-1966), Đại học Bách khoa; từ năm 1958 đến 1971 đã có tới 4 lần sửa đổi chương trình giáo dục Trung học cho ngày càng phù hợp hơn tuy rằng chỉ mới nửa vời (các năm 1958, 1970, 1971, 1972); việc thi cử cũng được đơn giản bớt bằng cách bãi bỏ kỳ thi Trung học Đệ nhất cấp (niên khóa 1965-1966) và Tú tài phần I (năm 1972-1973).

    Theo GS-BS Trần Ngọc Ninh là người thường phát biểu phê bình nền giáo dục đương thời, nhưng ông cũng phải công tâm thừa nhận: “Chúng ta không phủ nhận tất cả những tiến bộ đã được thực hiện trong lãnh vực giáo dục từ năm 1945 cho đến nay. Những tiến bộ ấy rất quan trọng. Đó là những tiến bộ nhìn thấy được, đo lường được, thống kê được. Từ tình trạng một ngôi trường đại học chung cho cả ba nước Đông Pháp (Việt, Mên, Lào) đến sự có năm trường đại học [lúc GS Ninh phát biểu là năm 1969] cho một mình Việt Nam Cộng hòa. Trong thời Pháp thuộc chỉ có 1 phần 100 các em được đi học, bây giờ con số lên đến hơn 70 phần 100 được học ở tiểu học. Riêng ở trung học thì vào khoảng 12 phần 100. Như thế sự tiến bộ không thể nào không công nhận được. Đó là điều làm chúng ta vững tin ở tương lai” (Cải tổ giáo dục, sđd., tr. 90).

    Trong một bài diễn văn đọc tháng 11. 1971 nhân dịp lễ kỷ niệm 25 năm thành lập Tổ chức Văn hóa Liên Hiệp Quốc, ông Tổng trưởng Văn hóa Giáo dục Ngô Khắc Tỉnh đã phấn khởi kiểm điểm lại những thành quả mà Việt Nam Cộng hòa đã đạt được trong mười năm qua (1960-1970) trong lãnh vực giáo dục. Đại khái như sau:  

    Về bậc Tiểu học, trong niên khóa 1960-1961, sĩ số học sinh ghi danh học bậc Tiểu học là 1.277.802 em, đến niên khóa 1969-1970, con số này lên tới 2.422.701 em, đã tăng thêm được 1.144.899 học sinh tiểu học. Số giáo viên tiểu học cũng đã tăng từ 24.335 vị lên 46.554 vị. Trường ốc tiểu học từ 6.111 tăng lên 7.452 trường.

    Về bậc Trung học, sĩ số học sinh cũng đã tăng từ 203.760 em lên đến 6.36.921 em đồng thời với số giáo viên tăng từ 16.607 lên 17.249 vị. Số trường trung học đã từ 418 trường vào năm 1961 tăng lên 804 trường vào cuối năm 1970.

    Về Trung học Kỹ thuật và Chuyên nghiệp, niên khóa 1960-1961 là 3.634 em, đến niên khóa 1969-1970 đã tăng lên 10.315 em. Giáo sư từ 231 vị trong niên khóa 1960-1961 tăng lên 1.200 vị vào cuối năm 1970. Số trường ốc tăng từ 11 lên đến 44 trường trong thập niên vừa qua.

    Về ngành Đại học phổ thông, sĩ số ghi tên theo học đã tăng từ 13.035 sinh viên trong niên khóa 1960-1961 lên đến 46.054 sinh viên trong niên khóa 1969-1970. Giáo sư đại học tăng từ 465 vị lên đến 1.247 vị. Số viện đại học trong nước từ 3 viện tăng lên đến 5 viện trong niên khóa 1969-1970.

         Cũng theo ông Tổng trưởng Ngô Khắc Tỉnh, chính phủ còn thực hiện được những công tác giáo dục sau đây:

    Về kế hoạch cưỡng bách giáo dục bậc Tiểu học và Trung học: Về Tiểu học, đã được Bộ Giáo dục phát động từ năm 1970 và sẽ cố gắng hoàn thành vào năm 1975. Việc cưỡng

    bách giáo dục bậc Trung học có thể sẽ được áp dụng vào năm 1980. Đã có đến 97,87 % các em học sinh trong hạn tuổi được thu nhận vào lớp 1 bậc Tiểu học trong năm nay (năm 1971).

    Về việc thành lập các trường Tiểu học Cộng đồng: Hiện nay, tất cả các trường tiểu học do Bộ Giáo dục quản trị đều áp dụng phương thức cộng đồng trong việc giảng dạy học sinh. “Chương trình này nhằm hướng dẫn học sinh đi sát với địa phương về phương diện kinh tế, văn hóa và xã hội. Sau khi học sinh học chương trình Tiểu học Cộng đồng, nếu không đủ phương tiện học tiếp, vẫn có thể áp dụng những kiến thức căn bản thực tiễn trong cộng đồng chúng đang sống”.

    Về việc thành lập các trường Trung học Tổng hợp: Hiện nay (1971), trên toàn quốc đã có 12 trường Trung học Công lập áp dụng mô thức tổng hợp. Bộ Giáo dục đang nghiên cứu để biến cải dần các Trung học Phổ thông Công lập thành trường Trung học Tổng hợp nhằm đáp ứng năng khiếu cá biệt của học sinh và nhu cầu thiết thực của xã hội.

    Về Trung học Kỹ thuật và Nông Lâm Súc: Bộ Giáo dục đang xúc tiến thành lập mỗi tỉnh lỵ một trường Trung học Kỹ thuật, một trường Trung học Nông Lâm Súc hoặc Ngư nghiệp.

    Về Đại học Cộng đồng: Bộ Giáo dục đang xúc tiến thành lập Đại học Cộng đồng Tiền Giang đặt tại Mỹ Tho và Đại học Cộng đồng Duyên Hải đặt tại Nha Trang. Đây là mô thức mới về đại học được áp dụng tích cực tại các nước tiền tiến. Đại học ngày nay không thể tách rời xã hội mà phải đi sát với cộng đồng để phụng sự cộng đồng, phù hợp với triết lý đại chúng và thực dụng.

         “Những thành quả vừa kể về giáo dục trong 10 năm qua chắc chắn là những bằng chứng cụ thể nói lên cố gắng không ngừng của chính phủ nhằm đáp ứng tinh thần cầu tiến dân tộc, [để] theo kịp trào lưu tiến hóa của nhân loại” (Ngô Khắc Tỉnh, “Giáo dục Việt Nam hôm nay”, Giáo dục nguyệt san, số 53, tlđd., tr. 82-86).  

         Đến năm học 1973-1974, Việt Nam Cộng hòa có 20% dân số là học sinh và sinh viên đang đi học trong các cơ sở giáo dục. Con số này bao gồm 3.101.560 học sinh tiểu học, 1.091.779 học sinh trung học, và 101.454 sinh viên đại học; số người biết đọc biết viết ước tính khoảng 70% dân số (Nguyễn Thanh Liêm, Giáo dục ở miền Nam tự do trước 1975, tr. 22-23, dẫn lại theo “Giáo dục Việt Nam Cộng hòa”, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia).  

    Đến năm 1975, tổng số sinh viên trong các viện đại học ở miền Nam là khoảng 150.000 người, không tính các sinh viên theo học ở Học viện Quốc gia Hành chánh và ở các trường đại học cộng đồng (Nguyễn Văn Canh, Vietnam Under Communism 1975-1982, tr. 156, dẫn lại theo “Giáo dục Việt Nam Cộng hòa”, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia). 

         Riêng về hệ thống các trường, viện thuộc bậc cao đẳng-đại học, tính đến năm 1974, Việt Nam đã có trên thực tế:

         – Viện Đại học Sài Gòn (công lập), tiền thân là Trường Cao đẳng Đông Dương thiết lập từ năm 1917 tại Hà Nội, gồm các khoa/ trường: Sư phạm, Luật khoa, Văn khoa, Khoa học, Y khoa, Nha-Y khoa, Dược khoa, Kiến trúc, Hải học viện Nha Trang. 

         – Viện Đại học Quốc gia Thủ Đức, thành lập năm 1963, gồm Học viện Quốc gia Kỹ thuật (Trường Kỹ thuật và Khoa học Căn bản, Trường Cao đẳng Công chánh, Trường Cao đẳng Công nghệ, Trường Cao đẳng Điện học, Trường Cao đẳng Hóa học, Trường Cao đẳng Hàng hải); Học viện Quốc gia Nông nghiệp; Trung tâm Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật.

         – Viện Đại học Huế (công lập), thành lập năm 1957, gồm các khoa/ trường: Sư phạm, Luật khoa, Văn khoa, Khoa học, Y khoa.

         – Viện Đại học Cần Thơ (công lập), thành lập năm 1966, gồm các khoa/ trường: Sư phạm, Luật khoa và Khoa học xã hội, Văn khoa, Khoa học, Cao đẳng Nông nghiệp, Sinh ngữ.

         – Viện Đại học Cộng đồng Tiền Giang (Mỹ Tho) (công lập), thành lập năm 1971, gồm 2 phân khoa: Đại học Căn bản, Đại học Chuyên nghiệp.

         – Viện Đại học Cộng đồng Duyên Hải (công lập), thành lập năm 1971, gồm các phân khoa/ ban: Điện và Điện tử, Sư phạm, Ngư nghiệp .

         – Trường Đại học Chuyên nghiệp Trung cấp (công lập), thành lập năm 1974, gồm 5 ban chuyên môn: Công chánh và Địa chánh, Công kỹ nghệ, Điện và Điện tử, Hóa học, Thương mại.

         – Viện Đại học Đà Lạt (tư lập, thuộc Giáo hội Công giáo Việt Nam), thành lập năm 1957, gồm các khoa/ trường: Sư phạm, Văn khoa, Chính trị Kinh doanh, Khoa học.

         – Viện Đại học Vạn Hạnh (tư lập, thuộc đoàn thể Phật giáo), thành lập năm 1964, gồm 4 phân khoa: Phật học, Giáo dục, Văn học và Khoa học Nhân văn, Khoa học Xã hội.

         – Viện Đại học Minh Đức (tư lập, do Hội Minh Trí thuộc đoàn thể Công giáo), thành lập năm 1970, gồm 5 phân khoa: Nhân văn và Nghệ thuật, Kinh thương, Y khoa, Kỹ thuật Canh nông, Khoa học Kỹ thuật.

         – Viện Đại học Cao Đài (Tây Ninh) (tư lập), thành lập năm 1971, gồm 2 phân khoa: Sư phạm, Nông Lâm Mục.

         – Viện Đại học Hòa Hảo (Long Xuyên) (tư lập), thành lập năm 1971, gồm 4 phân khoa: Văn khoa và Sư phạm, Khoa học Quản trị, Thương mại Ngân hàng, Bách khoa Nông nghiệp.

         – Viện Đại học Cửu Long (công lập), hoạt động từ niên khóa 1973-1974, gồm 2 ngành: Truyền thông Đại chúng, Kinh tế Quản trị.

         – Đại học Quân sự, gồm Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt (tiền thân là Trường Sĩ quan Việt Nam, thành lập năm 1948 tại Huế) và Trường Đại học Chiến tranh Chính trị (tiền thân là Trung tâm Huấn luyện Tâm lý chiến, thành lập năm 1956).

         – Trường Cao đẳng và Chuyên nghiệp, gồm 13 trường: Quốc gia Hành chánh (thành lập năm 1952), Công tác Xã hội (thành lập năm 1969, trực thuộc Bộ Xã hội), Cán sự Điều dưỡng (tiền thân là Trường Cán sự Y tế, thành lập năm 1955), Cán sự và Tá viên Thí nghiệm (thành lập năm 1971), Nữ hộ sinh Quốc gia (tiền thân là trường có cùng tên, thành lập năm 1935 tại Hà Nội), Quốc gia Bưu điện (thành lập năm 1959), Cao đẳng Mỹ thuật (thành lập năm 1954), Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ (thành lập năm 1958), Trung tâm Huấn luyện Chuyên môn Ngân hàng (thành lập năm 1966), Trung tâm Sinh ngữ (thành lập năm 1972), Nữ học viện Bách khoa Régina Pacis (do dòng nữ tu Bác Ái Vinh Sơn thành lập năm 1962, quản trị các chương trình giáo dục như: Giáo dục Ấu nhi hay Vườn trẻ, Trung học Phổ thông, Trung học Kỹ thuật… ), Trung tâm Caritas (xuất thân từ một vườn trẻ thành lập năm 1952, sau gồm có 3 ngành huấn luyện: Giáo viên Mẫu giáo, Tá viên Điều dưỡng, Cán sự Xã hội), Việt Nam Điện toán Công ty (Tư thục chuyên nghiệp Điện toán duy nhất được Bộ Giáo dục công nhận bằng Quyết định số 693/GD/KTHV/QĐ).

         (Về chi tiết các trường đại học và cao đẳng, xin xem thêm bài “Hệ thống giáo dục Cao đẳng-Đại học miền Nam 1954-1975” đăng trong tập chuyên đề này).

         Nhìn chung, nền giáo dục Cao đẳng-Đại học Việt Nam giai đoạn 1954-1975 mặc dù gặp nhiều khó khăn do hoàn cảnh chiến tranh ngày càng ác liệt và còn khá nhiều mặt hạn chế, đã phát triển phong phú đa dạng, có chú trọng đến việc đào tạo cán bộ chuyên môn kỹ thuật thuộc nhiều ngành nghề khác nhau với chất lượng đào tạo tương đối tốt, đáp ứng được phần nào nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của miền Nam lúc đó.

    IV. NHỮNG ĐẶC TÍNH NỔI BẬT CỦA NỀN GIÁO DỤC MIỀN NAM 1954-1975

    ▪ Việt Nam Cộng hòa chết yểu, chỉ sống 20 năm (1955-1975), nên lý thuyết/ dự tính/ kế hoạch giáo dục cao siêu thì nhiều nhưng sự thể hiện trên thực tế lại chưa được trọn vẹn, vẫn còn bị nhiều bậc thức giả đương thời chỉ trích nặng nề, như chúng ta đã thấy ở phần mô tả thực trạng/ khuyết điểm. Có những kế hoạch được soạn thảo nhưng còn nằm trên giấy, chưa có thời gian, điều kiện thực hiện, hoặc chỉ thực hiện được phần nhỏ. Vài kế hoạch đôi khi chỉ phản ảnh sáng kiến của một vài cá nhân hay tập thể, giai đoạn đầu vẫn còn lúng túng chưa có một chính sách giáo dục rõ rệt và nhất quán từ trên xuống, sự phát triển có lúc còn thiếu định hướng, lộn xộn và chắp vá.

         Nguyên nhân khách quan chủ yếu do chiến tranh và tình trạng bất ổn chính trị kéo dài gây ra.

