MƯỜI HAI TƯ DUY TRỊ QUỐC MỚI CỦA TỔNG BÍ THƯ TẬP CẬN BÌNH

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ Hai, ngày 29/7/2013

TTXVN (Hong Kong 24/7)

Theo tờ “Tín báo” của Hồng Công số ra ngày 15/7, kể từ khi trở thành Tổng Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc vào trung tuần tháng 11/2012 tới cuối tháng 5/2013, ông Tập Cận Bình đã có tổng cộng 36 bài phát biểu. Theo nguồn thạo tin ở Bắc Kinh, sau khi nghiên cứu các bài phát biểu này, các chuyên gia, học giả thuộc các cơ quan trung ương Trung Quốc và bình luận viên khách mời đặc biệt của tuần san tin tức “Liêu Vọng” thuộc Tân Hoa xã, đã tổng hợp các tư tưởng mới, quan điểm mới, kết luận mới và yêu cầu mới thành 12 nội dung. Những tư duy này, theo cây bút chuyên mục Cổ Lữ (Gu Lu) của tờ Thái Dương, sẽ trở thành nội hàm của “chủ nghĩa Tập Cận Bình” sau này. Dưới đây là nội dung cụ thể của mười hai tư duy trị quốc mới của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình:

  1. Lần đầu tiên tuyên bố rõ ràng rằng đảng cầm quyền phải dẫn dắt nhân dân Trung Quốc thực hiện “giấc mộng Trung Hoa” – giấc mộng phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa, gồm: đất nước giàu mạnh, dân tộc chấn hưng và nhân dân hạnh phúc, ông Tập Cận Bình đồng thời cũng giải thích một cách hệ thống nội hàm thực chất, con đường thực hiện, lực lượng cần phải dựa vào và ý nghĩa lịch sử của “giấc mộng Trung Hoa”, để “giấc mộng Trung Hoa” trở thành khúc nhạc hối thúc, tư tưởng dẫn dắt và ngọn cờ tinh thần của những tiến bộ phát triển của Trung Quốc ngày nay.
  2. Thực hiện “giấc mộng Trung Hoa” phải kiên trì con đường Trung Quốc, tức là con đường xã hội chu nghĩa mang đặc sắc Trung Quốc. Phải tiếp tục kiên định tự tin về con đường, tự tin về lý luận và tự tin về chế độ (đã chọn), tiến cùng thời đại phát triển chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc, không ngừng làm phong phú đặc sắc thực tiễn, đặc sắc lý luận, đặc sắc dân tộc và đặc sắc thời đại của chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc.
  3. Lạc hậu sẽ chịu đau đớn, phát triển mới có thể tự cường. Phát triển là con đường cơ bản để xây dựng nền tảng vật chất, văn hóa của “giấc mộng Trung Hoa”, là vấn đề cốt lõi giải quyết tất cả các khó khăn gặp phải trên con đường tiến lên phía trước. Phải kiên trì lấy việc phát triển khoa học làm chủ đề, lấy việc đẩy nhanh công tác chuyển đổi phương thức phát triển làm biện pháp chủ đạo, thúc đẩy điều chỉnh mang tính chiến lược về cơ cấu kinh tế, quyết không hi sinh môi trường để đổi lấy tăng trưởng kinh tế.
  4. Cải cách mở cửa là một lần thức tỉnh vĩ đại trong lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc. Kiên trì đưa công cuộc cải cách mở cửa đi vào chiều sâu, là sức sống của sự tiến bộ phát triển của Trung Quốc, là con đường tất yếu của việc kiên trì và phát triển chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc, cũng là biện pháp then chốt quyết định vận mệnh của Trung Quốc, việc thực hiện “hai mục tiêu trăm năm” (tới năm 2020, nghĩa là Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập được 100 năm, đưa GDP bình quân đầu người lên mức gấp đôi so với năm 2010 và tới giữa thế kỷ 21, nghĩa là khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập được 100 năm, hoàn thành việc xây dựng Trung Quốc trở thành xã hội khá giả toàn diện, văn minh, dân chủ, hài hòa) và công cuộc phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa. Cải cách mở cửa chỉ có điểm khởi đầu mà không có điểm kết thúc.
  5. Kiên trì nguyên tắc một phút một giây cũng không được quên ý thức tôn chỉ. Quần chúng liên quan tới sự tồn vong của đảng, phải kiên trì ý thức tôn chỉ toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân, duy trì mối liên hệ máu thịt với quần chúng nhân dân mới có thể không chuốc lay thất bại, phải kịp thời, sẵn sàng tìm hiểu suy nghĩ, nguyện vọng, lo lắng và nhu cầu bức thiết của quần chúng, thực hiện công tác quần chúng một cách sát thực, sâu sắc, tỉ mỉ và thấu đáo. Khá giả hay không khá giả, vấn đề then chốt là phải nhìn vào vùng nông thôn.
  6. Lần đầu tiên đề cập tới mục tiêu mới của việc xây dựng “Trung Quốc pháp trị”, lần đầu tiên đưa ra phương châm “lập pháp khoa học, chấp pháp nghiêm minh, tư pháp công chính”, lấy đây làm bước đi quan trọng thực hiện “giấc mộng pháp trị” và “giấc mộng Trung Hoa”, đề cao phương châm chiến lược cơ bản “trị quốc theo hiến pháp” và “trị quốc theo pháp luật”, nhấn mạnh tới việc hình thành môi trường pháp trị để mọi người “không muốn vi phạm pháp luật, không thể vi phạm pháp luật và không dám vi phạm pháp luật”, nỗ lực để quần chúng nhân dân đều cảm thấy công bằng chính nghĩa trong từng sự kiện liên quan đến pháp luật.
  7. Hiện nay, việc kiên trì thực hiện phương châm “đảng phải quản lý đảng, nghiêm trị đảng” trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Lý tưởng cách mạng của người đảng viên cộng sản là trên hết, kỉ luật sắt là truyền thống (của đảng), quyết không cho phép xảy ra chuyện “trên có quyết sách, dưới có đối sách”. Cán bộ lãnh đạo các cấp phải lấy mình làm gương, gương mẫu đi đầu, thực hiện 8 quy định về cải tiến tác phong của Trung ương, loại bỏ “bốn tệ nạn” là chủ nghĩa hình thức, chủ nghĩa quan liêu, chủ nghĩa hưởng lạc và lối sống xa hoa mà quần chúng ghét cay ghét đắng, để dân chúng không ngừng nhìn thấy hiệu quả và những thay đổi thực tế.
  8. Đưa công tác chống tham nhũng và xây dựng sự thanh liêm vào chiều sâu. Trong 36 bài phát biểu của Tập Cận Bình, có 13 bài nói tới vấn đề chống tham nhũng và xây dựng sự thanh liêm, chỉ rõ phải kiên trì nguyên tắc “đánh cả hổ (quan chức cấp cao ở trung ương) lẫn chuồn chuồn (quan chức địa phương)”, nhấn mạnh phải để quyền lực vận hành nơi ánh sáng, nhốt quyền lực vào “lồng chế độ”, hình thành cơ chế trừng phạt để không dám tham nhũng, cơ chế phòng ngừa để không thể tham nhũng, cơ chế bảo đảm để không dễ tham nhũng, bảo đảm cán ‘bộ lãnh đạo làm tới chức vị cao, nhưng không lạm quyền, giữ chức vụ cao, nhưng không tư lợi.
  9. Thực hiện “giấc mộng Trung Hoa” tức là giấc mộng cường quốc, phải đồng thời thực hiện giấc mộng cường quân (quân đội mạnh). Trung Quốc phải xây dựng quân đội nhân dân nghe theo sự chỉ huy của đảng, có thể đánh thắng trận và có tác phong tốt đẹp. Quân đội mạnh phải có sức mạnh “phản kích hạt nhân” bảo vệ an ninh quốc gia, lấy đây làm biện pháp phản kích cuối cùng trong trường hợp bất đắc dĩ. Quân đội Trung Quốc mạnh nhưng mạnh không phải đề xưng bá, vĩnh viễn không xưng bá và không tranh bá.
  10. Tiếp tục thúc đẩy quan hệ hai bờ (eo biển Đài Loan) phát triển hòa bình, thúc đẩy hai bờ hòa bình thống nhất, xúc tiến hợp tác kinh tế giữa hai bờ theo tinh thần đồng bào cùng một nhà, tăng cường đối thoại cấp cao trong lĩnh vực kinh tế, nâng cao mức độ chế độ hóa trong hợp tác kinh tế; đồng bào hai bờ đoàn kết hợp tác, chung tay làm “giấc mộng Trung Hoa” trở nên viên mãn.
  11. Trung Quốc kiên trì đi theo con đường phát triển hòa bình, nhưng “quyết không hi sinh lợi ích cốt lõi của đất nước, bất cứ nước nào cũng đừng hi vọng chúng ta (Trung Quốc) đem lợi ích cốt lõi ra trao đổi, đừng hi vọng chúng ta ăn quả đắng từ việc làm tổn hại chủ quyền đất nước, an ninh quốc gia và lợi ích phát triển của chúng ta”. Trung Quốc là nước đang phát triển, kiên trì phát triển mở cửa, phát triển hợp tác và phát triển cùng thắng.
  12. Một loạt bài phát biểu của ông Tập Cận Bình đã thể hiện quan điểm duy vật lịch sử và phép biện chứng của Chủ nghĩa Mác. Ví dụ: lần đá qua sông và tăng cường thiết kế thượng tầng là thống nhất biện chứng; hay như con đường phát triển của một quốc gia có thích hợp hay không, chỉ có người dân quốc gia đó mới có quyền phát ngôn lớn nhất… Tập Cận Bình kiên trì nguyên tắc mọi việc phải xuất phát từ thực tế, tất cả đều phải được thực tế kiểm nghiệm./.
Đăng tải tại Archives, Articles, International relations | Thẻ , | Bình luận về bài viết này

VẤN ĐỀ DẦU MỎ CỦA PUTIN

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Chủ nhật, ngày 28/7/2013

(Foreign Affairs, số 11-12/2012)

Du mỏ đang cản trở nước Nga như thế nàovà Nga phải làm gì đ cứu mình.

Mùa Đông năm 2011, một làn sóng biểu tình trên quy mô lớn đột ngột phá vỡ sự bình yên trên bề mặt của nền chính trị Nga. Một tầng lớp trung lưu mới, được sinh ra trong sự thịnh vượng dựa trên dầu mỏ của thập kỷ trước, đã kéo xuống đường phố để lên tiếng phản đối sự tham nhũng được nhận thấy ở giới tinh hoa chính trị, đặc biệt là Đảng nước Nga thống nhất, đảng cầm quyền của Thủ tướng Vladimir Putin. Trong một thời gian ngắn, khi phong trào phản kháng bắt đầu có đà, chính những nền móng của chế độ dường như bị lung lay. Nhưng trong cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 3/2012, Putin đã giành chiến thắng một cách dễ dàng ở vòng đầu tiên, và bất chấp những lời cáo buộc thao túng lan rộng, ngay cả phe đối lập cũng phải thừa nhận rằng ông đã có một chiến thắng thuyết phục.

Các cuộc phản kháng chưa từng thấy này và sự quay trở lại chức Tổng thống của Putin đã gợi lại những dự đoán về việc liệu Nga sẽ tiếp tục tiến lên hiện đại hoá chính trị và kinh tế hay thay vào đó, sẽ quay lại với tình trạng đình trệ theo phong cách Xô Viết. Câu trả lời cho câu hỏi này có thể được tìm thấy trong lĩnh vực kinh tế quan trọng nhất của Nga: dầu mỏ. Kể từ khi Liên Xô sụp đổ, Chính phủ Nga ngày càng trở nên phụ thuộc vào nguồn doanh thu từ xuất khẩu dầu mỏ. Nước này đánh thuế phần lớn lợi nhuận của các nhà sản xuất và chuyển giao những khoản thuế này cho phần còn lại của nền kinh tế thông qua các chương trình đầu tư do nhà nước ủy quyền và phúc lợi, lương hưu và trợ cấp do nhà nước tài trợ. Sự tăng trưởng ngoạn mục của thu nhập quốc gia, được tạo ra nhờ dầu mỏ, đã giúp Putin tiếp tục nắm quyền, cho phép ông đảm bảo sự ủng hộ của các nhóm lợi ích chu yếu và duy trì, ít nhất cho đến tận gần đây, sự ủng hộ của dân chúng ở mức độ cao.

Hiện nay, giá dầu ở mức cao đang giúp cho hệ thống này tiếp tục vận hành. Nhưng để duy trì nó, đòi hỏi một dòng doanh thu mở rộng ổn định từ hàng hóa, đặc biệt là dầu mỏ. Tuy nhiên trong những năm tới, lợi nhuận từ dầu mỏ có nhiều khả năng hơn sẽ thu hẹp thay vì tăng trưởng. Trong hai thập kỷ qua, Nga đã phát triển một cách dễ dàng nhờ di sản dầu mỏ được thừa hưởng từ thời kỳ Liên Xô. Tài sản của kỷ nguyên đó giờ đang ngày càng giảm giá trị. Nga không cạn kiệt dầu mỏ mà nước này đang cạn kiệt nguồn dầu giá rẻ. Một số lượng lớn dầu mỏ, vẫn nằm dưới lòng đất, sẽ ngày càng khó khăn và tốn kém để tìm thấy và sản xuất. Khi chi phí tăng, cận biên lợi nhuận sẽ giảm. Đồng thời, nền công nghiệp dầu mỏ sẽ phải dành nhiều hơn phần lợi nhuận còn lại của mình để tái thiết chính nó.

Tuy nhiên, cả nền công nghiệp dầu mỏ của Nga và nhà nước Nga đều chưa đủ sẵn sàng để đối phó với thách thức sắp tới. Cả hai đều dành hai thập kỷ trước để tranh giành quyền kiểm soát các tài sản dầu mỏ cua nước này thay vì hợp tác để hiện đại hóa nền công nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Mặc dù hệ thống tài chính và quy chế của nước này đã thành công trong việc tạo doanh thu, nhưng nó lại hạn chế đầu tư và kìm hãm sự đổi mới. Kết quả là một nền công nghiệp đang tụt lại đằng sau các nước bạn, vào đúng thời điểm nền công nghiệp dầu mỏ toàn cầu đang trải qua một cuộc cách mạng công nghệ chưa từng có. Đồng thời Nga đang cho thấy một số dấu hiệu kinh điển về cái mà các nhà kinh tế học gọi là “Căn bệnh Hà Lan”, sự đình trệ về kinh tế, đặc biệt trong sản xuất, gây ra bởi sự phụ thuộc quá mức vào xuất khẩu hàng hóa mà các thành phần khác của nền kinh tế phải chịu thiệt hại. Theo lời của Alexei Kudrin, Bộ trưởng Tài chính của Nga từ năm 2000 đến 2011: “Nền công nghiệp dầu mỏ, từ vị trí đầu tàu nền kình tế, giờ đã trở thành một cái phanh”.

Mặc dù các nhà lãnh đạo của Nga đang ngày càng lo lắng về sự phụ thuộc vào dầu mỏ của nước này nhưng vẫn chưa có một lối thoát thực sự nào: dầu mỏ sẽ chi phối tương lai của Nga trong nhiều năm tới. Nhung Mátxcơva vẫn có thể chọn cách để đối phó với sự chi phối đó. Một mặt, nhà nước có thể mở rộng hơn nữa vai trò của mình trong ngành công nghiệp dầu mỏ bằng cách tạo sức ép lên các cổ đông tư nhân, dìm cổ tức xuống, và ra lệnh cho các công ty dầu mỏ đầu tư nguồn lực của họ vào đâu. Nhưng điều đó dường như không có khả năng tạo ra nhiều động lực cho hiệu quả và đổi mới. Mặt khác, nhà nước có thể đi theo một con đường hiệu quả hơn. Chính phủ có thể hạn chế chi tiêu của mình, nhờ đó sẽ làm giảm nhu cầu đối với doanh thu từ dầu mỏ, và nới lỏng sự phụ thuộc vào nền công nghiệp dầu mỏ, để khuyến khích một hình thức đổi mới mà sẽ làm mới nền công nghiệp này.

Và do đó, thật nghịch lý, dầu mỏ vừa là nguyên nhân dẫn đến sự đình trệ chính trị và kinh tế kéo dài, vừa là động lực cho hi vọng lớn nhất của Nga để thoát khỏi sự đình trệ đó. Đối với các nhà lãnh đạo ở Mátxcơva, nền công nghiệp dầu mỏ, được thừa hưởng từ thời kỳ Xô Viết vẫn tạo ra đủ thu nhập để hỗ trợ một hệ thống chính trị và kinh tế sung túc mà vẫn còn quá cám dỗ để không rời bỏ nó. Chỉ khi nền công nghiệp này hiện đại hóa, Nga mới có doanh thu để hỗ trợ cho bất cứ sự chuyển giao nào – và điều đó sẽ chỉ xảy ra khi nhà nước và các chính sách của mình hiện đại hóa cùng với nó. Tuy nhiên hiện nay, nhờ có giá dầu ở mức cao, ban lãnh đạo dường như có xu hướng lựa chọn nguyên trạng thay vì điều chỉnh cho thích nghi.

Tan v và bùng n

Nguồn gốc của thế tiến thoái lưỡng nan hiện tại nằm ở lối thoát khó khăn của Nga khỏi quá khứ Xô Viết. Nga không phải luôn ham mê dầu mỏ đến vậy. Chỉ trong một thập kỷ rưỡi cuối cùng tồn tại của Liên Xô, các nhà lãnh đạo của nước này mới dùng đến xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt là phương tiện để chống đỡ cho hệ thống đang ngày càng suy sụp của họ và né tránh sự thay đổi. Sau đó, khi nền kinh tế công nghiệp Xô Viết nổ tung, nó để lại nguồn tài nguyên thiên nhiên, đáng chú ý nhất là dầu mỏ và khí đốt, như những nguồn giá trị quan trọng còn lại.

Nền công nghiệp dầu mỏ của kỷ nguyên Xô Viết đã rất phát triển nhưng lại có những sai lầm. Hầu hết sản lượng của ngành này đều đến từ một số mỏ dầu khổng lồ ở miền Tây Siberia, đã bị tổn hại do những hành động thiển cận gây ra bởi sức ép chính trị buộc tối đa hóa sản xuất. Duy trì dòng chảy dầu mỏ đòi hỏi phải tăng vốn đầu tư lên rất nhiều, nhưng với sự sụt giảm đột ngột trong giá dầu mỏ thế giới vào năm 1986 và cuộc khủng hoảng tài chính tiếp theo đó, nhà nước Xô Viết suy yếu không còn đủ khả năng để cung cấp nguồn vốn cần thiết nữa. Với sự kết thúc của hệ thống Xô Viết, đầu tư vào dầu mỏ đã sụp đổ, và sản xuất dầu giảm mạnh. Sản lượng dầu, đang ở mức cao nhất thế giới vào năm 1987, đã giảm dần trong 9 năm tiếp theo, trước khi chạm đáy vào năm 1996 xuống mức chỉ bằng khoảng một nửa sản lượng cao nhất trong kỷ nguyên Xô Viết.

Chính phủ nước này đã bắt đầu tư nhân hóa nền công nghiệp dầu mỏ vào năm 1992, và một thế hệ các công ty dầu mỏ tư nhân ra đời. Nhưng dầu ở Nga vẫn thuộc về Mátxcơva, và hệ thống đường ống dẫn dầu cũng như vậy. Nhà nước vẫn kiểm soát các biên giới và trạm hải quan, tuy nhiên theo một cách hời hợt. Nhà nước vẫn giữ quyền kiểm soát nếu không nói là luôn luôn duy trì quyền lực thực sự đối với hàng xuất khẩu, đặc biệt là dầu thô. Do đó, bất chấp sự tự do bề ngoài, nền công nghiệp dầu mỏ vẫn bị mắc kẹt trong một hệ thống các quyền kiểm soát của chính phủ mà mặc dù một nửa trong số các quyền đó đã suy yếu trong những năm 1990, có thể được phục hồi gần như ngay lập tức.

Tuy nhiên, tư nhân hóa, kết hợp với sự phục hồi đúng lúc của giá dầu mỏ đã có tác động của nó. Sản xuất dầu bắt đầu tăng lại trong năm 1999 và vào năm 2002, sản xuất đã tăng gần 10% mỗi năm, và dường như không có dấu hiệu dừng lại. Vào năm 2002, các công ty dầu mỏ mới được tư nhân hóa chiếm 83% sản lượng dầu của Nga. Hai đầu tàu của nền công nghiệp mới, Yukos và Sibneft, thuộc sở hữu của hai doanh nhân thành đạt bằng chính sức mình, Mikhail Khodorkovsky và Roman Abramovich, đã áp dụng các phương pháp sản xuất và kỹ thuật quản lý – chủ yếu là nứt vỉa thủy lực và khoan ngang – trước đó chưa từng xuất hiện ở Nga. Các công ty dầu mỏ tư nhân khác lúc đó đang theo sát đằng sau, và các nhà đầu tư đã chộp mua ngay cổ phần trong các công ty này trên thị trường chứng khoán phương Tây.

Putin, khi được bầu làm Tổng thống vào năm 2000, ban đầu có vẻ như một người theo chủ nghĩa tự do về kinh tế cổ điển, ông ủng hộ chủ nghĩa tư bản và các cải cách kinh tế. Ông dường như đã đạt đến một hình thức thỏa hiệp tạm thời với các đầu sỏ chính trị trong khu vực tư nhân trong những năm tháng Yeltsin, dựa trên nguyên tắc không can thiệp lẫn nhau. Các công ty dầu mỏ nước ngoài đã trở nên ngày càng chủ động ở Nga, và nền công nghiệp dầu mỏ mới của Nga đã khởi xướng những kế hoạch đầu tư đầy tham vọng vào dự trữ dầu tại biển Caspian, một đường ống dẫn dầu tới Trung Quốc, các nhà máy lọc dầu ở châu Âu và dây chuyền cung ứng lớn mới tới Bắc Mỹ. Đối với rất nhiều quan sát viên vào thời điểm đó, dường như chiến thắng của chủ nghĩa tư bản thị trường tự do ở Nga đã gần như trọn vẹn.

Nhưng khi giá dầu đã tăng trong suốt thập kỷ đó, các công ty dầu mỏ non trẻ của Nga đã trở thành những phần thưởng không thể cưỡng lại đối với một nhà nước ngày càng quyền lực. Đằng sau sự thống trị bề ngoài của các công ty tư nhân, một tập đoàn dầu mỏ nhà nước mới trỗi dậy, Rosneft, đã mạnh lên nhanh chóng. Chính phủ Nga, với những luật thuế mới, đã giành được ngày càng nhiều hơn phần lợi nhuận của các công ty tư nhân và sẽ tiếp tục giành được nhiều hơn nữa. Sự chống đối của Khodorkovsky trước sự tái khẳng định quyền lực của nhà nước đã khiến ông có mâu thuẫn gay gắt với Putin (đặc biệt khi các thầm vọng chính trị của Khodorkovsky trở nên rõ ràng), và vào năm 2003, Khodorkovsky đã bị bắt vì tội trốn thuế, và chính phủ bắt đầu sung công Yukos. Tiếp nối sự kiện Yukos, tỷ lệ tăng trưởng hai con số trong sản xuất dầu của Nga chăng bao lâu sau đã giảm xuống. Vào giữa thập kỷ đó, khu vực tư nhân đã lại bị thu hẹp, nhũng chủ sở hữu tư nhân bị hạ thấp, thời kỳ bùng nổ dầu mỏ đã kết thúc – và nhà nước đã quay trở lại.

Mặc dù vậy, sản xuất dầu đã tiếp tục phát triển, nếu không nói là với tốc độ chậm hơn trước rất nhiều, và trong một thời gian, hệ thống chính trị và kinh tế Nga dường như đã đạt đến trạng thái cân bằng ổn định.

Nhưng cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã đến và kéo theo nó là tình trạng suy thoái, Giá dầu toàn cầu giảm mạnh, và trong năm 2009, GDP của Nga rớt xuống mức 7,8% – sự sụt giảm mạnh mẽ nhất đối với bất cứ nền kinh tế lớn nào. Các công ty dầu mỏ đã cắt giảm chi tiêu và vào năm 2008, sản xuất dầu của Nga lần đầu tiên sụt giảm kể từ giữa những năm 1990.

Li nhuận bị đe dọa

Trong vòng nhiều năm kể từ cuộc khủng hoảng, tổng sản lượng dầu đã phục hồi, nhưng những dấu hiệu về tình trạng rối loạn vẫn ở khắp mọi nơi. Sản xuất dầu của Nga trên đà tăng thêm khoảng 1% trong năm 2012, nhưng ở mức giá rất cao vì sự gia tăng mạnh trong chi tiêu vốn. Đầu tư vào các giếng dầu, đã tăng 34% trong năm 2011 lên mức kỷ lục 31 tỷ USD, lên đến 40 tỷ USD trong năm 2012. Bất chấp những nỗ lực cao nhất của nền công nghiệp này, trung tâm ở miền Tây Siberia của nó đã rơi vào suy giảm trong dài hạn. Nếu tổng sản lượng vẫn tăng, đó là nhờ vào số lượng lớn các mỏ dầu mới, phần lớn được đặt ở các khu vực biên giới của miền Đông Siberia, nơi mà việc sản xuất dầu đắt đỏ hơn. Bộ Năng lượng đã cảnh báo ban lãnh đạo Nga rằng, với chiều hướng phát triển như hiện nay, sản xuất dầu rất có thể sẽ giảm vào năm 2020.

Để ngăn chặn hậu quả ấy, ngành công nghiệp này sẽ phải vượt qua ranh giới kỷ nguyên Xô Viết của nó để tìm ra những nguồn dầu mới: ngoài khơi Bắc Băng Dương, vùng hoang dã xa xôi ở miền Đông Siberia, và những tầng địa chất sâu hơn ở miền Tây Siberia. Các mỏ dầu ở những nơi này sâu hơn, nóng (hoặc lạnh) hơn, áp suất không khí, nồng độ lưu huỳnh cao hơn, ở xa hơn hoặc có địa lý phức tạp hơn những khu mỏ đang được khai thác ở Nga ngày nay, ở những mức độ khác nhau. Do đó, sẽ cần nhiều thời gian và nhiều tiền hơn để khai thác dầu từ những khu vực này.

Tuy nhiên, vấn đề ở đây là nền công nghiệp dầu mỏ của Nga đã chậm chễ trong việc thay thế các cách thức thiếu hiệu quả của kỷ nguyên kinh tế kế hoạch tập trung bằng các cấu trúc và kỹ thuật quản lý hiện đại hơn. Mặc dù kỹ thuật nứt vỉa thủy lực và khoan ngang giờ đã trở thành tiêu chuẩn trong nền công nghiệp của Nga, công nghệ dầu mỏ toàn cầu vẫn tiếp tục phát triển, và các công ty dầu mỏ của Nga giờ đây vẫn còn phải tiếp tục noi theo. Đặc biệt, các công ty dầu mỏ của Nga có rất ít trải nghiệm ở ngoài khơi Bắc Băng Dương, nơi có khả năng sẽ mang đến cho Nga rất nhiều dầu mỏ và khí đốt trong tương lai.

Lý do cơ bản cho thất bại trong việc phát triển của nền công nghiệp này rất dễ hiểu: chừng nào mà các mỏ dầu được thừa hưởng từ kỷ nguyên Xô Viết vẫn tiếp tục sản xuất, các công ty hầu như đều thấy không cần thiết phải thay đổi. Hơn nữa, gánh nặng thuế của nhà nước và các quy định hạn chế đã khiến cho các công ty – cả các công ty nhà nước và tư nhân – gần như không còn động lực để đầu tư vào công nghệ mới hoặc cải thiện năng suất của họ. Và không có tiến bộ trong những mặt trận này, các chi phí sẽ tiếp tục gia tăng mà không thể ngăn lại được. Các chi phí cao hơn sẽ đồng nghĩa với lợi nhuận thấp hơn và cuối cùng là doanh thu thấp hơn cho nhà nước.

Nói cách khác, nguồn thu nhập chính của nhà nước Nga đang lâm nguy, ngay cả khi sự phụ thuộc của nhà nước vào nó vẫn tiếp tục gia tăng. Dầu mỏ và khí đốt (giá của mặt hàng này phần lớn có liên quan đến dầu mỏ) chiếm 30% GDP của Nga, và kể từ năm 2000, sự gia tăng đều đặn trong giá của các mặt hàng này đã là động lực kích thích khoảng 50% tăng trưởng GDP của Nga. Hiện nay, dầu mang lại gần 40% doanh thu thuế của chính phủ nước này. Do đó, nền kinh tế và nhà nước Nga sẽ bị tổn thương sâu sắc trước bất cứ sự sụt suy giảm nào trong lợi nhuận từ dầu mỏ.

Áp lực này sẽ đặc biệt nghiêm trọng khi giá dầu giảm. Giá dầu đang quay trở lại những mức cao kỷ lục, và rất dễ có thể hình dung ra rằng chúng sẽ duy trì tình trạng này. Nhu cầu ngày càng tăng từ châu Á và Trung Đông, sự gia tăng liên tục trong chi phí tìm kiếm và sản xuất dầu mỏ, và sự bất ổn ngày càng gia tăng ở những nơi sản xuất dầu mỏ (bao gồm Trung Đông và châu Phi) rất có thể đẩy giá dầu lên cao hơn nữa. Nhưng không khó để hình dung ra một kịch bản trái ngược. Ở Bắc Mỹ, việc sản xuất khí đốt, được tìm thấy ở các lưu vực đá phiến dưới lòng đất và “dầu đá phiến” bị mắc kẹt trong các cấu tạo đá rắn, trở nên khả thi bằng công nghệ mới, đang tiến bộ với tốc độ đáng ngạc nhiên, vượt xa tất cả các dự báo. Bởi vì các kỹ thuật đổi mới trong sản xuất khí đốt đá phiến và dầu đá phiến đang lan đến phần còn lại của thế giới, những kỹ thuật này đang làm biến đổi mạnh mẽ triển vọng cho ngành sản xuất năng lượng. Nền kinh tế toàn cầu hiện nay có lẽ đang đứng trên ngưỡng cửa của một kỷ nguyên mới dồi dào dầu mỏ, có khả năng ở những mức giá thấp hơn.