         Tuy nhiên, phải thành thật nhận rằng, trong giai đoạn đầu Đệ nhất Cộng hòa, khi chiến tranh chưa tới hồi khốc liệt và chính trị còn tương đối ổn định, khoảng những năm 1955-1960, miền Nam Việt Nam đã bước đầu xây dựng được cho mình một số nền tảng cùng nề nếp tương đối vững chắc cho một nền giáo dục vừa hướng tới hiện đại, vừa có bản sắc riêng, tạo cơ sở cho những bước phát triển thêm về sau. Trong khoảng thời gian này, nhờ sự khích lệ của chính quyền, mặc dù điều kiện vật chất vẫn còn nhiều hạn chế, miền Nam đã có được một bầu không khí học tập nô nức phấn khởi, cả học sinh và giáo chức đều hăng hái tin tưởng chăm lo việc học tập, giảng dạy hướng về tương lai, và với tinh thần “tôn sư trọng đạo” sẵn có, địa vị và đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần của giáo chức từ Tiểu học đến Đại học đều tương đối khả quan. Mức lương của giáo viên tiểu học mới ra trường là 250, giáo học bổ túc hạng 5 là 320, giáo sư Trung học Đệ nhất cấp hạng 4 là 400, giáo sư Trung học Đệ nhị cấp hạng 5 là 430, hạng 4 là 470. Với mức lương căn bản này, cộng thêm phụ cấp sư phạm, nhà giáo ở các thành phố thời Đệ nhất Cộng hòa có cuộc sống khá thoải mái, có thể thuê được người giúp việc trong nhà. Tình hình tốt đẹp này có thể nói chỉ bắt đầu sa sút với đời sống chật vật tăng dần từ khi chiến tranh leo thang ác liệt đi cùng với những cuộc xào xáo chính trị nội bộ diễn ra liên tục từ sau cuộc đảo lộn chính trị năm 1963. Tuy vậy, một cách chung, giới nhà giáo miền Nam căn bản vẫn giữ được lòng tự trọng và cung cách mô phạm, từ cách ăn mặc cho đến nói năng, giao thiệp với mọi người trong xã hội.

         ▪ Từ năm 1954, nền giáo dục Việt Nam Cộng hòa phát triển nhanh về số lượng, chú trọng chuyên môn khoa học nhưng vẫn không buông lỏng việc giáo dục đạo đức-luân lý cho học sinh, qua các môn Đức dục và Công dân giáo dục dành cho cấp I và II với số giờ học thích hợp (từ 2 giờ đến 2 giờ 30 phút mỗi tuần). Nhờ vậy, học sinh miền Nam trước năm 1975 nói chung sinh hoạt khá có nề nếp, cho tới lớn lên vẫn biết trọng kỷ luật và lễ phép với mọi người trên trước. Ăn nói sỗ sàng, chửi thề… là những hiện tượng rất hiếm xảy ra ở lứa tuổi học trò được đi học, nhưng nếu có xảy ra thì bị xã hội coi như một hiện tượng lạc lõng và phê bình rất nặng.

         ▪ Sinh ngữ là một môn quan trọng được tính hệ số cao gần bằng môn Văn. Học sinh bắt đầu được học sinh ngữ tùy chọn kể từ lớp Đệ thất (lớp 6); lên đến lớp Đệ tam (lớp 10), lại được học thêm sinh ngữ thứ hai. Hai môn sinh ngữ thông dụng nhất thời đó là Pháp và Anh, cũng có Hoa ngữ, Đức ngữ nhưng ít người học. Học sinh thi đậu Tú tài II sử dụng tương đối thành thạo hai ngoại ngữ đã học, nên ít gặp khó khăn khi lên Đại học hoặc đi du học nước ngoài.

       ▪ Điều 26 Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa 1956 quy định:  “Quốc gia cố gắng cho mọi người dân một nền giáo dục cơ bản có tính cách cưỡng bách và miễn phí; Mọi người dân có quyền theo đuổi học vấn; Những người có khả năng mà không có phương tiện riêng sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn; Quốc Gia thừa nhận phụ huynh có quyền chọn trường cho con em, các đoàn thể và tư nhân có quyền mở trường theo điều kiện luật định; Quốc gia có thể công nhận các trường tư thục đại học và cao đẳng chuyên nghiệp hội đủ điều kiện luật định. Văn bằng do những trường ấy cấp phát có thể được Quốc gia thừa nhận”.

      Điều 10 và 11 Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa 1967 tái xác nhận những điều quy định như trên của Hiến pháp cũ 1956, nhưng diễn đạt lại và mở rộng, có thêm một số nội dung mới: “Quốc gia công nhận quyền tự do giáo dục; Nền giáo dục cơ bản có tính cách cưỡng bách và miễn phí; Nền giáo dục Đại học được tự trị; Quốc gia khuyến khích và nâng đỡ các công dân trong việc nghiên cứu và sáng tác về khoa học, văn học và nghệ thuật; Văn hóa giáo dục phải được đặt vào hàng quốc sách trên căn bản dân tộc, khoa học và nhân bản; Một ngân sách thích đáng phải được dành cho việc phát triển văn hóa giáo dục”.

      ▪ Về giáo dục miễn phí, Việt Nam Cộng hòa đã thực hiện khá tốt trong khu vực công lập. Một người đi học từ lớp đầu bậc tiểu học (lớp Năm, sau gọi lớp 1) cho đến khi tốt nghiệp đại học hầu như không tốn một đồng học phí nào, trừ vài khoản lệ phí đóng góp. Thực tế có không ít người nhà nghèo quá không học cao lên được, nhưng đó là vì hoàn cảnh phải nghỉ học giúp đỡ cha mẹ, hoặc vì các khoản chi phí khác như tiền mua sách vở/ tài liệu tham khảo, tiền quần áo, cơm gạo, chỗ trọ…, chứ không phải học phí.    

         ▪ Nền giáo dục miền Nam vận hành trên cơ sở chế độ dân chủ tự do. Do Hiến pháp công nhận, các viện đại học cả công lẫn tư được quyền hoạt động độc lập và tự chủ, gọi là tự trị đại học (tương đương với khái niệm “tự chủ đại học” bây giờ), đặc biệt về học vụ không có sự can thiệp từ ngoài, không có bộ nào chủ quản, kể cả Bộ Quốc gia Giáo dục. Hội đồng Khoa (đứng đầu là Khoa trưởng) của mỗi trường đại học gồm những giáo sư, học giả uyên bác có nhiệm vụ soạn thảo chiến lược và chương trình đào tạo của trường mình.

         Nhà trường hoạt động theo cơ chế tập thể lãnh đạo (Hội đồng Khoa) và cá nhân phụ trách (Khoa trưởng). Viện trưởng chịu trách nhiệm lãnh đạo chung toàn viện về học vụ, hành chánh, tài chánh, ngoại giao và kỷ luật, cũng như về đường hướng/ kế hoạch phát triển tổng quát.

         Trong khuôn khổ tự trị đại học, sinh viên được sống trong môi trường học tập và sinh hoạt khác hẳn so với thời trung học. Ở hầu hết các trường/  phân khoa đại học, sinh viên không bị ràng buộc vào khuôn khổ, không bị điểm danh (nghĩa là không bắt buộc phải dự lớp nghe giảng), mà chỉ cần sự tự giác với kết quả học tập được đánh giá qua các kỳ thi quy định. Sinh viên được xem là trí thức trẻ, nên với truyền thống dân chủ học đường, nhà trường tạo mọi điều kiện cho họ được tự do hoạt động trong khuôn khổ nội quy của trường và không can thiệp vào việc nội bộ của họ. Bên trong nhà trường đại học, người sinh viên được quyền tự do nói lên tiếng nói của mình về mọi vấn đề của đất nước và của xã hội đương thời, miễn không trái quy định của luật pháp là được.

         Với tinh thần tự trị đại học, ít nhất về phương diện học vụ, các trường đại học đều được tự do thiết lập chương trình giảng dạy và học tập/ nghiên cứu riêng, không bị lệ thuộc bởi bất kỳ một kiểu “ban tuyên giáo” nào. Điều này có nghĩa cả ở các môn khoa học xã hội (Văn chương, Sử học, Triết học …), giáo sư được quyền tự biên soạn giáo trình tùy theo lĩnh vực tâm đắc của mình, muốn dạy gì dạy nhưng phải được sự chấp thuận của Khoa trưởng, và đương nhiên, do sự đối đầu giữa hai hệ thống ý thức hệ Nam-Bắc lúc bấy giờ, miễn không lợi dụng giảng đường để tuyên truyền trực tiếp cho “cộng sản” là được! Nhờ vậy, ngành Đại học phát triển khá tự do, tạo điều kiện cho mọi giáo sư, sinh viên được quyền nghiên cứu, sáng tạo, phát biểu tư tưởng và thậm chí… lập thuyết! Sinh viên nào làm bài thi trái ý thầy trong các bộ giáo trình, có khi còn được điểm cao hơn.

         Đương nhiên, tính độc lập của một viện trưởng viện đại học đối với nhà cầm quyền còn phải cao hơn. Trong một tập hồi ký (chưa xuất bản) của mình, Dương Văn Ba, cựu dân biểu Hạ viện phái đối lập thời Việt Nam Cộng Hòa, kể chuyện khoảng tháng 9.1968, Viện Đại học Đà Lạt tổ chức lễ tốt nghiệp khóa đầu tiên (1964-1968) của trường Đại học Chính trị Kinh doanh (thuộc Viện Đại học Đà Lạt). Trong buổi lễ, Viện mời tác giả với tư cách cựu sinh viên  về họp mặt và phát biểu cảm tưởng, đồng thời cũng có mời Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đến tham dự. Khi biết có kẻ “đối lập” sắp phát biểu trước mặt mình, ông Thiệu lễ phép tỏ ý không hài lòng với linh mục Viện trưởng Nguyễn Văn Lập, nhưng linh mục vẫn lịch sự thưa lại rằng chương trình đã lỡ sắp đặt: “Với tư cách Viện trưởng Đại học, tôi không thể hủy bỏ việc đó [tức việc phát biểu cảm tưởng của Dương Văn Ba] vì phải tôn trọng danh dự cựu sinh viên, cũng là bảo vệ danh dự của Viện trưởng Đại học Đà Lạt. Xin Tổng thống tha lỗi”. Rồi tác giả tập hồi ký kết luận cho câu chuyện mình vừa kể: “Thái độ của cha Lập đối với người đứng đầu chính quyền Sài Gòn lúc đó rất thẳng thắn, nói lên quan điểm về tự trị đại học, truyền thống của nhiều quốc gia trên thế giới. Đại học đào tạo nên những con người cho tương lai, chứ không phải đào tạo nên con người thời vụ…” (Dương Văn Ba, Những ngã rẽ, tr. 123-125).       

         Về ý nghĩa, tác dụng tốt đẹp của chế độ tự trị đại học, theo Giáo sư Nguyễn Khắc Hoạch (Đại học Văn khoa), vì Đại học là trung tâm nghiên cứu, phổ biến kiến thức về mọi lĩnh vực để phục vụ xã hội nên muốn chu toàn sứ mệnh, Đại học phải được tự trị thật sự về cả ba phương diện học chính, hành chính và tài chính. “Với nền tự trị cần thiết đó, Đại học mới không bị uy hiếp, và khả dĩ đem tới những đổi thay và biến cải xã hội có tính chất tiến bộ và nhân bản” (sđd., tr. 132).

         Cụ thể chi tiết hơn, theo cố Hòa thượng-Viện trưởng Viện Đại học Vạn Hạnh Thích Minh Châu thì vấn đề tự trị đại học là một vấn đề ý thức trách nhiệm hơn là một vấn đề quyền lợi để đòi hỏi. “Các nhà lãnh đạo Đại học chỉ có thể làm trọn phận sự của mình, nếu có được tự trị đại học, chớ không phải đòi hỏi quyền tự trị đại học để muốn làm gì thì làm, nhiều khi làm hại cả Đại học nữa. Về học vụ, không phải giáo sư hoàn toàn có quyền định đoạt mà phải có sự bàn cãi, chấp thuận của vị Khoa trưởng hay cơ quan đại học liên hệ. Và các sự bàn cãi lẽ dĩ nhiên phải dựa trên nhu cầu quốc gia, xã hội. Vấn đề học phí, vận động lạc quyên là vấn đề nội bộ của mỗi Đại học. Còn cho phép hay không tùy thuộc các cơ quan liên hệ với Đại học” (“Về giáo dục đại học”, Đức Phật nhà đại giáo dục, NXB Tôn giáo, 2005, tr. 275-276).

         Trong điều kiện giáo dục đại học tự do và tự trị, nhiều viện đại học tư thục thuộc các tôn giáo cũng được trăm hoa đua nở, như có thể kể Viện Đại học Đà Lạt, Viện Đại học Minh Đức đều của Công giáo, Viện Đại Học Vạn Hạnh của Phật giáo (Sài Gòn), Viện Đại học Cao Đài (Tây Ninh), Viện Đại học Hòa Hảo (Long Xuyên).

    ▪ Nền giáo dục miền Nam 1954-1975 mang tính xã hội hóa rất cao, nếu không muốn nói triệt để. Mọi cá nhân hoặc đoàn thể/ tổ chức hợp pháp đều có quyền mở trường dạy học từ mẫu giáo đến đại học theo quy định của Bộ Quốc gia giáo dục và trong khuôn khổ của luật lệ đương thời. Nhờ vậy hệ thống giáo dục tư nhân phát triển rất mạnh, cùng với chính phủ chăm lo cho nền giáo dục quốc dân. Một quy chế tư thục đã sớm được ban hành do Dụ số 57/4 ngày 23.10.1956 cho phép mở trường tư ở cả 4 cấp Mẫu giáo, Tiểu, Trung và Đại học, kể cả trường tư thuộc mọi tôn giáo đang hoạt động hợp pháp. Nhờ vậy, tính đến tháng 4.1968, theo thống kê của Bộ Giáo dục, Việt Nam có 1.917 trường sơ tiểu học với 359.589 học sinh và 6.406 giáo chức, chiếm 18,25 % tổng số học sinh tiểu học toàn quốc; có 428 trường trung học tư thục với 308.149 học sinh và 8.296 giáo chức, chiếm 65,43% tổng số học sinh trung học toàn quốc (xem Giáo dục nguyệt san, số 25, tháng 12.1968, tr. 10). Đến niên học 1970-1971, trường tư thục đảm nhiệm 17,7% học sinh tiểu học và 77,6% học sinh trung học. Sang đầu năm 1975, đã có khoảng 1,2 triệu học sinh học ở hơn 1.000 trường tư thục cấp tiểu học và trung học.

         Một số mô hình giáo dục tư thục đặc biệt như hệ thống các trường Bồ Đề của Phật giáo, trường dòng Lasan và nhà trẻ mẫu giáo của các “dì phước” thuộc Công giáo đều được phát triển mạnh mẽ  theo Quy chế Tư thục, góp phần tích cực vào sự nghiệp giáo dục chung cho cả nước.

         Nhờ tham khảo rộng rãi kinh nghiệm của thế giới, nền giáo dục miền Nam còn có tính chất đa dạng về loại hình, đã bước đầu thiết lập được một số mô hình giáo dục đặc biệt, thích nghi với hoàn cảnh của từng địa phương và của đất nước. Đáng chú ý có:  Tiểu học cộng đồng (bắt đầu sớm từ năm 1954; Nghị định số 2463-GD/PC/NĐ ngày 25.11.1969 cộng đồng hóa tất cả các trường tiểu học), Đại học cộng đồng (Viện Đại học Cộng đồng Tiền Giang [Mỹ Tho] và Viện Đại học Cộng đồng Duyên Hải cùng được thành lập trong năm 1971), Trung học tổng hợp (tính đến cuối năm 1971, trên toàn quốc đã có 12 trường trung học công lập áp dụng thí điểm mô thức tổng hợp), Trung học kỹ thuật (kết hợp việc dạy nghề với giáo dục phổ thông, như Trung học Kỹ thuật Cao Thắng,  Trung học Nông Lâm Súc Bảo Lộc…), Địa phương hóa giáo dục (dự án thành lập 14 khu học chánh trên cả nước do Sắc lệnh số 012/SL/GD ngày 26.1.1970 của Thủ tướng chính phủ)….

         Về hình thức tổ chức các loại lớp học, cũng rất đa dạng, để mở rộng cửa và tạo điều kiện cho tất cả những ai “học được đều được học”, không giới hạn tuổi tác. Công chức bận việc hoặc người bận kế sinh nhai không đến trường ban ngày được, vẫn có thể ghi danh học các lớp bán công hoặc tư thục ban đêm. Bất kỳ ai có chí cũng có thể học lên cao được bằng con đường tại chức, hàm thụ, hoặc tự học, chỉ cần theo đúng chương trình học thống nhất của Bộ Quốc gia Giáo dục ban hành là có thể đi thi với tư cách thí sinh tự do. Học sinh nghèo học giỏi hoặc thuộc gia đình công chức đông con, được chính phủ trợ cấp học bổng.

         Ở bậc Đại học, điều kiện/ thủ tục nhập học cũng dễ dãi tối đa. Ngoài các ngành có tính chuyên môn cao (như Y khoa, Dược khoa, Nha khoa…) buộc phải thi tuyển và phải dự lớp, các trường đại học khác còn lại như Văn khoa, Khoa học, Luật khoa…đều mở rộng cửa cho sinh viên ghi danh vào học, không phải thi tuyển. Đặc biệt như Văn khoa, Luật khoa không bắt buộc phải vào dự lớp nghe giảng, đầu năm chỉ cần mua một số giáo trình về nhà học, sau khi đã đóng một ít lệ phí không đáng kể, nên rất tiện lợi cho cả thành phần quân nhân, công tư chức, lao động nghèo… muốn học thêm lấy văn bằng đại học để nâng cao tri thức hoặc thăng tiến trong nghề nghiệp.     

         ▪ Ở cả ba cấp Tiểu, Trung và Đại học (phổ thông lẫn chuyên nghiệp), giáo dục phải tách khỏi chính trị. Điều này có nghĩa, theo GS Nguyễn Văn Phú, “Trên phương diện cá nhân, không ai cấm một nhà giáo làm chính trị. Song trên cương vị nhà giáo, chúng ta không muốn thực hiện ‘ý hướng chính trị’ của mình vào học đường. Chúng ta chỉ rèn luyện những tâm hồn yêu nước, chúng ta chỉ chuẩn bị cho con em vào đời, chúng ta không dùng trẻ vào mục đích chính trị của riêng mình hay nhóm mình” (Cải tổ giáo dục, sđd., tr. 128).

         Giáo dục độc lập với chính trị, vì thế, thậm chí, trong lúc đánh nhau quyết liệt giữa hai bên, phía miền Nam cũng rất ít khi đem nội dung “chống cộng” vào các sách giáo khoa, đặc biệt là những nội dung có tác dụng kích động lòng hận thù dân tộc hoặc đấu tranh giai cấp.

    Nói chung, về khía cạnh độc lập giữa chính trị với giáo dục, theo nhận xét của GS Nguyễn Thanh Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa Giáo dục và Thanh niên Việt Nam Cộng hòa trước 1975, ở miền Nam trước đây, “Giáo dục là của những người làm giáo dục”. Đặc điểm này được tôn trọng trong suốt thời Quốc gia Việt Nam của Cựu hoàngBảo Đại cũng như trong thời Việt Nam Cộng hòa. Cũng theo GS Liêm, các chức vụ Bộ trưởng hay Tổng trưởng giáo dục có thể do các chính trị gia hay những người thuộc ngành khác đảm nhiệm, nhưng các chức vụ khác trong Bộ Giáo dục đều do những nhà giáo chuyên nghiệp đảm trách (ngoại trừ một số chức vụ có tính chất chính trị nhưĐổng lý văn phòng, Bí thư, v.v…). “Họ là những người am hiểu công việc, có kinh nghiệm, giàu tâm huyết, và xem chính trị chỉ là nhất thời, tương lai của dân tộc mới quan trọng. Trong các cơ quan lập pháp, những người đứng đầu các ủy ban hay tiểu ban giáo dục của Thượng viện và Hạ viện (của Quốc hội Việt Nam Cộng hòa) đều là những nghị sĩ quốc hội xuất thân từ nhà giáo. Ngoại trừ ở những vùng mất an ninh, những gì thuộc phạm vi chính trị nhất thời đều ngưng lại trước ngưỡng cửa học đường” (sđd., tr. 127-128, đây dẫn lại theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia).

          Giáo dục cũng phải tách khỏi tôn giáo. Cũng theo GS Nguyễn Văn Phú, “Giáo dục không phụng sự riêng cho một tôn giáo nào… Mỗi giáo chức có tín ngưỡng riêng của mình và tôn trọng tín ngưỡng của người khác. Khi một giáo chức đặt vấn đề phân biệt tôn giáo thì giáo chức đó đi sai với chức vụ của mình…” (sđd., tr. 127).        

        ▪ Tuy chưa có Luật Giáo dục và Quy chế Giáo chức, nhưng một số nền tảng về đường lối và tổ chức giáo dục ghi rõ trong Hiến pháp cả hai thời Đệ nhất và Đệ nhị Cộng hòa, đã giúp cho nền giáo dục có một căn bản pháp lý để theo, qua đó được vận hành trên tinh thần dân chủ tự do và bình đẳng xã hội, tạo cơ hội học tập đồng đều cho mọi người (“ai học được, được học”…), không phân biệt giai cấp, thành phần lý lịch, và vì thế ai cũng có quyền đi học, đi thi, kể cả những người có tư tưởng hoặc hành động chống lại chế độ chính trị đương thời. Hiện nay, trong người Việt Nam thế hệ tuổi trên 60 đang ở trong nước hoặc nước ngoài, vẫn còn một số nhân chứng sống chứng thực cho tinh thần phóng khoáng cởi mở này. Thậm chí, có người đang bị ở tù vì tội biểu tình chống phá chế độ Việt Nam Cộng hòa, đến kỳ thi vẫn được chính quyền ngành giáo dục tổ chức một hội đồng thi riêng, nếu thi đậu còn được cấp phát văn bằng tại chỗ ngay trong trại tù!

         Trên thực tế, chỉ riêng có trường hợp học sinh đi du học nước ngoài thì mới bị chính quyền sưu tra lý lịch để tìm cách hạn chế, ngăn chặn, nếu có người thân theo cộng sản! Còn ở trong nước, dù có cha mẹ là cán bộ tập kết ra Bắc hay Việt cộng hoạt động trong khu kháng chiến miền Nam, con cái vẫn được quyền đi học bình thường cho đến hết bậc đại học hoặc lên cao hơn nữa.       

         Sở dĩ được như vậy chủ yếu là vì nền giáo dục này, trên cơ sở của tinh thần dân chủ, còn được trang bị bởi một hệ thống triết lý giáo dục dẫn đạo. Triết lý này đôi lúc có bị một số nhà giáo dục và trí thức phê bình, cho là cao siêu, mơ hồ, thoát ly thực tế chính trị…, nhưng theo thiển ý, xét cho cùng, đã là triết lý mà không trừu tượng thì đâu còn là triết lý nữa. Cho nên chúng ta phải khách quan thừa nhận, dù sao đây cũng là sự sáng tạo độc đáo của ngành giáo dục thời Đệ nhất Cộng hòa (1955-1963) (mặc dù thực tế có lẽ được cải biên từ ba nguyên tắc căn bản dân chủ, dân tộc, khoa học, đã được ông Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Vũ Đình Hòe trong Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nêu lên từ năm 1946) nhờ nó mà mọi hành vi hoạch định giáo dục, từ thủ tục nhập học đến chương trình học, nội dung sách giáo khoa… đều phải tuân theo những nguyên tắc căn bản đã được vạch ra như những nguyên tắc về Nhân bản, Dân tộc và Khai phóng… Ai làm trái, dù quyền lực tới đâu, các giáo chức, sinh viên học sinh, và các bậc phụ huynh, nhà văn nhà báo đều có quyền và có căn cứ để phê phán.Hệ thống triết lý giáo dục này còn giúp học sinh thăng hoa, sáng tạo, phát triển tự do cá nhân…, là một trong những lý do quan trọng nhất khiến các ngành văn hóa, nghệ thuật phát triển một cách tự do phóng khoáng, cho ra được nhiều tác phẩm hay về thơ văn, hội họa, âm nhạc, và những công trình nghiên cứu học thuật có giá trị cao thuộc các ngành văn, sử…

         ▪ Về nội dung sách giáo khoa, vì vậy, hầu như cũng hoàn toàn không bị chính trị chi phối. Ở môn Văn cả ba cấp Tiểu, Trung và Đại học, tất cả những tác giả tiêu biểu còn đang sống/ phục vụ ở miền Bắc trong tình trạng đất nước chia đôi và chế độ đối lập, đều được trích giảng đầy đủ, không phân biệt trường phái và xu hướng chính trị. Ở môn Sử, tất cả mọi nhân vật hay sự kiện đều được đề cập, đánh giá khách quan, chứ không theo quan điểm lập trường giai cấp nào, còn sự chê khen thì có mức độ, chủ yếu chỉ dựa trên lập trường yêu nước thương dân, nhưng vẫn không mạt sát nặng nề ai cả. Ngay cả ở môn Triết lớp cuối cấp III (Trung học Đệ nhị cấp) và Đại học cũng vậy, mọi trường phái triết học trong lịch sử triết học nhân loại, kể cả triết học Mác-Ăngghen, đều được giới thiệu/ giảng dạy đầy đủ với tinh thần khách quan khoa học, không có sự xuyên tạc bóp méo vì chủ đích chính trị. Ở Đại học Văn khoa miền Nam, ngoài triết học “tư sản”, đã từng có những giáo trình về triết học Mác được giảng dạy chính thức và công khai, như Hành trình trí thức của Karl Marx (1966) của GS Nguyễn Văn Trung, Tìm hiểu triết học của Karl Marx của GS Trần Văn Toàn (NXB Nam Sơn, Sài Gòn, 1965)… Nhờ vậy, kiến thức của sinh viên học sinh luôn được trang bị một cách bao quát rộng mở, từ đó có được tầm nhìn và nhận thức chuẩn xác trước mọi hiện tượng diễn ra trong cuộc sống, không bị bịt mắt để trở thành phiến diện, giáo điều một chiều.

    ▪ Việc tổ chức thi cử (bao gồm thi tuyển và thi tốt nghiệp) có nề nếp tương đối ổn định, do Nha Khảo thí Bộ Giáo dục chuyên trách, ít khi có sự thay đổi xoèn xoẹt. Các cuộc thi phần lớn đều đảm bảo được tính công bằng và bình đẳng cho mọi người đi học, với kỷ cương nghiêm nhặt, ít để xảy ra tình trạng quay cóp, sử dụng ‘phao”, và không có ngoại lệ biệt đãi đối với con em những nhà quyền thế lớn. Cũng không có trường hợp nào tỉ lệ thi đỗ lên đến mức 80-90 %. Chính chúng tôi được nghe câu chuyện kể trực tiếp từ người trong cuộc của gia đình BS-GS Trần Ngọc Ninh: khi ông Ninh giữ chức Tổng trưởng Văn hoá Xã hội đặc trách Giáo ‎dục trong chính phủ Việt Nam Cộng Hoà (1966-1967), có đứa cháu gái gọi bằng cậu ruột thi đậu dự khuyết vào Đại học Y khoa muốn nhờ ông nâng đỡ cho đậu chính thức, nhưng ông đã từ chối thẳng với lý do “học y khoa mà dốt thì là giết người”… Cô cháu không thể thành bác sĩ, đã phải ghi danh học Đại học Văn khoa, sau trở thành cô giáo dạy Văn cấp 3, và hiện chị đang định cư tại Đức…     

         Hằng năm học sinh được nghỉ trọn 3 tháng hè để vui chơi giải trí, phục hồi sức khỏe chuẩn bị cho niên học mới. Việc dạy thêm, học thêm phần lớn thực hiện theo tinh thần tự nguyện, không có sự o ép.

    Trường học rất ít khi phát động phong trào thi đua, hoặc thậm chí không có thi đua, để lấy những danh hiệu như “xuất sắc”, “tiên tiến”…. Thường thì sự thi đua học tập chỉ được thể hiện dưới hình thức phát bảng danh dự hằng tháng cho vài học sinh có thành tích tốt về học tập và hạnh kiểm ở mỗi lớp, chủ yếu dựa trên tinh thần ganh đua tự giác giữa các giáo chức, và giữa học sinh với nhau. Cuối năm học, các trường đều tổ chức lễ bế giảng phát phần thưởng, trong dịp này vị lãnh đạo đứng đầu quốc gia (tức Tổng thống) luôn có lệ gởi quà thưởng với giá trị đặc biệt cho những học sinh xuất sắc nhất của mỗi cấp lớp, gọi là “phần thưởng Tổng thống”, để khích lệ sự học cho con dân trong nước.

         ▪ Truyền thống tôn sư trọng đạo, kỷ luật học đường tuy càng về sau càng có vẻ sa sút do những giá trị chung của xã hội bị băng hoại, con người bị mất lòng tin…, nhưng nói chung trong phạm vi học đường vẫn còn giữ được căn bản nề nếp tương đối khá ở không ít nhà trường có uy tín, công cũng như tư. Hiện tượng trò đánh thầy thỉnh thoảng vẫn xảy ra nhưng rất hiếm, và thường bị dư luận xã hội lên án rất nặng. Có trường hợp một thầy giáo nọ bị học trò đâm gây thương tích trong lúc đi tắm biển ở Vũng Tàu, Tổng hội Giáo giới Việt Nam đã tức khắc ra lời kêu gọi toàn thể giáo chức bãi khóa trong vài ngày để phản đối, đòi chính quyền phải nhanh chóng giải quyết. Thói học trò “con ông cháu cha” ỷ lại quyền thế phụ huynh vào lớp quậy phá chưa được coi là tình trạng phổ biến. Trong lớp học, tất cả học sinh đều được đối xử bình đẳng như nhau, không phân biệt giàu nghèo hay địa vị xã hội của phụ huynh học sinh.Người ta kể chuyện con một ông bộ trưởng nọ vi phạm kỷ luật bị  giáo viên mời ra khỏi lớp, ông bộ trưởng bận công vụ không đi được, phải nhờ một nhân viên thừa hành nhưng cấp khá cao, thay mặt đến trường xin lỗi thầy trước mặt hiệu trưởng…    

    ▪ Trình độ nghiệp vụ, lương tâm, trách nhiệm, thể diện, tư cách mô phạm…, nhờ được đào tạo tương đối tốt trong các trường sư phạm, với môn Luân lý chức nghiệp, nên nói chung phần lớn các thầy cô giáo vẫn giữ được một cách căn bản. Câu “lương sư hưng quốc” là một trong những khẩu hiệu được thường xuyên nhắc nhở và đề cao trong giới giáo dục.  