Thông thường, người ta có thể kỳ vọng về nguồn cung dồi dào và các mức giá thấp hơn để kích thích tiêu dùng, nhưng điều đó có lẽ không đúng với nhu cầu về dầu mỏ trong tương lai. Các mức giá cao hiện nay đã làm giảm nhu cầu nhiều đến mức các tác động này sẽ còn được cảm thấy trong một thời gian dài (như đã từng trong vòng 2 thập kỷ sau các cú sốc dầu mỏ vào những năm 1970). Việc sử dụng dầu đã đạt đỉnh ở các nước công nghiệp hóa, chủ yếu là ở châu Âu và Mỹ. Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế đã chậm lại ở nhiều nước là những thị trường mới nổi, đặc biệt ở Trung Quốc và Ấn Độ, khiến tỷ lệ tăng trưởng trong nhu cầu về dầu mỏ cũng giảm. Cuối cùng, một phần tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng của nhu cầu về dầu mỏ sẽ được đáp ứng bởi khí đốt tự nhiên. Tất cả những tác động này có thể kết hợp lại để kiềm chế nhu cầu về dầu mỏ và ngăn giá dầu tăng lên.

Trong thời điểm hiện nay, những động lực đẩy giá cao hơn vẫn có ảnh hưởng lớn. Nhưng những động lực cuối cùng sẽ đẩy giá xuống đang ngày càng mạnh hơn, và khả năng của một môi trường giá dầu thấp hơn trong dài hạn đang gia tăng. Tuy nhiên ngay cả nếu giá dầu không gì khác ngoài giữ nguyên ở những mức như hiện nay, sự kết hợp của chi phí sản xuất dầu lớn hơn, lợi nhuận thấp hơn và nguồn thu thuế cho chính phủ thấp hơn đang đặt toàn bộ hệ thống phân phối tài sản dầu mỏ của Nga vào tình thế nguy hiểm.

Những kế hoạch thoát hiểm

Nhiều người trong giới tinh hoa cầm quyền của Nga nhận ra rằng khó khăn đang nằm ở phía trước. Kể từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 2008, một cuộc tranh luận đáng chú ý đã bắt đầu về những nguy cơ của việc phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên – một trong những sự tự kiểm tra định kỳ mà người Nga rất nổi tiếng về nó. Nhưng mặc dù mục tiêu rõ ràng, vẫn không có sự nhất trí về việc làm thế nào để đạt được nó. Thay vào đó, có ba kế hoạch cạnh tranh để thoát khỏi sự phụ thuộc vào dầu mỏ: một chương trình hiện đại hóa công nghệ cao, gắn với Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev; một mô hình cải cách thị trường, được cựu Bộ trưởng Tài chính của Nga, Kurdin ủng hộ; và một kế hoạch được ưa thích của Putin nhằm duy trì vai trò nhà nước mạnh mẽ giống như hiện nay.

Trong vòng 4 năm giữ chức Tổng thống, Medvedev đã thúc đẩy một chương trình nghị sự đầy tham vọng về hiện đại hóa và đa dạng hóa kinh tế, giống như một lời kêu gọi cho sự thay đổi về đường hướng khỏi các chính sách của thập kỷ trước. Ông đã tuyên bố vào năm 2010 rằng: “Trong hàng thế kỷ, chúng ta đã vận chuyển nguyên vật liệu thô của chúng ta ra nước ngoài, và nhập khẩu tất cả sản phẩm ‘thông minh’”. Tình thế này đã làm nhụt chí những nhà cải cách hoặc các doanh nhân tương lai. Một trong những người ủng hộ Medvedev, Andrei Klepach, Thứ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế Nga, đã đánh giá tình hình này thậm chí còn nhức nhối hơn: Ông nói “Nga” đã trở thành “một nước xuất khẩu dầu mỏ, các cô gái và những người đoạt giải Nobel Hòa bình tương lai”.

Chương trình mà Medvedev thúc đẩy tập trung vào đổi mới công nghệ cao, máy tính, công nghệ nano, y học tiên tiến, năng lượng hạt nhân, và không gian vũ trụ. Lấy cảm hứng từ Thung lũng Silicon, ông tuyên bố những kế hoạch về một trung tâm đổi mới mới mang tên Skolkovo, ông thậm chí còn lập một tài khoản trên trang mạng xã hội Twitter để báo hiệu về hướng đi mới này. Năng lượng đóng vai trò quan trọng trong chương trình của ông, nhưng trọng tâm không phải là gia tăng nguồn cung mà là hạn chế tiêu thụ bằng cách trở nên hiệu quả hơn về năng lượng. Đồng thời, Medvedev và những người ủng hộ ông đã cho rằng, chính phủ nên đầu tư nguồn doanh thu dầu mỏ vào sản xuất công nghệ cao và đầu tư ngược trở lại khu vực dầu mỏ càng ít càng tốt. Tuy nhiên, đối với nhiều người Nga, chương trình của Medvedev, về tham vọng và phạm vi của nó, gợi nhớ một cách đáng lo ngại về những kế hoạch 5 năm Xô Viết. Nó liên quan đến sự hiện đại hóa từ trên xuống bởi sự ủy quyền về chính trị, cùng nỗ lực để vượt qua hàng thập kỷ tụt hậu bằng một bước nhảy vọt phi thường.

Trái lại, tầm nhìn được đề xuất bởi Kurdin – mà chính sách của ông đã làm rất nhiều để giữ cho ngân sách của người Nga ổn định – đánh dấu sự quay trở lại với một chương trình nghị sự về cải cách theo định hướng thị trường. Theo quan điểm của ông, ngân sách nhà nước đã tăng vượt ra ngoài tầm kiểm soát, và những ngàv tháng sản lượng dầu tăng nhanh và giá dầu ở mức cao đang sắp kết thúc. Kurdin đã công khai chỉ trích chương trình hiện đại hóa của Medvedev và các kế hoạch của điện Kremlin nhằm gia tăng chi tiêu quân sự, ông đặc biệt tức giận trước mục tiêu của Bộ Phát triển Kinh tế nhằm cấp vốn cho chương trình hiện đại hóa của Nga qua những khoản thâm hụt hàng năm. Kurdin lập luận rằng nhà nước Nga nên cố gắng thiết lập một môi trường đầu tư tốt nhất có thể và dừng những nỗ lực nhằm phân phối các khoản đầu tư qua các tập đoàn nhà nước lớn, bởi vì những điều này là mầm mống gây ra tham nhũng và dẫn đến hiện tượng “tháo chạy vốn”. Chỉ khi lạm phát duy trì ở mức thấp, đồng tiền nước này mới tiếp tục ổn định, và các quyền sở hữu được bảo vệ, các doanh nghiệp mới có động lực để chấp nhận rủi ro và đầu tư vào Nga. Bằng nhiều cách, kế hoạch của Kurdin đại diện cho sự hồi sinh của chương trình mà dường như Putin đã ủng hộ trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình. Nhưng vào năm 2011, cảm thấy những đề xuất của mình không được ủng hộ, Kurdin đã từ chức khỏi chính phủ.

Tầm nhìn của Putin không khác nhiều với Medvedev và Kurdin trong những mục tiêu cũng như cách thức thực hiện nó. Đối với Putin, dầu mỏ và khí đốt vẫn là nguồn vốn thực tế duy nhất đối với sự tăng trưởng của Nga, và cách tốt nhất để nâng cao khả năng hoạt động của ngành công nghiệp là duy trì quyền kiểm soát mạnh mẽ của nhà nước. Ông quan niệm rằng dầu mỏ vẫn còn rất dồi dào ở Nga và cho rằng nếu các nguồn cung cấp có vẻ thiếu, đơn giản là công ty phải cố gắng tìm kiếm nhiều hơn nữa. Theo quan niệm của ông, lòng trung thành của các công ty dầu mỏ tư nhân không nên dành cho các cổ đông mà nên dành cho nhà nước. Quả thực, phương tiện ưa thích của Putin đối với việc tìm kiếm, sản xuất và vận chuyển dầu mỏ là một công ty nhà nước lớn, chủ yếu xuất khẩu các sản phẩm đã được tinh chế, thay vì dầu thô. Theo ông, nhà nước vẫn là đầu máy tăng trưởng và tiến bộ; công việc của ngành công nghiệp dầu mỏ đơn giản chỉ là cung cấp nhiên liệu cho nó.

Putin cũng kịch liệt phản đối sự phụ thuộc của Nga vào dầu mỏ, giống như Medvedev và Kurdin. Nhưng quan điểm của ông được dung hòa bởi niềm tin rằng dầu mỏ có thể đóng một vai trò tất yếu trong hàng thập kỷ tới, không chỉ như là nguồn doanh thu mà còn như một công cụ phát triển mang tầm khu vực ở trong nước và tầm ảnh hưởng địa chính trị ở nước ngoài. Không giống như Medvedev và êkíp của ông, Putin tán dương ngành công nghiệp dầu mỏ là đầu tàu công nghệ đầy tiềm năng, mặc dù đối với ông, nó chỉ đứng ở vị trí thứ hai trong những ngành công nghiệp được cho là tiên tiến hơn, như lĩnh vực quân sự. Như cách ông quan niệm về ngành công nghiệp này, nhà nước nên tiếp tục phân phối các nguồn doanh thu từ dầu mỏ để hỗ trợ cho các lĩnh vực chiến lược khác.

Nét đặc trưng của Putin là tìm cách để thúc đẩy các công ty dầu mỏ của Nga thay đổi thông qua sự kết hợp giữa những lời cổ vũ và áp lực hành chính, đi cùng với một loạt các khoản giảm thuế đặc biệt. Ông đã khuyến khích Rosneft, giờ đang nằm dưới quyền lãnh đạo của người cộng sự trong thời gian dài của ông, Igor Sechin, liên minh với các công ty dầu mỏ lớn ở nước ngoài để phát triển khả năng của Nga trong việc thăm dò và sản xuất ngoài khơi Bắc Băng Dương. Những quan hệ đối tác này có thể đánh dấu một chương quan trọng mới trong mối quan hệ giữa các công ty dầu mỏ của Nga và ngành công nghiệp dầu mỏ toàn cầu. Sự ủng hộ mạnh mẽ của Putin và Sechin đối với họ cho thấy họ hiểu sự khẩn cấp của tình huống này và đang đối phó với nó – tuy nhiên về bản chất cùng những biện pháp do nhà nước chỉ đạo mà họ đã ủng hộ trong quá khứ.

Cho đến nay, khi Putin bắt đầu nhiệm kỳ thứ ba của mình với tư cách Tổng thống, tầm nhìn của ông sẽ chi phối. Quả thực, người ta có thể cho rằng với việc “giáng cấp” Medvedev xuống chức Thủ tướng và việc Kurdin rời khỏi chính phủ, những quan điểm của họ nhìn chung đã mất đi tầm ảnh hưởng. Tuy nhiên trên thực tế, cả ba nhân vật này vẫn hiện diện một cách mạnh mẽ, và đường hướng chính sách thực sự dường như đang phản ảnh một sự cạnh tranh liên tục giữa họ.

Bất chấp những sự khác biệt rõ ràng của họ, cả ba tầm nhìn đều làm tăng khả năng của Nga để cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu với tư cách nhà sản xuất hàng đầu về các sản phẩm và dịch vụ công nghệ cao. Nhưng điều đó, nói một cách đơn giản, là một vụ cá cược đầy dũng cảm, cho dù tầm nhìn của ai thắng thế. Nước Nga, với nguồn vốn về nhân lực và vật chất đang bị thu hẹp, sẽ gặp nhiều khó khăn để theo kịp các nền kinh tế mới nổi của châu Á và nền kinh tế tri thức trưởng thành của Mỹ, mà vẫn tiếp tục dẫn đầu thế giới trong đổi mới và tinh thần kinh doanh. Trong tương lai gần, dầu mỏ sẽ vẫn là lợi thế cạnh tranh chủ yếu của Nga.

Cuộc khủng hong tài chính đang đến gần

Mặc dù lần này Putin đã giành được chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống một cách dễ dàng, nhưng vào năm 2018, khi ông vẫn có thể ra ứng cử một lần nữa, mọi việc sẽ không dễ dàng đến như vậy. Đến lúc đó, Putin sẽ giữ chức Tổng thống được 14 năm và trên thực tế là nguyên thủ quốc gia trong gần 19 năm. Phe đối lập sẽ được tổ chức tốt hơn, và do sự phổ biến rộng rãi của mạng Internet và mạng xã hội ở Nga, đến năm 2018, phe này sẽ đạt đến sức mạnh và độ sâu sắc vưọt ra ngoài thủ đô. Vào thời điểm đó, toàn bộ thế hệ hậu Xô Viết sẽ đến tuổi trưởng thành. Những nhà lãnh đạo mới lúc đó sẽ nổi lên, có thể từ những khu vực bên ngoài Mátxcơva, nơi mà đời sống chính trị đang thức tỉnh. Phe đối lập sẽ tìm thấy sự hỗ trợ được gia tăng từ dân chúng, những người sẽ cảm thấy thậm chí bị xa lánh hơn so với hiện nay bởi những gì được hiểu là những sự thái quá của giới tính hoa được ưu đãi. Bất cứ những dấu hiệu của sự biến chất nào mà chế độ hiện đang cho thấy sẽ còn nghiêm trọng hơn vào cuối thập kỷ này.

Tuy nhiên, chừng nào mà Kremlin có thể duy trì sự trung thành của giới tinh hoa kinh doanh và chính trị và tiếp tục vận hành hệ thống phúc lợi mà phần lớn dân số phụ thuộc vào đó, chế độ này có thể vẫn tiếp tục ổn định. Nhưng một lúc nào đó trong thập kỷ tới – đúng khi nào thì không thể dự đoán, bởi vì nó xoay quanh rất nhiều biến số – nhà nước này rất có thể sẽ hiểu ra rằng nguồn doanh thu từ dầu mỏ đang giảm, thậm chí khi sự phụ thuộc của nhà nước này vào nguồn doanh thu ấy tăng lên. Mặc dù giá dầu thế giới vẫn duy trì ở những mức cao như hiện nay, ngân sách và cán cân thặng dư cán cân thương mại của Nga sẽ thu hẹp, và dòng tiền, đã cho phép Kremlin đáp ứng những kỳ vọng ngày càng gia tăng của tất cả mọi người trong thập kỷ qua sẽ biến mất. Khi đó và chỉ khi đó, những điều kiện tiên quyết cho sự kết thúc của kỷ nguyên Putin sẽ xuất hiện.

Vào thời điểm đó, nước Nga không nhất thiết sẽ rơi vào cuộc khủng hoảng chỉ trong một sớm một chiều. Nhờ có một thập kỷ quản lý tài chính và tiền tệ thận trọng – phần lớn là đóng góp của Kurdin – chính phủ dường như sẽ có rất nhiều khả năng để vay tiền. Nợ nước ngoài của Nga hiện nay đang ở mức rất thấp, 15% GDP. Đồng rúp có thể được phép phá giá, điều này sẽ làm giảm nhập khẩu và khiến hàng hóa xuất khẩu trở nên cạnh tranh hơn. Nga có thể dùng những khoản dự trữ ngoại tệ của mình để chi tiêu, mà hiện nay đang đứng vị trí thứ ba về dự trữ ngoại tệ trên thế giới. Tuy nhiên những điều này chỉ là những biện pháp ổn định tạm thời. Các chương trình chi tiêu lớn sẽ phải cắt giảm, bao gồm nhũng chương trình nhạy cảm về mặt xã hội như lương hưu và trợ cấp. Các quỹ dự phòng trường hợp khẩn cấp của nhà nước sẽ dần cạn kiệt. Lạm phát sẽ làm giảm giá trị các khoản tiền gửi tiết kiệm của dân chúng. Lời hứa về sự thịnh vượng ngày càng tăng, điều đã duy trì lòng tin của dân chúng và tính hợp pháp của chế độ hiện tại trong thời gian dài, sẽ phai nhạt dần.

Giữa tất cả những điều này, nhà nước Nga cuối cùng sẽ bị dồn vào thế phải đối mặt với sự lựa chọn khó khăn trước mắt mà từ lâu họ đã cố gắng tránh: liệu có nên giảm bớt gánh nặng thuế mà nhà nước áp đặt cho ngành công nghiệp dầu mỏ để tạo điều kiện cho ngành công nghiệp này có thể đầu tư vào thế hệ các mỏ dầu và công nghệ tiếp theo hay không. Điều mà nhà nước này không muốn làm ở quy mô lớn trong quá khứ sẽ buộc phải làm trên quy mô lớn hơn rất nhiều trong tương lai, khi nước này không còn được hưởng những khoản thặng dư lớn nữa. Bằng cách này hay cách khác, nền chính trị của chiếc bánh ngày càng to ra sẽ nhường chỗ cho nền chính trị rối ren hơn rất nhiều của chiếc bánh đang dần thu hẹp.

Người ta có thể hình dung ra hai cách mà nước Nga có thể đối phó với cuộc khủng hoảng này. Phản ứng đầu tiên sẽ là phản tác dụng. Cho đến nay, lợi nhuận từ dầu mỏ được phân chia giữa ba nhóm chính: các cổ đông, người tiêu dùng và nhà nước. Khi dòng lợi nhuận bị thu hẹp, các bên tham gia thuộc nhà nước sẽ bị cám dỗ nhiều hơn trong việc gây áp lực lên những chủ sở hữu tư nhân còn lại, và kết quả sẽ là một chiến dịch quốc hữu hóa. Nếu việc đó xảy ra, các nhóm lợi ích trong cấu trúc quyền lực hiện nay – các cơ quan an ninh đối lập, những thế hệ đầu sỏ chính trị khác nhau, v.v… – sẽ đấu tranh với nhau để giành quyền lợi, và một điện Kremlin suy yếu sẽ có một khoảng thời gian khó khăn để duy trì trật tự. Bất chấp nguồn doanh thu dầu mỏ thấp hơn, những nhà hoạch định chính sách sẽ cảm thấy miễn cưỡng trong việc cắt giảm các khoản phúc lợi cho dân chúng, khiến thâm hụt ngân sách gia tăng. Với các khoản thuế vẫn ở mức rất cao, các công ty dầu mỏ, mặc dù chúng sẽ ngày càng được quốc hữu hóa, sẽ phản ứng lại bằng cách cắt giảm đầu tư, dẫn đến sản lượng thấp hơn. Kết quả sẽ là sự sụt giảm theo đường xoắn ốc; khi các khoản doanh thu thu hẹp lại và nhà nước lún sâu hơn vào nợ nần.

Nhưng các nhà lãnh đạo của Nga có thể theo đuổi giải pháp đối phó thứ hai, mang tính xây dựng hơn. Nhà nước sẽ phải giảm sự phụ thuộc của mình vào các khoản doanh thu từ dầu mỏ. Điều này có nghĩa là áp dụng những đề xuất chính trong chương trình của Kurdin: cải cách hệ thống tiền lương và phúc lợi, cắt giảm trợ cấp đối với các chính quyền địa phương và những ngành công nghiệp đang hấp hối, giảm chi tiêu cho quân sự, và nói chung khôi phục kỷ luật ngân sách và cải thiện môi trường đầu tư. Đồng thời, nhà nước sẽ phải kiềm chế để không đưa ra những khoản giảm thuế và trợ cấp đặc biệt lãng phí vì những mục đích được ưa thích của nhà nước và phải thay thế những điều này bằng một hệ thống thuế dựa trên lợi nhuận hiện đại và có thể dự báo. Nhà nước này cũng sẽ phải cải thiện những hệ thống quy định và pháp lý và khuyến khích những thay đổi trong cấu trúc của chính ngành công nghiệp dầu mỏ, để khuyến khích đổi mới và tinh thần kinh doanh, điều này sẽ mang lại sự phục hưng. Sự kết hợp giữa cải cách ngân sách và cải cách công nghiệp là cần thiết; Nga sẽ không thể xử lý được cuộc khủng hoảng đang đến gần nếu nước này không điều chỉnh được cả sự phụ thuộc dầu mỏ lẫn ngành công nghiệp dầu mỏ đang vật lộn của mình.

Tuy nhiên, một số người bên trong ngành năng lượng của nước này nhìn thấy một lối thoát khác. Gần đây, tin tức về cuộc cách mạng đang ngày càng tăng tốc trong sản xuất dầu đá phiến ở Mỹ đã thu hút khu vực dầu mỏ của Nga. Sự thay đổi 180 độ đáng ngạc nhiên của sản xuất dầu ở Mỹ đã đột ngột làm dấy lên những hi vọng rằng ngành công nghiệp dầu mỏ của Nga, về cơ bản bằng những biện pháp và sự nhanh chóng giống như vậy, có thể mang lại sự hồi sinh cho các mỏ dầu ở miền Tây Siberia và cuộc sống trở lại tốt đẹp.

Đây là một tầm nhìn đầy hấp dẫn, nhung nó phụ thuộc vào một giả định lớn: rằng sự cạnh tranh, đổi mới cũng như thử nghiệm và sai lầm, đã thúc đẩy cuộc cách mạng dầu đá phiến ở Mỹ có thể xảy ra ở Nga. Nhưng đây chính là những yếu tố gần như thiếu hụt trong ngành công nghiệp dầu mỏ của Nga ngày nay, và trừ phi Nga thực hiện những cải cách có ý nghĩa, tiềm năng của dầu đá phiến ở nước này sẽ chỉ được nhận ra một phần hoặc một cách chậm chạp.

Liệu Mátxcơva có chọn cải cách hay không? Trong hai thập kỷ vừa qua, nước này đã cách mạng hóa nền kinh tế, viết lại luật, và tái gia nhập thế giới. Trong tiến trình này, những người có tài năng và quyết tâm đã đặt những nền tảng có giá trị lớn cho một nhà nước hiện đại. Đồng thời, quá khứ Xô Viết tiếp tục gây ảnh hưởng lên người dân và các tổ chức của Nga. Nỗ lực của Putin nhằm thiết lập cái mà ông gọi là “quyền lực theo chiều dọc” – hệ thống quyền lực tập trung hóa – đã ngăn cản sự tiến bộ và nuôi dưỡng tình trạng tham nhũng. Công thức đó sẽ dẫn tới một kết thúc bế tắc. Và vì vậy Nga giờ đang đứng ở ngã tư đường. Dù nước này chọn con đường nào đi chăng nữa, dầu mỏ sẽ vẫn là trọng tâm của sự lựa chọn đó – cho dù với tư cách một chiến lợi phẩm trong một sự phân chia quyền lợi mới hay với tư cách một chất xúc tác cho cải cách.

Đăng tải tại Archives, Articles, International relations, Teaching | Thẻ , , , | Bình luận về bài viết này

QUÁ KHỨ, HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI CỦA CHIẾN LƯỢC NĂNG LƯỢNG NGA

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Chủ nhật, ngày 28/7/2013

TTXVN (Pretoria 26/7)

Dưới đầu đề trên, trang mạng “Geopolitical Weekly” mới đây đăng bài phân tích cho rằng chiến lược năng lượng của Nga, tuy không phải lúc nào cũng thành công, nhưng đã giúp nước này có được những nguồn thu lớn ở các thời đim khác nhau và giữ được vị thế cường quốc. Tuy nhiên, sự phát trin mau lẹ của công nghệ khai thác và vận chuyển khí đốt tự nhiên từ đá phiến, được đánh giá là đầy trin vọng, đang đặt nước Nga trước những thách thức lớn. Dưới đây là nội dung bài viết:

Triển vọng về vị thế của Nga với tư cách là nhà cung cấp năng lượng hàng đầu thế giới và sức mạnh mà ngành năng lượng Nga mang lại cho Kremlin đang ngày càng bị nghi vấn. Sau một thập kỷ xuất khẩu năng lượng ráo riết, kèm theo một nguồn thu khổng lồ, nước Nga đang cắt giảm giá khí đốt tự nhiên đối với châu Âu giữa lúc các dự báo về doanh thu của công ty năng lượng khổng lồ Gazprom bắt đầu suy giảm từ năm 2013.

Nga có trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới, và cùng với Arập Xêút, họ luân phiên giữ vị thế quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới. Nước này cung cấp tới 1/3 nhu cầu về dầu mỏ và khí đốt của châu Âu và nay bắt đầu tăng cường, xuất khẩu sang các thị trường Đông Á đang đói năng lượng. Đối với Mátxcơva, ngành năng lượng của Nga không đơn thuần là một doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, nó là một trong các trụ cột cho sự ổn định và tăng cường sức mạnh của nước này trong hơn một thế kỷ qua. Kremlin đã thiết kế hệ thống an ninh năng lượng như một nhân tố có tầm quan trọng hàng đầu đối với an ninh quốc gia, đặc biệt là kể từ khi có những thay đổi gần đây trong khuynh hướng quốc tế và nội địa khiến người ta nghi vấn về sức mạnh tiếp theo của ngành năng lượng nước này.

Lĩnh vực năng lượng đã trải qua nhiều thăng trầm trong suốt quá trình lịch sử của Nga. Điều khiển các chu kỳ biến thiên này được đặt vào trung tâm của chính sách đối nội và đối ngoại của Nga từ thời Sa hoàng. Gánh nặng lịch sử đó giờ đây đang đè lên vai chế độ của ông Vladimir Putin.

Sự chuyên chế của Nga và nhân tố năng lượng

Nga là một quốc gia dễ bị tổn thương do bị bao quanh bởi các cường quốc khác và có biên giới không thuận lợi cho vấn đề phòng thủ. Ngoài ra, Nga có lãnh thổ rộng lớn và khắc nghiệt với dân cư đa dạng, thuộc nhóm dân tộc mà lịch sử đã chứng kiến là thường mâu thuẫn với chính quyền trung ương ở Mátxcơva. Điều này khiến Nga phải xây dựng nhà nước thành một cường quốc trong khu vực. Đầu tiên, Nga cần phải củng cố xã hội của mình theo một chính quyền thống nhất. Thứ hai, họ phải mở rộng quyền lực của mình xuyên suốt khu vực gần nhất để tạo ra vùng đệm chống lại các cường quốc khác. (Việc thiết lập Liên bang Xôviết là ví dụ rõ ràng nhất cho sự chuyên chế trong hành động). Cuối cùng, họ phải tận dụng được nguồn tài nguyên thiên nhiên của mình để đạt được một sự cân bằng với các cường quốc bên ngoài.

Để làm được việc này, Nga đã sử dụng một loạt công cụ khác nhau trong suốt lịch sử của mình nhằm đạt được ưu thế, từ việc xuất khẩu nông sản cho tới việc chinh phục quân sự thuần tuý, thậm chí dùng cả biện pháp đe dọa. Bắt đầu từ cuối thế kỷ 19, Nga đã bổ sung thêm năng lượng vào danh sách các mặt hàng trọng yếu mà họ có thể sử dụng để đạt được các mục tiêu chiến lược của mình. Vào thập kỷ 1950, ngành năng lượng đã trở thành một trong những trụ cột chính trong sức mạnh kinh tế và chính trị của Liên Xô.

Các khoản thu từ xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt tự nhiên cho thấy lĩnh vực năng lượng đã mang lại cho Kremlin quyền lực lớn lao như thế nào trong việc củng cố vị thế của đất nước. Thu nhập từ xuất khẩu năng lượng bắt đầu chảy vào kho bạc của Đế chế Nga từ cuối thế kỷ, với doanh thu từ xuất khẩu dầu mỏ chiếm 7% tổng kim ngạch xuất khẩu. Các khoản thu này đã tăng lên 14% ở cuối íhập kỷ 1920 – giai đoạn đầu của Nhà nước Liên Xô – và tới thập kỷ 1950 đã chiếm một nửa kim ngạch xuất khẩu của Liên Xô. Còn hiện nay, doanh thu từ năng lượng đóng góp tới một nửa ngân sách của chính phủ. Dòng vốn này đã và đang tiếp tục là công cụ giúp Nga xây dựng các cơ sở quân sự và công nghiệp cần thiết nhằm duy trì vị thế của họ như là một cường quốc khu vực – nếu không phải là cường quốc thế giới. Tuy nhiên, việc Chính phủ Nga trở nên phụ thuộc vào nguồn thu từ năng lượng cũng khiến nước này trở nên dễ bị tốn thương hơn.

Ngoài doanh thu từ xuất khẩu, lĩnh vực năng lượng đã góp phần tạo ra một nhà nước công nghiệp hoá và ổn định trong nước. Tiêu thụ năng lượng nội địa của Nga ở mức rất cao, do thời tiết giá lạnh gần như quanh năm. Mặc dù chi phí sản xuất cao và quản lý kém hiệu quả, nguồn dự trữ đã cho phép Mátxcơva đủ sức để cung cấp năng lượng giá rẻ cho nhân dân và các ngành công nghiệp.

Ngành năng lượng cũng góp phần vào khả năng mở rộng ảnh hưởng của Nga sang các nước láng giềng, Mátxcơva sử dụng năng lượng như một đòn bẩy tại các quốc gia khác nhau trong “vùng đệm”, với các mức độ và phạm vi khác nhau, từ việc kiểm soát hoạt động trong khu vực (như họ đã từng tiến hành tại các mỏ dầu ở Adécbaigian và Cadắcxtan trước đây) cho tới việc trợ cấp nguồn cung cấp năng lượng giá rẻ cho các nước và kiểm soát hệ thống hạ tầng phục vụ vận chuyên năng lượng. Nga cũng đã sử dụng các chiến lược tương tự để xây dựng quan hệ với các nước ngoài khối Liên Xô trước đây. Chẳng hạn, Nga là một trong hai nhà cung cấp năng lượng chính cho châu Âu và là nhà cung cấp duy nhât ở châu Âu có trữ lượng dầu và khí tự nhiên lớn, với giá thấp. Quan hệ của Nga với châu Âu và khả năng của họ trong việc đánh bại bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào đã trở thành nền tảng cho một loạt quan hệ của Mátxcơva với các nước châu Âu.