         Đặc biệt, trong lãnh vực hoạt động giáo dục, tuy khó tránh khỏi hoàn toàn, nhưng vẫn ít thấy xảy ra những hiện tượng tiêu cực như tham ô, móc ngoặc, lãng phí của công một cách tràn lan. Vì cả xã hội và từng bản thân mỗi nhà giáo đều có chung một quan niệm đã ăn sâu lâu đời vào cốt tủy: nghề giáo là một nghề thanh bạch…

    V. TẠM KẾT

         Qua các phần trình bày ở trên, chúng ta hẳn sẽ có thể thấy rằng nền giáo dục miền Nam giai đoạn 1954-1975 tuy còn đầy rẫy khiếm khuyết trong quá trình xây dựng dang dở nhưng đã  tỏ ra có chiều hướng phát triển lành mạnh với những nỗ lực đầy thiện chí và sáng tạo của chính quyền các cấp, của phụ huynh học sinh, cùng các giới hữu quan công cũng như tư đối với sự nghiệp giáo dục chung cả nước. Sự nhiệt huyết và cộng đồng trách nhiệm này có thể được chứng tỏ một phần qua sự xuất hiện của hàng loạt sách báo, tạp chí, bài viết rất phong phú đa dạng bàn về công tác giáo dục, mà nội dung chủ yếu thiên về phê bình những mặt yếu kém nhiều hơn là tô hồng mặt ưu điểm của nền giáo dục đương thời với hy vọng khắc phục, sửa chữa hầu tìm ra cho nó một hướng đi ngày càng  thích hợp khả dĩ vừa phục vụ tốt cho công cuộc duy trì/ phát huy tinh hoa truyền thống văn hóa đạo đức của dân tộc vừa đáp ứng được kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế của quốc gia. Mặc dù chỉ tồn tại trong khoảng 20 năm (từ 1954-1975), lại bị ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh và tình trạng bất ổn chính trị, ngân sách thiếu kém (chỉ khoảng 6-7% cho giáo dục), nền giáo dục miền Nam giai đoạn 1954-1975 đã có những bước phát triển đáng kể, đáp ứng được nhu cầu học hỏi gia tăng nhanh chóng của người dân, và nói chung đã đào tạo ra được một lớp người không chỉ có học vấn và khả năng chuyên môn tốt mà còn có lương tâm chức nghiệp và tinh thần trách nhiệm cao đối với quốc gia xã hội.

         Với triết lý giáo dục Nhân bản, được chính thức ghi luôn vào Hiến pháp 1967, nền giáo dục miền Nam rõ ràng muốn đào tạo nên những con người có trách nhiệm với cộng đồng, trong xã hội dân chủ, luôn biết tôn trọng khế ước xã hội, yêu nước, thương dân, có lòng bác ái vị tha đối với đồng loại. Trên tinh thần Nhân bản, người ta sẽ coi mọi con người trên thế gian đều có tình cảm, ước vọng như nhau, chỉ khác nhau ở hoàn cảnh sống cá biệt, và mỗi hoạt động hay phản ứng của con người trước hoàn cảnh (thiên nhiên, xã hội, bản thân…) đều có lý do độc đáo riêng của nó, đáng được trọng thị, cảm thông, chia sẻ. Tuy nhiên, triết lý Nhân bản có lẽ cũng là một trong những lý do làm cho con người dễ bị yếu mềm và giảm sức chiến đấu, khi phải đối đầu với những tình huống đấu tranh gay go ác liệt, hoặc tận mắt chứng kiến những cảnh đau thương, đổ máu.

         Để tạm kết bài viết này, chúng tôi xin phép được ghi lại hai lời đánh giá, một của ông Nguyễn Thanh Liêm, nguyên Hiệu trưởng Trường Pétrus Ký Sài Gòn và từng là Thứ trưởng Bộ Giáo dục thời Việt Nam Cộng hòa, về mục đích nền giáo dục miền Nam giai đoạn 1954-1975; và một của Thụy Khuê, một nữ nhà văn- nhà nghiên cứu-phê bình văn học đang có nhiều uy tín hiện nay, về hiệu quả tốt đẹp của nền giáo dục đó:

         – “Tóm lại, mục đích của giáo dục quốc gia là giúp mỗi cá nhân phát triển toàn diện để trở thành những người có kỹ năng thực tiễn, có khả năng tư duy, để làm việc, sinh sống, có đạo đức, có tình người, để gây dựng hạnh phúc gia đình và hội nhập vào xã hội góp phần vào việc bảo vệ và phát triển quốc gia. Người được đi học sẽ trở thành người tốt và có ích cho chính mình, cho gia đình, và cho quốc gia dân tộc. Giáo dục Việt Nam không phân biệt giàu nghèo, không phân biệt giai cấp xã hội, không phân biệt tôn giáo, địa phương, chủng tộc. Giáo dục Việt Nam cố tạo những cơ hội đồng đều cho mọi người được đi học tuy nhiên không phải ai cũng có thể học được đến hết bậc đại học…. Nhưng dù bất cứ học đến bậc học nào, mục đích của giáo dục vẫn phải là giúp tất cả mọi người trở thành người tốt, người đã được phát triển về khả năng cũng như đạo đức, dù khả năng đó ở mức độ nào…” (Nguyễn Thanh Liêm, Giáo dục ở miền Nam tự do trước 1975, hocthenao.vn).

         – “Có thể nói, trong suốt thời gian chia đôi đất nước, mặc dù với những tệ nạn của xã hội chiến tranh, tham nhũng, miền Nam vẫn có một hệ thống giáo dục đứng đắn. Trong chương trình giáo khoa, các giai đoạn lịch sử và văn học đều được giảng dạy đầy đủ, không thiên hướng. Ở bậc trung học học sinh gặt hái những kiến thức đại cương về sử, về văn, và tới trình độ tú tài, thu thập những khái niệm đầu tiên về triết học. Lên đại học, sinh viên văn khoa có dịp học hỏi và đào sâu thêm về những trào lưu tư tưởng Đông Tây, đồng thời đọc và hiểu được văn học nước ngoài qua một nền dịch thuật đáng tin cậy, dịch được những sách cơ bản. Nguyễn Văn Trung trong hồi ký đã nhấn mạnh đến sự tự trị của đại học, nhờ sự tự trị này mà các giáo sư có quyền giảng dạy tự do, không bị áp lực chính trị của chính quyền. Chính điều kiện giáo dục này, đã cho phép miền Nam xây dựng được một tầng lớp trí thức, một tầng lớp văn nghệ sĩ và một quần chúng độc giả; giúp cho nhiều nhà văn có thể sống bằng nghề nghiệp của mình. Và cũng chính tầng lớp trí thức và sinh viên này đã là đối trọng, chống lại chính quyền, khi có những biến cố chính trị lớn như việc đàn áp Phật giáo thời ông Diệm và việc đấu tranh chống tham nhũng (như vụ báo Sóng Thần) thời ông Thiệu.” (Thụy Khuê, “Văn học miền Nam”, vanviet.info/van-hoc-mien-nam).

                                                                                                                             TVC

                                                                                                                          14.10.2014

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    – Việt Nam Cộng hòa, Chính sách Văn hóa Giáo dục, Diễn văn do BS Nguyễn Lưu Viên, Phó Chủ tịch Đặc trách Văn hóa Xã hội đọc trong cuộc họp báo ngày 27.7.1966 của Nội các Chiến tranh,  Digitized by namkyluctinh.org.

    – Việt Nam Cộng hòa, Chính sách Văn hóa Giáo dục, 1972,  Digitized by namkyluctinh.org.

    – Nguyễn Hiến Lê, Thế hệ ngày mai, NXB P. Văn Tươi, Sài Gòn, 1953.

    – Lâm Toại, Giáo dục mới, Nhà in Thanh bình xuất bản, Huế, 1956.

    – Đoàn Nhật Tấn, Một nền giáo dục nhân bản và dân tộc, Tác giả xuất bản, Sài Gòn, 1966.

    – Nguyễn Thanh Nhân, Đóng góp một nền giáo dục dân chủ Việt Nam trong tương lai, Minh tâm, Sài Gòn, 1969.

    – Trần Văn Quế, Sư phạm lý thuyết, Bộ Giáo dục-Trung tâm Học liệu xuất bản, In lần thứ nhì, Sài Gòn, 1968.

    – Kim Định, Triết lý giáo dục, Ra khơi, Sài Gòn, 1965.

    – Nguyễn Quỳnh Giao, Cải tổ giáo dục, Thăng tiến xuất bản, Sài Gòn, 1970.

    – Nguyễn Khắc Hoạch, Xây dựng & phát triển văn hóa giáo dục, Lửa thiêng, Sài Gòn, 1970.

    – Nguyễn Duy Cần, Văn hóa giáo dục miền Nam đi về đâu?, Nam Hà xuất bản, Sài Gòn, 1970.

    – Vương Pển Liêm, Giáo dục cộng đồng, Lá bối, In lần thứ nhất, Sài Gòn, 1966.

    – Lê Thanh Hoàng Dân (Chủ biên), Các vấn đề giáo dục, Trẻ xuất bản, Sài Gòn, 1971.

    – Nguyễn Hổ Dư-Trần Doãn Đức, Vấn đề giáo dục, Văn Khoa xuất bản, 1971.

    – Phòng Tâm lý và Hướng nghiệp Đắc Lộ, Chỉ nam giáo dục cao đẳng Việt Nam, Sài Gòn, 1974.

    – Nguyễn Duy Chính, Vấn đề địa phương hóa giáo dục tại Việt Nam, Luận văn tốt nghiệp Ban đốc sự Học viện Quốc gia Hành chánh, Sài Gòn, Khóa XV, 1967-1970.

    Văn hóa nguyệt san, tập XIV, quyển 3 & 4, tháng 3 & 4. 1965  (số đặc biệt về Đại hội Giáo dục Toàn quốc, 1964), Nha Văn hóa Bộ Quốc gia Giáo dục, Sài Gòn.

    – Tập san Minh Đức, số ra mắt (đặc biệt về Phát triển & Giáo dục), Sài Gòn, tháng 6 & 7, 1972.

    Giáo dục nguyệt san, các số 28 (12.1968), 49 (5.1971), 53 (12.71), 54 (1.1972), 59-60 (6-7.1972).

    – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Thư tịch báo chí Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998.

    –  Nguyễn Q. Thắng, Khoa cử và giáo dục Việt Nam, NXB Văn hóa, 1998.

    – Thích Minh Châu, Đức Phật nhà đại giáo dục, NXB Tôn giáo, 2005.

    –  Trần Quỳnh Cư…, Việt Nam những sự kiện lịch sử (1945-1975), NXB Giáo dục, 2002.

    Nguồn: Tạp chí Nghiên Cứu & Phát Triển, số 7-8 (114-115).2014 (Chuyên đề: Giáo dục miền Nam Việt Nam 1954-1975)

    Đăng tải tại Archives, Articles, Teaching | Thẻ , | Bình luận về bài viết này

    Nhận thức của Lê Văn Hưu và Ngô Sĩ Liên về lịch sử Việt Nam

    “Một so sánh về nhận thức của hai sử gia Lê Văn Hưu và Ngô Sĩ Liên về lịch sử Việt Nam” [“Lê Văn Hưu and Ngô Sĩ Liên – A Comparative of their Perception of Vietnamese History”] là tựa đề tiểu luận của Yu Insun, nguyên giáo sư ban Sử Á châu tại Đại học Quốc gia Hán Thành [Seoul National University].

    Tiểu luận này đã được tình bày tại Hội nghị “Vietnam: Beyond the Frontiers” do Viện Quốc tế, Đại học California tại Los Angeles tổ chức trong hai ngày 11-12, 2001.

    Nghiên cứu này của giáo sư Insun đã đăng lại [p. 47-71] trong cuốn “Viet Nam: Borderless Histories” do Nhung Tuyet Tran và Anthony Reid là chủ biên và University of Wisconsin Press phát hành năm 2006. Bạn đọc có thể tham khảo nguyên bản Anh ngữ tại đây.

    Dưới đây bản lược dịch và nhận định về tiểu luận của Insun đã đăng trên Tạp chí Truyền Thông Communications, số 41 & 42, Thu Đông 2011, trang 156-168.

    ——-

    Cho tới giữa thập niên 80 thế kỷ XX, Hà Nội vẫn coi quốc sử như một côngcụ phục vụ các chính sách của Nhà nước. Giới sử gia ngoại quốc đặt lại vấn đề: sử quan ngày trước, trong thời phong kiến, nhận thức quốc sử ra sao? Đã có một số sử gia ngoại quốc lưu ý tới vấn đề đó. Trong công trình nghiên cứu này, Yu Insun trả lời câu hỏi trên bằng cách so sánh quan điểm sử học của hai sử gia Lê Văn Hưu và Ngô Sĩ Liên, theo thứ tự là sử quan đời Trần và sử quan đời Lê, tác giả bộ Đại Việt Sử Ký và bộ Sử Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, (gọi tắt là Toàn Thư). 

    Theo bộ sử Đại Việt Toàn Thư, vua Trần Thánh Tông, trị vì từ năm 1258 tới 1278, chỉ thị cho Lê Văn Hưu tham khảo sách sử và soạn thành bộ Đại Việt Sử Ký, gồm 30 quyển, dựa theo phương pháp viết sử của Tư Mã Quang, tác giả bộ sử Tư Trị Thông Giám của Trung Quốc. Nội dung bộ sử của Lê Văn Hưu, bắt đầu từ Triệu Đà, trị vì vào khoảng cuối thế kỷ III và chấm dứt vào cuối đời nhà Lý (1225). Ngày nay giới sử học trong và cả ngoài Việt Nam chỉ tìm thấy bộ Toàn Thư gồm 15 cuốn.

    Bộ Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên, lấy bộ Sử Ký của Tư Mã Thiên, Trung Quốc, làm mẫu mực, là một bộ sử biên niên, khởi từ đời Hồng Bàng, khoảng ba ngàn năm trước công nguyên, kéo dài tới cuối nhà Lê vào năm 1428. Năm 1428,vua Lê Thánh Tông xuống chiếu chỉ thị cho các sử thần thâu thập sử liệu gửi về tàng trữ tại Đông Các. Ngô Sĩ Liên được chỉ định tham dự vụ thâu thập sử liệu nói trên, nhưng ông có tang thân phụ, phải về quê cư tang. Hết tang, ông trở lại viện Đông Các thời việc thâu thập sử liệu đã hoàn tất. Ngô Sĩ Liên, sử dụng những sử liệu do ông thu thập được, trong số đó có bộ Đại Việt Sử Ký của Lê Văn Hưu, đối chiếu sử liệu Việt Nam với sử liệu Trung Quốc, viết thành bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, gồm có Ngoại Kỷ, Bản Kỷ và Lê Thái Tổ Kỷ, dâng lên vua Lê Thánh Tông năm 1479. Số sử liệu tàng trữ tại viện Đông Các đã thất lạc, chỉ còn bộ Toàn Thư truyền lại tới ngày nay. Sau đó, sử quan dưới triều Lê ghi chép việc nước viết thành bộ Đại Việt Sử Ký Tục Biên.

    Hai bộ sử Đại Việt Sử Ký và Toàn Thư, tạm đủ cho việc đối chiếu quan điểm sử học của hai sử quan Lê Văn Hưu và Ngô Sĩ Liên. Trong Đại Việt Sử Ký, Lê Văn Hưu viết ra 30 lời bàn. Trong Toàn Thư, Ngô Sĩ Liên để lại 170 lời bàn. Trong số đó, cho tới hết triều nhà Lý, sử quan Ngô Sĩ Liên viết 83 lời bàn: tức là có 56 lời bàn nhiều hơn tổng số lới bàn của Lê Văn Hưu. Có nhiều lời bàn, cả hai sử quan cùng bàn về một sử kiện. Đối chiếu lời bàn của hai sử quan trong những trường hợp này giúp người đọc dễ bề so sánh quan điểm sử học của hai nhà viết sử. Tác giả bộ Đại Việt Sử Ký Tục Biên không ghi thêm lời bàn.

    Lê Văn Hưu

    Chế độ truyền ngôi vua cho con để làm Thái Thượng Hoàng bắt đầu từ năm 1258 dưới triều vua Trần Thái Tông gây thêm mối căng thẳng ngoại giao giữa hai nước. Hơn nữa tục nhà Trần cho các hoàng tử công chúa thành hôn với nhau, nhắm mục đích củng cố vương quyền, cùng sự việc nho giả không được trọng dụng trong triều đình, đều đi ngược lại với tục lệ Trung Quốc. Thế nên việc vua Trần sai Lê Văn Hưu viết Đại Việt Sử Ký 大 史 có thể coi như triều đình nhà Trần muốn chứng tỏ quyền bình đẳng và sự độc lập giữa nước Đại Việt với triều đình nhà Nguyên khi đó đang đô hộ Trung Quốc.Lê Văn Hưu người Thanh Hóa, sinh năm 1230, mất năm 1322, thọ 93 tuổi. Ông đậu tiến sĩ năm 1247. Sau khi phục vụ trong nhiều chức vụ trong triều, ông được bổ nhiệm làm Chưởng Sử Quán, kiêm binh bộ thượng thư. Nhiều sử gia nghiên cứu về Lê Văn Hưu đặt câu hỏi: có những sử kiện quan trọng nào đã xẩy ra từ năm năm 1230 khi Lê Văn Hưu ra đời tới năm 1272 khi ông hoàn tất bộ Đại Việt Sử Ký? Hiển nhiên sử kiện quan trọng nhất là thời kỳ quân Nguyên xâm lăng nước Đại Việt năm 1257, tiếp theo là cuộc chiến thắng của Trần Hưng Đạo đuổi quân Nguyên ra khỏi bờ cõi. Triều đình nhà Nguyên phải phong cho vua Trần Thánh Tông, năm 1261 làm An Nam Vương, từ đó việc bang giao giữa Nhà Nguyên với nhà Trần mới trở lại bình thường. Tuy nhiên nhà Trần luôn luôn phải đề phòng nạn xâm lăng của nhà Nguyên. Năm 1271, nhân dịp đăng quang vua Nguyên đòi vua Trần sang chầu. Năm sau vua Nguyên lại gửi ba sứ thần sang Đại Việt tìm cột đồng do Mã Viện trồng để đánh dấu biên thùy Hoa-Việt sau khi thắng quân Hai Bà Trưng năm 42 Tây lịch.

    Việc Lê Văn Hưu chọn Triệu Đà 佗 làm khởi điểm cho việc dựng nước Đại Việt là bằng chứng sự bình dằng giữa hai nước Hoa-Việt. Điều đó căn cứ trên truyền thuyết lịch sử dưới đây. Năm 196 trước Tây lịch. Sau khi thống nhất được đất nước, Hán Cao Tổ 漢 リ 祖 sai sứ là Lục Giả x ネ sang Nam Việt phong vương cho Vũ Vương Triệu Đà. Gặp sứ giả nhà Hán, Triệu Đà hỏi: “Ta với Cao Tổ ai lớn hơn ai?” Lục Giả trả lời Hán Cao Tổ trị vì một nước lớn hơn ắt là lớn hơn.” Triệu Đà hỏi tiếp: “Nếu ta sinh ra tại Trung Quốc, liệu ta có lớn bằng Cao Tổ không?”

    Sau khi Lữ Hậu 呂后 tiếm ngôi nhà Hán, việc bang giao giữa Nam Việt và nhà Hán trở nên căng thẳng hơn. Năm 183 trước Tây lịch, Triệu Đà tự xưng là Vũ Đế ngang hàng với các Hoàng Đế nhà Hán. Sau khi Hán Văn Đế 漢 文 帝 lên ngôi, một mặt Triệu Đà sai sứ sang triều cống nhà Hán, để duy trì hoà bình giữa hai nước, một mặt vẫn tự coi là ngang hàng với hoàng đế nhà Hán.

    Suốt thời gian Lê Văn Hưu làm quan trong triều nhà Trần, nước Đại Việt luôn luôn bị nạn xâm lăng của Bắc Triều đe dọa, nên chắc chắn là ông thấu hiểu tầm quan trọng của việc duy trì nền độc lập, cùng việc tranh đấu để tránh những mối nhục trong việc bang giao. Triệu Đà là vị vua khéo léo giữ được độc lập cho đất nước mà không hy sinh sự đồng đẳng giữa hai nước Nam Việt và Trung Quốc nên không bị mất mặt trên đường ngoại giao. Đó là những lý do khiến Lê Văn Hưu coi Triệu Đà như người sáng lập ra nước Việt Nam. Dĩ nhiên Lê Văn Hưu cũng biết đến những vị lãnh đạo khai quốc khác trước Triệu Đà, nhưng hình ảnh những vị khai quốc đó mờ nhạt trước hình ảnh Triệu Đà vì những vị lãnh đạo khai quốc trước Triệu Đà đều bằng lòng với danh hiệu vương 王 do triều đình Trung Quốc phong cho, và không dám nghĩ tới việc xưng đế 帝. Bình về Triệu Đà, Lê Văn Hưu viết cái lớn lao của người trị nước không phải là cái lớn lao của diện tích đất nước người đó mà là cái đức 德 của người đó. Lời đó là lời Lê Văn Hưu bác bỏ lời Lục Giả so sánh Triệu Đà với Hán Cao Tổ trên đây. Trong lời Lê Văn Hưu, chữ đức không chỉ trọn vẹn là chữ đức của đạo nho. Chứ đức này là chữ đức của một vị đế, biết hạ mình để giữ nước, như lời Lão Tử Đạo Đức Kinh. Lê Văn Hưu đã đoan kết là hai vị vua đầu nhà Trần, Trần Thái Tông và Trần Thánh Tông đều đã theo đúng gương Triệu Đà, một mặt giữ viện toàn được đất nước, mặt khác mềm mỏng giữ được bình đẳng ngoại giao với triều nhà Nguyên.

    Lê Văn Hưu căn cứ trên mức bình đẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam để ghi làm năm khởi đầu nền độc lập của nước Việt Nam đối với Trung Quốc.

    Ông không chọn năm 939, năm Ngô Quyền xưng vương, một năm sau khi đánh bại quân Nam Hán; mà ông chọn năm 966, năm Đinh Bộ Lĩnh xưng đế sau khi dẹp xong loạn mười Hai Xứ Quân, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đặt kinh đô tại Hoa Lư. Ông công nhận công lao Ngô Quyền đã chiến thắng quân Nam Hán, nhưng ông chỉ trí Ngô Quyền không xưng đế, không chọn quốc hiệu, không đặt kinh đô, do đó Ngô Quyền không hoàn tất sự nghiệp dựng nước cho người Việt. Đinh Bộ Lĩnh, theo Lê Văn Hưu mới chính là người Trời sai xuống, dẹp tan loạn xứ quân, tiếp tục truyền thống dựng nước của Triệu Vũ Đế.

    Đặt cao nền độc lập của người Lạc Việt, Lê Văn Hưu kết tội những ai đã làm mất nền tự chủ của nước nhà. Ông nghiêm khắc chỉ trích tể tướng Lữ Gia 呂 嘉. Vào cuối năm 113 trước Tây lịch. Dưới triều vua Triệu Ai Vương 哀 王, vua nhà Hán sai An Quốc Thiếu Quí 安 國 少 季, sang Nam Việt. Sứ nhà Hán nguyên là tình nhân của hoàng hậu Cù Thị 樛 氏, bà hoàng này vốn chỉ là tỳ thiếp của Triệu Minh Vương, nên cùng dỗ dành Ai vương đem nước Nam Việt về dâng nhà Hán. Lữ Gia biết mưu này, can ngăn không được, nên cùng mấy đại thần đem cấm binh vào giết sứ giả nhà Hán, Cù Thị và Ai vương, tôn Kiến Đức建 德, con trưởng của Minh Vương, mẹ là người Nam Việt lên làm vua. Nhà Hán nhân truyện này dấy quân xâm chiếm Nam Việt. Lữ Gia không chống nổi, và Nam Việt trở thành quân huyện nhà Hán. Việc Lê Văn Hưu kết tội Lữ Gia không giữ nổi nước chứng tỏ lòng ông thiết tha với nền tự chủ của Nam Việt.

    Tiếp theo, Lê Văn Hưu chỉ trích những nhà lãnh đạo quần chúng, nổi dậy chống Trung Quốc, nhưng không đạt được tự chủ cho đất nước. Đó là trường hợp Lý Bí 李 チ (còn đọc là Lý Bôn) dưới triều vua Lương Vũ Đế 梁 武 帝, năm 541 thống lĩnh người nghĩa dũng nổi lên đánh đuổi thái thú Giao Châu là Tiêu Tư 蕭 諮 về Trung Quốc rồi chiếm giữ thành Long Biên 龍 編. Theo truyền thống truyền lại từ Triệu Đà, Lý Bí tự xưng là Nam Việt Đế, lấy quốc hiệu là Vạn Xuân. Sau đó vua nhà Lương sai tướng Trần Bá Tiên s 8 先 mang quân sang tái chiếm Giao Châu. Lý Bí thua, phải chạy trốn vào ẩn trong vùng núi, rồi sau đó bị bệnh chết. Lê Văn Hưu chỉ trích Lý Bí khá nặng. Ông coi Lý Bý chỉ là một viên tướng trung bình, nhưng đồng thời ông tiếc cho Lý Bí, trong tay có cả năm chục ngàn quân, đã để lỡ dịp giành lại tự chủ cho người Nam Việt, chỉ vì tài cầm quân của Lý Bí không bằng tài cầm quân của Trần Bá Tiên.

    Theo Yu Insun, Lê Văn Hưu thay đổi quan điểm về sử học của ông khi bàn về Hai Bà Trưng. Dẫu cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, chống triều đình Trung Quốc, chấm dứt bằng một chiến bại, nhưng tinh thần chiến đấu giành tự chủ cho đất nước đã ăn sâu vào lòng toàn dân. Điều đó chính là điều đã giúp người dân nước Đại Việt thành công trong việc đánh đuổi quân Nguyên.

    Vốn là một nhà Nho, Lê Văn Hưu tất tin tưởng rằng người phụ nữ đã đứng lên giành tự chủ cho đất nước, tất nhiên người trai đất Đại Việt phải bảo vệ đất nước hữu hiệu hơn nữa.

    Lê Văn Hưu đề cao việc bảo tồn nền tự chủ của đất nước khi ông so sánh vua Lý Thái Tổ, tức Lý Công Uẩn 李 公, vị vua khởi nghiệp nhà Lý, và trị từ 1010 tới 1028 với vua Lê Đại Hành nhà Tiền Lê tên là Lê Hoàn ホ 桓 làm quan Thập Đạo Tướng Quân nhà Đinh.

    Nhân khi vua nhà Đinh còn nhỏ tuổi, và lại có quân nhà Tống sang xâm, quân sĩ tôn Lê Hoàn lên làm vua, tức Đại Hành Hoàng Đế 大L 皇帝. Người đời sau ca tụng Lê Đại Hành có công phá Tống bình Chiêm, dẹp yên được loạn nước. Dưới mắt Lê Văn Hưu, Lý Công Uẩn không hơn Lê Hoàn vì công dựng nước nhưng vì Lý Công Uẩn có đức dầy hơn Lê Hoàn lập ra triều nhà Lý lâu dải hơn, bởi khi đất nước lâm nguy, ngưòi lãnh đạo không những cần có tài mà còn cần có cả đức mới giữ được nước lâu dài.

    Lê Văn Hưu cho là nhà Tiền Lê không tồn tại lâu dài vì Lê Hoàn đã không sớm chọn thái tử, khiến khi khi Lê Hoàn vừa băng hà thời đã xẩy ra việc tranh giành ngôi vua giữa các hoàng tử kéo dài bẩy tháng. Để cuối cùng người con út là Long Đĩnh フ cướp ngôi của anh là vua Lê Trung Tông ホ 中 宗 mới lên ngôi được ba ngày. Long Đĩnh là một ông vua vô cùng bạo ngược, và theo Lê Văn Hưu thì chính Long Đĩnh là người làm đổ ngôi nhà Tiền Lê.

    Đằng khác Lê Văn Hưu chỉ trích triều Lý không sớm chọn thái tử, nên khó tránh được nạn nội loạn, bởi theo tục nhà Lý, tới khi lâm bệnh nặng, vua cha mới chọn người có tài năng đảm lược làm người kế vị. Nhà Trần lấy đó làm gương, nên vua cha sớm chọn thái tử, nhường ngôi cho thái tử và lên ngôi thái thượng hoàng.

    Lê Văn Hưu chỉ trích vua Đinh Bộ Lĩnh phong cho năm bà vợ lên ngôi hoàng hậu. Sau đó, Lê Hoàn cũng như nhiều vua nhà Lý phong chức hoàng hậu cho nhiều bà vợ. Sụ kiện này chứng tỏ nhà vua muốn củng cố sức mạnh của triều đình bằng cách liên kết với gia đình các hoàng hậu. Tuy nhiên cũng vì vậy mà cơ đồ triều chính bị đe dọa bởi nội loạn trong thời kỳ tuyển chọn người kế vị hay chính trong ngày truyền ngôi.

    Lê Văn Hưu còn chỉ trích Lý Công Uẩn chỉ phong vương cho cha, trong khi vua Thái Tổ nhà Tống phong đế cho thân phụ. Sử gia còn hiểu là việc phong vương cho cha là do đức vô kỷ của Lý Công Uẩn. Đồng thời ông chỉ trích Lý Công Uẩn đã sao lãng truyền thống vun đắp tự chủ từ Triệu Đà truyền xuống.

    Cũng vì chủ ý đề cao việc duy trì nền tự chủ của đất nước, nên Lê Văn Hưu kết tội mọi hành động của các vị vua chúa sao lãng việt đề cao nền tự chủ. Đó là trường hợp Ngô Xương Văn, con trai của Ngô Quyền. Lê Văn Hưu ngợi khen Ngô Xương Văn 吳 昌 文về việc ông tha thứ cho Dương Tam Kha 楊 三 哥 cậu ruột ông về tội cướp ngôi vua của cháu, nhưng ông chỉ trích Ngô Xương Văn về việc mời Ngô Xương Ngập 吳 昌 岌 về cùng coi việc nước, khiến từ đó xẩy ra việc Ngô Xương Ngập tranh quyền, thế lực nhà Ngô mỗi ngày một kém và đất nước lâm vào nạn mười hai xứ quân. Lê Văn Hưu chỉ trích vua Lý Thái Tông 李 太 宗 trong việc dẹp giặc Nùng, đã cương quyết xử tử Nùng Tồn Phúc 儂 存 福 nhưng đã vì lòng từ bi tha cho Nùng Trí Cao 儂 智 リ và còn gia phong cho y chức Thái Bảo, và chỉ một năm sau Trí Cao lại làm loạn, và xin phụ thuộc vào Trung Quốc. Lời chỉ trích của Lê Văn Hưu chứng tỏ mối lo ngại của ông nhân vụ tạo phản của Trí Cao mà mở đường cho Trung Quốc xâm lăng Nam Việt. Lê Văn Hưu cũng chỉ trích vụ vua Lý Anh Tông 李 宗 bình Chiêm Thành, lập một vua mới cho Chiêm Thành. Chỉ ít lâu sau, vị vua này bị một hoàng thân cướp ngôi. Vua Anh Tông phong vương cho hoàng thân phản loạn đó. Chính vị vua thứ hai này chỉ it năm sau mang quân xâm phạm đất nước nhà Lý.