Sự phát triển chiến lưc năng lưng của Nga

Việc nhìn nhận tầm quan trọng của năng lượng như là một phương tiện để đạt được ba “mệnh lệnh” chính của Nga đã thay đổi theo thời gian, bởi Nga đã thay đổi chiến lược của mình tùy thuộc vào những diễn biến trong nước hoặc trên trường quốc tế. Sức mạnh của Mátxcơva nằm ở tính linh hoạt của họ trong việc quản lý hoạt động năng lượng.

Tầm quan trọng của năng lượng Nga được thiết lập vào cuối thế kỷ 19, khi chế độ quân chủ nhận thấy tiềm năng lớn cho Đế chế Nga nếu họ có thể phát triển lĩnh vực này ở quy mô lớn. Tuy nhiên, đế chế này không có cả công nghệ lẫn vốn để bắt đầu một ngành công nghiệp năng lượng bản địa. Để tìm kiếm giải pháp, chế độ quân chủ Nga đã nới lỏng hạn chế đối với đầu tư nước ngoài, mời các công ty châu Âu và Mỹ phát triển các mỏ dầu ở Baku và sông Vônga. Điều này đã làm ầm lên quan hệ giữa Đế quốc Nga và nhiều đối tác phương Tây trong một thời gian ngắn, đặc biệt là với Anh, Pháp và Mỹ. Tất cả các bên đã sớm nhận ra rằng cách duy nhất để làm cho ngành kinh doanh dầu mỏ Nga sinh lời trong hoàn cảnh chi phí cao găn liền với địa lý khắc nghiệt và rộng lớn của nước này là biển Nga thành một nhà sản xuất lớn. Đến đầu thế kỷ 20, Đế chế Nga đã chiếm 31 % sản lượng dầu xuất khẩu toàn cầu.

Khi vai trò của năng lượng Nga tăng lên thì rõ ràng là sự ổn định về mặt đối nội của Nga đã ảnh hưởng tới rất nhiều lĩnh vực. Những người Bônsêvích đã sử dụng vấn đề năng lượng trong nỗ lực nhằm lật đổ chế độ quân chủ. Các khu vực sản xuất dầu mỏ là một trong những trung tâm chính mà những người Bônsêvích tham gia hoạt động, vì năng lượng là một trong vài lĩnh vực đòi hỏi những người lao động có tổ chức. Ngoài ra, những người Bônsêvích đã sử dụng mạng lưới đường sắt phục vụ ngành khai thác dầu để rải truyền đơn ra khắp đất nước và cả nước ngoài. Năm 1904, khi Đế quốc Nga đàn áp một cuộc nổi dậy ở St Petersburg, người biểu tình chủ yếu là Bônsêvích đã phóng hoả các mỏ dầu ở Baku, khiến lượng dầu xuất khẩu của Nga sụt giảm 2/3.

Chiến lược năng lượng thời hiện đại của Nga bắt đầu hình thành sau Chiến tranh Thế giới thứ II. Với cánh tả Liên Xô còn trụ vững như là một trong hai thế lực bá quvền toàn cầu trên một châu Âu bị chia cắt, Mátxcơva nhận ra rằng không có rào cản nào đối với nỗ lực tìm kiếm sự thống trị của họ trong lĩnh vực năng lượng toàn cầu. Giữa thập kỷ 1950 và 1960, Liên Xô đã tăng gấp đôi sản lượng dầu, làm cho họ một lần nữa trở thành nước sản xuất dầu lớn thứ hai trên thế giới và là nhà cung cấp chính cho cả Đông lẫn Tây Âu. Doanh thu từ xuất khẩu dầu bắt đầu tăng mạnh và đóng góp gần một nửa thu nhập từ xuất khẩu của Liên Xô.

Do Liên Xô sản xuất được một lượng dầu thô rất lớn và hệ thống kinh tế của Liên Xô duy trì chi phí lao động thấp nên Nga có thể bán dầu với giá thấp gần 50% so với giá dầu của Trung Đông. Trợ cấp dầu cho khối Xô viết và sau đó cho các nước Tây Âu đã giúp Mátxcơva kìm hãm các chế độ ở phương Tây và tăng cường vị thế của họ tại các khu vực thuộc tầm ảnh hưởng của họ – một chiến lược được CIA gọi là “cuộc tấn công về kinh tế của Liên Xô”. Đối với Liên Xô, hoạt động này không nhằm mục tiêu kiếm tiền (mặc dù họ đã kiếm tiền) mà chủ yếu để hình thành một phạm vi ảnh hưởng và phá hoại phương Tây. Chiến lược này đã phải trả giá, bởi Mátxcơva đã để mất thu nhập và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên của mình.

Ở thập kỷ 1970, giá dầu tăng vọt do một loạt cuộc khủng hoảng, chủ yếu xảy ra tại Trung Đông. Lúc này, Liên Xô bắt đầu cảm thấy gánh nặng do việc duy trì một nhà nước rộng lớn. Liên Xô dưới sự lãnh đạo của ông Leonid Brezhnev đã phải đứng trước một sự lựa chọn: sử dụng giá dầu thế giới cao làm lý do để tăng giá ở Đông Âu và tăng nguồn thu cho kinh tế Liên Xô hoặc tiếp tục trợ cấp cho khối Đông Âu nhằm tiếp tục trói buộc khối này và không đẩy họ đến chỗ suy tính về các nguồn năng lượng khác. Đó là một sự lựa chọn giữa hai mệnh lệnh: đảm bảo sự ổn định quốc gia hay duy trì vùng đệm. Cuối cùng, Mátxcơva đã chọn cách bảo vệ lợi ích riêng của mình, và đến năm 1975 đã tăng giá dầu đối với khách hàng truyền thống, hành động cho phép tiếp tục tăng giá hơn nữa theo thị trường thế giới. Đến năm 1976, giá dầu trong khối Đông Âu đã tăng gần gấp đôi, tuy vẫn thấp hơn giá thế giới nhưng mức tăng này đã đủ cao để buộc một số quốc gia trong khối phải vay nợ Nga. Mục tiêu của Liên Xô nhằm đạt được doanh thu cao từ xuất khẩu năng lượng tiếp tục được duy trì cho đến giữa thập kỷ 1980, khi các khoản thu này chiếm gần như toàn bộ mọi khoản thu bằng ngoại tệ mạnh của họ. Nhưng Liên Xô đă bị giáng một đòn kép vào giữa thập kỷ này, khi giá dầu sụp đổ và phương Tây áp đặt lệnh cấm vận đối với dầu mỏ của Liên Xô, khiến Arập Xêút một mình thống trị thị trường này. Ngoài ra, Liên Xô đã tụt lại xa sau phương Tây trong công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực năng luợng và nông nghiệp. Để đáp lại, bắt đầu từ năm 1985, Liên Xô tiến gần hơn tới một nền kinh tế dựa vào thị trường năng lượng, đồng thời tăng giá đối với khối Đông Âu, đòi họ phải trả bằng ngoại tệ mạnh và cho phép các công ty nước ngoài tái thâm nhập ngành năng lượng của mình.

Tuy nhiên, sự thay đổi chiến lược của Nga không đủ sâu sắc và kịp thời để ngăn chặn sự sụp đổ của Liên bang Xôviết. Trong thập kỷ sau sự sụp đổ của khối Xôviết, ngành công nghiệp năng lượng của Nga đã trở nên lộn xộn. Tự do hóa năng lượng, được khởi sự dưới thời Mikhail Gorbachev trong thập kỷ 1980, đã được triển khai một cách chật vật dưới Boris Yeltsin ở thập kỷ 1990. Kết quả là sản lượng bị giảm một nửa và ngành năng lượng Nga bị phân chia giữa các tập đoàn nước ngoài và các nhà tài phiệt mới nổi trong nước.

Nhưng chuyện này đã thay đổi vào năm 2000, dưới thời Vladimir Putin. Một trong những mục đầu tiên trong chương trình nghị sự của ông Putin nhằm ổn định đất nước là củng cố lĩnh vực năng lượng dưới sự kiểm soát của nhà nước. Điều này có nghĩa là một sự quay ngoắt đối với các chính sách tự do được áp dụng từ hai thập kỷ trước đó. Chính phủ Nga đã quốc hữu hóa một cách hiệu quả phần lớn ngành năng lượng, để tập trung vào ba cỗ máy khổng lồ của Nhà nước là Gazprom, Rosneft và Transneft. Điện Kremlin đã ráo riết đàm phán hợp đồng cung cấp với các nước thuộc Liên Xô trước đây và châu Âu khác, buộc họ phải mua với khối lượng lớn và mức giá cao khác thường, bởi các khách hàng này không có lựa chọn nào khác ngoài việc mua năng lượng của Nga. Điện Kremlin cũng bắt đầu cắt giảm nguồn cung năng lượng cho một số thị trường nhất định – đổ lỗi cho quốc gia quá cảnh phiền hà như Ucraina – nhằm định hình các cuộc đàm phán chính trị khác.

Mặc dù chiến lược năng lượng của Mátxcơva thời kỳ này bị đánh giá là mang tính hung hăng nhưng nó đã giúp mang lại một nước Nga mạnh mẽ và ổn định hơn. Nguồn thu từ xuất khẩu năng lượng của Nga đã tăng mạnh do giá dầu và khí đốt tăng cao trên toàn cầu, giúp nước này có thặng dư vốn để bơm vào các lĩnh vực chính trị, xã hội, kinh tế và quân sự. Nền chính trị dựa vào năng lượng cũng giúp Nga tận dụng ảnh hưởng ở nơi trước đây từng là sân sau của họ và buộc châu Âu phải lùi bước trước sự “tấn công” từ một nước Nga hồi sinh.

Thách thức đối với vấn đề duy trì năng lượng Nga

Mối lo ngại hàng đầu của Nga là tính dễ bị tốn thương của nền kinh tế nước này trước những biến động về giá năng lượng. Đóng góp tới một nửa ngân sách quốc gia, ngành năng lượng Nga (trong đó 80% là từ dầu mỏ và 20% từ khí đốt tự nhiên) có thể khiến chính phủ lao đao nếu giá năng lượng giảm, Điện Kremlin đã giảm dự toán ngân sách trên cơ sở tính toán giá dầu ở mức 93 USD/thùng thay vì 119 USD/thùng, mặc dù ngay cả ở mức giá đó, chính phủ được nhìn nhận là đang tham gia một trò chơi may rủi.

Doanh thu từ xuất khẩu khí đốt tự nhiên cũng đang bị nghi vấn. Với nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên thay thế đang mời chào đối tượng tiêu dùng lớn nhất của Nga – châu Âu – điện Kremlin buộc phải giảm giá trong những tháng gần đây. Năm nay, thu nhập của Gazprom từ châu Âu dự kiến sẽ sụt giảm 4,7 tỷ USD – khoảng 10% doanh thu do việc giảm giá nói trên.

Ngành năng lượng Nga đang căng thẳng. Việc củng cố ngành này chủ yếu diễn ra với hai công ty nhà nước lớn mang lại nhiều lợi ích cho điện Kremlin, nhưng sau một thập kỷ củng cố, khó khăn vẫn còn chồng chất, ít phải chịu cạnh tranh, tập đoàn khí đốt tự nhiên khổng lồ của Nga, Gazprom, đang bị tụt hậu trong công nghệ và bị coi là không thân thiện trong các hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Trong khi đó, tập đoàn khai thác dầu mỏ khổng lồ Rosneft gần đây cùng đã trở nên độc quyền hơn, và cũng như Gazprom, nó có thể bị rơi vào một cái bẫy tương tự. Với các dự án năng lượng tại Nga đòi hỏi các công nghệ tiên tiến hơn (do vị trí và môi trường của chúng) và nhiều vốn hơn trong tương lai, cả Gazprom và Rosneft sẽ cần phải được hiện đại hóa và thu hút đầu tư nước ngoài.

Tham nhũng cũng là một vấn đề quan trọng. Theo một số ước tính, có khoảng 20 – 40 % doanh thu của Gazprom bị thất thoát do tham nhũng hoặc do quản lý kém hiệu quả. Rosneft cũng gặp phải vấn đề tương tự. Sự thất thoát này sẽ có thể còn tồn tại với doanh thu năng lượng cao của Mátxcơva trước đây, nhưng nó sẽ không thể tồn tại trong tương lai nếu giá năng lượng sụt giảm hoặc việc duy trì và mở rộng các lĩnh vực năng lượng trở nên tốn kém hơn. Kremlin đang điều tra Gazprom. Tuy nhiên, với tình trạng tham nhũng tràn lan trong suốt quá trình lịch sử, Kremlin sẽ khó có thể loại bỏ những hành vi sai phạm tại tập đoàn khí đốt tự nhiên này.

Ngoài ra, sự phụ thuộc của châu Âu vào nguồn năng lượng của Nga đang giảm dần. Tình trạng thiếu hụt khí đốt tự nhiên diễn ra trên khắp châu Âu trong các cuộc khủng hoảng Nga – Ucraina vào năm 2006 và 2009 là một lời nhắc nhở buồn bã về khả năng các quốc gia châu Âu dễ bị tổn thương như thế nào do phải lệ thuộc vào nguồn khí đốt của Nga. Các nước châu Âu đã bắt đầu phát triển các chiến lược cho phép họ giảm thiểu không chỉ khả năng dễ bị tổn thương do các tranh chấp giữa Nga và các quốc gia quá cảnh trung gian mà cả sự lệ thuộc nói chung của họ vào nguồn cung năng lượng từ Nga.

Sự phát triển mau lẹ của các phương tiện nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng tiên tiến là một trong những nỗ lực như vậy. Điều này sẽ tạo cho một số quốc gia – đặc biệt là Lítva và Ba Lan – khả năng nhập khẩu khí đốt tự nhiên từ các nhà cung cấp trên toàn thế giới mà không cần phải thông qua Nga như trước đây. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh công nghệ khai thác khí đốt tự nhiên phi truyền thống phát triển mạnh mẽ, với trữ lượng khổng lồ từ đá phiến được phát hiện tại Mỹ. Việc phát triển một dự án đường ống dẫn giúp vận chuyển khí đốt tự nhiên từ các khu vực ngoài nước Nga tới thị trường châu Âu là một nỗ lực khác – mặc dù cho đến nay vẫn chưa thực sự thành công – để giảm sự phụ thuộc của châu Âu vào khí đốt tự nhiên của Nga.

Ngoài ra, một loạt các chính sách trên toàn EU, trong đó có “Gói năng lượng thứ ba”, đã bắt đầu mang lại cho các quốc gia thành viên EU các công cụ chính trị và pháp lý để giảm thiểu sự thống trị của Gazprom trong chuỗi hệ thống cung ứng khí đốt tự nhiên của riêng họ. Khuôn khổ chung này cũng cho phép các quốc gia châu Âu thể hiện một mặt trận thống nhất hơn trong việc thách thức các hoạt động kinh doanh nào đó mà họ cho là mang tính độc quyền, với ví dụ mới nhất là việc ủy ban châu Âu điều tra chiến lược giá của Gazprom ở Trung Âu. Điều này, cùng với những nỗ lực được EU tài trợ nhằm kết nối mạng lưới vận chuyển khí đốt tự nhiên của các nước thành viên EU ở Trung Âu, đã làm cho Nga ngày càng gặp khó khăn trong việc sử dụng giá khí đốt tự nhiên như một công cụ của chính sách đối ngoại. Đây là một sự thay đổi lớn trong cách mà Mátxcơva đã xử sự với khu vực này trong suốt một thập kỷ qua, khi họ giảm giá khí đốt cho những nước có quan hệ gần gũi (như với Bêlarút) và nâng giá đối với những nước không không có quan hệ như vậy (vùng Baltic). Cuối cùng, Nga phải đối mặt với một khả năng giản đơn nhưng nghiêm trọng là cuộc khủng hoảng tài chính và chính trị ở châu Âu sẽ tiếp tục làm suy giảm tiêu thụ năng lượng của lục địa này, hoặc ít nhất là cản trở bất kỳ sự tăng trưởng nào về mặt tiêu thụ trong thập kỷ tới.

Động thái tiếp theo của Nga

Chính quyền Putin đang nhận thức rõ những thách thức đối với lĩnh vực năng lượng của Nga. Nỗ lực của Nga trong thập kỷ qua nhằm chuyển dịch khỏi sự phụ thuộc vào xuất khẩu năng lượng bằng cách tập trung phát triển công nghiệp đã không đặc biệt thành công và nước này vẫn phải tiếp tục gắn bó với số phận của ngành năng lượng. Chiến lược của Nga trong việc sử dụng con bài xuất khẩu năng lượng vừa làm công cụ cho chính sách đối ngoại, vừa làm cỗ máy in tiền đã tỏ ra mâu thuẫn. Để sử dụng năng lượng trong chính sách đối ngoại, Mátxcơva phải có khả năng giảm hoặc tăng giá, đồng thời đe dọa cắt nguồn cung, một điều tối kỵ nếu xét từ góc độ kinh doanh nhằm thu lợi nhuận.

Tình thế toàn cầu và khu vực đã thay đổi tới mức Mátxcơva phải ưu tiên một trong hai cách sử dụng ngành công nghiệp năng lượng của họ, và họ đã quyết định chọn cách duy trì khả năng tạo doanh thu. Điện Kremlin đã bắt đầu xây dựng một loạt chính sách nhằm ứng phó với những thay đổi dự kiến sẽ diễn ra trong hai thập kỷ tới. Trước tiên, Nga đang cố gắng giải quyết sự mong manh được đánh giá là rất nguy hiểm xung quanh quan hệ của họ với các quốc gia quá cảnh quan trọng mà theo truyền thống được phép xuất khẩu năng lượng sang châu Âu. Việc xây dựng các thiết bị đầu cuối cho luồng dầu Ust- Luga trên Biển Baltic cho phép Nga bỏ qua phần lớn hệ thống đường ống của Bêlarút và vận chuyển dầu thô và các sản phẩm từ dầu thô trực tiếp tới người tiêu dùng. Tương tự như vậy, việc xây dựng đường ống dẫn khí tự nhiên mang tên Dòng chảy phương Bắc dưới biển Bantic – và cuối cùng là Dòng chảy phương Nam, thông qua Biển Đen, sẽ cho phép dòng khí đốt của Nga không cần đi qua các hệ thống quá cảnh của Ucraina và Bêlarút, nếu cần thiết. Hai đường ống này sẽ đảm bảo giao khí đốt tự nhiên cho các thị trường tiêu dùng rộng lớn ở châu Âu, như Đức và Italia, mà Nga tìm cách duy trì quan hệ đối tác chiến lược lâu dài. Bằng cách cho phép Nga đảm bảo giao hàng cho các khách hàng chính ở châu Âu, các hệ thống theo đường vòng nói trên sẽ bảo đảm nguồn thu quan trọng của Mátxcơva. Chiến lược xuất khẩu năng lượng một cách linh hoạt trong tương lai này cũng sẽ làm giảm dần đòn bẩy mà Minsk và Kiev có thể tận dụng để tránh bị Mátxcơva ép buộc làm các quốc gia chư hầu trong vùng đệm của họ – một trong vài mục tiêu của chính sách đối ngoại mà Mátxcơva vẫn còn có ý định theo đuổi thông qua chiến lược năng lượng.

Hơn nữa, Mátxcơva đã điều chỉnh chiến lược năng lượng của mình với khách hàng châu Âu giữa lúc diễn ra những nỗ lực tự do hoá và đa dạng hoá. Gazprom đã bắt đầu mở rộng chính sách giảm giá khí đốt tự nhiên trước đây chỉ dành cho các đối tác chiến lược như Đức hoặc Italia. Điện Kremlin hiểu rằng hy vọng duy nhất của họ về việc duy trì doanh thu từ xuất khẩu khí đốt tự nhiên giữa lúc phải đối mặt với một sự bùng nổ toàn cầu về khí đá phiến là giữ chân khách hàng bằng giá cả cạnh tranh và hợp đồng dài hạn. Mátxcơva sẽ tiếp tục cho thấy rằng họ có thể cung cấp cho người tiêu dùng châu Âu với khối lượng lớn và chi phí giao hàng thấp.

Cuối cùng, Nga đang tập trung sự chú ý đáng kể vào việc phát triển kết nối với thị trường năng lượng châu Á đang có nhu cầu ngày một gia tăng. Một trong những khía cạnh chung đối với tất cả các chiến lược mà Nga xây dựng để theo đuổi trong thập kỷ tới là nguồn vốn lớn cần có để hoàn thành chúng – riêng đường ống dẫn dầu Đông Siberia-Thái Bình Dương đã đòi hỏi phải đầu tư gần 15 tỷ USD. Mặc dù bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2009, Nga vẫn còn có nguồn vốn dự trữ lớn dành cho các dự án quy mô lớn, nhưng các quỹ này không phải là vô hạn.

Krémlin có vẻ như đã nhận thức một cách sâu sắc về những thách thức mà nước Nga sẽ phải đối mặt trong hai thập kỷ tới, khi một chu kỳ năng lượng tiến tới điểm kết thúc. Không giống như Brezhnev và Gorbachev, ông Putin đã chứng minh đừợc khả năng ban hành các chính sách một cách hiệu quả và khả năng thay đổi chiến lược trong lĩnh vực năng lượng của Nga. Trong khi sự phụ thuộc của Nga vào giá dầu cao tiếp tục làm Mátxcơva lo lắng, thì ông Putin đến nay đã xoay xở để chủ động ứng phó với những thay đổi trong sản xuất và tiêu thụ năng lượng từ bên bên ngoài, đặc biệt là những đối tác có thể tác động đến thị trường khí đốt tự nhiên châu Âu. Tuy nhiên, tính bền vững lâu dài của mô hình mà Nga đang hướng tới vẫn còn bị nghi ngờ.

Đăng tải tại Archives, Articles, International relations, Teaching | Thẻ , , , , , , | Bình luận về bài viết này

ĐÁNH GIÁ VỀ “MÙA XUÂN ARẬP”

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ Hai, ngày 22/7/2013

TTXVN (Cairô 19/7)

Nhà sử học Henry Laurens, Giáo sư thuộc trường “Collegede France”, chuyên gia nghiên cu lịch sử đương đại của thế giới Arập, cho rng “Mùa Xuân Arập” là một cuộc cách mạng bình thường. Các chế độ độc tài và tham nhũng ở Trung Đông và Bắc Phi đã gây ra các cuộc cách mạng được dn dt bởi những lý tưởng về nhân phm và dân chủ. Dưới đây là nội dung cuộc trao đi gần đây của ông Henry Laurens với tạp chí “Jeune Afrique”:

Hỏi: Tại sao có thuật ngữ “Mùa Xuân Arập”?

Trả lời: Tôi không biết ai là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ này để nói về các sự kiện gần đây. Từng có những sự kiện đã xảy ra vào mùa Xuân tại Prague (1968), tại Bắc Kinh (1989)… Và từ quan điểm này, có thể nói đây chính là hình ảnh riêng của nó. “Mùa Xuân Arập” thuộc về quá trình chuyển đổi dân chủ trong ba mươi năm trong không gian Arập. Khu vực Arập, vốn đã được thống nhất trong một chừng mực nào đó về chính trị trong các cuộc cách mạng giai đoạn 1950-1960 và chủ nghĩa Nasser (tổng thống đầu tiên của Cộng hòa Ai Cập: 1956-1970, người lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng ách đô hộ của thực dân Anh – TTXVN), một lần nữa bị chia rẽ trong giai đoạn của các nhà độc tài. Nhưng không gian chính trị đã được khôi phục nhờ sự ra đời của các tổ chức chính trị vào giữa những năm 1990, tiếp theo là các trang mạng xã hội.

Hỏi: Sự khác biệt của “Mùa Xuân Arập” với các cuộc cách mạng Arập từ 1950-1960 là gì?

Trả lời: Rất có hệ thống, các cuộc cách mạng Arập là phong trào tập thể. Khi Nasser kêu gọi: “Đàn ông, hãy đứng lên!” Người ta đã đứng lên chống lại sự thống trị của nước ngoài. Đó là việc giành độc lập chủ quyền. Đó là tinh thần chung của thế giới thứ ba vào thời điểm đó. Bandung, nơi diễn ra Hội nghị thành lập của Phong trào Không liên kết trong năm 1955, nhằm khôi phục lại chủ quyền của các nước châu Á, châu Phi bị các quốc gia thực dân đô hộ. Ngày nay, đó là một yêu cầu về phẩm giá cá nhân, vài khẩu hiệu tương tự, “Hãy đứng lên!”. Nhưng đó là sự khẳng định của một người, một cá nhân. Tôi có thế nói đó là một cuộc cách mạng bình thường. Bởi vì đó là yêu sách cơ bản để đạt được sự dân chủ một cách bình thường, không giống như hoàn cảnh của thế giới Arập trước năm 2011. Do đó, “Mùa Xuân Arập” không phải là một cuộc cách mạng xoay quanh một dự án không tưởng, trái lại, đó là cuộc cách mạng bình thường như mục tiêu của nó.

Hỏi: Phải chăng Tuynidi là ngòi nổ của phong trào?

Trả lời: Có thể đúng là tại Tuynidi trong năm 2011, một sự dồn nén căng thẳng cần được giải phóng. Đó là tia lửa làm nổ tung các thùng thuốc súng. Khu vực Sidi Bouzid của Tuynidi là điểm xuất phát của sự bùng nổ, kết qua của tất cả những căng thẳng đã được tích tụ. Trận động đất Tuynidi gây ra một loạt các cơn dư chấn trong thế giới Arập bằng cách chứng minh hai điều: thứ nhất người ta có thể hứng chịu nỗi sợ hãi và thứ hai người ta có thể chiến thắng. Những mâu thuẫn như thế cũng tồn tại trong các xã hội Arập khác nên cuộc cách mạng đã bị lan tỏa… Cánh tả Arập có một không gian chính trị để hoạt động.

Hỏi: Chúng ta vẫn đang trong một cuộc cách mạng hay bước vào một giai đoạn sau cách mạng?

Trả lời: Có một sự nhầm lẫn lớn và các sự kiện chứng tỏ rằng chúng ta vẫn còn ở trong giai đoạn cách mạng. Tất cả các cuộc cách mạng bắt đầu bằng việc trao lại địa vị cho các lực lượng văn hóa, xã hội và chính trị của các nước đó. Các cuộc cách mạng làm sống lại đời sống chính trị theo đúng nghĩa của từ này, thứ bị đóng băng đã được khởi động. Tất cả xã hội bắt đầu chuyển động và các phong trào có thể mâu thuẫn với nhau. Tổ chức nào cũng nói đến quyền lực. Trong giai đoạn đầu, các phong trào được tổ chức tốt hơn, phản ánh tiếng nói của xã hội và được quần chúng ủng hộ. Các tổ chức chính trị Hồi giáo là những người đầu tiên giành được cảm tình bởi vì họ được tổ chức tốt hơn và thể hiện sự đối lập thực sự đối với chế độ độc tài. Nhưng cuộc cách mạng chưa kết thúc và các cuộc chơi đang được mở.

Hỏi: Chủ nghĩa Hồi giáo bây giờ mới được thử thách, làm thế nào để có thể thành công?

Trả lời: Điều này là sai. Tôi tin rằng các bằng chứng cho thấy đạo Hồi không phải là giải pháp. Đạo Hồi chỉ dễ dàng được dùng để tố cáo hơn là quản lý và đạo Hồi không cho phép điều chỉnh công tác quản lý của nhà nước, nền kinh tế, thất nghiệp hay nợ nần. Đặc biệt là trong bối cảnh của cuộc cách mạng quốc gia và khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Ngoài ra, các lực lượng làm nảy sinh Mùa Xuân Arập không có chương trình nghị sự chính trị và xã hội cụ thể, nhưng họ đã muốn và vẫn muốn chấm dứt tình trạng khẩn cấp và hình thành một nhà nước phúc lợi: việc làm, an sinh xã hội, cải thiện dịch vụ y tế… Để đảo ngược tình thế này, tổ chức Anh em Hồi giáo là những người tự do hơn cả. Đó là lý do tại sao họ có một không gian chính trị để hoạt động.

Hỏi: Thành công của phe chính trị Hồi giáo phải chăng là thất bại của cánh tả Arập?

Trả lời: Tại Trung Đông, sự thất bại của cánh tả chống chủ nghĩa đế quốc là rất lớn, nhưng thật đáng buồn điều đó đã được báo trước. Phe cánh tả đang vận động xung quanh Hezbollah và Xyri. Họ ưu tiên chống chủ nghĩa đế quốc về dân chủ, thỏa hiệp với chế độ của Tổng thống Bashar al- Assad. Họ không còn là một động lực của cuộc cách mạng. Tuy nhiên, Ai Cập và Tuynidi có những phong trào xã hội mạnh mẽ. Đã xuất hiện trở lại phong trào dân chủ và xã hội chủ nghĩa cánh tả, bên cạnh Tổng Liên đoàn lao động Tuynidi (UGTT) và phong trào néonassériens (những người theo chủ nghĩa Nasser mới – TTXVN) ở Ai Cập. Phe cánh tả dân chủ này không thỏa hiệp với các chế độ độc tài.

Hỏi: Nếu cuộc cách mạng tiếp tục thì vẫn còn sự nhiệt tình cách mạng?