    Ngoài mối quan tâm về nền tự chủ và hoà bình của đất nước, Lê Văn Hưu còn nặng lòng về việc tham gia triều chính của nho giả. Ông chỉ trích vua Lý Thái Tổ, sau khi di đô về Thăng Long đã không xây cất Thái Miếu cho xứng đáng, như vậy là không tròn chữ hiếu của đạo Nho. Ông còn chỉ trích việc vua Lý Thái Tổ cho xây cất quá nhiều chùa chiền, làm hao tài sản quốc gia phí phạm công lực của nhân dân. Chắc chắn là Lê Văn Hưu phải biết là vua Lý Thái Tổ thủa trẻ đã được nhà sư Phật Giáo chùa Cổ Pháp tên là Lý Khánh Vân 李 慶 文 nhận làm con nuôi, dậy dỗ thành người, nhưng phải chăng vì lợi ích quốc gia ông đã thẳng thắn chỉ trích lòng mộ đạo Phật của nhà vua.

    Đằng khác, người đọc sử ghi nhận rằng ngay từ đầu nhà Trần đã có những kỳ thi kén người tài theo học đạo Nho ra giúp nước. Nhưng trên thực tế, số nho giả trong triều không nhiều, và không được giữ những địa vị then chốt.

    Cho tới khi quân nhà Nguyên xâm lấn dất Đại Việt, vì nhu cầu ngoại giao, địa vị nho gia trong triều nhà Trần mới được nâng cao và dần dần tăng tiến thành một lực lượng chống đối ảnh hưởng Phật Giáo ở trong triều. Yu Insun cho rằng việc Lê Văn Hưu chỉ trích vua Lý Thái Tổ trên đây chỉ là một đường lối khéo léo của sử gia để gián tiếp chỉ trích phe thân Phật Giáo trong đời Trần.

    Ngô Sĩ Liên

    Ngô Sĩ Liên người trấn Sơn Nam 山 南, có người nói ông từng theo phò Lê Lợi ホ 利 trong cuộc khởi nghĩa chống quân nhà Minh. Ngô Sĩ Liên đậu tiến sĩ năm 1442, dưới triều vua Lê Thánh Tông. Ông giữ chức Đô Ngự Sử dưới triều vua Lê Nhân Tông. Dưới triều vua Lê Thánh Tông, ông làm Quốc Tử Giám Ty Nghiệp, và tham dư vào việc soạn thảo bộ quốc sử. Năm sinh năm mất của ông không được sách sử ghi chép rõ, nhưng nhiều người tin rằng ông mất năm 99 tuổi. Với tuổi thọ đó, cuộc đời Ngô Sĩ Liên trải dài qua nhiều thăng trầm của lịch sử: cuộc suy thoái của nhà Trần và nhà Hồ; tiếp theo là hai mươi năm đô hộ dưới triều nhà Minh với chính sách tàn khốc tiêu diệt văn hóa Việt Nam; nhưng quan trọng hơn cả là cuộc chiến đấu giành tự chủ cho đất nước của Lê Lợi. Từ khi Lê Lợi dựng nên nhà Lê, ảnh hưởng Khổng Giáo trong triều lớn mạnh cùng số quan gia nho học ngưòi vùng châu thổ sông Nhị và thắng thế ảnh hưởng Phật Giáo của nhóm Phật Tử được trọng dụng người vùng Thanh Hóa trong việc triều chính, và ảnh hưởng Khổng giáo trở thành độc tôn dưới triều vua Lê Thánh Tông. Trong sinh hoạt tinh thần đó Ngô Sĩ Liên đã trước tác bộ sử Toàn Thư.

    Nhiều sử gia ngày nay tự hỏi lý do nào đã khiến Ngô Sĩ Liên trước tác bộ sử Toàn Thư, trong khi ông đã từng là một thành viên trong công cuộc sưu tập bộ quốc sử tàng trữ tại viện Đông Các? Có thể trả lời là việc soạn thảo bộ quốc sử là một công cuộc gồm nhiều nho giả, thế nên người tham dự khó bề bày tỏ những lời phê phán bình luận. Bởi vậy, theo sử gia Wolter(1), Ngô Sĩ Liên đã đơn độc trước tác bộ sử Toàn Thư với chủ đích là đề cao Khổng Giáo như một cơ động giúp cho người nước Đại Việt có một học thuyết căn bản để duy trì nền tự chủ trong thời gian đất nước gặp cơn nguy biến và theo Yu Insun, thì hành động này giúp Ngô Sĩ Liên đứng được ra ngoài vụ tranh chấp ảnh hưởng giữa Nho Giả vùng châu thổ sông Nhị với Phật Tử được trọng dụng vùng Thanh Hóa. Trong toàn bộ Toàn Thư, Ngô Sĩ Liên viết ra tổng cộng 170 lời bàn, trong số đó có 86 lời bàn về sử kiện xẩy ra dưới triều nhà Lý; 72 lời bàn về sử kiện xẩy ra dưới đời nhà Trần và nhà Hồ cùng hai chục năm tranh đấu chiến thắng quân xâm lược nhà Minh, phần còn lại là lời bàn về sử kiện dưới triều vua Lê Thái Tổ.

    Đại Việt Sử Ký Toàn Thư.

    Đại Việt Sử Ký Toàn Thư.

    Khổng Học, nhất là Tân Khổng Học ảnh hưởng mãnh liệt trên việc trước tác của Ngô Sĩ Liên, lời bàn của ông đều đặt trên đạo lý gia tộc và tương quan giữa vua và dân. Ông tin tưởng chắc chắn rằng đó là hai điểm quan trọng trong việc trị nước an dân. Năm 1320, khi vua Trần Anh Tông (tri vì từ 1293-1314) băng hà, ông trích sách Mạnh Tử(2):

    天 下 之 本 在 國
    Thiên hạ chi bổn tại quốc
    國 之 本 在 家
    quốc chi bổn tại gia
    家 之 本 在 ?
    gia chi bổn tại thân

    Nghĩa là: gốc của thiên hạ là nhà nước, gốc của nước là nhà, gốc của nhà là thân. Rồi Ngô Sĩ Liên thêm: “thân có tu, nhà mới tề, nước mới trị, điều ấy là khuôn vàng thước ngọc từ đời Nghiêu Thuấn, và đến ngày nay vẫn thật đúng như vậy.” Do đó ông chỉ trích bất kỳ ai vi phạm nguyên tắc này.

    Ngô Sĩ Liên hết lời ca tụng vua Trần Anh Tông, vì nhà vua dốc lòng tu thân, thờ phụng cha mẹ, giữ vẹn niềm hòa hảo với họ hàng, và nhất là thờ kính tổ tiên. Thế nên, theo Ngô Sĩ Liên, triều vua Trần Anh Tông là một triều thịnh trị, nhân dân sống đời an lạc. Tuy nhiên, ông vẫn còn chỉ trích vua Trần Anh Tông hãy còn một điều thiếu sót trong lễ quốc táng Thượng Hoàng Trần Nhân Tông.

    Ngô Sĩ Liên cực lục chỉ trích việc làm loạn luân nhân để củng cố cho ngôi nhà Trần được bền vững. Đó là sự việc Thái Sư Thống Quốc Hành Quân Chinh Thảo Sự Trần Thủ Độ cưỡng ép vua Trần Thái Tông, giáng Chiêu Thánh Hoàng Hậu, người đã lấy vua Trần Thái Tông được 12 năm, xuống làm công chúa, rồi đem chị bà Chiêu Thánh, tức vợ Trần Liễu lên làm Hoàng Hậu, bởi vì Hoàng Hậu Chiêu Thánh không có con nối dõi và bà chị đã có thai được ba tháng. Việc phi luân này đã được lập lại dưới Triều vua Trần Dụ Tông (trị vì từ 1341 tới 1369). Ngoài ra, Ngô Sĩ Liên còn trách vua Trần Thái Tông đã hứa gả công chúa cho Trung Thành Vương, rồi cuối cùng lại gả cho một hoàng thân khác.

    Ngô Sĩ Liên tin tưởng là ngôi vua sẽ truyền cho người con trưởng của vua cha. Nếu Hoàng Hậu không có con nối dõi, con một thứ phi có thể được phong làm Thái Tử. Trong trường hợp Hoàng Hậu sau đó sinh Hoàng Nam, Thái Tử con bà thứ phi phải từ chức nhường ngôi cho Hoàng Nam con bà Hoàng Hậu. Thế nên Ngô Sĩ Liên thương tiếc Hoàng Thân Trần Quốc Chấn bị sát hại dưới triều vua Trần Minh Tông (trị vì từ 1314 tới 1329) chỉ vì hoàng thân đã can ngăn việc lập một Hoàng Nam con một bà thứ phi lên làm Thái Tử, không đợi Hoàng Hậu sinh Hoàng Nam. Ngô Sĩ Liên cũng tin tưởng là Hoàng Nam em có thể được nối ngôi vua khi Hoàng Nam anh không đủ khả năng nối ngôi. Thế nên Ngô Sĩ Liên chỉ trích vua Đinh Bộ Lĩnh lập con bà thứ phi là Hạng Lang làm thái tử thay vì truyền ngôi cho con trưởng con bà Hoàng Hậu là Hạng Liễn vốn là người văn võ toàn tài.

    Trong trường hợp Hoàng Đế không có Hoàng Nam nối ngôi, thời phải lập một ngưòi cháu trai, như trường hợp vua Lý Nhân Tông nhưòng ngôi cho cháu. Ông cực lực chống lại việc nhường ngôi cho một công chúa như việc vua Lý Huệ Tông nhường ngôi cho Công Chúa Lý Chiêu Hoàng. Theo Ngô Sĩ Liên thì vua Lý Huệ Tông đã không noi gương vua Lý Nhân Tông nên đã mở cửa cho Trần Thủ Độ lật đổ ngôi nhà Lý và lập ra nhà Trần.

    Nhà Trần cũng theo gương nhà Lý không nhất thiết truyền ngôi vua cho Hoàng Nam con cả của vua. Để tránh việc tranh giành ngôi vua, nhà Trần đặt ra tục lập ngôi Thái Thượng Hoàng. Dầu thấu hiểu tục lệ nhà Trần như vậy, Ngô Sĩ Liên cũng bàn là không nên lập vua mới khi vua cha hãy còn sống, để một nước một lúc có hai vua.

    Ngô Sĩ Liên chủ trương đàn bà góa không được tái giá để giữ tiết với chồng cũ, theo đúng lệ tam tòng của Nho Giáo. Tục này phải được bắt đầu từ trong hoàng tộc, để làm gương cho tứ dân. Chủ trương đó nhằm tránh những vụ thoán ngôi vua như vụ Lê Hoàn lấy bà Dương Hậu lập ra nhà Tiền Lê, vụ Trần Thủ Độ lấy vương Hậu Linh Từ lập ra nhà Trần. Đi xa hơn, Ngô Sĩ Liên ca ngợi việc các vương hậu nước Chàm phải chịu thiêu sống để giữ vẹn đức tam tòng.

    Người đọc sử tự hỏi rằng, vốn là một nho giả chân chính, phải chăng Ngô Sĩ Liên nhiệt liệt cổ động cho việc gái hóa phải chết theo chồng là để duy trì chữ Trung của đạo nho theo câu tục trai trung một chúa, gái trinh một chồng. Cũng trong dòng tư duy này, sử còn chép truyện năm 1285, khi quân nhà Trần phá quân Nguyên, chủ tướng quân Trung Quốc là Toa Đô bị trúng tên chết. Khi các tướng thắng trận đưa đầu Toa Đô về nộp vua Trần Nhân Tông, vua thấy người dũng kiệt hết lòng với chúa mới than rằng: “Làm bầy tôi nên như người này!” rồi cởi áo bào đắp vào thủ cấp Toa Đô, sai làm lễ mai táng theo quân cách.

    Với chủ trương trai trung một chúa, Ngô Sĩ Liên cực lưc bài bác những mưu đồ thoán nghịch của Lê Hoan, Trần Thủ Độ và nhất là Hồ Qúy Ly, cả ba cùng là những tặc thần lập mưu giết vua để cướp ngôi vua. Theo Ngô Sĩ Liên, Lê Hoan đáng tội chết chém, Trần Thủ Độ không đáng so sánh với loài chó lợn và Hồ Qúy Ly bi trời phạt khiến giặc Nam không giết nổi thời giặc Bắc không tha.

    Theo Yu Insun thời Ngô Sĩ Liên nặng lời chỉ trích Lê Hoàn, Trần Thủ Độ và Hồ Quý Ly thí vua cướp ngôi báu, không chỉ riêng bởi Ngô Sĩ Liên là một tân nho giả mà còn phản ánh nội tình triều nhà Lê, ngày đó, khi vua Lê Nhân Tôn bị người anh là Nghi Dân 宜 民, trước kia đã được phong làm Thái Tử, sau vì mẹ phải tội cho nên bị phế bỏ. Năm 1459 Nghi Dân đồng mưu với Lê Đắc Ninh 黎 得 寧, Phạm Ban 范 般 v.v… nửa đêm trèo vào thành giết vua Lê Nhân Tôn và hoàng thái hậu, tự xưng làm vua rồi sai sứ sang Trung Quốc cầu phong.

    Mối quan tâm của Ngô Sĩ Liên là sự an nguy của đất nước trước sự đe dọa của kẻ thù phương Bắc, dẫu rằng nhà Minh sau khi bị đuổi ra khỏi bờ cõi không còn là một mối đe dọa nặng nề như quân nhà Nguyên dưới đời Trần.

    Thế nên, theo Yu Insun, từ khi vua Lê Lợi chiến thắng quân Minh sau hai mươi năm đô hộ, mối lo chính của Ngô Sĩ Liên là sự bất ổn của tình hình quốc nôi khơi ngòi cho việc xâm lăng của ngoại bang. Đó là lý do khiến Ngô Sĩ Liên đặt bản văn Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi vào trong bộ sử Toàn Thư.

    Bản Bình Ngô Đại Cáo xác quyết Đại Việt là một nước có văn hiến riêng, bờ cõi phân chia rõ ràng, phong tục khác hẳn Trung Quốc. Khác với Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên khẳng định là nước Đại Việt có một lịch sử dài không thua lịch sử Trung Quốc, bắt đầu từ vua Thần Nông. Theo tục truyền Kinh Dương Vương, vị vua đầu tiên của đất Nam Việt là anh khác mẹ của Đế Nghi, vị vua đầu tiên của người phương Bắc. Thật thế, Đế Minh, cha của Đế Nghi và Kinh Dương Vương là cháu ba đời vua Thần Nông, có ý lập Kinh Dương Vương lên nối ngôi, nhưng Kinh Dương Vương từ chối nhường ngôi cho Đế Nghi làm vua phương Bắc, còn mình làm vua phương Nam.

    Ngô Sĩ Liên lo lắng cho mối an nguy nước Đại Việt phản ánh trong lời bàn của ông về những vụ xâm lăng của quân Mông Cổ từ phương Bắc, qua những vụ xâm phạm bờ cõi miền Nam của quân Chiêm. Ngô Sĩ Liên ca tụng thượng hoàng Trần Nhân Tông, không những có tài điều binh khiển tướng đánh đuổi được quân Nguyên, mà còn triệu tập Hôi Nghị Diên Hồng, đoàn kết toàn dân thành một khối quyết tâm bảo vệ đất nước. Ngược lại ông chê trách triều nhà Trần bỏ ngỏ biên giới miền Nam mở đường cho quân Chiêm Thành sang quấy phá Đại Việt. Ông chê trách Thượng Hoàn Dụ Tông quen sống trong cảnh đất nước thịnh vương bình an mà trở thành quá phóng túng, chỉ nghĩ tới chuyện mua vui. Ông cũng chê trách vua Trần Nghệ Tông quá mải mê với văn học mà sao lãng việc binh đến độ để quân Chiêm Thành vào cướp phá thành Thăng Long vào mùa thu năm 1371.