Trả lời: Chúng ta cần phân biệt sự khác nhau giữa chủ nghĩa thần bí và chính trị. Lúc đầu là một hành động huyền bí, một sự nghiệp cao cả và đúng đắn để người ta hy sinh vì nó. Nhưng chắc chắn, với sự thỏa hiệp không thể tránh khỏi, các trò chơi quyền lực làm cho sự huyền bí thay đổi, dẫn đến suy thoái theo hướng chính trị. Bởi vì nó chuyển giai đoạn từ huyền bí sang lối mòn. Trong các cuộc tập hợp đầu tiên tại Quảng trường Tahrir, người Ai Cập đã có niềm đam mê và sự nhiệt tình, sau đó trở thành một nghi lễ, biểu tượng, nhưng khi người ta trở lại với thực tế, tổ chức lại, họ trở nên cực đoan, mất động lực ban đầu.

Hỏi: Cảm nghĩ của ông như thế nào về vấn đề Xỹri?

Trả lời: Tôi đánh giá khá tiêu cực theo hướng đi từ thảm họa này đến thảm họa khác, bởi chính xác không có sự can thiệp của quốc tế, ngoại trừ chế độ Assad. Ông đã nhận được sự hỗ trợ vật chất từ Nga và Iran, hỗ trợ ngoại giao từ Trung Quốc, điều này cho phép ông tồn tại. Trong mọi trường hợp, không thể có giải pháp thỏa hiệp. Trong chừng mực mà chế độ Assad không còn một chỗ dựa tin cậy nào, sẽ được phán xét bởi chính lịch sử. Những người nổi dậy biết rằng họ sẽ chết nếu không chịu dừng lại.

***

TTXVN (Pretoria 19/7)

Theo mạng “Tin châu Phi” gần đây, tình trạng bất ổn hiện nay ở Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành một dấu mốc quan trọng, một bước ngoặt trong sự phát triển của “Mùa Xuân Arập”. Trên thực tế, “Mùa Xuân Arập” không còn nằm trong các nước Arập nữa, nó đã đi vượt ra ngoài biên giới thế giới Arập, lan sang Thổ Nhĩ Kỳ và Iran. Đây là một bước ngoặt của những biến động chính trị tại các nước Trung Đông – Bắc Phi thời gian qua. Tuy nằm giữa trung tâm của cuộc khủng hoảng nhưng Angiêri dường như lại nằm ngoài những làn sóng bất ổn. Mặc dù quốc gia này cũng phải đối mặt với các cuộc biểu tình xuất phát từ sự bất mãn lan rộng trong lớp trẻ về tình trạng thất nghiệp. Vì vậy, bài viết này nhằm có một đánh giá về những biến động đang xảy ra tại Thổ Nhĩ Kỳ và một số quốc gia khác.

Thổ Nhĩ Kỳ

Cuộc biểu tình tại Thổ Nhĩ Kỳ chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi Thủ tướng Erdogan bị cáo buộc về việc chuyên quyền và ngày càng trở nên độc đoán. Nhiều chỉ trích cho rằng chính phủ có nguồn gốc Hồi giáo của Thổ Nhĩ Kỳ không chấp nhận nhũng người bất đồng chính kiến và chính điều này đã làm nảy sinh các mâu thuẫn trong xã hội. Đề xuất của Thủ tướng Erdogan về việc cấm bán rượu đã đẩy hàng nghìn người vào tình trạng thất nghiệp, gây thiệt hại lớn cho thương mại và du lịch. Đây là những ngành quan trọng của nền kinh tế nên càng làm gia tăng mâu thuẫn xã hội. Thủ tướng Erdogan cũng làm cho các đồng minh truyền thống của ông thất vọng bởi tình trạng tham nhũng dưới thời mình cầm quyền. Các cuộc biểu tình tại Thổ Nhĩ Kỳ ban đầu chỉ có tính chất tự phát đã dần biến thành biểu tình có tổ chức với mục đích đấu tranh chính trị, chống lại chính phủ. Các cuộc biểu tình diễn ra khi kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đang đi xuống trong bối cảnh chính phủ tiến hành cải cách cơ cấu, công việc cần được dự kiến thực hiện sớm hơn. Ngoài ra, tình hình càng trở nên phức tạp khi chiến dịch vận động cho cuộc bầu cử tổng thống và địa phưong trong năm 2014 và bầu cử quốc hội vào năm 2015 đã được tiến hành. Thủ tướng Erdogan và Đảng Công lý và -Phát triển Thổ Nhĩ Kỳ lên nắm quyền từ năm 2002 sau khi giành một loạt chiến thắng trong các cuộc bầu cử. Dường như Thủ tướng Erdogan vẫn ở đỉnh cao quyền lực cho đến khi “Mùa Xuân Arập” diễn ra.

Trong khi châu Âu đang lâm vào khủng hoảng thì Thổ Nhĩ Kỳ không ngừng tăng cường tiềm lực cho mình bằng cách thúc đẩy quan hệ kinh tế với các nước Arập. Khi còn đang chần chừ trọng việc ra nhập Liên minh châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ đã chuyển trọng tâm sang thiết lập quan hệ với các nước Arập. Nhiều thỏa thuận lớn về kinh tế giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Libi đã được thực hiện dưới thời Tổng thống Gaddafi. Thủ tướng Erdogan cũng có quan hệ thân thiện với Tổng thống Xyri Bashar al-Assad. Các công ty Thổ Nhĩ Kỳ đang có triển vọng lớn trong hợp tác với các nước Arập. Tuy nhiên, môi trường chính trị ổn định trước năm 2011 của Thổ Nhĩ Kỳ đã thay đổi theo chiều hướng xấu khi nước này ủng hộ mạnh mẽ lực lượng đối lập tại Xyri, làm thay đổi cán cân cuộc chiến tại Xyri thông qua cuộc chiến tranh không tuyên bố với chế độ Assad. Điều đáng nói là phần lớn người dân Thổ Nhĩ Kỳ đều không ủng hộ chính sách can dự vào cuộc chiến tại Xyri của chính quyền Thủ tướng Erdogan. Đây chỉ là một trong những yếu tố – gia tăng thêm sự bất mãn mạnh mẽ với chính phủ xuất phát từ cuộc sống của người dân và tình trạng suy thoái kinh tế.

Mặc dù cảm xúc bất mãn gia tăng khắp Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng điều này không biến thành những biến động như “Mùa Xuân Arập”. Có lẽ các yếu tố cần thiết là chưa đủ nhưng mục tiêu của các cuộc biêu tình vì dân chủ là rất rõ ràng. Thủ tướng Erdogan đã nhận được một nửa số phiếu bầu trong cuộc tổng tuyển cử cuối năm 2011 và vẫn là người giành được sự ủng hộ của nhiều cử tri, trong khi đó phe đối lập luôn cáo buộc Erdogan không đủ sức để đối phó với những thách thức nghiêm trọng. Tuy nhiên, phong trào biểu tình chống chính phủ đã làm nảy sinh nhiều nhà lãnh đạo mới, thách thức đến vị trí của Thủ tướng đương nhiệm. Trên thực tế, uy tín của Thủ tướng Erdogan đã bị giảm sút vì tình trang kinh tế, yếu tố có thể đóng vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại của chính phủ trong tương lai.

Kể từ khi kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ Hai, lực lượng quân đội luôn đóng vai trò quan trọng trong giải quyết các vấn đề tại Thổ Nhĩ Kỳ. Các tướng lĩnh quân đội đã tổ chức bốn cuộc đảo chính thành công kể sau năm 1945 đến nay. Mặc dù năm 2011, lực lượng quân đội đã bị suy giảm uy tín và quyền lực với việc chính phủ Thủ tướng Erdogan bắt và đưa ra tòa hàng trăm sĩ quan về tội đảo chính, nhưng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ vẫn có sức mạnh chính trị rất lớn vượt ra khỏi tầm kiểm soát của Thủ tướng đương nhiệm. Phần lớn các sĩ quan chỉ huy cấp quân đoàn trong quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ chủ nghĩa thế tục trong quân đội, thể hiện sự chống đối với chính quyền hiện tại. Quân đội tránh né tham gia đàn áp người biểu tình, nhân viên bệnh viên quân y tại Istanbul còn cung cấp mặt nạ phòng độc cho người biểu tình. Ngoài ra, binh sĩ quân đội đã cứu giúp, chăm sóc nhũng người biểu tình bị thương tại doanh trại quân đội ở Istanbul. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã ngăn chặn các cuộc xung đột giữa cảnh sát và người biểu, tình tại Hatay. Trong khi quân đội đang tìm cách tránh xa khỏi các vấn đề chính trị, thì vai trò của lực lượng này sẽ tiếp tục gia tăng nếu tình hình chính trị tại Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục có chiều hướng xấu đi.

Iran

Ngày 2/6/2013, Giáo sĩ Jalaluddin Taheri qua đời ở tuổi 87 tại Isfahan, một trong những thành phố lớn nhất ở Iran. Ông là nhân vật đối đầu với Chính phủ Iran, là lãnh đạo tinh thần theo chủ nghĩa cải cách và từng chỉ trích gay gắt cơ chế giáo sĩ bảo thủ, thậm chí từ bỏ chức vị để phản đối. Hàng chục nghìn người đã tham dự tang lễ của Taheri. Đám tang đã biến thành một cuộc biểu tình chống chính phủ trên diện rộng. Những người đưa tang đã hô vang các khẩu hiệu chống Chính phủ Iran và lãnh tụ tối cao, Giáo chủ Ali Khamenei, gọi ông ta là một nhà độc tài và kêu gọi thả tất cả tù nhân chính trị. Trước phản ứng của người biểu tình, cảnh sát đã không can thiệp, một hành động được cho là sự cẩn trọng để không gây ra sự tức giận công chúng trước cuộc bầu cử tổng thống. Cuộc biểu tình đã gây ra những ảnh hưởng bất ngờ và thể hiện sự bất bình trong dân chúng ngày càng lan rộng. Đã có những quan ngại về sự liên quan giữa sự kiện này và kết quả bầu cử tổng thống sẽ dẫn đến tình trạng bất ổn bùng phát.

Ngày 14/6 vừa qua, ứng cử viên Hassan Rouhani đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Iran khi nhận được hơn 50% số phiếu bầu, tránh phải tổ chức cuộc bầu cử vòng hai. Các qui định mới về bầu cử dưới sự ủng hộ của lãnh tụ tối cao Khamenei đã kiểm soát rất chặt chẽ cuộc bầu cử tổng thống lần này, loại bỏ các chính trị gia tiềm năng khỏi danh sách ứng cử, như cựu Tổng thống Hashemi Rafsanjani, lãnh đạo của phong trào cải cách, người ủng hộ Tổng thống sắp mãn nhiệm và Esfandiar Rahim Mashaei – Phụ tá thân cận của Tổng thống Ahmadinejad. Tám ứng cử viên đã được Hội đồng Giám hộ Iran phê chuẩn để tham gia cuộc tranh cử vị trí tổng thống. Trước tình hình đó, Tổng thống đương nhiệm Ahmadinejad đã lên tiếng phản đối khi cho rằng quá trình bầu cử tổng thống là hoàn toàn bất hợp pháp. Với sự sụp đổ của các nhà lãnh đạo cầm quyền lâu năm ở Tuynidi, Ai Cập, Libi và Yêmen, thì đây là cơ hội để phản đối với những gì được xem là không công bằng trong các cuộc bầu cử. Ngay cả ông Rouhani, một giáo sĩ 65 tuổi, người nổi tiếng của phái bảo thủ đã có những thay đổi theo hướng cái cách trong thời gian gần đây. Kết quả cho thấy cuộc bầu cử tổng thống tại Iran đã phản ánh sự ủng hộ của công chúng đối với thay đổi. Có khoảng 70% dân số Iran đang ở độ tuổi dưới 30, phần lớn trong số này sống tại các thành phố và có cá tính chính trị mạnh mẽ.

Angiêri

Những ảnh hưởng của “Mùa Xuân Arập” chưa lan tới tới Angiêri, một quốc gia có diện tích rất rộng và đông dân. Angiêri vẫn chưa bị ảnh hưởng của “Mùa Xuân Arập” sau cuộc nội chiến lịch sử khi chính phủ nước này đã cố gắng để ngăn chặn những thách thức đối với sự ổn định trong nước và khu vực. Angiêri ủng hộ chế độ Gaddafi, phản đối các hành động can thiệp quân sự của NATO và chưa bao giờ công nhận chính quyền chuyển tiếp tại Libi. Các nhà lãnh đạo của Angiêri đã đủ sáng suốt để đánh giá rằng những biến động tại Libi sẽ tạo ra sự bất ổn tại khu vực Maghreb và Sahel, và điều này về sau đã được minh chứng.

Angiêri cũng đã đưa ra quan điểm tương tự với cuộc khủng hoảng tại Xyri là ủng hộ chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad. Angiêri lo ngại những phản ứng dây chuyền sẽ lan qua biên giới nước này kích động các nhóm thánh chiến và những phần tử chống đối trong nước. Angiêri cũng đã phản đối quyết liệt quyết định của Liên đoàn Arập ủng hộ các nước Arập vũ trang cho các nhóm đối lập tại Xyri. Khi những gì đang xảy ra tại Mali, Angiêri thể hiện là một đối tác chống khủng bố tin cậy, với sự ổn định và quân đội được trang bị mạnh nên đã nâng cao khả năng chống khủng bố. Angiêri có nguồn dự trữ năng lượng dồi dào, nền kinh tế tương đối phát triển với dự trữ ngoại tệ khoảng 200 tỷ USD đủ phục vụ các vấn đề kinh tế xã hội phát sinh. Năm 1988, cuộc biểu tình chống lại sự cai trị độc đảng đã mở đường cho các cuộc bầu cử có sự tham gia tranh cử của nhiều đảng phái. Đây là điều mà rất ít các nước trong khu vực có được sự tiến bộ này. Tuy nhiên, tại Angiêri, nguồn lợi từ dầu mỏ và khí đốt dường như không làm giảm vấn đề thất nghiệp, đặc biệt là trong giới trẻ. Khoảng 23% dân số nước này sống dưới mức chuẩn nghèo quốc gia. Tỷ lệ thất nghiệp chiếm khoảng 10% nhưng lại tăng lên mức 22% trong đội tuổi từ 18 đến 24. Nền kinh tế Angiêri hầu như hoàn toàn dựa vào lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt, một ngành công nghiệp đầy lợi nhuận nhưng không tạo ra nhiều việc làm. Vì vậy, các vấn đề đói nghèo, thất nghiệp và bất mãn xã hội vẫn đang trở thành nguy cơ gây ra bất ổn xã hội. Các cuộc biểu tình trong nước đă trở thành một đặc tính quen thuộc với đời sống của người dân Angiêri hơn nửa thế kỷ. Nhưng sự chi tiêu hào phóng của chính phủ đã tạm thời thuyết phục người biểu tình chưa thúc đẩy một cuộc nổi dậy chính thức trong giai đoạn 2010-2012. Với số lượng dân số trẻ đông nên nhu cầu về việc làm và nhà ở ngày càng cao nhưng nền kinh tế Angiêri vốn quá phụ thuộc vào dầu mỏ lại không thể đáp ứng. Thêm vào đó, những khó khăn này càng trở nên trầm trọng khi Tổng thống Bouteflika đang lâm bệnh nặng, trong khi đó chưa có người kế nhiệm đủ sức đối phó với các vấn đề khó khăn. Sự ra đi sắp tới của Tổng thống Bouteflika sẽ tạo ra một khoảng trống quyền lực chính trị và nguy cơ dẫn đến bất ổn. Theo báo cáo “Cái giá của sự ổn định tại Angiêri” của Lahcen Achy thuộc tổ chức tư vấn Carnegie Endowment (Mỹ), “để ngăn chặn sự sụp đổ hoặc thay đổi chế độ, Angiêri cần cải cách chính trị và kinh tế sâu sắc nhằm tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế bền vững và công bằng, mở cửa cho sự tham gia của công chúng vào đời sống chính trị và nâng cao trách nhiệm của các nhà lãnh đạo chính trị”. Nhiều nhà phân tích cũng cảnh báo rằng chính người dân Angiêri hiện nay đang “nỗ lực” để gây bất ổn cho đất nước.

Cựu sĩ quan tình báo của Angiêri Mesbah Shafiq, hiện là nhà phân tích chính trị đã cho rằng cơn đột quỵ nhỏ của Tổng thống đương nhiệm Bouteflika đồng nghĩa với việc nước này sẽ bầu được một nhà lãnh đạo mới trong năm 2014. Ông Mesbah Shafiq cũng khẳng định Tổng thống Bouteflika mong muốn nắm giữ cương vị tổng thống thêm một nhiệm kỳ nữa và điều này sẽ làm gia tăng thêm các cáo buộc tham nhũng liên quan đến những người thân cận của Tổng thống trong các cơ quan quân đội và tình báo. Tuy nhiên, người dân Angiêri đang mong đợi những chuyển biến tích cực trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2014. Trong thời gian hiện nay, Tổng thống Bouteflika khó có thể sụp đổ nhanh và chấm dứt 15 năm cầm quyền. Angiêri có thể bước vào một trang sử mới với cơ hội lớn hơn để thay đổi nhưng đất nước khó có thể tránh được những tác động của các cuộc nổi dậy trong khu vực.

Kết luận

“Mùa Xuân Arập” đã lan rộng khắp Trung Đông và làm cho khu vực này ngày càng bất ổn với xu hướng phát triển khó dự đoán trước. Khi người dân khu vực này đòi tự do và dân chủ, phương Tây đã nhanh chóng can thiệp, phản bội những “người bạn cũ” như Ben Ali ở Tuynidi, Mubarak ở Ai Cập, Saleh ở Yêmen. Sau đó, các nền dân chủ thế tục đã nắm quyền cai trị tại các quốc gia này bằng các phần tử cấp tiến, đàn áp tất cả các giá trị của nền dân chủ, đẩy các quốc gia vào tình trạng hỗn loạn với các chính phủ yếu kém như ở Libi. Sau những biến động chính trị, Libi ngày càng trở nên hỗn loạn và chính quyền không kiểm soát được tình hình hiện nay. Liên minh châu Âu (EU) đã dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí với phe đối lập tại Xyri khi các phần tử khủng bố đang gia tăng trong phe này. Nhật báo “Die Welt” của Đức cho biết có khoảng 5% thành viên trong Quân đội Xyri Tự do là những kẻ khủng bố vũ trang và 95% số này đến từ các nước châu Phi để tham gia cuộc thánh chiến tại Xyri đang được nhiều nước vùng Vịnh và Arập hậu thuẫn. Tổng thống Mỹ cũng vừa thông qua quyết định viện trợ quân sự cho phe đối lập tại Xyri. Nếu các phần tử cực đoan giành thắng lợi tại Xyri, việc đầu tiên chúng làm sẽ là áp dụng luật Hồi giáo Sharia, điều khiến nước Pháp đã phải triển khai quân đội để can thiệp vào miền Bắc Mali. Ngoài ra, các phần tử cực đoan sẽ đàn áp những người theo Thiên Chúa giáo, các sắc tộc thiểu số, phát động chiến tranh với Ixraen, lôi kéo Libăng vào cuộc xung đột khu vực, khi đó ngọn lửa chiến tranh sẽ lan rộng. Và rồi một ngày nào đó, ở một nơi nào đó tại nước Mỹ hoặc châu Âu sẽ có hành động khủng bố của những kẻ có liên quan đến cuộc chiến tại Xyri. Hành động này sẽ lặp lại như vụ đánh bom tại Boston (Mỹ), được thực hiện bởi những kẻ khủng bố người Chesnia mà Mỹ và phương Tây đã ra sức bảo vệ như những chiến binh đấu tranh cho tự do trong những thập niên 1990. Hiện nay, các chiến binh này vẫn được Mỹ và phương Tây hỗ trợ. Thúc đẩy tự do và cải cách dân chủ sẽ không có ý nghĩa nếu Mỹ và phương Tây vẫn tiếp tục hỗ trợ cho các phần tử khủng bố để đạt được các mục đích riêng của mình. Rất có thể các phần tử khủng bố sẽ sử dụng chính vũ khí được trang bị để chống lại những người tài tài trợ và các đồng minh một cách nhanh chóng khi có được nó. Thực tế đã chứng minh Mỹ và phương Tây đang phải gánh chịu những hậu quả từ chính những “chiến sĩ đấu tranh cho tự do” mà họ từng nuôi dưỡng. Điều rõ ràng là giờ đây “Mùa Xuân Arập” đã vượt qua biên giới các nước Arập và vẫn tiếp tục lan rộng tác động đến các khu vực khác như mọi người đã từng biết.

Đăng tải tại Archives, Articles, International relations | Thẻ , , , , , , | Bình luận về bài viết này

SỰ SỤP ĐỔ CỦA MOSRI LÀM PHÁ SẢN HỌC THUYẾT CỦA OBAMA

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ Hai, ngày 23/7/2013

TTXVN (Pretoria 18/7)

Theo mạng “Tin Trung Đông” ngày 5/7, chính sách của Tổng thống Mỹ Barack Obama đối với thế giới Arập và Hồi giáo được sinh ra tại Cairo và cũng chết yểu tại đây.

Ngày 4/6/2009, Obama đã có bài phát biểu tại trường Đại học Cairo với chủ đề “Một sự khởi đầu mới”. Với mục tiêu phát đi tín hiệu muốn hàn gắn mối quan hệ rạn nứt giữa Mỹ với thế giới Arập và Hồi giáo sau 8 năm thực hiện chính sách chống Hồi giáo của Chính quyền Bush, sự kiện này nhận được sự ủng hộ của Đại học Al-Azhar (Trung tâm học thuật và thần học Hồi giáo nổi tiếng). Thật trùng lặp khi Hiệu trưởng trường Đại học Al- Azhar, Tiến sỹ Ahmed al-Tayyeb (từng tham gia tranh cử tổng thống) và cựu nhân viên ngoại giao Ai Cập tại Liên Hợp Quốc Mohamed ElBaradei cùng Giáo chủ giáo phái Coptic Tawadros là những nhân vật đã hậu thuẫn cho lực lượng quân đội Ai Cập lật đổ Tổng thống Mohamed Morsi.

Thật kỳ lạ là Chính quyền Obama (vốn ủng hộ mạnh mẽ Morsi thông qua Đại sứ Mỹ tại Cairo, Anne Patterson) lại không gọi hành động quân đội bắt giữ Morsi và các bộ trưởng hàng đầu trong chính phủ là “cuộc đảo chính quân sự”. Một nhà hoạch định chính sách nổi tiếng của Mỹ, tác giả đạo luật Leahy, Thượng nghị sỹ đảng Dân chủ, Chủ tịch ủy ban Tư pháp Thượng viện Patrick Leahy đã yêu cầu Chính phủ Mỹ cắt viện trợ quân sự cho Ai Cập sau cuộc đảo chính. Theo quy định của luật pháp Mỹ, nếu chính phủ được thành lập bằng bầu cử bị đảo chính quân sự lật đổ thì Washington cần phải chấm dứt khoản viện trợ quân sự 1,3 tỷ USD thường niên cho Ai Cập. Tuy nhiên, các thành viên đảng Cộng hòa tại Quốc hội Mỹ, đặc biệt là những nhân vật ủng hộ Ixraen vô điều kiện, lại ủng hộ cuộc đảo chính, yêu cầu Obama và Ngoại trưởng John Kerry sử dụng các căn cứ pháp lý để khước từ yêu cầu của đạo luật Leahy. Thực tế, điều duy nhất khiến đảng Cộng hòa quan tâm chỉ là lợi nhuận của các nhà thầu quân sự Mỹ và Ixraen chứ không phải là vấn đề chính phủ dân chủ được bầu vừa bị lật đổ bằng đảo chính quân sự chớp nhoáng.

“Xử lý bất ổn” là nhiệm vụ chính của “Trách nhiệm bảo vệ-R2P” mà Cố vấn An ninh quốc gia Susan Rice, người thay thế bà làm Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Samantha Power, Phó cố vấn an ninh quốc gia Ben Rhodes và các cộng sự thân cận của tỷ phú Mỹ George Soros nắm giữ các vị trí trong Bộ Ngoại giao và Nhà Trắng, đang đề cập đến. Đối lập với quan điểm R2P là những nhân vật “hiếu chiến” trong Bộ Quốc phòng như Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Martin Dempsey.

Rõ ràng viện trợ quân sự của Mỹ đối với Ai Cập sẽ phải tiếp tục được thực hiện nhằm xoa dịu giới quân sự Ai Cập về những gì mà Đại sứ Mỹ Patterson đã công khai gia tăng ủng hộ Morsi trong khi Tổng thống Ai Cập ngày càng trở nên cứng đầu cứng cổ, không chịu thỏa hiệp với phe đối lập khi số này ngày càng thêm bất bình về cách thức cầm quyền độc đoán của tổng thống. Hành động công khai của Morsi kêu gọi người dân Ai Cập ủng hộ các phần tử cực đọan Salafi và thánh chiến Wahabi ở Xyri chống lại Chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad là “giới hạn đỏ” cuối cùng đối với quân đội, khiến lực lượng này phải hành động.

Đại sứ Patterson đã thất bại và buộc phải thừa nhận sức mạnh và tầm quan trọng của phe đối lập thế tục chống Morsi và kêu gọi người biểu tình rời khỏi đường phố và hành động trong khuôn khổ hiến pháp Hồi giáo. Patterson có bề dày ủng hộ chế độ độc tài và bạo chúa. Trong thời gian làm Đại sứ tại Pakixtan, bà đã thất bại trong việc ủng hộ lãnh đạo phe đối lập Benazir Bhutto (người trở về nước sau thời gian sống lưu vong, bị thiệt mạng trong vụ ám sát tại thành phố Rawalpindi, ngay sau khi bà này kết thúc bài diễn thuyết trong một cuộc vận động tranh cử). Khi đảm nhiệm cương vị Đại sứ tại Colombia, Patterson đã thúc đẩy “Kế hoạch Colombia”, một chương trình viện trợ quân sự của Mỹ cho lực lượng bán quân sự của Colombia tàn sát hàng trăm dân thường vô tội. Tờ Washington Post, một cơ quan ngôn luận đáng tin cậy của Lầu Năm Góc và CIA, đã gọi Patterson là “bàn tay rắn” tại Bộ Ngoại giao.

Việc Morsi cắt đứt quan hệ với Damascus và công khai sự ủng hộ của mình đối với các phần tử thánh chiến Jihad là quá đủ đối với quân đội Ai Cập. Patterson và nhân vật chủ chốt khác nữa trong Chính quyền Obama là John O. Brennan, Giám đốc Cơ quan tình báo CIA, ủng hộ phong trào Salafis ở Trung Đông, người liên tục thực hiện các cuộc hành hương Hadj đến Mecca khi còn là Trưởng trung tâm tình báo CIA ở thủ đô Riyadh (Arập Xêút), rõ ràng đang cố gắng khắc phục tình hình sau khi Morsi bị lật đổ. Việc một nhân tố chủ chốt như Morsi bị lật đổ cùng Quốc vương Arập Xêút và Cata – những nhà lãnh đạo khu vực chịu ảnh hưởng của chính sách Obama – đã chứng tỏ rằng dù thế tục hay chuyên chế thì giới lãnh đạo Arập đều sẽ bị lật đổ giống như ở Tuynidi, Ai Cập, Libi và Yêmen.

Cộng đồng Shiite ở Trung Đông, tiêu biểu là Iran và Hezbollah; cộng đồng thiểu số người Alawite mà đại diện là Chính quyền Assad và đảng thế tục đối lập Đảng Cộne hòa Nhân dân (CHP) của Thổ Nhĩ Kỳ và lãnh đạo ngưòi Alawite (Alevi) của tổ chức này là Kemal Kililcdaroglu; khối Thiên chúa giáo của khu vực, đại diện là Tổng thống Libăng Michel Suleiman và những nhân vật ủng hộ Assad người Thiên chúa giáo trong nội các Libăng cũng như các nước Ácmênia, Nga, Hy Lạp, Vatican đã nỗ lực chứng minh cho mọi người thấy rằng các phần tử Salafist, trong đó có cả Al-Qaeda, đang cố gắng biến Xyri thành “hoang mạc cát”. Sau khi Obama cho phép cung cấp vũ khí cho lực lượng nổi dậy Xvri (chủ yếu gồm các chiến binh thánh chiến nước ngoài từ Ápganixtan, Irắc, Libi, Xômali và Yêmen), những phần tử không chịu chấp nhận chứng kiến Trung Đông nằm dưới sự lãnh đạo của khói Wahabi Sunni do Cata và Arập Xêút đứng đầu vốn nhận được hậu thuẫn ngầm từ Ixraen và Mỹ, đang bắt đầu hành động. Và quân đội Ai Cập cần phải đi trước một bước.

“Học thuyết Obama” vốn chủ trương kêu gọi ủng hộ chính trị, tài chính để lật đổ các chính quyền thế tục với di sản của chủ nghĩa xã hội toàn Arập, sau đó hỗ trợ quân sự thông qua bên thứ ba giống như NATO và Hội đồng hợp tác vùng Vịnh của các chế độ quân chủ, đã bị chết yểu tại Quảng trường Tahrir trong bối cảnh “Mùa Hè Arập”. Nhiều người dân Ai Cập tổ chức ăn mừng việc Morsi bị lật đổ và tuyên bố họ hy vọng Washington giờ đây sẽ thẳng tay triệu hồi Đại sứ của mình từ Cairo về nước. Đại sứ Patterson từng được các đối thủ của cựu Tổng thống gán cho biệt danh là “bạn gái của Morsi”.

Mặc dù Kemal Kilicdaroglu, lãnh đạo CHP – phe đối lập chính ở Thổ Nhĩ Kỳ – lên án cuộc đảo chính quân sự tại Ai Cập nhưng ngôn từ của ông này mang nhiều sắc thái và có một cảnh báo rõ ràng không chỉ nhằm vào Morsi và chính quyền vừa bị lật đổ của Anh em Hồi giáo, mà còn đối với chính phủ theo định hướng Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ của Thủ tướng Tayyip Erdogan. Lãnh đạo phe đối lập Thổ Nhĩ Kỳ (CHP), người từng chỉ trích sự ủng hộ của Erdogan đối với phiến quân Xyri chống lại Assad và chiến thuật mạnh tay của Erdogan trong việc đàn áp người biểu tình trong nước đã tuyên bố: “Không thể chấp nhận được trong một thế giới ngày nay mà vẫn tồn tại trạng thái vô cảm trước đòi hỏi của người dân, phớt lờ người dân và tuyên bố rằng tôi giành được đa số phiếu bầu và tôi có quyền làm bất cứ điều gì tôi muốn”.

Mặc dù một số chuyên gia phân tích Thổ Nhĩ Kỳ nghi ngờ Erdogan có thể giẫm vào vết xe đổ của Morsi theo kiểu bị đảo chính quân sự, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ không có truyền thống về những kiểu đảo chính và can thiệp như trên nên khả năng Erdogan bị lật đổ hoàn toàn có thể được loại trừ. Tuy nhiên, sự sụp đổ của Morsi đã giáng một đòn mạnh mẽ vào những nỗ lực của Erdogan, Mỹ và các phần tử cấp tiến Sunni trong khi tìm cách lật đổ Tổng thống Assad. Kililcdaroglu đã khiến Erdogan phải đối mặt với các cuộc tấn công liên tục về sự ủng hộ của CHP đối với Assad.

Trong bài phát biểu tại Damascus, Tổng thống Xyri rõ ràng đã được tiếp thêm động lực từ sự sụp đổ của Morsi. Ông Assad phát biểu trên đài truyền thanh Xyri rằng: “Những gì đang xảy ra tại Ai Cập là sự sụp đổ của cái gọi là Hồi giáo chính trị. Sự nổi lên của Hồi giáo chính trị là kết quả trực tiếp từ bài phát biểu tại trường Đại học Cairo của Tổng thống Obama và việc Mỹ bật đèn xanh đối với nền công nghiệp dân chủ của các nhà hoạt động chính trị, kỹ thuật viên mạng lưới xã hội, chuyên gia cố vấn dân chủ, các nhà báo và các chuyên viên chuyên nghiệp gây rối loạn xã hội khác đang tấn công Trung Đông. Bất kỳ nơi nào trên thế giới, bất kỳ ai sử dụng tôn giáo vì mục đích chính trị hay chỉ nhằm phục vụ một số nhóm người nhất định mà không phải là dành cho đa số thì sẽ bị sụp đổ. Bạn không thể đánh lừa tất cả mọi người mọi lúc được, hãy để chính người dân Ai Cập, những người sở hữu nền văn minh cổ đại hàng nghìn năm, những người biết rõ ràng mọi điều tự quyết định vận mệnh cho chính họ”. Bài phát biểu của Assad không chỉ nhằm trực tiếp vào số quan chức Anh em Hồi giáo ở Xyri mà còn hướng đến những nhân vật lãnh đạo của các quốc gia vùng Vịnh, đặc biệt là Quốc vương mới của Cata Sheikh Tamim bin Hamad AI Thani, một thành viên Anh em Hồi giáo từng tài trợ tài chính cho các phiến quân Salafi ở Xyri và những khu vực khác. Mặc dù Sheikh Tamim đã gửi lời chúc mừng đến Tổng thống lâm thời Ai Cập Adli Mansour nhưng đài truyền hình AI Jazeera thuộc sở hữu của Cata đã bị chính phủ mới của Ai Cập ra lệnh đóng cửa đầu tiên. Đây là hãng truyền thông đã và đang tiếp sức cho các phần tử nổi dậy cực đoan Sunni trên toàn thế giới. Ngoài ra, các đài truyền hình của Anh em Hồi giáo và Salafi tại Ai Cập cũng bị đóng cửa.

Chính phủ lâm thời mới của Ai Cập là nguồn động viên khích lệ mới đối với Assad, lực lượng Hezbollah ở Libăng và phe đối lập thế tục của Thổ Nhĩ Kỳ để có thêm động lực giành chiến thắng chống lại các phần tử âm mưu muốn kéo giật lùi Trung Đông trở về thế kỷ 13. Học thuyết Obama đã bị phá sản tại Quảng trường Tahrir. Trong khi Mỹ kỷ niệm ngày Quốc khánh 4/7 thì người dân Ai Cập cũng kỷ niệm ngày giành độc lập từ một chính quyền là sản phẩm ngầm của các nhà hoạch định chính sách Mỹ.

Đăng tải tại Archives, Articles, International relations | Thẻ , , , , , , | Bình luận về bài viết này

CHIẾN LƯỢC LỚN CỦA THỦ TƯỚNG NHẬT BẢN

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ Bảy, ngày 20/7/2013

TTXVN (London 18/7)

Theo Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS), kể từ khi Thủ tướng Shinzo Abe và Đảng Dân chủ Tự do (LDP) trở lại nắm quyền vào tháng 12/2012, phần lớn sự chú ý đều hướng tới chương trình kích thích tiền tệ – tài chính và cải cách cơ cấu của chính phủ mới”, được biết đến như là chính sách kinh tế của Abe (Abenomics), nhằm chấm dứt tình trạng kinh tế trì trệ kéo dài. Tuy nhiên, ông Abe cũng có một chương trình nghị sự không kém phần quan trọng trong chính sách ngoại giao và an ninh nhằm tái khẳng định vai trò của Nhật Bản là một cường quốc trong khu vực và trên thế giới.

Ông Abe, người từng giữ chức thủ tướng năm 2006 – 2007, trở lại nắm quyền sau chiến thắng của LDP trước Đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ). Liên minh với Đảng Công Minh Mới, LDP đã giành được 2/3 số ghế trong Hạ viện. Là một người theo chủ nghĩa dân tộc, ông Abe tuyên bố rằng ưu tiên cao nhất của ông là kích thích tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản, chấm dứt hai thập kỷ chìm trong giảm phát và nhu cầu sụt giảm nghiêm trọng. Chính phủ đang nỗ lực thúc đẩy chi tiêu công và Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) cũng đã công bố chương trình cung cấp tiền mặt mở rộng với mục đích tăng tỷ lệ lạm phát, một động thái được coi là khác thường đối với một ngân hàng trung ương. Hiện vẫn chưa biết hết kết quả của những chính sách quyết liệt này, vốn cũng mang nhiều rủi ro trong bổi cảnh nợ của chính phủ tăng cao, nhưng các thị trường tài chính ban đầu đã phản ứng tích cực trước khi trở nên bất ổn hơn.

Chiến lược lớn của ông Abe

Vượt trên cả yêu cầu phục hồi kinh tế là mong muốn của ông Abe đưa Nhật Bản trở lại vị trí một cường quốc thế giới và quan điểm này được nhóm người theo chủ nghĩa xét lại trong LDP ủng hộ. Để làm được điều này, họ cho rằng Nhật Bản phải thoát ra khỏi những hạn chế lỗi thời và di sản của thời kỳ sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Theo ông Abe, Nhật Bản có thể trở thành một “đất nước tươi đẹp” với việc phá bỏ những cải cách được áp đặt lên đất nước này trong suốt thời kỳ bị lực lượng nước ngoài do Mỹ đứng đầu chiếm đóng.

Ưu tiên cao nhất trong chương trình nghị sự của ông Abe là việc sửa đổi Hiến pháp Nhật Bản, được duy trì từ năm 1947, và đặc biệt là Điều 9 vốn hạn chế việc sử dụng sức mạnh quân sự VF mục đích đảm bảo an ninh quốc gia. Trong thời gian giữ ghế thủ tướng lần trước, ông Abe đã đưa việc này vào chương trình xây dựng luật, theo đó một cuộc trưng cầu dân ý về việc sửa Hiến pháp có thể được tổ chức nếu, giành được đa số phiếu ủng hộ ở cả Hạ viện và Thượng viện. Ông Abe cũng đã thành lập một ủy ban nghiên cứu những kịch bản mà theo đó Nhật Bản có thể tham gia các hành động tự vệ nhằm hỗ trợ Mỹ. Từ khi trở thành thủ tướng lần thứ hai, ông Abe vẫn chưa đề cập đến bất cứ sáng kiến cải cách hiến pháp nào, nhưng ông có hàm ý rằng đó vẫn là một mục tiêu chính của chính phủ trong nhiệm kỳ này.

Ngoài ra, ông Abe và những người ủng hộ ông từ lâu vẫn phản đối quan điểm về lịch sử trước và trong thời kỳ xảy ra chiến tranh thuộc địa. Theo quan điểm này, Nhật Bản là nước duy nhất chịu trách nhiệm gây ra xung đột ở Đông Á và do đó làm hủy hoại ý thức về bản sắc dân tộc của Nhật Bản. Trước đây, ông Abe từng đến thăm ngôi đền gây tranh cãi Yasukuni, nơi tưởng niệm những người Nhật Bản chết trong chiến tranh. Một số thành viên trong Nội các của ông, trong đó có Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Taro Aso, cũng đã đến thăm ngôi đền này hồi tháng Tư vừa qua. Ông Abe cũng từng chất vấn những tuyên bố chính thức của Chính phủ Nhật Bản nhiệm kỳ trước về mức độ của hệ thống “phụ nữ mua vui” mà theo đó hàng trăm nghìn phụ nữ ở Đông Á đã bị cưỡng ép phục vụ quân Nhật trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Chính phủ nhiệm kỳ trước của ông Abe cũng đã thông qua luật nhằm khuyến khích “giáo dục yêu nước” trong các trường học ở nước này.

Không thể thiếu trong kế hoạch tái khẳng định vị trí cường quốc thế giới của Nhật Bản là việc tăng cường Lực lượng Tự vệ Nhật Bản (JSDF). Chính phủ nhiệm kỳ mới của LDP đã công bố các hợp đồng mua thêm máy bay trực thăng mới và đang nỗ lực tăng ngân sách chi tiêu dành cho quân sự thêm 1% trong năm tài khóa 2013-2014. Mặc dù mức tăng thêm này khá khiêm tốn so với các nước láng giềng như Trung Quốc nhưng đây là lần đầu tiên trong vòng 11 năm qua, ngân sách quốc phòng của Nhật Bản được tăng thêm và điều này mang tính tượng trưng cho ý định của LDP. Chính phủ cũng đang có kế hoạch khởi xướng một tiến trình trong năm 2013 nhằm điều chỉnh lại Hướng dẫn chương trình quốc phòng. Được coi là cẩm nang để phác thảo học thuyết quân sự cơ bản của Nhật Bản, Hướng dẫn chương trình quốc phòng được điều chỉnh lần gần đây -nhất là năm 2010. Ngoài ra, Chính phủ Nhật Bản cũng có ý định khởi động lại các nỗ lực thành lập Hội đồng an ninh quốc gia (NSC) nhằm, nâng cao khả năng đối phó với các cuộc khủng hoảng an ninh.

Ông Abe cho rằng trong khi những hạn chế ở trong nước đang dần dần được dỡ bỏ, Nhật Bản cần phải áp dụng chính sách ngoại giao và an ninh quyết đoán hơn. Ưu tiên hàng đầu của ông Abe là tăng cường mối quan hệ đồng minh với Mỹ và coi đây là nền tảng của chính sách an ninh của Nhật Bản. Kết quả là hồi tháng 1/2013, Tokyo và Washington đã khởi động việc rà soát lại Hướng dẫn hợp tác quốc phòng Mỹ-Nhật. Được điều chỉnh lần cuối cùng vào năm 1997, Hướng dẫn hợp tác quốc phòng Mỹ- Nhật trình bày chi tiết về quy mô của hỗ trợ hậu cần mà Nhật Bản sẽ cung cấp cho Mỹ trong trường hợp xảy ra các chiến dịch quân sự trong khu vực. Việc rà soát lại được dự báo là sẽ tập trung vào việc tăng cường hợp tác trong lĩnh vực tình báo, giám sát và do thám nhằm đảm bảo an ninh hàng hải xung quanh Nhật Bản và ở vùng Biển Hoa Đông, cũng như trong lĩnh vực phòng thủ mạng và hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.

Theo tầm nhìn của ông Abe, Nhật Bản cũng sẽ tăng cường quan hệ an ninh với các đồng minh và đối tác khác của Mỹ. Ông Abe đã cố gắng xây dựng lại mối quan hệ với Hàn Quốc, vốn bị xấu đi dưới thời chính phủ tiền nhiệm của DPJ do tranh chấp chủ quyền về quần đảo Takeshima/Dokdo. Hồi tháng 1/2013, ông Abe đã cử chính trị gia của LDP, ông Fukushiro Nukuga, sang Hàn Quốc để gặp gỡ Tổng thống mới đắc cử Park Geun-hye và nói với nhà lãnh đạo này rằng Hàn Quốc là “nước quan trọng nhất đối với Nhật Bản”. Từ lâu, ông Abe đã mong muốn mở rộng quan hệ an ninh với Ôxtrâylia và Ấn Độ. Năm 2007, ông Abe từng sang thăm Ấn Độ với mục đích thúc đẩy mối quan hệ “đối tác chiến lược toàn cầu” Nhật – Ấn thành mối quan hệ hợp tác mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực an ninh hàng hải. Tháng Năm vừa qua, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Aso cũng sang thăm Ấn Độ nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ chiến lược giữa hai nước, và đẩy mạnh hợp tác song phương trong lĩnh vực an ninh hàng hải và chống khủng bố.

Chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Abe sau khi trở lại ghế thủ tướng là đến Việt Nam và Inđônêxia, hai nước mà ông đã cam kết sẽ tăng cường hợp tác an ninh hàng hải. Các đối tác an ninh mà ông Abe quan tâm thậm chí còn mở rộng tới Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Ông Abe là Thủ tướng Nhật Bản đầu tiên đến thăm trụ sở NATO vào năm 2007 và ông có hàm ý rằng Nhật Bản muốn gia nhập tổ chức này. Tháng 12/2012, ông Abe đã gửi thư đến Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen nhằm nhắc ông Rasmussen lưu ý đến tình hình an ninh trong khu vực cũng như những quan ngại của Nhật Bản về Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Tháng Tư vừa qua, ông Rasmussen đã đến thăm Tokyo và trong chuyến thăm này, Nhật Bản và NATO đã ký tuyên bố chung thúc đẩy quan hệ trong các lĩnh vực như không phổ biến vũ khí hạt nhân, cứu trợ thiên tai và an ninh hàng hải.

Những hoạt động của ông Abe là một phần trong nỗ lực lớn hơn nhằm tạo ra cái gì đó giống như “bản hợp ca dân chủ” – các quốc gia cùng chia sẻ những giá trị quốc tế tương tự nhau – nhằm hạn chế ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc. Ông Abe tin rằng Nhật Bản cần lôi kéo Mỹ, Ôxtrâylia và Ấn Độ vào một “hình thoi dân chủ” để đảm bảo an ninh hàng hải và quan trọng hơn là ủng hộ dân chủ tự do, kinh tế thị trường và nhân quyền. Như một phần của ý tưởng này, ông Abe cũng đã đề cập đến việc Nhật Bản gia nhập Hiệp ước phòng thủ FPAD hiện nay, bao gồm 5 nước Ôxtrâylia, Niu Dilân, Malaixia, Xinhgapo và Anh.

Nỗ lực xây dựng các mối quan hệ an ninh mạnh mẽ hơn làm hồi sinh mối quan tâm của Chính phủ Nhật Bản trong nhiệm kỳ đầu của ông Abe về “ngoại giao hướng tới giá trị” thông qua khái niệm “Vòng cung Tự do và Thịnh vượng”. Ý tưởng là kết nối các quốc gia có cùng các giá trị, kéo dài từ Đông Á sang Trung Đông, Trung Á và Đông Âu. Mặc dù khái niệm này không nhận được sự ủng hộ dưới thời các chính phủ sau đó của Nhật Bản, ông Abe đâ bắt đầu phục hồi quan điểm này trong chính sách ngoại giao với các nước láng giềng trong khu vực Đông Á. Ông Abe đã phác thảo khái niệm này trong chuyến thăm tới Mông cổ hồi tháng Ba nhằm lôi kéo nước này cùng hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc. Ông Abe sang thăm Trung Đông và Nga hồi tháng Tư vừa qua và cũng sang thăm Anh để dự Hội nghị Thượng đỉnh G8 trong tháng Sáu nhằm tìm kiếm các đối tác để tăng cường sự hiện diện của Nhật Bản trên trường quốc tế.

Trung Quốc và Bán đảo Triều Tiên

Thách thức quốc tế chính của ông Abe và động cơ đằng sau những nỗ lực tiến hành một chiến lược lớn, quyết đoán hơn chính là tình trạng xấu đi trong quan hệ Trung – Nhật và yêu cầu cấp thiết phải ngăn chặn mối đe dọa từ sự trỗi dậy của Trung Quốc. Trong chiến dịch tranh cử, LDP đã nhấn mạnh sự cần thiết phải có quan điểm cứng rắn hơn đối với tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc về quần đảo tranh chấp Senkaku ở Biển Hoa Đông mà phía Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Kể từ khi bước chân vào văn phòng thủ tướng, ông Abe đã có một quan điểm mang tính hòa giải hơn, nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Trung Quốc với tư cách là một đối tác kinh tế lớn, cũng như sự cần thiết phải phục hồi mối quan hệ “Đối tác chiến lược cùng có lợi” Nhật-Trung mà ông đã thiết lập năm 2007 nhằm mục đích cải thiện mối quan hệ song phương hiện nay.

Tuy nhiên, ông Abe cũng thể hiện quan điểm rõ ràng là thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc với thế mạnh của Nhật Bản, vì ông cho rằng Trung Quốc là một cường quốc đang lên, không có dân chủ và về cơ bản nước này sẽ thách thức hiện trạng quốc tế cũng như an ninh quốc gia của Nhật Bản. Ông cũng bảo vệ quan điểm của DPI là quần đảo Senkaku thuộc chủ quyền của Nhật Bản và do đó, không có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Ông Abe nỗ lực tìm kiếm sự ủng hộ của các nước khác trong khu vực trong tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Hoa Đông và ngược lại, ông cũng đề cập đến sự cần thiết phải ngăn chặn Biển Đông trở thành “cái ao nhà của Trung Quốc”.

Một mối lo ngại khác của ông Abe là Bắc Triều Tiên, nước trở thành chủ đề “nóng” trên các trang báo ở Nhật Bản hồi đầu năm nay với lời đe dọa thử tên lửa. Ông Abe đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ ở trong nước khi ông lên tiếng sẵn sàng đàm phán với Bình Nhưỡng để giải quyết vấn đề các công dân Nhật Bản bị Bắc Triều Tiên bắt cóc trước đây và thể hiện quan điểm cứng rắn đối với chương trình tên lửa và hạt nhân của nước này. Ông Abe có vẻ sẽ quan tâm đến vấn đề bắt cóc công dân Nhật Bản này và sẽ gia tăng các biện pháp trừng phạt tài chính và giao thông đối với Bắc Triều Tiên sau khi Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ ba vào tháng 2/2013.

Những trở ngại lớn của ông Abe

Sự thành công của chiến lược lớn của ông Abe phụ thuộc vào các yếu tố cả trong và ngoài nước. Việc đầu tiên là yêu cầu tăng cường liên minh Mỹ-Nhật thông qua việc thúc đẩy hai vấn đề có tấm quan trọng đối với Washington: Căn cứ quân sự của Mỹ ở Okinawa và việc Nhật Bản tham gia Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Ông Abe được “thừa hưởng” vấn đề di dời sân bay trong căn cứ quân sự Futenma của Mỹ tới Henoko ở thành phố Nago thuộc tỉnh Okinawa từ chính phủ tiền nhiệm. Chính phủ của ông Abe đã nhất trí với kế hoạch di dời này và cũng xin phép chính quyền tỉnh Okinawa bắt đầu công tác chuẩn bị cho việc xây dựng một đường băng thay thế và cam kết đưa ra lịch trình đầy đủ của việc chuyển giao các cơ sở khác của Mỹ cho chính quyền địa phương. Tuy nhiên, kế hoạch này hiện đang vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của người dân tỉnh Okinawa và chính phủ có thể sẽ phải đối mặt với sự bế tắc trong vấn đề này. Nếu không giải quyết được, vấn đề này chắc chắn sẽ làm nản lòng đồng minh Mỹ.

Tương tự, ông Abe cũng đang đối mặt với một lựa chọn khó khăn là có nên gia nhập TPP hay không. Việc Nhật Bản tham gia hiệp định thương mại tự do đa phương do Mỹ đứng đầu này sẽ củng cố thêm quan hệ đối tác chiến lược Mỹ-Nhật cũng như vị thế của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tuy nhiên, tham gia hiệp định này có nghĩa là Chính phủ Nhật Bản sẽ phải thực hiện một số biện pháp tự do hóa, trong đó có tự do hóa thị trường nông sản vốn không được người dân nước này ủng hộ. Hồi tháng Ba vừa qua, ông Abe đã cam kết Nhật Bản sẽ đàm phán để gia nhập TPP nhưng nước này cũng sẽ tìm cách bảo vệ những người sản xuất hàng nông sản. Kế hoạch của ông hiện vẫn đang vấp phải sự phản đối từ một số nghị sĩ trong chính LDP cũng như các hội nông dân.

Một yếu tố nữa có thể cản trở chiến lược của ông Abe đó là tình trạng xấu đi trong quan hệ giữa Nhật Bản với các nước láng giềng trong khu vực Đông Á. Ông Abe đã cố gắng làm dịu những vấn đề liên quan đến lịch sử khi tuyên bố rằng ông không có ý định chất vấn những lời xin lỗi của Nhật Bản về lịch sử thời thuộc địa. Hồi tháng Năm, ông Abe đã chất vấn rằng liệu quá khứ thực dân của Nhật Bản có thể xem xét một cách nghiêm túc là “xâm lược” hay không, tuy nhiên ông lại bỏ qua những chuyến viếng thăm của các thành viên nội các tới ngôi đền gây tranh cãi Yasukuni. Các nước Đông Á khác hiện vẫn nghi ngờ những tuyên bố của ông về quá khứ thực dân. Bất cứ động thái nào của ông Abe gợi lại những vấn đề như vậy sẽ đều ảnh hưởng đến quan hệ với những quốc gia này. Cho đến nay, Đối thoại ba bên Nhật-Trung-Hàn đã bị ảnh hưởng: Trung Quốc và Hàn Quốc từ chối tổ chức hội nghị thượng đỉnh với Nhật Bản nhằm phản đối các vấn đề lãnh thổ và lịch sử.

Ngoài ra, ông Abe cũng phải thận trọng với các vấn đề lịch sử có liên quan đến Mỹ. Các cựu tù binh chiến tranh của Mỹ từng lên tiếng chỉ trích Chính phủ Nhật Bản về quan điểm xét lại đối với vấn đề chiến tranh. Ông Abe cũng đang tìm cách tăng cường sức mạnh của Nhật Bản bằng cách gia tăng sự độc lập của nước này đối với Mỹ, nước đã áp đặt lên Nhật Bản những hạn chế và các giá trị thời kỳ hậu chiến vốn không được ưa thích.

Thêm nữa, quan hệ với Nga cũng khó có thể tiến triển thuận lợi mặc dù mối quan hệ này có thể là đối trọng với Trung Quốc. Thủ tướng Abe và Tổng thống Vladimir Putin đã nhất trí khởi động lại các cuộc đám phán về hiệp ước hòa bình giữa hai nước trong chuyến thăm tới Mátxcơva hồi tháng Tư. Tuy nhiên, trong bất cứ cuộc đàm phán nào, Nga cũng sẽ tìm cách để chỉ phải trả lại cho Nhật Bản hai trong số bốn đảo tranh chấp thuộc quần đảo Kuril mà phía Nhật Bản gọi là Lãnh thổ phương Bắc. Trong khi đó, ông Abe từng tuyên bố rằng Nhật Bản sẽ không nhượng bộ trong vấn đề này và sẽ yêu cầu Nga trao trả cả bốn hòn đảo nói trên. Do vậy, quan hệ Nhật – Nga có thể vẫn sẽ căng thẳng trong thời gian tới.

Yếu tố cuối cùng có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến chiến lược lớn của ông Abe đó là tình hình chính trị ở trong nước. LDP, cùng với đối tác Đảng Công Minh Mới, chiếm được 2/3 số ghế ở Hạ viện, cho phép đảng này vượt qua các cản trở đối với các dự thảo luật được trình ra Thượng viện. Tuy nhiên, đường lối ôn hòa của Đảng Công Minh Mới về những vấn đề trong chính sách ngoại giao sẽ hạn chế quyền tự do hành động của LDP. Do đó. LDP vẫn cần phải chờ đến khi diễn ra cuộc bầu cử Thượng viện để xem đằng này có thể giành được quyền kiểm soát hoàn toàn quốc hội hay không. Nếu điều này không xảy ra, ông Abe sẽ không thể thúc đẩy được nhiều vấn đề trong chương trình nghị sự đối nội cũng như tầm nhìn chiến lược lớn trong chính sách ngoại giao của mình.

***

(Tạp chí The Economist, s ngày 18/5/2013) Shinzo Abe có tầm nhìn về một Nhật Bản thịnh vượng và ái quc. Kinh tế học có vẻ tt hơn là chủ nghĩa dân tộc.

Khi Shinzo Abe từ chức chỉ sau một năm làm thủ tướng, vào tháng 9/2007, ông bị các cử tri chế nhạo, bị suy nhược do căn bệnh mãn tính, và bị cái “dớp” thiếu năng lực, vốn là nguyên nhân suy sụp của rất nhiều nhà lãnh đạo Nhật Bản gần đây, bám riết. Giờ đây, chưa đầy 5 tháng nhậm chức trong nhiệm kỳ thứ hai của mình, ông Abe dường như là một người hoàn toàn khác. Ông đã đưa Nhật Bản vào chế độ “Abenomics” (chính sách kinh tế của Abe), một sự kết hợp giữa phục hồi hệ thống tiền tệ, chi tiêu chính phủ và một chiến lược tăng trưởng được nhằm để thức tỉnh nền kinh tế khỏi tình trạng chết giả đã kìm kẹp nó trong suốt hơn hai thập kỷ qua. Ông đã tăng sức ép lên bộ máy hành chính quan liêu rụt rè một thời của Nhật Bản nhằm khiến chính phủ trở nên mạnh mẽ trở lại. Và, với việc sức khỏe của bản thân hồi phục, ông đã phác thảo ra một chương trình tái xây dựng thương hiệu địa chính trị và thay đổi hiến pháp nhằm đưa Nhật Bản quay trở lại với điều mà ông Abe cho là vị trí chính đáng của Nhật Bản với tư cách là một cường quốc thế giới.

Ông Abe đang kích thích một quốc gia đã mất niềm tin vào tầng lớp chính trị của nước này. Kể từ khi ông được bầu, thị trường chứng khoán đã tăng 55%. Chi tiêu tiêu dùng đã thúc đẩy tăng trưởng trong quý đầu tiên đạt mức 3,5% trên cơ sở cả năm. Ông Abe có tỷ lệ ủng hộ hơn 70% (so với khoảng 30% vào cuối nhiệm kỳ đầu tiên của ông). Đảng Dân chủ Tự do của ông tự tin giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử Thượng viện sắp tới. Với đa số ghế trong cả hai viện, ông chắc hẳn có thể dễ dàng thông qua các điều luật.

Việc kéo Nhật Bản ra khỏi tình trạng suy thoái của nước này là một nhiệm vụ lớn lao. Sau hai thập kỷ mất mát, GDP danh nghĩa của nước này bằng với mức GDP danh nghĩa của năm 1991, trong khi chỉ số Nekkei, ngay cả sau đợt tăng điểm gần đây, chỉ vừa vặn ở mức bằng 1/3 đỉnh điểm của nó. Lực lượng ỉao động thu hẹp lại chịu gánh nặng bởi chi phí cho số lượng người già ngày một tăng. Xã hội Nhật Bản trở nên hướng nội và các công ty Nhật Bản đã đánh mất lợi thế đổi mới của mình.

Ông Abe không phải là chính trị gia đầu tiên hứa sẽ tái sinh đất nước của mình – mảnh đất Mặt Trời mọc đã chứng kiến quá nhiều hiện tượng “bình minh giả” của nước mình – và ông Abe “mới” vẫn có tất cả mọi thứ để chứng tỏ. Tuy nhiên, kể cả nếu các kế hoạch của ông có thành công một nửa thì Shinzo Abe chắc chắn vẫn sẽ được kể đến như là một thủ tướng vĩ đại.

Người đàn ông với một kế hoạch Nhật Bản

Trung Quốc là lý do để cho rằng lần này có lẽ sẽ khác. Suy thoái kinh tế chấp nhận một thực tế mới ở Nhật Bản khi Trung Quốc “đẩy” Nhật Bản sang một bên để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vào năm 2010. Khi Trung Quốc giành được sự tự tin, nước này bắt đầu cư xử một cách kiêu căng hùng hổ tại vùng lãnh hải của nước này và trực tiếp với Nhật Bản về quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Vào đầu tháng 5/2013, tờ báo chính thức của Trung Quốc, Nhân dân Nhật báo, thậm chí còn đặt vấn đề về chủ quyền của Nhật Bản đối với đảo Okinawa.