    Nhân danh một nhà Tân Nho, Ngô Sĩ Liên bài bác ảnh hưởng Phật Giáo trong hai triều nhà Lý và nhà Trần. Ông quan niệm việc vua Lý Thái Tổ khi vừa đăng quang liền cho xây chùa tô tượng Phật khắp nơi trong nước là một điều quá đáng, dầu ông không quên là vua Lý Thái Tổ là con nuôi của nhà sư Lý Khánh Vân, và nhờ vậy mà thành nhân. Ngô Sĩ Liên ca tụng vua Trần Nhân Tông là một vị minh quân từng chiến thắng quân Nguyên xâm phạm đất Đại Việt, nhưng ông coi việc vua Trần Nhân Tôn, sau khi thoái vị làm Thái Thượng Hoàng, trở thành đệ nhất tổ giòng Thiền Trúc Lâm, là một hành động chứng tỏ vua Trần Nhân Tôn không giữ vẹn chữ Trung Dung của đạo Nho.

    Hơn nữa,vẫn nhân danh là một nho sĩ, Ngô Sĩ Liên còn phê bình việc thay đổi niên hiệu của vua Lý Thái Tổ năm 1034. Năm ấy hai nhà sư Nghiêm Bảo Tính và Phạm Minh Tâm tự thiêu, thi thể cháy kết thành thất bảo. Vua xuống chiếu đem thất bảo đó giữ ở chùa Trường Thánh để thờ, nhân dịp đó vua đổi niên hiệu là Thụy Thông; sử thần Ngô Sĩ Liên có lời bàn(3):

    Thuyết nhà Phật gọi là xá lị tức là khi tự thiêu mình, tinh khí tụ lại kết thành một thứ lửa không cháy được, cho nên gọi là bảo. Tương truyền là người nào học Phật thành thì xác hồn làm bảo như thế. Vì rằng người sãi đoạn tuyệt tính dục thì tinh khí kết thành ra thứ ấy. Người đời cho là không thường, thấy mà cho là lạ, có biết đâu là tinh khí dương tụ lại mà thành thôi. Vua cũng mê hoặc mà đổi niên hiệu. Từ đấy về sau những người hiếu danh, cạo đầu làm sãi, nhẫn nại chịu chết như loại Trí Không này nhiều lắm.

    Xuống tới đời Hoàng đế Lý Nhân Tôn, năm 1096, thái sư Lê Văn Thịnh làm phản, Vua Lý Nhân Tôn tha tội chết, an trí tại Thao Giang. Nguyên bấy giờ vua ngự thuyền xem đánh cá tại hồ Dâm Đàm. Chợt có mây mù, trong đám mù có tiếng thuyền bơi tới, vua lấy giáo ném. Bỗng chốc mây mù tan, trong thuyền ngự có con hổ. Có người than: Nguy lắm rồi! Có người đánh cá tên Mục Thận quăng lưới trùm lên con hổ, thì hổ biến ra thành thái sư Lê Văn Thịnh. Lê Văn Thịnh vốn có tà pháp làm ra vậy để tính truyện cướp ngôi. Vua thưởng cho Mục Thuận, và cắt đất cho lập ấp. Ngô Sĩ Liên có lời bàn về truyện này(4):

    Người làm tôi định cướp ngôi giết vua mà được miễn tội chết! Thế là sai trong việc hình, lỗi ở vua tin Phật Giáo. Mùa thu tháng 7 ngày 25, Ỷ Lan hoàng thái hậu băng hà, hỏa táng; dâng thụy là Phù Thánh Linh Nhân Hoàng Thái Hậu, lại bắt người thị nữ chôn theo.

    Ngô Sĩ Liên có lời bàn về việc này(5):

    Hoả táng là theo Phật Giáo, chôn theo là tục nhà Tần. Nhân Tôn Hoàng Đế làm cả hai việc ấy, hoặc giả theo lời của Thái Hậu chăng?

    Theo Yu Insun, lời bàn của Ngô Sĩ Liên, đặt câu hỏi về lời di chú của Ỷ Lan hoàng thái hậu, là bởi Ngô Sĩ Liên có ý bài bác vua Lý Nhân Tông vì chính nhà vua, theo tục lệ Phật Giáo, ban lệnh thi hành việc hỏa táng và việc chôn theo thị nữ của hoàng thái hậu.

    So Sánh hai Sử Gia

    Yu Insun cho rằng quan điểm sử học của Lê Văn Hưu và Ngô Sĩ Liên là sản phẩm của thời đại của mỗi người. Với Lê Văn Hưu, sử kiện đáng chú ý nhất là những thành tích kháng Nguyên giữ nước của triều nhà Trần. Với Ngô Sĩ Liên, một sử thần của triều nhà Lê, Khổng Học lúc đó đã trở thành một nền quốc học, thế nên giáo lý cũng như tập tục Khổng Giáo là những mối quan tâm hàng đầu. Đằng khác, Ngô Sĩ Liên đã từng sống qua hai chục năm dưới sự đô hộ của quân Minh, nên ông hiểu rõ tầm quan trọng của nền an ninh quốc nội trong việc ngăn chặn người phương Bắc xâm lấn đất nước vả duy trì nền tự chủ của nước Đại Việt.

    Khác biệt giữa quan điểm sử học của hai sử thần thấy rõ qua sự khác biệt giữa những lời bàn trên cùng một sử kiện. Lời bàn của Lê Văn Hưu chú trọng tới nền an nguy của đất nước và sự bình đẳng giữa nước Nam với nước Bắc.

    Ngô Sĩ Liên chỉ bàn về hai vấn đề này trong bốn sự kiện. Đằng khác, Ngô Sĩ Liên dành 11 lời bàn về giáo lý Khổng Học, Lê Văn Hưu chỉ nói tới vấn đề liên quan tới Khổng Hoc trong 5 lời bàn. Sự khác biệt giữa hai sử thần còn rõ rệt hơn nữa qua những lời bàn cùng về những sử kiện dưới triều vua Ngô Quyền và vua Đinh Bộ Lĩnh.

    Lê Văn Hưu tin chắc rằng Ngô Quyền không hoàn toàn tạo dựng được nền tự chủ cho đất nước như Triệu Đà đã đặt được trước khi quân của Hán Vũ Đế sang xâm lấn, bởi chiến thắng của Ngô Quyền đã khiến nhà Hán phải bỏ mộng xâm lược, nhưng ông tiếc cho Ngô Quyền không nhân dịp đó xưng đế như Triệu Đà. Ngược lại Lê Văn Hưu ca tụng Ngô Quyền ngoài tài thống lĩnh quân đội còn giỏi tổ chức việc nội trị, tạo nên nề nếp cho đời sống nhân dân. Ông kết luận rằng với một công nghiệp như vậy, Ngô Quyền xứng đáng là một Hoàng Đế của nước Nam Việt. Lê Văn Hưu chủ xướng là Đinh Bộ Linh đã giành được nền tự chủ hoàn toàn cho đất nước, không kém gì Triệu Đà đời trước. Đinh Bộ Lĩnh đã tự xưng hoàng đế, đặt quốc hiệu mới, sửa sang giềng mối triều chính. Ngược lại, Ngô Sĩ Liên coi nhẹ công nghiệp của Đinh Tiên Hoàng, vì ông chủ trương là Ngô Quyền đã giành được hoàn toàn nền tự chủ cho Nam Việt. Ngược lai ông chỉ trích Đinh Bộ Lĩnh và con cả là hoàng tử Đinh Liễn là không hành xử theo đúng tập tục Khổng Học. Đinh Bộ Lĩnh đã vượt qua truyền thống truyền ngôi của các triều đại Trung Quốc đặt trên nền tảng Khổng Học: nhà vua đã bỏ con trưởng Đinh Liễn và lập con út là Hạng Lang lên nối ngôi. Đinh Liễn đã tùng theo cha chinh chiến nhiều năm trong việc dẹp loạn 12 xứ quân, nên tức giận lập mưu giết Hạng Lang, nên cũng không giữ tròn đạo làm tôi theo Khổng Học, đồng thời gây ra mối loạn trong nhà để người phương Bắc có cơ hội nhòm ngó bờ cõi. Người đọc sử có thể hiểu rằng lời Ngô Sĩ Liên chỉ trích cha con Đinh Bộ Lĩnh phản ảnh ý ông muốn ám chỉ trích việc tranh giành ngôi báu trong triều nhà Lê lúc bấy giờ.

    Ảnh hưởng Khổng Giáo từ triều nhà Lê không những chỉ mỗi ngày một lớn mạnh trong việc triều chính mà còn thấm nhập từ từ vào trong mọi hoạt động trong dân gian, truyền qua đời nhà Nguyễn, cho tới khi người Pháp bỏ thi Hương hồi đầu thế kỷ XX mới suy giảm. Nhiều nhà sử học ngày nay cho rằng điểm triều đình các nhà Đinh, Lê, Lý và Trần tôn trọng Phật Giáo hơn Khổng Giáo là một truyền thống của người Việt Nam khác với truyền thống của người Trung Quốc lấy Khổng Giáo làm quốc giáo. Chính nhờ điểm khác biệt đó mà dân Việt Nam đã không bị Trung Quốc đồng hóa.


    (1) Wolter, “What Else May Ngô Sĩ Liên Mean” in “Sojourners and Settlers: Histories of Southeast Asia and the Chinese”, University of Hawai Press 2001. Edited by Reid Anthony.
    (2) Đoàn Trung Còn, Tứ Thơ Mạnh Tử, NXB Thuận Hóa, Huế, 1996, tr.12.
    (3) Ngô Sĩ Liên, Toàn Thư, Tập 1, bản dịch của Cao Huy Gịu, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1967, tr. 210.
    (4) Ngô Sĩ Liên, ibid. tr. 242.
    (5) Ngô Sĩ Liên, ibid. tr. 248.

    ——

    Nguồn: http://nghiencuulichsu.com/2014/07/04/nhan-thuc-cua-le-van-huu-va-ngo-si-lien-ve-lich-su-viet-nam/

    Đăng tải tại Archives, Articles, Teaching | Thẻ , , | Bình luận về bài viết này

    Năm trụ cột trong quan hệ Việt-Ấn

    NCBĐ-Thứ tư, 05 Tháng 11 2014 09:03

    Trong bài viết đăng trên “Deccan Chronicle”, ông Rajiv Bhatia, Tổng Giám đốc Hội đồng Ấn Độ về các vấn đề thế giới cho rằng Ấn Độ đang nghiêng về phía Việt Nam và sẵn sàng thách thức Trung Quốc tại Biển Đông.

    Ông Bhatia nhấn mạnh trong vòng 12 tháng qua đã diễn ra tới bốn chuyến thăm qua lại giữa các nhà lãnh đạo cấp cao hai nước gồm: chuyến thăm của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tới Ấn Độ; chuyến thăm của Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj và Tổng thống Pranab Mukerjee tới Việt Nam; và mới nhất là chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tới Ấn Độ. Chỉ riêng trong hai chuyến thăm mới đây nhất (của Tổng thống Mukherjee và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng), hai bên đã ký tổng cộng 14 thỏa thuận. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã được mời thăm Việt Nam và khả năng chuyến thăm sẽ diễn ra trong năm tới. 

    Năm 2015, Việt Nam sẽ là điều phối viên Đối thoại Ấn Độ-ASEAN. Điều này chứng tỏ một cách rõ ràng rằng quan hệ Ấn Độ-Việt Nam là một câu chuyện lớn hơn so với những gì báo chí đề cập tới. Nhân tố Trung Quốc có liên quan nhưng không phải là yếu tố quan trọng duy nhất đằng sau sự phát triển đáng kể về quan hệ hợp tác Ấn-Việt. Tuyên bố chung mới nhất đã nêu bật cam kết của hai chính phủ là sẽ “phát triển toàn diện Đối tác chiến lược” (Strategic Partnership – SP). Điều này có nghĩa là quan hệ Ấn-Việt sẽ bao trùm tất cả các lĩnh vực quan trọng trong hoạt động song phương; rằng quan hệ song phương đã đạt được đà tăng mạnh mẽ; và rằng những mối quan hệ này có tầm quan trọng để theo đuổi lợi ích quốc gia của mỗi nước. 

    Có 5 “trụ cột” của SP. “Trụ cột thứ nhất” là hợp tác chính trị – thể hiện quan điểm chung của hai nước về các vấn đề thế giới, đặc biệt là tại khu vực Đông Nam Á. Xây dựng quan hệ gần gũi với ASEAN vẫn là ưu tiên trọng tâm của Ấn Độ và Việt Nam là một trong những thành viên quan trọng của ASEAN xét từ khía cạnh chính trị. 

    “Trụ cột thứ hai” là hợp tác kinh tế, bao gồm nhiều lĩnh vực. Theo một quan chức cấp cao của Ấn Độ, đây là “xương sống của tất cả quan hệ hợp tác”. Kim ngạch thương mại giữa hai nước đang tăng nhanh và đã vượt mốc 7 tỷ USD sớm hơn mục tiêu đề ra; mục tiêu mới nâng kim ngạch thương mại lên 20 tỷ USD có vẻ thực tế. Đầu tư của các công ty Ấn Độ tại Việt Nam đã tăng cơ bản, trong đó tập đoàn Tata Power giành được hợp đồng với vốn đầu tư 1,8 tỷ USD và ngân hàng Ấn Độ (BoI) bắt đầu triển khai mở chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh. Hai nước cũng sẽ mở đường bay trực tiếp, theo đó, Jet Airways bắt đầu khai thác đường bay từ thành phố Mumbai và Delhi tới thành phố Hồ Chí Minh vào tuần tới. 

    Hợp tác năng lượng là “trụ cột thứ ba”. Việc Tập đoàn dầu khí ONGC-Videsh (OVL) của Ấn Độ đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực dầu khí đã thu hút sự chú ý rộng rãi. Ấn Độ hợp tác về dầu khí với Việt Nam từ năm 1988. Ngoài 3 lô dầu ngoài khơi mà OVL tham gia thăm dò, Việt nam mới đây đã mời Ấn Độ thăm dò thêm 5 lô mới và OVL đã quyết định khảo sát 2 lô. 

    “Trụ cột an ninh và quốc phòng” cũng phát triển mạnh mẽ, bao gồm đối thoại chiến lược, trao đổi các chuyến thăm, đào tạo nhân viên quốc phòng, trao đổi các chuyến thăm của hải quân. Trong đó, có hai điểm thu hút sự chú ý: Thứ nhất, lần đầu tiên Ấn Độ cấp tín dụng cho Việt Nam mua tàu tuần tra của Ấn Độ. Điều này thể hiện sự tăng cường hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực quốc phòng; thứ hai, Việt Nam đề nghị Ấn Độ cung cấp tên lửa siêu thanh BrahMos, song hiện chưa có quyết định về vấn đề này. 