Ông Abe tin rằng việc đương đầu với thách thức của Trung Quốc có nghĩa là giũ bỏ sự lãnh đạm và thụ động đã giam giữ Nhật Bản trong sự lệ thuộc một thời gian quá dài. Để giải thích cho kế hoạch đầy tham vọng của ông Abe, những người ủng hộ ông viện dẫn khẩu hiệu fukoku kyohei của Thiên hoàng Minh Trị: “làm giàu quốc gia, tăng cường quân đội”. Chỉ một Nhật Bản giàu có mới có đủ khả năng để tự bảo vệ mình. Chỉ khi có thể tự phòng thủ thì Nhật Bản mới có thể chống cự lại Trung Quốc – và, tương tự, tránh trở thành một nước lệ thuộc vào Mỹ, đồng minh chính của mình. Chính sách Abenomics, với việc kích thích tài chính và nới lỏng tiền tệ, nghe có vẻ như là một học thuyết kinh tế; trên thực tế điều đó ít nhiều cũng liên quan tới an ninh quốc gia.

Có lẽ đó là lý do tại sao ông Abe lại cai trị đất nước với sự cấp bách đến vậy. Trong những tuần đầu tiên, ông đã thông báo một khoản chi tiêu chính phủ bổ sung trị giá 10.300 tỷ yên (khoảng 100 tỷ USD). Ông đã bổ nhiệm một thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản mới, người đã cam kết sẽ bơm nhiều tiền hơn bao giờ hết vào hệ thống tài chính. Tới một chừng mực mà điều này dẫn tới một đồng yên suy yếu, điều đó sẽ đấy mạnh xuất khẩu. Nếu chính sách đó xua đi được bóng ma giảm phát thì nó cùng có thể thúc đẩy tiêu dùng. Nhưng việc in tiền có thể chỉ đạt được nhiều tới mức đó, và, với tổng số nợ là 240% GDP, có một hạn chế là chi tiêu chính phủ ở mức baonhiêu thì Nhật Bản có thể chi trả được. Vì vậy, để thay đổi tiềm năng lâu dài của nền kinh tế, ông Abe phải hoàn thành phần thứ ba, mang tính cơ cấu, trong kế hoạch của mình. Cho đến nay, ông đã thành lập năm ủy ban chịu trách nhiệm thúc đẩy các cải cách sâu sắc về mặt cung. Vào tháng Hai, ông đã khiến ngay cả những người ủng hộ mình phải ngạc nhiên khi ký kết đưa Nhật Bản gia nhập Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), một thỏa thuận thương mại khu vực cam kết mở cửa các ngành công nghiệp được bảo hộ như nông nghiệp.

Mối hận thù

Không ai có thể phản đối một Nhật Bản thịnh vượng hơn, một nước sẽ trở thành nguồn cầu toàn cầu. Một Nhật Bản yêu nước đã biến đổi “các lực lượng phòng vệ” của mình thành một quân đội thường trực giống như bất kỳ quân đội của nước nào khác sẽ góp phần vào an ninh của Đông Bắc Á. Tuy nhiên, những ai còn nhớ nhiệm kỳ cầm quyền đầu tiên đầy tai ương của ông Abe thì vẫn còn hai nỗi lo lắng.

Mối nguy hiểm đối với nền kinh tế là ông Abe trở nên mềm yếu, như ông đã làm trước đây. Đã có những lời xì xào rằng nếu mức tăng trưởng trong quý hai là tồi tệ thì ông Abe sẽ hoãn đợt tăng thuế đầu tiên trong hai khoản tăng thuế tiêu dùng giai đoạn 2014-2015 do lo sợ kìm hãm sự phục hồi. Tuy nhiên, việc trì hoãn sẽ khiến Nhật Bản không có một kế hoạch trung hạn để hạn chế nợ của nước này và cho thấy ông Abe không sẵn sàng đối mặt với những lựa chọn khắc nghiệt. Đó là nỗi lo sợ rằng ông Abe sẽ nhượng bộ trước những người vận động hành lang chống lại cải cách. Nông nghiệp, dược và điện chỉ là vài ngành công nghiệp cần phải được đưa vào cạnh tranh. Ông Abe không được lưỡng lự khi đương đầu với các ngành công nghiệp này, cho dù điều đó có nghĩa là chống đối lại các bộ phận trong chính đảng của ông.

Mối đe dọa ở nước ngoài là ông quá cứng rắn, nhầm lẫn giữa lòng tự hào dân tộc với một chủ nghĩa dân tộc tiêu cực và hoài niệm quá khứ. Ông thuộc số ít người coi việc Nhật Bản bị Mỹ giám hộ sau chiến tranh là một điều sỉ nhục. Những người ủng hộ khẳng định ông đã học được rằng việc giảm thiểu tội lỗi trong thời chiến của Nhật Bản là không thể chấp nhận được. Tuy nhiên, ông đã gây ra sự khó chịu với Trung Quốc và Hàn Quốc bằng cách đặt câu hỏi liệu Nhật Bản thời đế quốc (thời mà ông nội của ông Abe đã giúp cai trị vùng Mãn Châu bị chiếm đóng) có thực sự là một kẻ xâm lược, và bằng cách cho phép Phó thủ tướng của mình đến thăm ngôi đền Yasukuni, nơi thờ các tội phạm chiến tranh cấp cao cùng với nạn nhân chiến tranh của Nhật Bản. Hơn nữa, ông Abe dường như cần điều gì đó nhiều hơn là quân đội thường trực mà giờ đây Nhật Bản cần và xứng đáng có được. Sự bàn luận là về việc xem xét lại toàn bộ các phần tự do của hiến pháp, không thay đổi kể từ khi được Mỹ chuyển giao vào năm 1947, ông Abe có nguy cơ nuôi dưỡng các đối thủ khu vực, những đối thù có thể làm suy yếu tăng trưởng kinh tế bằng cách đe dọa thương mại.

Ông Abe đã đúng khi muốn làm Nhật Bản thức tỉnh. Sau các cuộc bầu cử Thượng viện, ông sẽ có một cơ hội thực sự để làm được điều này. Cách thức để khôi phục lại Nhật Bản là tập trung vào tăng cường sinh lực cho nền kinh tế, chứ không phải là cuối cùng đi đến một cuộc chiến tranh vô ích với Trung Quốc.

Đăng tải tại Archives, Articles, International relations | Thẻ , , | Bình luận về bài viết này

NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI QUÂN ĐỘI TRUNG QUỐC

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Chủ nhật, ngày 14/7/20113

(Tạp chí The Washington Quarterly, s Thu 2012)

Bất chấp sự gia tăng mạnh mẽ sức mạnh quân sự của Trung Quốc từ đầu những năm 1990, Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), như tất cả các ban ngành của lực lượng vũ trang Trung Quốc được biết nói chung, vẫn bị kéo quá căng khi nó tìm cách thực hiện hàng loạt rộng rãi các sứ mệnh mà nó được yêu cầu thực hiện.

Các nhà lý luận về “mối đe dọa Trung Quốc” lo ngại rằng PLA gây ra một thách thức đáng kể hơn đối với Mỹ và các nước láng giềng của Trung Quốc so với nó đã làm 20 năm trước, và họ đã đúng. Tuy nhiên, quân đội Trung Quốc chưa đủ khả năng thực hiện thành công tất cả các nhiệm vụ quân sự cấp bách nhất của mình bên trong các đường biên giới của Trung Quốc và ở các nước láng giềng liền kề của mình, và chỉ bắt đầu triển khai lực lượng đáng kể vượt ra ngoài châu Á – Thái Bình Dương. Thử thách thực sự đối với PLA sẽ là mức độ thành thạo mà nó thể hiện trong việc kết hợp đồng thời các hệ thống vũ khí mới, thiết bị, và các đội hình để ứng phó với một hoặc hơn những sự kiện nghiêm trọng của thời chiến hay các trường hợp bất ngờ thời bình – một loạt rộng rãi những đòi hỏi mà Trung Quốc gọi là “các Nhiệm vụ Quân sự Đa dạng”.

Từ những ngày đầu của mình, PLA không chỉ là một lực lượng chiến đấu. Nó luôn phải gánh vác các trách nhiệm kinh tế và chính trị. Tuy nhiên, cho đến bài phát biểu quan trọng năm 2004 của Tổng tư lệnh của Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, chưa bao giờ có một sáng kiến gắn kết để đưa các nhiệm vụ phi chiến đấu vào bộ sưu tập học thuyết của PLA. Phát biểu với Quân ủy Trung ương (CMC), Hồ Cẩm Đào đã chính thức nói rõ về một loạt bốn lĩnh vực sứ mệnh hết sức rộng lớn đối với các lực lượng vũ trang, sau đó được gọi là những “Sứ mệnh Lịch sử mới”: “đảm bảo” “vị trí cai trị” của Đảng Cộng sản Trung Quốc; đảm bảo “sự phát triển quốc gia” của Trung Quốc; bảo vệ “những lợi ích quốc gia” của Trung Quốc; và duy trì “hòa bình thế giới”. Nhũng nhiệm vụ này đã nhanh chóng trở thành một phần của từ ngừ trong các văn kiện quốc phòng chính thức và các bài viết có thẩm quyền của Trung Quốc.

Việc dùng từ “mới” ở đây là sai theo nghĩa những nhiệm vụ này thực sự không phải là mới đối với quân đội Trung Quốc. Phần mới có nghĩa là những nhiệm vụ thời bình này không còn bị liệt vào loại còn dư lại, khi trong thế kỷ 21, PLA tập trung vào việc chuẩn bị tham gia các cuộc “Chiến tranh cục bộ trong các điều kiện thông tin hóa”, hoặc làm thế nào các lực lượng quân sự của Trung Quốc được cho là tiến hành các cuộc chiến tranh có giới hạn trong kỷ nguyên thông tin. Quả thực, nhiều binh lính lo ngại rằng những sứ mệnh “mới” này có nghĩa là PLA sẽ bị kéo theo quá nhiều hướng khác nhau. Các nhà lãnh đạo cấp cao, từ Chủ tịch CMC Hồ Cẩm Đào trở xuống, đều có nỗ lực phối hợp để đảm bảo với cấp dưới của họ rằng việc chú ý nhiều hơn tới các sứ mệnh không tham chiến sẽ không làm giảm tinh thần sẵn sàng chiến đấu của họ: chiến tranh vẫn sẽ là nhiệm vụ “cốt lõi” của PLA.

Những nhiệm vụ rộng rãi mà Hồ Cẩm Đào đã phác thảo có thể được hiểu một cách đúng hơn khi đúc kết lại thành ba sứ mệnh cụ thể mà PLA được trông chờ thực hiện, cộng với sứ mệnh thứ 4 có thể có trong tương lai. Trước hết, bên trong các đường biên giới của Trung Quốc, PLA phải có khả năng tham gia với các cơ quan khác nhằm duy trì sự ổn định trong nước. Thứ hai, ở các đường biên giới, PLA phải sẵn sàng bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của nước này, điều có nghĩa là bảo vệ lành thổ mà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã nắm giữ khỏi bị tấn công. Lực lượng này còn tham gia ngăn chặn các hành động của các nước đối thủ đòi chủ quyền nhằm củng cố sự kiểm soát đối với vùng lãnh thổ mà PLA đã đòi chủ quyền nhưng chưa chiếm giữ được, như Đài Loan. Thứ ba, bên ngoài các đường biên giới, PLA được giao nhiệm vụ duy trì khả năng ngăn chặn cuộc tấn công hạt nhân của Mỹ hoặc bất cứ cường quốc hạt nhân nào khác. Khi ba loại khả năng này được củng cố, PLA có thể thực hiện sứ mệnh thứ 4 về việc triển khai sức mạnh đến các khu vực bên ngoài vùng ngoại vi liền kề của Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo tương lai xác định được sứ mệnh thứ 4 như thế nào sẽ phụ thuộc vào sự đánh giá của họ về nhũng thách thức địa chiến lược mà Trung Quốc phải đối mặt vào thời điểm đó.

Những sứ mệnh này đều là ưu tiên hàng đầu đối với PLA. Tuy nhiên, trong khi thực hiện chúng, PLA được chờ đợi đảm nhận một số nhiệm vụ tại hoặc vượt ra ngoài các đường biên giới của nước này. Tác động toàn bộ là sứ mệnh quá nặng nề và quân đội bị kéo căng.

“Vật cản trong nưc” của PLA

Bắt đầu vào những năm 1980, vai trò an ninh trong nước của PLA đã được hệ thống hóa trong các văn kiện pháp lý. Hiến pháp năm 1982 cho phép Quốc vụ viện hay ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc (NPC) áp đặt tình trạng thiết quân luật, nhưng không đưa ra hướng dẫn nào thêm về các hoạt động của binh lính nhằm duy trì thiết quân luật. Vào năm 1996 và 1997, NPC lần lượt thông qua Luật về Thiết quân luật và Luật Quốc phòng. Luật thứ nhất cho phép áp đặt thiết quân luật trong các trường hợp “rối loạn, bạo loạn hay náo loạn nghiêm trọng gây phương hại cho sự thống nhất, an ninh quốc gia, hay an ninh công cộng”, luật thứ hai nêu bật rằng Cảnh sát Vũ trang Nhân dân (PAP) có nhiệm vụ chủ yếu là duy trì trật tự, nhưng nói rằng PLA “có thể giúp đỡ duy trì trật tự công cộng”. Năm 2004, việc sửa đổi hiến pháp thay thế thuật ngữ pháp lý thiết quân luật, với hành trang tiêu cực đè nặng từ năm 1989, bằng tình trạng khẩn cấp nghe có vẻ vô hại hơn. Ba năm sau, NPC đã thông qua Luật ứng phó trong tình trạng khẩn cấp, xác định các trường hợp khẩn cấp ở mức độ đủ rộng để bao gồm không chỉ các sự kiện phi chính trị mà còn các mối đe dọa đối với sự ổn định xã hội. Đạo luật này cho phép PLA khi cần thiết thành lập các hàng rào và các trạm kiểm soát an ninh; kiểm soát giao thông; bảo vệ các cơ sở then chốt; kiểm soát các nguồn cung cấp nhiên liệu, điện và nước; và sử dụng vũ lực để dập tắt sự kháng cự.

Sứ mệnh hàng đầu và ưu tiên cao nhất của PLA đối với các nhà lãnh đạo cộng sản của Trung Quốc – đứng đầu danh sách trong các Sứ mệnh Lịch sử Mới – là giữ cương vị hỗ trợ cuối cùng cho các lực lượng an ninh khác để bảo vệ chế độ cầm quyền chống lại những thách thức trong nước. Trách nhiệm này tạo ra “một vật cản trong nước” ngăn chặn khả năng của PLA tập trung vào các sứ mệnh ở nước ngoài. Bất chấp việc cắt giảm đáng kể về sức mạnh trên đất liền của PLA trong suốt mấy thập kỷ qua, năm 2012 quân đội Trung Quốc vẫn mang tính chất sử dụng nhiều nhân lực và nặng nề trên mặt đất, điều hầu như không có ý nghĩa đối với một lực lượng PLA đang chuẩn bị cho cuộc chiến tranh công nghệ cao trong đó các tài sản dùng cho không quân, hải quân, không gian vũ trụ và không gian mạng có tầm quan trọng ngày càng tăng. Theo những số liệu chính thức của Trung Quốc, chi phí cho nhân sự chiếm khoảng 1/3 tổng ngân sách quốc phòng.

Sự nổi bật của sứ mệnh trong nước của PLA thể hiện trong việc triển khai của lực lượng này. Các lực lượng lục quân chiếm khoảng 70% tổng quân số (1,6 triệu trong 2,25 triệu quân). Mặc dù mỗi đại quân khu trong số 7 đại quân khu của Trung Quốc đối mặt với một mặt trận tiềm tàng trực tiếp bên kia biên giới của mình, bao gồm Ấn Độ và Nga trong số các nước khác, phần lớn binh lính không được triển khai gần các đường biên giới mà được bố trí rộng rãi khắp khu vực trong các doanh trại đóng ở trong và quanh các trung tâm dân cư đông đúc của Trung Quốc. Bên trong mỗi thành phố lớn, ban chỉ huy đơn vị đồn trú liên lạc với các nhà chức trách dân sự địa phương và phối hợp với các đơn vị đóng ở trong và quanh thành phố, bao gồm các đơn vị bán quân sự PAP, các thành phần dự bị, và các lực lượng dân quân.-

Các cơ quan khác có những trách nhiệm trực tiếp hơn trong sứ mệnh này, như Bộ Công an, Bộ An ninh Nhà nước, và PAP bán quân sự (quân đội đã vui vẻ giao các nhiệm vụ an ninh trong nước cho PAP dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình vào những năm 1980) nhưng PLA vẫn phục vụ như tuyến phòng thủ cuối cùng trong nước. Đây là lực lượng bảo vệ cuối cùng sự tồn tại của chế độ. Chẳng hạn, quân đội đã nhiều lần được huy động để hành động hoặc được bố phòng để hỗ trợ cho PAP. Việc này đã diễn ra vào năm 1989 khi PLA hỗ trợ các đơn vị bán quân sự đàn áp các cuộc biểu tình ở Lhasa (Tây Tạng), và sau đó ở Bắc Kinh. Trong trường hợp thứ hai, binh lính PLA đã thay thế các đơn vị kiểm soát bạo loạn PAP không xử lý được tình hình. Cảnh kiểm soát giao thông; bảo vệ các cơ sở then chốt; kiểm soát các nguồn cung cấp nhiên liệu, điện và nước; và sử dụng vũ lực để dập tắt sự kháng cự.

Sứ mệnh hàng đầu và ưu tiên cao nhất của PLA đối với các nhà lãnh đạo cộng sản của Trung Quốc – đứng đầu danh sách trong các Sứ mệnh Lịch sử Mới – là giữ cương vị hỗ trợ cuối cùng cho các lực lượng an ninh khác đê bảo vệ chế độ cầm quyền chống lại những thách thức trong nước. Trách nhiệm này tạo ra “một vật cản trong nước” ngăn chặn khả năng của PLA tập trung vào các sứ mệnh ở nước ngoài. Bất chấp việc cắt giảm đáng kể về sức mạnh trên đất liền của PLA trong suốt mấy thập kỷ qua, năm 2012 quân đội Trung Quốc vẫn mang tính chất sử dụng nhiều nhân lực và nặng nề trên mặt đất, điều hầu như không có ý nghĩa đối với một lực lượng PLA đang chuẩn bị cho cuộc chiến tranh công nghệ cao trong đó các tài sản dùng cho không quân, hải quân, không gian vũ trụ và không gian mạng có tầm quan trọng ngày càng tăng. Theo những số liệu chính thức của Trung Quốc, chi phí cho nhân sự chiếm khoảng 1/3 tổng ngân sách quốc phòng.

Sự nổi bật của sứ mệnh trong nước của PLA thể hiện trong việc triển khai của lực lượng này. Các lực lượng lục quân chiếm khoảng 70% tổng quân số (1,6 triệu trong 2,25 triệu quân). Mặc dù mỗi đại quân khu trong số 7 đại quân khu của Trung Quốc đối mặt với một mặt trận tiềm tàng trực tiếp bên kia biên giới của mình, bao gồm Ấn Độ và Nga trong số các nước khác, phần lớn binh lính không được triển khai gần các đường biên giới mà được bố trí rộng rãi khắp khu vực trong các doanh trại đóng ở trong và quanh các trung tâm dân cư đông đúc của Trung Quốc. Bên trong mỗi thành phố lớn, ban chỉ huy đơn vị đồn trú liên lạc với các nhà chức trách dân sự địa phương và phối hợp với các đơn vị đóng ở trong và quanh thành phố, bao gồm các đơn vị bán quân sự PAP, các thành phần dự bị, và các lực lượng dân quân.

Các cơ quan khác có những trách nhiệm trực tiếp hơn trong sứ mệnh này, như Bộ Công an, Bộ An ninh Nhà nước, và PAP bán quân sự (quân đội đã vui vẻ giao các nhiệm vụ an ninh trong nước cho PAP dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình vào những năm 1980) nhưng PLA vẫn phục vụ như tuyến phòng thủ cuối cùng trong nước. Đây là lực lượng bảo vệ cuối cùng sự tồn tại của chế độ. Chẳng hạn, quân đội đã nhiều lần được huy động để hành động hoặc đựợc bố phòng để hỗ trợ cho PAP. Việc này đã diễn ra vào năm 1989 khi PLA hỗ trợ các đơn vị bán quân sự đàn áp các cuộc biểu tình ở Lhasa (Tây Tạng), và sau đó ở Bắc Kinh. Trong trường hợp thứ hai, binh lính PLA đã thay thế các đơn vị kiểm soát bạo loạn PAP không xử lý được tình hình. Cảnh sát bán quân sự kể từ đó đã được tăng cường và thường được huy động để xử lý các vụ rối loạn ở các địa phương trên khắp Trung Quốc. Tuy nhiên, đặc biệt trong các trường hợp nghiêm trọng, như vụ rối loạn năm 2008 ở Lhasa và các vụ lộn xộn năm 2009 ở Urumqi, Tân Cương, PAP tiếp tục yêu cầu PLA.

Những nhiệm vụ an ninh này ở bên trong các đường biên giới của Trung Quốc, và các lực lượng tại địa bàn mà họ cần, đặt gánh nặng quá mức và kéo căng quá mức PLA ở trong nước. Đến lượt điều này làm xao lãng các sứ mệnh tại hoặc vượt ra ngoài các đường biên giới của Trung Quốc do làm giảm các đơn vị quân đội và nguồn tài trợ có thể sử dụng cho các trường hợp bất ngờ.

Dàn mỏng đ bảo vệ lãnh thổ quốc gia

PLA còn đối mặt với nhiều thách thức trong việc thực hiện các sứ mệnh tại các đường biên giới của Trung Quốc. Vì chiều dài và bản chất tranh chấp của các đường biên giới đó và một loạt đáng gờm những kẻ thù tiềm tàng của Trung Quốc, PLA phải bảo vệ những yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh đối với một loạt các vùng lãnh thổ xung quanh khu vực ngoại vi của Trung Quốc – diện tích này là gần 14.000 dặm biên giới trên đất liền và 9.000 dặm bờ biển.

Thách thức đầu tiên là sứ mệnh bảo vệ theo chiều sâu mang tính lịch sử của PLA, điều chiến sự chú ý chủ yếu trong Chiến tranh Lạnh, trong đó có cuộc tranh chấp Trung – Xô, và tiếp tục giữ vị trí quan trọng trong chương trình nghị sự của PLA. Kẻ thù tương lai tiềm tàng – có khả năng nhất là phản ứng của Mỹ đối với một cuộc tấn công của Trung Quốc vào Đài Loan, nhưng có thể một kịch bản có liên quan đến Nhật Bản, Ấn Độ, hay thậm chí Nga – được coi là ít có khả năng xâm lược bằng lục quân hơn và có nhiều khả năng hơn sử dụng lực lượng không quân để tấn công các căn cứ không quân và hải quân, các trạm tên lửa, và các mục tiêu khác nằm sâu bên trong lãnh thổ Trung Quốc. Vì vậy các quân khu chú ý nhiều tới việc huấn luyện sử dụng pháo phòng không và phát triển các hệ thống phòng không phối hợp. Thông qua một hệ thống rộng rãi trong cả nước các Ủy ban Động viên Quốc phòng, được thành lập năm 1994, các chính quyền địa phương cũng như các bên tương ứng của họ ở các quân khu phối hợp lực lượng dân quân với các lực lượng PAP và PLA trong việc huấn luyện để chống lại cuộc tấn công hoặc xâm lược.

Thách thức thứ hai có liên quan đến việc chuẩn bị tấn công ngăn chặn trước. PLA sẵn sàng tấn công các lực lượng bên ngoài đường biên giới của Trung Quốc, mà được coi là thể hiện mối đe dọa tấn công sắp xảy ra, hoặc đã và đang tiến hành các cuộc thăm dò trên vùng lãnh thổ mà Trung Quốc kiểm soát. Trong Chiến tranh Lạnh, PLA đã triển khai lực lượng đánh chặn như vậy 4 lần: chống lại quân đội Mỹ ở Triều Tiên năm 1950; Ấn Độ năm 1962; Liên Xô năm 1969; và Việt Nam năm 1979. Hiện nay, các mối đe dọa biên giới trên đất liền vẫn còn, mặc dù chúng đã giảm đáng kể. Trong khi các mối quan hệ giữa Bắc Kinh và New Delhi đã tan băng và các biện pháp xây dựng lòng tin đã làm giảm những căng thẳng, các cuộc tranh chấp lãnh thổ chưa được giải quyết và các sự kiện biên giới diễn ra theo định kỳ. Trung Quốc cũng nhạy cảm về đường biên giới của mình với Bắc Triều Tiên, nơi hết sức sơ hở trong những năm gần đây. Hơn nữa, Bắc Kinh phải sẵn sàng tiến hành ít nhất một cuộc can thiệp quân sự có giới hạn vào Bắc Triều Tiên để bảo vệ những lợi ích của Trung Quốc nếu chế độ Bình Nhưỡng sụp đổ. Các đường biên giới khác trên đất liền cũng phải được bảo vệ chống lại những kẻ xâm nhập và ngăn chặn người tị nạn, bao gồm các đường biên giới với ba nước Trung Á tiếp giáp với Tân Cương – Cadắcxtan, Táteikixtan, và Cưrơgưxtan – và với Mianma, Lào, và Nêpan. Trách nhiệm chủ yếu đối với an ninh biên giới trong thời bình là việc của Bộ Công an và PAP, nhưng một lần nữa PLA đóng một vai trò hỗ trợ then chốt. Mỗi quân khu phải duy trì khá năng xử lý các trường hợp bất ngờ nghiêm trọng hơn bằng cách ứng phó hoặc để bảo vệ hoặc để ngăn chặn trước. Những can thiệp có giới hạn vào các nước xung quanh khu vực ngoại vi của Trung Quốc là có thể hiểu được nếu những lợi ích sống còn – như sự an toàn của các công dân Trung Quốc hay việc tiếp cận các nguồn năng lượng – bị đe dọa.

Thứ ba, PLA phải sẵn sàng bảo vệ những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc đối với các vùng lãnh thổ tranh chấp. Mặc dù một số trong các vùng lãnh thổ đó là ở trên đất liền (như bang Arunachal Pradesh, do Ấn Độ nắm giữ, nhưng Trung Quốc đòi chủ quyền), phần lớn đều ở Biển Hoa Đông và Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Lực lượng Hải quân đã đụng độ với các lực lượng của Việt Nam ở vùng lãnh thổ tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa năm 1974 và 1988, đối đầu với các lực lượng của Philíppin vào những năm 1990, tiến hành các cuộc tập trận ở khu vực xung quanh quần đảo Senkaku vào những năm 1990 và những năm 2000, và tiến hành một loạt các hoạt động khác ở Biển Nam Trung Hoa trong suốt thập kỷ qua. Một cuộc đối đầu gần đây cũng đã diễn ra giữa tàu hải quân Trung Quốc và Philíppin vào giữa năm 2012 gân Bãi cạn Scarborough.

Hỗ trợ lực lượng Hải quân PLA trong sứ mệnh này là một loạt các thực thể khác, bao gồm lực lượng Cảnh vệ bờ biển, Cục Ngư nghiệp Nhà nước, Cục Hải dương học Nhà nước, và Cơ quan Giám sát Hàng hải (và đôi khi các tàu thuyền thương mại mà một số nhà phân tích cho rằng có thể dưới sự chỉ huy của Hải quân PLA). Một ưu tiên quan trọng dọc bờ biển là đẩy lùi những gì mà Trung Quốc tin là các cuộc xâm nhập trái phép của máy bay thuộc lực lượng Hải quân và Không quân Mỹ ở vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của nước này. Trung Quốc giữ lập trường rằng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) cấm cường quốc khác tiến hành giám sát quân sự ở bất cứ nơi nào bên trong EEZ trong vòng 200 hải lý hoặc dọc theo thềm lục địa của mình, mà theo Bắc Kinh kéo dài đến tận phía Tây qua Okinawa. Mỹ, quốc gia không phê chuẩn công ước này nhưng nói rằng nước này tuân thủ những điều khoản của nó, cho rằng UNCLOS tạo cho nước này quyền tự do rộng rãi để tiến hành các hoạt động giám sát trên cùng các vùng nước đó. Những giải thích khác nhau về UNCLOS cũng đã gây ra một loạt các cuộc đối đầu giữa các lực lượng an ninh Trung Quốc và máy bay của không quân cũng như hải quân Mỹ. Các sự kiện nổi bật nhất là cuộc đụng độ trên không năm 2001 giữa một máy bay phản lực chiến đấu Trung Quốc và một máy bay giám sát EP-3 của Hải quân Mỹ cách đảo Hải Nam 70 dặm, và vụ một loạt tàu an ninh của Trung Quốc gây rối tàu USNS Impeccable năm 2009 cách bờ biển Trung Quốc khoảng 75 dặm.

Trung Quốc ở trong một khu vực lân cận đầy khó khăn: 20 nước liền kề. Không có nước nào khác trừ Nga có nhiều nước láng giềng tiếp giáp đến thế. Các nước láng giềng này bao gồm 7 trong số 15 nước đông dân nhất thế giới (Ấn Độ, Pakixtan, Nga, Nhật Bản, Philíppin, Inđônêxia, và Việt Nam – mỗi nước có dân số trên 89 triệu người) và 5 nước mà Trung Quốc đã tiến hành chiến tranh trong 70 năm qua (Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, và Ấn Độ). Trung Quốc cũng đã có các cuộc tranh chấp biên giới dưới dạng nào đó từ năm 1949 với mỗi nước trong số 20 nước láng giềng liền kề của nước này. Với việc không có đồng minh chính thức nào cứu giúp (một Bắc Triều Tiên chỉ quan tâm đến mình), PLA không thể dựa vào sự giúp đỡ của các nước khác trong việc bảo vệ lãnh thổ Trung Quốc.

Nắm giữ Đài Loan: một cầu nối quá xa?