    “Trụ cột cuối cùng” gồm sự hợp tác trong các lĩnh vực khác, bao gồm phát triển văn hóa, du lịch. Các mối liên hệ xã hội dân sự cũng đang phát triển vững chắc, mặc dù mới ở mức khiêm tốn. Quan hệ Ấn-Việt phát triển mạnh do nhiều yếu tố. Ở một chừng mực nào đó, thái độ quyết đoán của Trung Quốc có thể làm tăng tiến trình hợp tác Ấn-Việt. Tuy nhiên, quan hệ hợp tác song phương là vì lợi ích của cả hai bên. Xu hướng phát triển tích cực trong quan hệ Ấn-Việt là xuất phát từ nguyện vọng chung của Ấn Độ và Việt Nam nhằm tạo nên một khu vực Đông Nam Á hòa bình và cân bằng. Quan hệ Ấn-Việt đang trên đường thẳng tiến và hai bên cần phải cùng nỗ lực để giữ đà tăng trưởng tích cực này. 

    Vũ Hiền (gt)

    —–

    Nguồn: http://nghiencuubiendong.vn/tin-quoc-te-tong-hop/4401-nam-tru-cot-trong-quan-he-viet-an

    Đăng tải tại Archives, Articles, India, International relations | Thẻ | Bình luận về bài viết này

    Quan hệ Mỹ – Nga – Trung Quốc trong cục diện thế giới đa cực hiện nay

    Trong quan hệ giữa các nước lớn hiện nay, quan hệ Mỹ – Nga – Trung giữ vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh toàn cầu và là tâm điểm dư luận quốc tế. Đặc biệt, trong cục diện thế giới đa cực của xu thế toàn cầu hóa, mối quan hệ này thể hiện đậm nét tính hai mặt: vừa hợp tác, vừa ngăn chặn, kiềm chế, cạnh tranh nhau.

    1. Quan hệ Mỹ – Nga

    Là hai siêu cường hạt nhân, Mỹ và Nga đều coi nhau là trọng tâm trong chính sách an ninh và đối ngoại của mình. Tổng thống Mỹ B. Ô-ba-ma trong “chính sách ngoại giao thông minh” đã xác định Nga là một hướng ưu tiên và chủ trương “cài đặt lại quan hệ đối tác” với Mát-xcơ-va theo hướng mềm mỏng, uyển chuyển hơn. Để hiện thực hóa ý tưởng này, hai nước đã nỗ lực xúc tiến và đi đến ký Hiệp ước “cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược giai đoạn 2” (START-2) vào năm 2010. Đây là bước tiến quan trọng trong việc kiểm soát và giải trừ vũ khí hạt nhân được dư luận quốc tế đánh giá cao. Về phần mình, Nga cũng đẩy mạnh hợp tác với Mỹ thông qua một số hoạt động cụ thể, như: trao đổi thông tin về các tổ chức khủng bố liên quan tới An Kê-đa giữa cơ quan tình báo hai nước để phối hợp giải quyết, ủng hộ Mỹ lập tuyến vận tải trong cuộc chiến ở Áp-ga-ni-xtan, v.v.

    Tuy nhiên, cùng với những động thái tích cực nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước, trên thực tế, Mỹ và Nga vẫn tồn tại không ít bất đồng về quan điểm, phương pháp tiếp cận, giải quyết nhiều lĩnh vực quốc tế quan trọng, dẫn đến quan hệ hai nước “nóng”, “lạnh” thất thường. Điển hình như: Nga kiên quyết phản đối Mỹ và phương Tây can thiệp quân sự hòng lật đổ Chính quyền của Tổng thống Xy-ri B. An Át-xát. Nga vẫn coi kế hoạch của Mỹ mở rộng NATO sang phía Đông và lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa (NMD) ở khu vực sát biên giới Nga là mối đe dọa đến an ninh quốc gia của nước này. Điện Krem-li còn tuyên bố rằng, nếu Mỹ không có những cam kết bằng văn bản về ngừng triển khai NMD ở châu Âu thì Nga sẽ có các biện pháp mạnh tay để đối phó. Gần đây, hai nước còn có hành động “ăn miếng”, “trả miếng” khi Nga không cho phép công dân Mỹ nhận con nuôi, còn Mỹ đã đưa hàng chục quan chức Nga vào danh sách đen về vi phạm nhân quyền. Đặc biệt, vụ cựu nhân viên Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ E. Xnâu-đơn (người đã tiết lộ với toàn thế giới những thông tin “động trời” về chương trình giám sát và nghe lén điện thoại của Mỹ) đã đẩy quan hệ hai nước xuống nấc thang thấp nhất kể từ sau “Chiến tranh lạnh”. Trong khủng hoảng chính trị tại U-crai-na, mâu thuẫn giữa Mỹ và Nga lại có dịp bùng phát mạnh mẽ. Trong khi Nhà Trắng cảnh báo Nga sẽ phải “trả giá” nếu có bất cứ hành động can thiệp nào vào U-crai-na thì Quốc hội Nga lại thông qua nghị quyết cho phép Tổng thống V. Pu-tin triển khai quân sự tại Crưm. Hơn thế nữa, bất chấp sự răn đe trừng phạt của Mỹ, Nga vẫn có thái độ cứng rắn ủng hộ việc trưng cầu dân ý và tuyên bố sẵn sàng đón nhận Crưm thuộc U-crai-na sáp nhập vào Nga (nếu đó là ý nguyện của nhân dân Crưm) khiến cho tình hình ngày càng căng thẳng.

    Lý giải về nguyên nhân “nóng”, “lạnh” thất thường trong quan hệ Mỹ – Nga, Tạp chí Nước Nga trên chính trường thế giới cho rằng: “Đó là do sự ám ảnh của tính khác biệt về ý thức hệ và chế độ chính trị, sự cạnh tranh địa chiến lược và tiềm lực quân sự giữa hai cường quốc,… Vì thế, cho dù bề ngoài hai bên đều thể hiện mong muốn tăng cường hợp tác, nhưng hành động thực tế sâu thẳm bên trong vẫn còn khoảng cách khá xa”. Tạp chí này còn nhận định: “Quan hệ giữa hai cựu thù Mỹ – Nga tuy gặp nhiều gập ghềnh, nhưng sẽ không vì thế mà chuyển sang trạng thái đối đầu như thời “chiến tranh lạnh”. Bởi lẽ, hai nước này còn quá nhiều lợi ích chung ràng buộc lẫn nhau; đặc biệt, trong giải quyết cuộc khủng hoảng ở Xy-ri, vấn đề hạt nhân của I-ran, hòa bình Trung Đông và các vấn đề về an ninh toàn cầu khác. Do vậy, trong thời gian tới, hai cường quốc này cần thiết lập một kiểu quan hệ hoàn toàn mới dựa trên nền tảng “bình đẳng”.

    Đồng quan điểm trên, nhiều nhà phân tích chính trị quốc tế cho rằng, Tổng thống Mỹ B. Ô-ba-ma tuy đã tuyên bố chấp nhận một thế giới đa cực, nhưng trên thực tế vẫn theo đuổi mục tiêu nắm quyền “lãnh đạo” thế giới và Mỹ vẫn chưa thật sự chấp nhận sự trỗi dậy của Nga cùng ảnh hưởng của nước này đối với không gian hậu Xô-viết. Họ cũng nhấn mạnh, Mỹ – Nga cần phải gia tăng độ tin cậy lẫn nhau và hành động nhiều hơn nữa, nhất là từ phía Mỹ, như Tổng thống Nga V. Pu-tin đã từng tuyên bố “điều mấu chốt trong quan hệ Nga – Mỹ vẫn là đối tác Mỹ thực hiện cam kết của mình như thế nào”. Tuy nhiên, thực tế cho thấy mối quan hệ này ngày càng thể hiện rõ tính hai mặt: vừa hợp tác, vừa ngăn chặn, kiềm chế, cạnh tranh nhau.

    2. Quan hệ Mỹ – Trung Quốc

    Những năm qua, lãnh đạo hai nước Mỹ và Trung Quốc đã tăng cường thực hiện các giải pháp nhằm nâng quan hệ hai nước lên tầm cao mới. Tại cuộc gặp thượng đỉnh Trung – Mỹ mới đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ B. Ô-ba-ma đã đi đến sự đồng thuận cao trong chủ trương xây dựng mô hình quan hệ nước lớn kiểu mới dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi. Đến nay, hai nước đã xây dựng hơn 60 cơ chế tham vấn, bao trùm lên các lĩnh vực: ngoại giao, kinh tế, thương mại, tài chính, năng lượng, môi trường và an ninh; đặc biệt là hai cơ chế cấp cao: Đối thoại chiến lược về kinh tế và Tham vấn về giao lưu nhân văn Trung – Mỹ. Trong 3 năm gần đây, Nguyên thủ hai nước đã gặp gỡ nhau 11 lần để hiện thực hóa các cam kết, nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai bên; trong đó, hợp tác kinh tế được coi là điểm nhấn nổi bật nhất trong quan hệ song phương1 và chính điều này đã giúp họ trở thành đối tác thương mại hàng đầu của nhau.

    Tuy vậy, giữa Mỹ và Trung Quốc cũng tồn tại nhiều mâu thuẫn khiến cho mối quan hệ này luôn ẩn chứa những bất đồng, xung đột. Bên cạnh các vấn đề “trầm kha” cũ chưa giải quyết xong, như: eo biển Đài Loan, tỷ giá giữa đồng đô la và đồng nhân dân tệ, bản quyền, dân chủ, nhân quyền…, thì hiện nay lại nảy sinh nhiều vấn đề mới phức tạp hơn. Gần đây, Mỹ tố cáo Trung Quốc về hoạt động gián điệp, nhằm đánh cắp thông tin mật và các công nghệ tiên tiến của Mỹ. Oa-sinh-tơn cũng phản đối những yêu sách phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông, không chấp nhận Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) mà Bắc Kinh thiết lập trên biển Hoa Đông,… Đáp lại, Trung Quốc cũng phản đối các hành động nghe lén của Mỹ; coi chiến lược “xoay trục” của Mỹ sang châu Á – Thái Bình Dương (CA-TBD), nhất là việc tăng cường hiện diện quân sự, mở rộng hợp tác với các nước trong khu vực (các nước ASEAN, Ô-xtrây-li-a, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản,…) là để tạo thế trận chiến lược bao vây toàn diện đối với Trung Quốc. Đánh giá tổng thể quan hệ Mỹ – Trung Quốc, nhiều chuyên gia phân tích quốc tế cho rằng, giữa hai nước này có nhiều lợi ích song trùng, nhưng cũng tiềm tàng nhiều hoài nghi, thiếu niềm tin chiến lược, dẫn đến bất đồng quan điểm, thậm chí “phủ nhận” nhau, làm cho quan hệ Mỹ – Trung Quốc trở thành mối quan hệ hết sức phức tạp trong quan hệ nước lớn hiện nay. Mỹ lo ngại sự trỗi dậy quá nhanh của Trung Quốc, nhất là việc đầu tư, tăng cường sức mạnh quân sự và trở thành “đối thủ đe dọa, cạnh tranh số một” không chỉ ảnh hưởng tới lợi ích của Mỹ ở CA-TBD mà còn có thể tiến đến “thay thế” vị trí “lãnh đạo thế giới” của mình. Vì thế, Mỹ luôn tìm mọi cách để kiềm chế, ngăn chặn Trung Quốc. Trong khi đó, Trung Quốc thì nghi ngại Mỹ vẫn còn tư duy của thời kỳ chiến tranh lạnh, tiếp tục chính sách đơn cực, cố ý khắc sâu sự khác biệt về chế độ xã hội và ý thức hệ, tiến hành các hành động “đối kháng” để cản trở Trung Quốc trỗi dậy.

    Nhiều nhà phân tích quốc tế cho rằng, trong tương lai, tính chất hai mặt vừa hợp tác vừa cạnh tranh, kiềm chế lẫn nhau vẫn sẽ là gam màu chủ đạo trong quan hệ Mỹ – Trung Quốc; mặt cạnh tranh, tuy có lúc gay gắt nhưng do hai nước phụ thuộc nhiều vào nhau về kinh tế nên nó là điều kiện ràng buộc khiến một trong hai nước không thể mạo hiểm vượt qua để dẫn đến xung đột. Mặt khác, việc duy trì an ninh, ổn định ở khu vực CA-TBD là lợi ích chiến lược của cả Mỹ và Trung Quốc nên buộc họ phải dựa vào nhau để giải quyết, nhất là các vấn đề: Đài Loan, bán đảo Triều Tiên, chống biến đổi khí hậu, v.v.

    3. Quan hệ Nga – Trung Quốc

    Là hai nước lớn có chung đường biên giới và mối bang giao láng giềng lâu đời, Nga và Trung Quốc đều coi trọng vun đắp quan hệ truyền thống tốt đẹp vốn có. Trong cuộc gặp thượng đỉnh Nga – Trung Quốc vừa qua, hai bên đã đạt được thỏa thuận quan trọng nhằm mở rộng quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực, nhất là về năng lượng, kinh tế2 và an ninh. Trong lĩnh vực quân sự, hai nước đã thiết lập các cơ chế đối thoại cấp cao, hợp tác biên phòng, hải quân, tổ chức các cuộc tập trận chung và mua bán vũ khí, trang bị quân sự. Trong lĩnh vực đối ngoại, hai nước coi trọng xây dựng Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO, thành lập ngày 15-6-2001); trong đó, Nga chịu trách nhiệm chính ủng hộ các nước thành viên SCO trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh, còn Trung Quốc trong lĩnh vực tài chính và kinh tế. Hai nước có cùng quan điểm để giải quyết nhiều vấn đề quốc tế quan trọng, như: cuộc khủng hoảng ở Xy-ri, hạt nhân của Triều Tiên, I-ran, v.v.

    Bên cạnh sự hợp tác, thống nhất quan điểm đó, theo các chuyên gia quân sự thế giới, Nga và Trung Quốc còn nhiều vấn đề chưa thống nhất. Nga hiện tại, tiếp tục đẩy mạnh hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc, nhằm tạo sự ủng hộ lẫn nhau trong các vấn đề, sự kiện quốc tế, nhất là việc kiềm chế chiến lược “xoay trục” sang CA-TBD của Mỹ. Trong vấn đề này, Nga cũng đồng thời thúc đẩy mở rộng hợp tác với các nước trong khu vực, như: ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ,… để mở rộng ảnh hưởng, nâng cao vị thế của mình ở khu vực chiến lược này.

    Thực tế cho thấy, trong cục diện thế giới đa cực hiện nay, tuy hòa bình, hợp tác và phát triển là xu thế chủ đạo, nhưng xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ do những mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ, cạnh tranh địa chiến lược, địa chính trị và các mối đe dọa an ninh phi truyền thống (khủng bố, tội phạm mạng, thảm họa thiên tai,…) đang có chiều hướng gia tăng, đe dọa trực tiếp đến an ninh, ổn định thế giới. Mỹ – Nga – Trung với tư cách là những cường quốc cần phát huy vai trò trung tâm của mình, góp phần cùng các nước xây dựng thế giới hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng.

    KIỀU LOAN
    ______

    1 – Năm 2011, tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Mỹ và Trung Quốc đạt 446,64 tỷ USD (tăng gần 1,5 lần so với năm 2007).

    2 – Tổng kim ngạch thương mại song phương Nga – Trung Quốc tăng từ 8 tỷ USD năm 2000 lên 88 tỷ USD năm 2013 và dự kiến đến 2020 sẽ đạt 200 tỷ USD.

    Đăng tải tại Archives, Articles, International relations, Teaching | Thẻ , , , | Bình luận về bài viết này