Có lẽ thách thức nhất trong tất cả các thách thức đối với PLA là lực lượng này phải đơn thương độc mã chuẩn bị để Trung Quốc khẳng định chủ quyền đối với Đài Loan, trong trường hợp chiến lược thống nhất hòa bình lâu dài của Bắc Kinh không phát huy tác dụng. Cho đến khi vấn đề Đài Loan được giải quyết, PLA coi Đài Loan là kịch bản tiến hành chiến tranh chủ yếu của mình. Việc chuẩn bị cho nhiệm vụ này đã chiếm phần lớn trong nỗ lực hiện đại hóa quân sự từ giữa những năm 1990.

Thách thức này đang làm nản chí, Địa lý gây trở ngại đầu tiên. Giành quyền kiểm soát không phận, đảm bảo tiếp cận đường biển khắp Eo biển Đài Loan hỗn loạn rộng 100 dặm – với đặc trưng là những đợt thủy triều và thời tiết xấu thường xuyên – và tiến hành các cuộc đổ bộ lên các bờ biển lởm chởm đá của Đài Loan đều là những thách thức đáng kể đối với hoạt động tác chiến.

Thứ hai, PLA có thể phải đối mặt với sự phản kháng của các lực lượng Trung Hoa Dân Quốc (ROC). Bất chấp việc giảm quân số, quân đội Đài Loan vẫn là một trong 20 lực lượng vũ trang lớn nhất thế giới, với khoảng 270.000 quân thường trực và ngân sách quốc phòng khoảng 10 tỉ USD. Vài trăm tên lửa đất đối không PAC-2 và PAC-3 hiện đại, do Mỹ chế tạo bảo vệ hòn đảo này chống lại cuộc tấn công bằng tên lửa. Đài Loan có hơn 50 máy bay phản lực chiến đấu Mirage của Pháp, khoảng 150 máy bay F-16 của Mỹ, và 130 máy bay chiến đấu phòng thủ nội địa để bảo vệ không phận của hòn đảo này. Hải quân ROC tiếp tục phát triển các phiên bản hiện đại hơn của tên lửa chống hạm Hùng Phong III và mua từ Mỹ máy bay sử dụng trong chiến tranh điện tử và cảnh báo sớm trinh sát. Hòn đảo này còn có một lực lượng khiêm tốn nhưng có khả năng là tàu khu trục do Mỹ và Pháp chế tạo (4 chiếc) và khinh hạm (22 chiếc), tàu được trang bị tên lửa (61 chiếc), và một số tàu ngầm chạy bằng điêzen.

Thứ ba, PLA lường trước một sự can thiệp của Mỹ, mà bất chấp chính sách “mơ hồ chiến lược” của Mỹ, được hầu hết các nhà vạch quyết định Washington hiểu là được “ủy quyền của Đạo luật Quan hệ Đài Loan năm 1979 và những tuyên bố khác về chính sách. Tối thiểu, sự can thiệp này có thể sẽ bao gồm việc phái các nhóm tàu sân bay tấn công và máy bay từ các căn cứ của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương để đẩy lùi một cuộc tấn công vào Đài Loan. PLA cũng không thể giám sát khả năng leo thang ngoài dự tính vượt ra ngoài những phạm vi của Eo biển Đài Loan sang các khu vực thuộc đại lục hoặc các nước láng giềng liên minh với Mỹ. Để chống lại sự can thiệp có thể có của Mỹ, Trung Quốc đã phát triển cái mà Lầu Năm Góc gọi là chiến lược “chống tiếp cận/ngăn chặn xâm nhập khu vực”(A2AD) sử dụng nhiều vũ khí hiện đại để ngăn chặn các lực lượng Mỹ tiếp cận Tây Thái Bình Dương. Mặc dù A2AD của Trung Quốc sẽ gây ra một thách thức thực sự đối với các lực lượng của Mỹ, các chiến lược của nó khó thực hiện và sẽ bị chống lại bởi những khả năng được nâng cấp của Mỹ vốn đang định hình dưới khái niệm đã được tuyên bố gần đây của Lầu Năm Góc về “Cuộc chiến trên không-trên biển”.

Đối mặt với những trở ngại này, nếu phải tấn công Đài Loan, PLA đã chuẩn bị cho mình sử dụng sự kết hợp các yếu tố từ 3 lựa chọn chiến dịch tổng quát: phong tỏa hòn đảo này, tấn công bằng tên lửa, và đổ bộ. Một số người tin rằng PLA có thể cũng đã chuẩn bị một lựa chọn “chặt đứt đầu” – một cuộc đảo chính chống ban lãnh đạo ROC của các điệp viên đóng trước trên hòn đảo này – nhưng không có cách nào để biết. Bất cứ sự kết hợp nào của bốn chiến lược này không chỉ gây ra những khó khăn quân sự to lớn mà còn gây ra những rủi ro chính trị nghiêm trọng cho Trung Quốc kể cả việc làm cho dân chúng Đài Loan nhất quyết quay sang chống lại bất cứ hình thức thống nhất nào, gây ra sự chuyển hướng của Mỹ sang chính sách kiềm chế nhiều hơn can dự, góp phần tái quân sự hóa Nhật Bản, đẩy phần lớn Đông Nam Á vào tay Mỹ, và khiến cho Ấn Độ quyết tâm nâng cao cảnh giác. Các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc vẫn muốn, và quả thực hy vọng, những khía cạnh chính trị, ngoại giao, và kinh tế trong chiến lược của họ phát huy tác dụng, nhưng không tin họ sẽ đạt được sự thành công mà không cần sự lựa chọn quân sự mạnh mẽ và hoàn toàn đáng tin cậy mà PLA phải chuẩn bị.

Kéo căng “vưt ra ngoài Đài Loan”

Nếu và khi vấn đề Đài Loan được giải quyết có lợi cho Trung Quốc, thì vị thế của PLA xem ra sẽ khác hẳn: quân đội này sẽ sở hữu bất cứ những gì còn lại về những khả năng quân sự đầy ấn tượng được tạo ra cho cuộc chiến giành hòn đảo này, và trở ngại chủ yếu trong việc triển khai sức mạnh hải quân và không quân ở phía Nam và phía Đông đại lục sẽ được loại bỏ. Phụ thuộc vào bản chất của việc dàn xếp với các nhà chức trách Đài Loan, PLA có thể sử dụng các hải cảng và các sân bay của Đài Loan để mở rộng tầm với của lực lượng hải quân và không quân vượt qua 200 dặm đến phía Tây Thái Bình Dương. PLA có thể hợp tác với – hoặc thậm chí thu hút – các lực lượng vũ trang của ROC, bao gồm các máy bay chiến đấu và phi công, tên lửa chống hạm và các tên lửa khác, tàu khinh hạm, và công nghệ thông tin tiên tiến. Nói tóm lại, như các nhà chiến lược Trung Quốc sẽ nhìn nhận điều này, một chính sách kéo dài hàng thập kỷ của Mỹ nhằm kiềm chế Trung Quốc (dù cố tình hay không) sẽ chấm dứt vào thời điểm này.

Làm thế nào Trung Quốc tận dụng được cơ hội tiềm tàng này sẽ phụ thuộc vào việc vấn đề Đài Loan được giải quyết như thế nào. Nếu nó được giải quyết bằng vũ lực, nhiều phương tiện của PLA và Đài Loan sẽ bị phá hủy. Các nước láng giềng của Trung Quốc và Mỹ có thể sẽ coi Trung Quốc là mối nguy hiểm và sẽ thống nhất mạnh mẽ hơn để chống lại những hành động tiếp theo của Bắc Kinh. Nếu vấn đề Đài Loan được giải quyết một cách hòa bình bằng thương lượng – kết quả mà chiến lược của Trung Quốc nhằm vào – các phương tiện của PLA được tăng cường cho cuộc tấn công vào Đài loan sẽ có sẵn đầy đủ. Các nước láng giềng của Trung Quốc và Mỹ có thể chấp nhận bước nhảy vọt về vị thế chiến lược của Trung Quốc như là điều không thể tránh được và hợp pháp.

PLA đã và đang hướng vượt ra khỏi Đài Loan trong khoảng 3 thập kỷ qua. Một số trong các nhà chiến lược của lực lượng này đã hình dung những sử dụng trong tương lai cho ngành hàng hải ngày càng có khả năng – chẳng hạn, năm 1982 tư lệnh lúc đó của lực lượng Hải quân PLA, Đô đốc Lưu Hoa Thanh, đã nói về tầm nhìn chiến lược lớn theo đó lực lượng Hải quân Trung Quốc sẽ mở rộng tầm với của mình vào Tây Thái Bình Dương và vượt ra ngoài khu vực này. Lưu Hoa Thanh đã khẳng định rằng các mục tiêu của chiến lược này là mang tính phòng thủ, nhằm bảo vệ Trung Quốc tránh cuộc tấn công bờ biển và bảo vệ những yêu sách chủ quyền lãnh hải của nước này. Ông cho rằng trong giai đoạn đầu, vào năm 2000, lực lượng Hải quân PLA sẽ mở rộng khu vực hoạt động của mình ở các vùng biển gần đến “Chuỗi đảo thứ nhất”, bao gồm quần đảo Kuril, Nhật Bản, quần đảo Ryukyu, Đài Loan, Philíppin, Đảo Borneo, và đảo Natuna Besar. Trong giai đoạn 2, vào năm 2020, lực lượng Hải quân PLA sẽ mở rộng tầm hoạt động của mình sang “Chuỗi đảo thứ hai”, vươn tới quần đảo Bonin, Mariana, và Caroline. Cuối cùng, vào năm 2050, Trung Quốc sẽ trở thành một cường quốc biển toàn cầu sánh ngang với Hải quân Mỹ. Hiện nay, các hoạt động của Hải quân PLA và sự hiện diện thực sự vưọt ra ngoài biển Hoa Đông và Biển Nam Trung Hoa đã giữ mốc thời gian mà Lưu Hoa Thanh dự kiến. Trong tương lai có thể nhìn thấy trước, việc triển khai sức mạnh quân sự ra Thái Bình Dương và vượt ra ngoài khu vực này có thể sẽ đòi hỏi một sự hiện diện phần lớn mang tính tượng trưng – thể hiện bàng lá cờ thông qua các chuyến thăm hải cảng định kỳ và giúp đỡ nhân đạo trên quy mô khiêm tốn.

PLA cũng bắt đầu xem xét vượt ra ngoài các hoạt động tác chiến để chú ý đến các nhiệm vụ phi tiến hành chiến tranh bên trong và bên ngoài các đường biên giới của mình gây ảnh hưởng chính trị và tăng cường thiện chí. Về các hoạt động này, lực lượng này chấp nhận thuật ngữ “các chiến dịch quân sự thay vì chiến tranh” (MOOTW), do quân đội Mỹ đưa ra, nhưng đã giải thích khái niệm này thậm chí theo nghĩa rộng hơn bao gồm các nhiệm vụ đáng kể trong nước phù hợp với truyền thống của PLA. Các nhà lãnh đạo quân sự đã nắm lấy MOOTW như một phương tiện nhắc nhở Đảng Cộng sản Trung Quốc và toàn thể người dân Trung Quốc về vị trí trung tâm của PLA trong sự trỗi dậy của Trung Quốc. Ở trong nước, PLA đã tích cực trong những nỗ lực giúp đỡ nhân đạo trong các thảm họa như lũ lụt, bão tuyêt, và động đât ở Tứ Xuyên năm 2008. Ở nước ngoài, MOOTW đã góp phần minh chứng cho việc tiếp tục chi phí quốc phòng trên quy mô lớn ngay cả khi khả năng xảy ra chiến tranh đã giảm, thúc đẩy hình ảnh tích cực để PLA chống lại những nhận thức của nước ngoài về mối đe dọa quân sự Trung Quốc đang gia tăng, góp phần xử lý các mối đe dọa an ninh phi truyền thống, và cung cấp kinh nghiệm tác chiến thời bình có giá trị. Chẳng hạn, một tàu bệnh viện 300 giường, Peace Ark, đẵ được đưa vào sử dụng năm 2008, chạy dọc các bờ biển Nam Á và Đông Phi năm 2010 và đi đến khu vực Mỹ Latinh năm 2011, điều trị cho người dân địa phương và bày tỏ sự thiện chí.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể muốn PLA tiến hành các hoạt động vũ trang trên khắp khu vực ngoại vi của nước này trong tương lai. Rối loạn, nội chiến, hay sự thất bại của nhà nước ở Bắc Triều Tiên, Mianma, hay Trung Á có thể khiến cho Trung Quốc phải sơ tán công dân của mình, việc bảo vệ các khoản đầu tư của nước này vào cảc mỏ dầu hay đường ống dẫn khí đốt dường như mang tính sống còn đối với an ninh quốc gia, ngăn chặn các dòng người tị nạn, hay ổn định các chính quyền địa phương. Hoặc Trung Quốc có thể can thiệp nhằm ngăn chặn nước lớn khác “ Mỹ, Ấn Độ, hoặc Nga – không lợi dụng một cuộc khủng hoảng hay sự thay đổi chính phủ ở đâu đó trong khu vực ngoại vi của Trung Quốc.

PLA có thể ngày càng được lệnh thực hiện các sứ mệnh ở xa Trung Quốc – có lẽ thậm chí bên ngoài châu Á – để bảo vệ những lợi ích kinh tế và các khu tập trung đồng dân cư. Từ năm 1992, Trung Quốc đã triển khai hơn 17.000 quân tham gia 19 sứ mệnh gìn giữ hòa bình trên khắp thế giới. Mặc dù các đơn vị này là nhỏ, họ đã đúc kết được kinh nghiệm ban đầu nào đó về hoạt động ở những khoảng cách khá xa đất nước. Năm 2006, Bộ Ngọai giao đã thuê 4 máy bay để đưa khoảng 400 công dân Trung Quốc bị mắc kẹt ở quần đảo Solomon do bất ổn xã hội. Năm 2008, Trung Quốc đã triển khai 2 tàu khu trục và một tàu tiếp viện tham gia sứ mệnh đa quốc gia để bão vệ các tàu chở dầu và vận chuyển buôn bán của Trung Quốc và các nước khác khi họ ra vào Vịnh Aden. Năm 2011, nước này đã sử dụng vài phương tiện vận tải của Lực lượng Không quân cũng như hàng chục máy bay và tàu thương mại được thuê để sơ tán khoảng 30.000 công nhân xây dựng Trung Quốc ra khỏi Libi bị tàn phá bởi xung đột. Tất cả những sứ mệnh này đều khiêm tốn về quy mô, không liên quan đến chiến sự, và chỉ tìm cách bảo vệ những lợi ích kinh tế và nhân viên. Nhưng khi các khoản đầu tư của Trung Quốc gia tăng ở ngoài châu Á, có thể có thêm những địa điểm mà ở đó những sứ mệnh như vậy trở nên cần thiết, và những sứ mệnh này có thể cần phại có lực lượng.

Hơn nữa, PLA có thể thấy mình được giao nhiệm vụ bảo đảm an toàn cho việc nhập khẩu năng lượng của Trung Quốc và phần còn lại của ngoại thương nước này. Dòng chảy thương mại này phụ thuộc vào các tuyến đường biển đến Trung Quốc từ Trung Đông và bờ biển châu Phi ở phía Tây, cũng như từ các bờ biển Bắc và Nam Mỹ ở phía Đông. Dễ bị gây rối nhất – cũng như gần Trung Quốc nhất – là các Eo biển Malacca, Sunda, và Lombok, mà giao thông từ phía Tây thường qua đây đi vào Biển Nam Trung Hoa. Tất nhiên, tàu thuyền có thể đi vòng qua vùng nước này, nhưng thời gian đi lại sẽ kéo dài nhiều ngày, về an ninh đường biển, Trung Quốc phụ thuộc vào Hải quân Mỹ, được hỗ trợ bởi các dịch vụ hàng hải của các nước ven biển (Inđônêxia, Malaixia, và Xinhgapo) và ôxtrâylia. Trong khi đi qua Ấn Độ Dương, việc vận tải bằng tàu biển của Trung Quốc phụ thuộc vào sự bảo vệ của các lực lượng hải quân Mỹ và Ấn Độ. Việc Trung Quốc thay thế các lực lượng hải quân khác này sẽ không phải là thực tế, nhưng các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc có thể nhận thấy những lý do để tìm cách đóng một vai trò trong việc bảo vệ các tuyến đường thương mại của riêng họ, như họ đang thực hiện trong sứ mệnh chống cướp biển ở Vịnh Aden. Hải quân Trung Quốc có thể gia tăng ảnh hưởng của mình ở Ấn Độ Dương bằng cách sử dụng cái mà hiện nay là các thương cảng mà Trung Quốc đang xây dựng tại Kyaukphyu ở Mianma, Hambantota ở Xrilanca, và Gwadar ở Pakixtan – một loạt cơ sở mà các nhà phân tích Mỹ đã gán cho cái mác “chuỗi ngọc trai”.

Không có viên nào trong số “những viên ngọc trai” này sánh được về tầm cỡ hay sự hiện đại với căn cứ quân sự của Mỹ được duy trì trên đảo Diego Garcia ở Ấn Độ Dương, chúng cũng không bằng về số lượng các hải cảng mà Hải quân Mỹ tiếp cận khắp Trung Đông, Nam Á, và Đông Nam Á. Tàu sân bay đầu tiên của Hải quân PLA, Varyag, có thể sớm được đưa vào sử dụng, sẽ không có khả năng như các tàu sân bay của Hải quân Mỹ. Tàu Varyag có thể ban đầu sẽ chỉ phục vụ như một tàu huấn luyện, và trong những năm tới có thể sẽ chỉ hoạt động ở các vùng nước gần. Trong tương lai có thể nhìn thấy trước, bất chấp những nỗ lực của Trung Quốc nhằm mở rộng tầm với của lực lượng hải quân của mình, Mỹ sẽ tiếp tục chi phối.

Sự răn đe hạt nhân: vấn đề đang trở nên phức tạp

Cuối cùng, sự răn đe hạt nhân trước đây thường là tương đối đơn giản đối với Bắc Kinh. Trong Chiến tranh Lạnh, Trung Quốc tập trung vào việc ngăn chặn một hoặc cả hai siêu cường; trong thập kỷ đầu tiên sau đó, nước này trập trung vào việc ngăn chặn Mỹ. Nhưng vào đầu thế kỷ 21, sự răn đe hạt nhân đã trở nên phức tạp hơn. Có thêm các cường quốc hạt nhân – bao gồm Ấn Độ, Bắc Triều Tiên, và Pakixtan, tất cả các nước này đều giáp giới với Trung Quốc – và phổ biến tên lửa đạn đạo nhiều hơn. Nhật Bản và Đài Loan đang triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa. Những diễn biến này cùng nhau đe dọa làm xói mòn hoặc làm nảy sinh vấn đề sức mạnh và hiệu quả của khả năng răn đe của Trung Quốc.

Trung Quốc đã phát triển một lực lượng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) loại nhỏ nhưng có khả năng mang đầu đạn hạt nhân mà chức năng duy nhất của nó dường như là nhằm ngăn chặn một cuộc tấn công hạt nhân, dễ thấy nhất là của Mỹ, nhưng tiềm tàng là của Ấn Độ, Nga (nếu các mối quan hệ trở nên xấu đi), hoặc Nhật Bản hay Đài Loan (nếu cả hai đều phát triển sự lựa chọn hạt nhân). Ngoài các lực lượng này, lực lượng Pháo binh số 2, lực lượng tên lửa chiến lược của PLA, hiện kiểm soát hàng trăm tên lửa thông thường tầm ngắn và tầm trung – hơn 1.000 tên lửa đạn đạo tầm ngắn (SRBM) đã được triển khai chỉ riêng ở vùng xung quanh khu vực Eo biển Đài Loan. Do đó, cùng với các quân chủng khác của PLA, lực lượng Pháo binh số 2 có nhiều trách nhiệm khác nhau.

Tất cả kho vũ khí hạt nhân có hiệu quả của Trung Quốc đều được đặt trên mật đất; từ năm 2012, hai lớp tàu ngầm về mặt lý thuyết có thể được sử dụng để phóng ICBM dường như chưa đi vào hoạt động. Trung Quốc có ước tính 40 ICBM có khả năng bắn đến lãnh thổ Mỹ. số lượng này vẫn tương đối ổn định trong một khoảng thời gian, cho thấy Trung Quốc không tìm cách mở rộng quy mô của kho ICBM, nhưng nước này đang tiến tới gia cố các hầm chứa, sử dụng nhiên liệu rắn (làm cho thời gian phóng nhanh hơn), và chế tạo các loại ICBM mới có khả năng được đặt trên các bệ phóng di động với thiết bị hướng dẫn được cải tiến và đầu đạn nhỏ hơn. Một khi lực lượng tàu ngầm hạt nhân chiến lược được nâng cấp của Hải quân PLA đi vào hoạt động, có tới tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn sẽ tăng cường khả năng tấn công giáng trả của nước này, có thể mở rộng tầm hoạt động của Trung Quốc lên tới 4.000 hải lý.

Mặc dù ý định ngăn chặn là rõ ràng, học thuyết hạt nhân thực tế của Bắc Kinh thì không. Trung Quốc chưa bao giờ đưa ra lời nói chính thức về việc nước này tin tưởng sự răn đe sẽ có tác dụng như thế nào. Quan điểm được chấp nhận nhất trong các nhà phân tích bên ngoài là nước này có ý định sử dụng cái gọi là “sự răn đe tối thiểu”- có nghĩa là gia tăng lực lượng đủ lớn và có khả năng tồn tại để ngăn chặn không để một cường quốc được vũ trang tốt hơn bắt đầu một cuộc tấn công hạt nhân. Nhưng những người khác lập luận rằng Trung Quốc tìm cách tạo ra cái gọi là “sự răn đe có giới hạn”, có nghĩa là đủ lớn để ngăn chặn việc phát động hoặc sự leo thang chiến tranh dưới bất cứ hình thức nào – không chỉ hạt nhân – của một kẻ thù. Chẳng hạn, sự răn đe có giới hạn có thể ngăn chặn không để Mỹ tham gia một cuộc chiến tranh ở Eo biển Đài Loan, về lý thuyết, cũng có khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân để tiến hành chiến tranh thực sự ở Triều Tiên hoặc Đài Loan, hoặc là một yếu tố của chính sách ngoại giao cưỡng ép chống lại Ấn Độ hoặc thậm chí Mỹ, nhưng những khả năng này dường như xa vời. Trung Quốc chính thức giữ vững cam kết không sử dụng trước vũ khí hạt nhân. Mặc dù có cuộc tranh luận bên trong bộ máy quân sự của Trung Quốc về những giá trị của đường hướng này và liệu nó có cần được giải thích lại hay không, cam kết này không làm cho Trung Quốc tốn kém gì, thúc đẩy một hình ảnh tích cực, và làm cho quân đội có ý thức về một cường quốc có ít vũ khí hạt nhân hơn so với các đối thủ chính của mình.

PLA có quá nhiều việc phải giải quyết?

Nói chung, PLA bị thách thức nghiêm trọng bởi tất cả những gì mà nó phải trải qua. An ninh trong nước sẽ tiếp tục đòi hỏi một phần đáng kể nỗ lực của quân đội, và do đó quân đội sẽ được triển khai phần lớn bên trong đường biên giới của Trung Quốc. Việc bảo vệ lãnh thổ quốc gia khỏi xâm lược và hỗ trợ những tuyên bố đòi chủ quyền lãnh thổ bằng những lựa chọn quân sự đáng tin cậy sẽ vẫn ở vị trí cao trong danh sách nhiệm vụ của quân đội, vấn đề Đài Loan ở trên tất cả những lựa chọn khác. Những sứ mệnh vượt ra ngoài Đài Loan, bất kể chúng sẽ là gì chăng nữa, đều có nhiều khả năng hơn tập trung vào các khu vực gần vùng ngoại vi của Trung Quốc hơn và ít có khả năng hơn diễn ra trên quy mô lớn ở các chiến trường xa xôi hơn. Sự răn đe hạt nhân vẫn sẽ là một ưu tiên và trở nên phức tạp hơn nếu các nước láng giềng của Trung Quốc tiếp tục phát triển các kho vũ khí và các hệ thống phòng thủ tên lửa của họ. Ngay cả khi sức mạnh quân sự của Trung Quốc gia tăng, nó bị ràng buộc bởi nhiều thách thức ở gần. Nó không thể trở thành một thách thức trên các quy mô địa chiến lược đối với quân đội của các đối thủ lớn trừ phi các đối thủ đó đưa ra những quyết định riêng của họ không nhún nhường.

Ngay cả khi PLA hiện đại hóa, các quân đội khác trong và ngoài khu vực cũng đang cải thiện công nghệ, gia tăng những khả năng, nâng cấp huấn luyện, và điều chỉnh các chiến lược. Nhật Bản nổi lên là một nước đã lặng lẽ phát triển một loạt công nghệ không gian tiên tiến: ngoài những khả năng Phòng thủ Tên lửa Đạn đạo được phát triển có sự hợp tác với Mỹ, Nhật Bản đang chế tạo các phương tiện phóng có thể sử dụng lại (tức là, máy bay trên không gian); vệ tinh đa chức năng cung cấp những cảnh báo sớm cho tên lửa và trợ giúp ngành hàng hải, thông tin liên lạc, và nhằm vào mục tiêu; các công nghệ đầu đạn tái hồi có thể phát triển việc sử dụng tên lửa; máy bay không người lái; và các công nghệ theo dõi tình hình trong không gian chứng tỏ sự lo ngại về cuộc xung đột có thể diễn ra trong tương lai trên không gian. Hàn Quốc đang hiện đại hóa quân đội của mình, bao gồm cả hải quân của nước này, mặc dù tập trung những nỗ lực của họ vào mối đe dọa từ Bắc Triều Tiên. Ấn Độ đang nâng cấp lực lượng hải quân của nước này, mặc dù phần lớn những nỗ lực phòng thủ của nước này được tập trung vào việc ứng phó với Pakixtan. Việt Nam và các nước thành viên khác của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) đang nâng cấp các quân đội của họ. Các nước ven biển quanh Eo biển Malacca, Sunda, và Lombok đang cải thiện lực lượng hải quân của họ, không muốn nhường phần lớn trách.nhiệm cho các nước bên ngoài đối với an ninh dọc theo bờ biển của họ.

Đặc biệt, Mỹ tiếp tục cải thiện những khả năng của mình trong khu vực xung quanh Trung Quốc bất chấp sự căng thẳng do các hoạt động ở nơi khác trên thế giới gây ra. Trong chuyển thăm Đông Á năm 2011, Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta khẳng định với các đồng minh của Mỹ rằng sau một thập kỷ chiến tranh. Ở Ápganixtan và Irắc, Mỹ “sẽ luôn duy trì sự hiện diện mạnh mẽ ở Thái Bình Dương”. Cũng vào năm 2011, Tổng thống Barak Obama đã đưa ra những đảm bảo thậm chí còn mạnh mẽ hơn trong chuyến thăm Ôxtrâylia, khẳng định rằng Mỹ là một “cường quốc Thái Bình Dương và chúng tôi ở đây”. Ông hậu thuẫn lời nói này bằng tuyên bố về một hiệp định đóng lính thủy đánh bộ Mỹ ở miền Bắc Ôxtrâylia. Theo Báo cáo Quốc phòng 4 năm một (QDR) năm 2010, tư thế phòng thủ của Mỹ ở châu Á – Thái Bình

Dương và các nơi khác vẫn sẽ “là bố trí ở phía trước và với các lực lượng, những khả năng và thiết bị, đã được triển khai luân phiên; một mạng lưới cơ sở hạ tầng và các cơ sở hỗ trợ; (và) một loạt hiệp định, tiếp cận, quá cảnh, và các hiệp định bảo vệ quy chế và những dàn xếp với các đồng minh và các đối tác then chốt”. Những đổi mới về học thuyết và công nghệ trên mạng tăng cường đáng kể tính chính xác và mở rộng tầm với của những khả năng tình báo, giám sát, trinh sát, và tấn công của Mỹ.

Trên thực tế, châu Á – Thái Bình Dương đang trải qua một cuộc chạy đua vũ trang thường xuyên, gần như theo thông lệ, đa phương trong đó sự phát triển của quân đội Trung Quốc được thảo luận nhiều chỉ là một phần. Trong môi trường thay đổi này, các vụ xung đột giữa các quân đội sẽ tiếp tục diễn ra và những thay đổi sẽ diễn ra trong sự cân bằng quyền lực tương đối ở các chiến trường khác nhau. Nhưng trừ phi các nước khác rút khỏi các chương trình phát triển quân sự của họ, việc quân đội Trung Quốc bị kéo quá căng đơn giản không thể đây các quân đội lớn khác ra khỏi khu vực riêng của Trung Quốc, còn ít khả năng hơn ra khỏi các khu vực xa xôi hơn.

Đăng tải tại Archives, Articles, International relations | Thẻ , , , , , | Bình luận về bài viết này

TRUNG QUỐC: NHỮNG NHÀ HIỀN TRIẾT VÀ KẺ CHINH PHỤC THẾ GIỚI

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Chủ nhật, ngày 14/7/2013

Tạp chí Der Spiegel (Đức) – số 44/2012

Hiếm có một quốc gia nào mà ch tiêu quân sự lại gia tăng mạnh mẽ như ở Trung Quốc. Với Khổng T và Tôn Tử, Bắc Kinh đang mở màn một chiến dịch về mặt tư tưởng.

Tất cả những người có mặt trong sự kiện này sau đó đều nói rằng một sự việc như vậy chưa bao giờ xảy ra, kể từ khi những người Cộng sản lên nắm quyền tại Trung Quốc cách đây 64 năm và đặt quân đội dưới quyền kiểm soát của đảng. Và sự việc này diễn ra đúng vào lúc tất cả mọi người đều đang trong trạng thái thư giãn, trong một buổi tiệc mừng nhằm tôn vinh các tướng lĩnh lãnh đạo.

Các nhà lãnh đạo của đảng Cộng sản Trung Quốc tại Bắc Kinh đã tổ chức bữa tiệc vào tháng 2/2012, nhằm nhấn mạnh sự hòa hợp giữa chính trị và quân sự. Khi một sĩ quan cấp cao của lực lượng không quân chuẩn bị chúc mừng các đồng chí bên đảng Cộng sản, Thượng tướng Chương Tấm Sinh đã gạt ông ta sang một bên và hét lên: “Hãy chấm dứt những lời phỉnh nịnh! Trong đảng có mấy con lợn đang âm mưu chống lại tôi”. Rồi ông ta quay sang chửi mắng Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, người đang ngồi bên bàn tiệc, và cáo buộc ông tham gia âm mưu chống lại mình. Hồ Cẩm Đào giận dữ rời khỏi bữa tiệc, còn các sĩ quan quân đội ở lại phải rất cố gắng để kiềm chế Chương Tấm Sinh, lúc đó vẫn tiếp tục la hét những lời tục tĩu.

6 người có mặt trong bữa tiệc đã xác nhận về sự việc trên và báo cáo của họ đã bị lọt ra cho tờ “New York Times” và tờ “Der Spiegel”. Điều mọi người còn chưa rõ là Chương Tấm Sinh hôm đó đã say đến mức nào và chuyện gì xảy ra với ông sau đó.

Vào tháng 3/2012, Thượng tướng Chương Tấm Sinh, 64 tuổi, đã bị đình chỉ công tác mà không có một lời giải thích chính thức nào. Đó là kết thúc tạm thời của một sự nghiệp xuất sắc: Là thành viên của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc từ năm 1968, Chương Tấm Sinh đã nỗ lực để thăng tiến từ vị trí Tư lệnh quân khu Quảng Châu thành Phó Tổng tham mưu trưởng thứ nhất. Vài tháng trước khi sự kiện trên xảy ra, ông còn được coi là một ứng cử viên tiềm năng cho chức Bộ trưởng Quốc phòng. Tuy nhiên, cũng có những lời đồn đại rằng ông là một người khó lường về mặt chính trị và không phải lúc nào cũng chấp nhận ưu thế của đảng.

Chương Tấm Sinh không phải là người duy nhất có quan điểm này. Tại Đại hội Đảng lần thứ 18 diễn ra vào tháng 11/2012 ở Bắc Kinh, ban lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc đã trải qua một sự thay đổi quan trọng. Trong số 9 thành viên của ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc, 7 người đã được thay thế. Một cuộc chiến đang diễn ra xung quanh hướng đi của đất nước và cả quyền lực.

Hồ Cẩm Đào, 69 tuổi, đã rút khỏi vị trí Tổng bí thư vào tháng 11/2012 và vào tháng 3/2013, ông vừa chuyển giao chức vụ Chủ tịch nước và Chủ tịch Quân ủy Trung ương cho cấp phó Tập Cận Bình, 59 tuổi. Trước đó, đã có những lời đồn đoán rằng Hồ Cẩm Đào vẫn sẽ giữ chức Chủ tịch Quân ủy trung ương và nắm quyền kiểm soát quân đội ít nhất cho tới năm 2014, như 2 người tiền nhiệm trước của ông từng làm. Trong 8 năm qua, Hồ Cẩm Đào đã thăng chức cho ít nhất 45 sĩ quan lên hàm tướng để có được sự trung thành của họ.

Những đồn đoán trên chắc chắn đã gây nhiều bực tức cho Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc. Vì nếu không nắm quyền kiểm soát quân đội, phạm vi quyền lực chính trị của ông sẽ bị thu hẹp. Trái với Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình lại có những kinh nghiệm quân sự và các mối quan hệ chặt chẽ với lực lượng quân đội. Khi còn trẻ, ông từng làm việc cho Bộ trưởng Quốc phòng lúc đó là Cảnh Tiêu, một người bạn của cha ông từ thời kì kháng chiến. Ngoài ra, ông còn kết hôn với Bành Lệ Viện, 49 tuổi, một ca sĩ có ảnh hưởng lớn chuyên biểu diễn các bài hát dành cho quân đội, được ngưỡng mộ trên toàn quốc và mang hàm thiếu tướng trong Lực lượng Văn công Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.

Tập Cận Bình đã tự tin cho phép mình tham gia trò chơi đấm bóng với chính cấp trên cũ của mình. Trong năm 2012, ông đã nhiều lần gặp gỡ các quan chức cấp cao trong quân đội. Các đồng minh thân cận nhất của ông bao gồm các quan chức theo nhiều trường phái khác nhau như Tướng Lương Nguyên, một nhân vật theo đường lối cứng rắn và chủ trương theo đuổi một chính sách hiếu chiến, hay Trung tướng Lưu Á Châu, người ủng hộ một sự tự do hóa về chính trị ở Trung Quốc dựa theo hình mẫu của Xinhgapo.

Cuộc chiến tranh giành sự ủng hộ của các tướng lĩnh đã làm tăng thêm sự tự tin của họ. Bên cạnh sự gia tăng đáng kể ngân sách quốc phòng (tăng hơn 11% trong năm 2012), một số nhân vật theo đường lối cứng rắn còn đề cập đên một sự độc lập lớn hơn của quân đội và gạt bỏ ảnh hưởng chính trị của đảng. Ý tưởng này khiến đảng Cộng sản Trung Quốc rất tức giận. Họ lo sợ trước cách hành xử độc lập này và lo ỉắng cảnh báo về “những ý tưởng sai lầm” cùng với “các động cơ ngầm” thông qua truyền thông nhà nước. Theo tờ “Thời bảo Hoàn cầu”, cơ quan tuyên truyền của Bắc Kình, những ỷ tưởng này được phương Tây gieo rắc vả là một “công cụ chiếri lược” nhằm phá hủy hệ thống các quốc gia xã hội chủ nghĩa.

Đối với những kè ‘xúi giục trong quân đội, đây không chỉ là một sự gia tăng ảnh hưởng của mình trong trò chơi quyền lực đối nội. Họ cảm thấy Trung Quốc đang bị bao vây và do đã ủng hộ một chính sách mới cứng rắn hơn đối với các nước láng giềng châu Á và trước tiên là đối với Mỹ. Theo Lý Quần, một quan chức cấp cao có ảnh hường lớn trong đảng Cộng sản Trung Quốc, Washington đã “bao vây chiến lược” nước này và đưa ra bằng chứng là Hải quân Mỹ có kế hoạch cho gần 60% tàu chiến của mình đóng tại Thái Bình Dương vào năm 2020, nhiều hơn số tàu chiến Mỹ tại Dại Tây Dương và vịnh Persian.

Ngoài ra, Nhà Trắng còn đang tăng cường nỗ lực thành lập liên minh quân lự với các nước láng giềng của Trung Quốc. Lý Quần cho biết; “Mục tiêu thật sự của họ không phải là bảo vệ cái gọi là quyền con người. Họ đang sử dụng cái cớ này để kiềm chế sự tăng trưởng lành mạnh của Trung Quốc và ngăn chặn khả năng sự thịnh vượng và quyền lực của Trung Quốc đe dọa vị thế bá chủ toàn cầu của họ”. Theo ông, điều này giải thích tại sao các căn cứ quân sự của Mỹ đang được xây dựng từ Ápganixtan cho tới có thể là Việt Nam, hình thành cái mà người Trung Quốc coi là một vòng lửa đe dọa. Chỉ tiêu quân sự của Mỹ vẫn luôn cao gấp 5 lần ngân sách mà Bắc Kinh dành cho quân đội.

Trong kịch bản này, không phải Trung Quốc đang ngăn chặn mọi tiến bộ hướng tới hòa bình, thông qua phiếu phủ quyết tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về vấn đề cuộc nội chiến tại Xyri hay thái độ do dự của họ về chương trình hạt nhân của Iran, mà là phương Tây. Với ưu thế về quân sự, các quan chức theo phái diều hâu tại Washington có thể chỉ ra điểm yếu của Trung Quốc trong thời kì khủng hoảng, chặn các tuyến đường biển và qua đó cắt đứt khả năng tiếp cận các nguyên liệu thô mang tính sống còn đối với nước này. Tướng nghỉ hưu La Viện đã viết trên tạp chí “Foreign Affairs” rằng Đài Loan, vốn chỉ là một tỉnh của Trung Quốc trong mắt Bắc Kinh, cũng được Mỹ vũ trang và “sử dụng như một quân cờ nhằm ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc”.

Các quan chức quân đội Trung Quốc còn đặc biệt tức giận khi thấy Mỹ can thiệp vào vấn đề Biển Đông, một khu vực mà Trung Quốc coi là lãnh hải của riêng mình, giống như cách người Mỹ coi khu vực Caribbean. Biển Đông được cho là có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt khổng lồ, và Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết các quần đảo trên vùng biển này. Việc này đã dẫn tới những tranh chấp lãnh hải giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philíppin.

Nhưng tranh chấp lãnh thổ lớn nhất của Bắc Kinh hiện nay là với kẻ thù cũ không đội trời chung Nhật Bản về quần đảo Senkaku, một quần đảo không có người ở tại biển Hoa Đông mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Từ năm 1895, quần đảo này thuộc quyền quản lý của Nhật Bản. Nhưng Trung Quốc lại cho rằng quần đảo này là lãnh thổ của mình và đưa ra bằng chứng là những tấm bản đồ lịch sử từ thời nhà Minh. Tranh chấp này có nguy cơ leo thang vào giữa tháng 9/2012, khi Bắc Kinh cử các tàu hải giám tới khu vực này. Tới đầu tháng 10/2012, áp lực ngoại giao từ Mỹ đã khiến tình hình bớt căng thẳng với việc cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta kêu gọi Bắc Kinh kiềm chế. Nhưng đồng thời, quân đội Mỹ và Nhật Bản đã tổ chức một cuộc tập trận chung trên đảo Guam ở Thái Bình Dương.

Khả năng tranh chấp trên biển Hoa Đông sẽ bùng nổ thành một cuộc xung đột vũ trang lớn là không nhiều, ngay cả khi các nhà lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc mới đây lại cho tàu tới “diễn tập” ở khu vực gần quần đảo tranh chấp. Các chuyên gia về Trung Quốc ở phương Tây đều coi các tướng lĩnh hay khoe khoang của Bắc Kinh là những chiến lược gia có lý trí, quan tâm đến việc gia tăng quyền lực của họ hơn là các cuộc chiến thật sự.

Nhưng căng thẳng với các quyền lực bên ngoài có thể dẫn tới chiến tranh kinh tế. Khi Nhật Bản bắt giữ một tàu cá của Trung Quốc tại khu vực gần quần đảo tranh chấp cách đây 2 năm, Bắc Kinh đã giới hạn việc mua bán đất hiếm, một nguyên liệu rất quan trọng cho ngành công nghiệp của Tokyo. Vào tháng 9/2012, các căng thẳng trong tranh chấp lãnh thổ đã khiến thương mại song phương giữa hai nước giảm hơn 14% so với cùng kì năm trước.

Trong những năm vừa qua, các cuộc khẩu chiến với Nhật Bản đã nhiều lần dẫn tới những cuộc biểu tình bạo lực tại các thành phố như Bắc Kinh, Thanh Đảo hay Thành Đô. Nhưng cơn sốt chủ nghĩa dân tộc, vốn hay được đảng Cộng sản Trung Quốc khơi lên, có thể lại trở nên rất khó kiềm chế. Khi những người biểu tình giận dữ tại Trung Quốc tấn công các cơ sở của Nhật Bản và đốt xe hơi mang nhãn hiệu Toyota và Honda, tình hình có nguy cơ vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Sự phản đối dành cho các công ty nước ngoài có thể nhanh chóng chuyển mục tiêu sang các nhà lãnh đạo của đảng Cộng sản tại các khu vực nhiều bất ổn với các phong trào li khai như ở Tây Tạng và Tân Cương.

Tập Cận Bình, Tổng bí thư mới được bổ nhiệm của đảng Cộng sản Trung Quốc, được coi là một chính trị gia ôn hòa và khéo léo về sách lược. Ông có thể sẽ không mạo hiểm kiềm chế quyền lực của các quan chức quân đội hay thậm chí giới hạn sự gia tăng ngân sách dành cho họ, nhưng nhiều khả năng ông cũng không ủng hộ một cuộc phiêu lưu quân sự nào.

Sự thay đổi trong ban lãnh đạo quân đội Trung Quốc vào cuối tháng 10/2012 có vẻ phù hợp Với chương trình nghị sự của Tập Cận Bình. Theo đó, Tướng Mã Hiểu Thiên, 63 tuổi, một nhân vật thân cận với Tập Cận Bình và xuất thân từ một gia đình quan chức cấp cao có tiếng của đảng, được bổ nhiệm giữ chức Tư lệnh Không quân. Mã Hiểu Thiên được đánh giá là một người cực kỳ tự tin và từng nói với một đài truyền hình ở Hồng Công rằng “người Mỹ không có trách nhiệm gì tại Biển Đông”. Còn các đồng minh của cựu bí thư thánh ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai, người đã thất bại trong cuộc chiến tranh giành quyền lực và phải ra hầu tòa do các cáo buộc tham nhũng và các tội danh khác, hiện bị loại khỏi ban lãnh đạo quân đội. Cùng với đó, tư tưởng “cánh tả” theo chủ nghĩa Maoít mà Bạc Hy Lai cố gắng cổ súy trước phe theo chủ nghĩa thực dụng, cũng bị gạt ra ngoài lề.

Đặng Tiểu Bình, người kế nhiệm Mao Trạch Đông, đã theo đuổi một chính sách nhún nhường trong các vấn đề quốc tế trong những năm 1980.

Phương châm của ông được biết đến dưới cái tên “taoguang yanghui”, có nghĩa là “giấu mình chờ thời”. Nhưng thời kì mà Trung Quốc chỉ tập trung vào nền kinh tế trong nước đã qua từ lâu. Tập Cận Bình sẽ tìm cách củng cố vị trí của Trung Quốc như là một siêu cường thứ hai của thế giới bên cạnh Mỹ, sử dụng cả sức mạnh quân sự cũng như công cụ chính sách kinh tế: Quốc gia này tự hào giới thiệu chế độ độc tài độc đảng của mình với những nhà tư bản đầy hiệu quả như là một giải pháp thay thế cho nền dân chủ phương Tây, một mô hình phát triển đặc biệt dành cho châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh.

Khác với Washington hay Berlin, Bắc Kinh hoàn toàn không ràng buộc các khoản vay hay các khoản trợ giúp về cơ sở hạ tầng với các yêu cầu về nhân quyền hay điều hành chính phủ tốt. Nước này còn tìm kiếm các tổ chức quốc tế mà Washington hay các nước Tây Âu thậm chí không có đại diện ở trong, ví dụ như Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), một dạng tổ chức đối lập với NATO, nơi Bắc Kinh cùng với Nga và phần lớn các nước Trung Á phát triển các chiến lược chống lại các nguy cơ khủng bố. Một nhóm khác cũng nằm trong chương trình nghị sự của Bắc Kinh là BRICS, bao gồm các quốc gia mới nổi về kinh tế như Trung Quốc, Ấn Độ, Braxin, Nga và Nam Phi. Nhóm này họp mỗi năm 1 lần và trong cuộc họp tại New Delhi vào mùa Xuân năm 2012, nhóm này đã công bố việc thành lập một ngân hàng phát triển riêng nhằm chống lại sự thống trị về tài chính của phương Tây.

Ngoài ra, Trung Quốc còn theo đuổi một chiến lược khác: Trong thời kì của sự không chắc chắn về kinh tế toàn cầu, Bắc Kinh, đã đưa xung đột văn hóa với phương Tây thành một trong số các chủ đề chính.

Trong một bài viết dành cho tạp chí Qiu Shi (“Tìm kiếm sự thật”), một cơ quan trực thuộc đảng Cộng sản Trung Quốc, nguyên Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào đã viết: “Chúng ta phải thấy rõ các lực lượng thù địch bên ngoài đang âm mưu phương Tây hóa và chia rẽ Trung Quốc. Theo đó, hệ tư tưởng và văn hóa là những lĩnh vực trọng tâm trong sự thâm nhập của chúng, Chúng ta phải thực hiện những giải pháp quyết liệt để bảo vệ bản thân và đối phó với những âm mưu này”.

Trên bình diện quốc tế, đảng Cộng sản Trung Quốc đang đánh cược vào chính chiến lược quyền lực mềm của mình. Chiến lược này cho rằng các thể chế dân chủ và các giá trị phổ biến mà các nước Tây Âu hay rao giảng không phải là thứ mà thế giới cần để phục hồi ,từ những vấn đề của mình, mà là các giá trị Trung Quốc.

Nhưng đâu là những giá trị mà Trung Quốc thực sự đại diện cho? Bên cạnh những thành công ngoạn mục về mặt kinh tế trong suốt 3 thập niên qua, quốc gia này thực sự có những giá trị gì thu hút, dễ dàng áp dụng được ở mọi nơi và xứng đáng theo đuổi? Đâu là những ý tưởng, những nét đặc trưng mà Trung Quốc muốn dùng để tạo ra ảnh hưởng trên toàn cầu?

Huyện Huệ Dân, một khu vực nằm dọc theo sông Hoàng Hà tại tỉnh Sơn Đông ở phía Đông Trung Quốc, không phải là một thắng cảnh toàn cầu hay một nơi mà các nhà lãnh đạo của đảng thường xuyên gặp gỡ. Nhưng nhận định này đã trở nên không phù hợp vào tháng 12/2011, khi Trung Quốc chào mừng ngày sinh của một nhà hiền triết nước này: nhà triết học và chiến lược gia quân sự Tôn Tử tương truyền là đã chào đời tại huyện Huệ Dân cách đây hơn 2550 năm.

Các nam nữ thanh niên, tất cả đều mặc trang phục cổ của quân lính với áo choàng màu nâu, áo giáp màu vàng, đầu đội mũ sắt và diễu hành theo kiểu đi không gập đầu gối. Một bức tượng được khánh thành và một màn trình diễn pháo hoa được tổ chức. Ngày hôm sau, các chính trị gia hàng đầu của đảng Cộng sản Trung Quốc, các quan chức cấp cao của quân đội và các nhà khoa học đã gặp nhau tại Học viện Tôn Tử của địa phương, ngay gần công viên tưởng niệm Tôn Tử, để phân tích những tác phẩm của bậc thầy quân sự này. Các hoạt động kỉ niệm và các hội nghị chuyên đề được tổ chức nhằm tôn vinh một anh hùng dân tộc mà những lời dạy của ông được ban lãnh đạo đảng cho là phù hợp với chính sách của họ. Tôn Tử, một chiến binh yêu chuộng hòa bình, quả là một hình tượng hoàn hảo cho một chiến dịch tuyên truyền.

Theo tương truyền, Tôn Tử đã sống vào thế kỉ thứ 6 trước Công nguyên dưới thời vua Ngô Hạp Lư nước Ngô và trở thành một danh tướng trong triều đình của vị vua này. Các nhà sử học vẫn còn đang tranh cãi liệu ông có thực sự là tác giả duy nhất của cuốn “Binh pháp Tôn Tử” hay những học trò của ông sau này đã viết thêm vào tác phẩm trên. Những người Trung Quốc theo chủ nghĩa truyền thống coi những nghi ngờ này là một sự xúc phạm. Với họ, Tôn Tử là một nhân vật linh thiêng và những lời dạy của ông dường như được thiết kế riêng cho chương trình hài hòa hòa thế giới mà đảng Cộng sản Trung Quốc rất ưa thích. Cuốn sách mỏng này bao gồm các câu châm ngôn như: “Một người lãnh đạo bằng hình mẫu, không phải bằng sức mạnh” hay “Thành tích lớn nhất cốt ở chỗ phá vỡ sự kháng cự của kẻ địch mà không phải đụng binh”. Trong vài năm qua, hầu hết các nguyên thủ quốc gia tới thăm Trung

Quốc đều được tặng một phiên bản bọc lụa của tác phẩm này, còn Thủ tướng Đức Angela Merkel có tới 2 cuốn.

Vào năm 2009, nguyên thành viên ủy ban Thưòng vụ Bộ Chính trị Giả Khánh Lâm đã nhấn mạnh răng di sản của Tôn Tử nên được sử dụng để tuyên truyền về “nền hòa bình lâu dài và sự thịnh vượng chung”. Và trước khi đại hội Đảng lần thứ 18 được tổ chức, nhiều bài diễn văn của các chính trị gia cũng bao gồm cả những lời lẽ tôn kính dành cho chiến lược gia này. Tôn Tử thường được miêu tả là một “peacenik”’, theo như cách gọi của tạp chí “Economist”, nghĩa là một người yêu chuộng hòa bình, hay thậm chí một nhân vật đấu tranh cho quyền con người. Một trong số những câu nói được sử dụng nhiều nhất của Tôn Tử là: “Hãy đối xử tốt với các tù nhân và chăm lo cho họ”. Và với một người hay biện hộ cho Trung Quốc như cựu Thủ tướng Đức Helmut Schmidt, người từng bào chữa cho cả những biện pháp bạo lực mà chính quyền nước này sử dụng đối với các cuộc biểu tình tại quảng trường Thiên An Môn vào năm 1989, Tôn Tử đại diện cho tất cả những gì về Trung Quốc mà người ta chỉ có thể nhìn thấy từ xa.

Nhưng chiến lược quyền lực mềm này lại không mang lại điều gì, khi lý thuyết xung đột với thực tế. Các nước láng giềng của Trung Quốc đã được trải nghiệm mặt trái hiếu chiến của nước này trong nhiều tháng qua. Căn cứ vào thái độ này, đảng Cộng sản Trung Quốc không nên quá ngạc nhiên khi thấy vai trò của các nhà tư vấn Trung Quốc từ Ănggôla tới Adécbaigian đang bị xem xét kỹ lưỡng, và sự thiếu tin tưởng ngày càng gia tăng của các chính trị gia phương Tây, những người đang lo ngại về “những biện pháp trừng phạt” của Bắc Kinh, cho dù đó là ở Hội nghị quốc tế về biến đổi khí hậu tại Copenhagen (Đan Mạch), trong các tranh chấp thương mại hay là kết quả của một chuyến thăm của Đạtlai Lạtma.

Các chính trị gia và giới quân sự của phương Tây đều biết rằng triết gia Tôn Tử luôn ẩn chứa nhiều điều hơn là một thái độ mềm mỏng. Ông từng viết: “Tất cả các cuộc chiến tranh đều dựa trên sự lừa gạt” và “Quân nhu lấy tại nước mình, lương thực giải quyết tại nước địch”.

Tại huyện Huệ Dân, nơi tương truyền là quê hương của Tôn Tử, đảng Cộng sản Trung Quốc đã xây dựng một công viên giải trí để tưởng nhớ ông, có tên là “Thành phố Binh pháp Tôn tử”. Nhưng giống như ở mọi nơi tại Trung Quốc, người ta có thể thấy rõ các dấu hiệu của sự phương Tây hóa ngay tại Huệ Dân: các nhà hàng McDonald, các bài hát của ca sĩ Lady Gaga được chơi trong các vũ trường và bộ phim “Avatar” chiếu trong các rạp. Hollywood đang thắng thế trong cuộc chiến với văn hóa Trung Quốc.

Trung Quốc chỉ còn có một ngôi sao khác trong lịch sử nhằm chống lại xu thế này.

Khúc Phụ nằm cách Huệ Dân 300 km về phía Nam. Nhưng khác với quê hương của Tôn Tử, Khúc Phụ là một thỏi nam châm thu hút khách du lịch, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới nhờ vào các đền thờ và đài tưởng niệm. Tất cả mọi thứ tại đây đều xoay quanh một nhân vật, đó là Đại sư Khổng, mà phương Tây gọi là Khổng Tử.

Khổng Tử tương truyền là đã sống từ năm 551 tới năm 479 trước Công nguyên, cùng thời với Tôn Tử. Trong suốt chiều dài lịch sử Trung Quốc, ông hoặc là được tôn thờ hoặc là bị phỉ báng. Với nhà cách mạng Mao Trạch Đông, Khổng Tử hoàn toàn là một kẻ phản động. Nhưng kể từ khi được phục hồi danh dự vào những năm 1980, Khổng Tử lại được coi là một tác gia kinh điển và là một trong số các nhân vật vĩ đại của Trung Quốc.

Là con trai của một gia đình quý tộc sa sút, Khổng Tử sống trong một thời kì chiến tranh đen tối và đầy biến động. Cuộc đấu tranh chống lại sự hỗn loạn đã trở thành một vấn đề trăn trở đối với ông. Ông nhận ra rằng, chỉ có sự ổn định trong các điều kiện xã hội mới đem lại cơ hội đoàn kết người dân một cách hòa bình.

Theo một đoạn văn trong cuốn “Luận ngữ”, Khổng Tử từng được hỏi làm thế nào để quản lý một số lượng dân cư khổng lồ, và ông trả lời: “Khiến cho họ no đủ, và chỉ dẫn cho họ”. Một lần khác, khi được hỏi về thuật cai trị, ông nói: “Cai trị tốt khi có đủ thực phẩm, đủ binh lính và niềm tin của dân chúng”.

Vậy điều gì trong 3 yếu tố trên có thể từ bỏ được? Khổng Tử trả lời: “Trước tiên là quân đội, sau đó có thể là lương thực. Nhưng không bao giờ được để mất niềm tin của dân chúng”.

Ban đầu, những lời dạy của Khổng Tử không khiến ông nổi tiếng. Nhà hiền triết này đi từ nơi này sang nơi khác, tư vấn cho các triều đình nhưng thường không thành công. Ông từng làm quan lên tới chức Đại tư khấu (coi việc hình pháp) ở nước Lỗ, nhưng sau đó ông lại để mất chức và tiếp tục đi khắp nơi trên đất nước. Tuy vậy, ông vẫn thu nhận được nhiều học trò. Các học trò đã kế thừa những tư tưởng của Khổng Tử và viết chúng lại dựa theo trí nhớ. Theo tương truyền, họ còn canh gác mộ của ông trong suốt 3 năm.

Các bức tượng canh gác bằng đá được đặt ở khắp noi trên thảm cỏ cao: những con sư tử nhe nanh, những con chim săn mồi dữ tợn và những con báo hoa mai thanh lịch trông như thể sẵn sàng tấn công kẻ phá rối tiềm tàng nào. Một bức tường dài 7 km bao quanh khu vực này, ngôi mộ trên đồi giản dị của Khổng Tử nằm trong một rừng cây bách gần Khúc Phụ. Khu mộ này đã được phục dựng lại một cách cẩn thận, sau khi lực lượng Hồng vệ binh lật nhào các tấm bia và xúc phạm tới nơi an nghỉ cuối cùng của Khổng Tử trong cuộc Cách mạng Văn hóa.

Mỗi năm có tới 4 triệu khách hành hương tới thăm quan khu di tích này. Họ đa phần là người Trung Quốc, một số chuyến đi còn được đảng Cộng sản Trung Quốc tài trợ. Họ tới thăm khu nhà của dòng họ Khổng với 463 gian phòng, miếu thờ với Hạnh Đàn (nhà tưởng niệm nơi Khổng Tử dạy học) và cả Học viện Khổng Tử, nơi mà đảng khuyến khích tổ chức các buổi tọa đàm về nhà tư tưởng vĩ đại này.

Không Tử đem lại nhiều ích lợi cho đảng Cộng sản Trung Quốc. Những lời khuyên răn của ông về việc phục tùng nhà cầm quyền và kính trọng người già hoàn toàn phù hợp với nỗ lực phục hồi tình cảm yêu nước của đảng. Những lời dạy của ông về việc những truyền thống “tốt đẹp” nên được bảo vệ nhưng đồng thời không hoàn toàn đóng cửa với những cái mới, cũng có sức thu hút với phương Tây. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng những lời dạy bảo của Khổng Tử cũng được Trung Quốc sử dụng cẩn thận như thế nào. Ví dụ như lời khuyên của ông về việc người ta không nên phục tùng mãi một kẻ cai trị không công bằng chưa bao giờ được nhắc tới, vì đây là một tư tưởng quá nguy hiểm khi xét tới tình trạng tham nhũng bên trong đảng.

Trung Quốc đang sử dụng Khổng Tử để đánh bóng hình ảnh của mình trong nhiều lĩnh vực. Tại buổi lễ khai mạc Thế vận hội Olympic 2008 ở Bắc Kinh, các diễn viên ăn mặc giống với học trò của Khổng tử. Các nhà lãnh đạo của Trung Quốc còn sử dụng Khổng Tử để thu hút sinh viên trên toàn thể giới với các chương trình học bổng, một dạng ngoại giao học vấn mà Trung Quốc đã vượt qua cả Mỹ tại các quốc gia như Inđônêxia.

Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chi tới 7 triệu USD cho các sáng kiến truyền thông tại các nước đang phát triển. Đài truyền hình nhà nước CCTV mới đây đã phát sóng một kênh truyền hình đối lập với CNN và BBC tại Nairobi (Kênia), với đa phần là những thông tin tích cực về Trung Quốc. CCTV đã thu hút được tổng cộng hàng trăm triệu khán giả tại hơn 140 quốc gia.

Đặc biệt, các học viện Khổng Tử đang thu hút sự chú ý khi trở thành đại sứ cho Trung Quốc, tổ chức các khóa học ngôn ngữ và hội nghị chuyên đề nhằm truyền bá văn hóa, nghệ thuật viết chữ và ẩm thực của Trung Quốc. Phần lớn các học viện này đều liên kết với các trường đại học tại các nước tổ chức. Hiện có tới 358 Học viện Khổng Tử đang hoạt động tại 105 quốc gia, riêng ở Đức con số này là 13.

Có nhiều ý kiến khác nhau về hoạt động của các học viện này. Những người chỉ trích Trung Quốc coi đây là những công cụ tuyên truyền, những con ngựa thành Troy làm việc cho đảng Cộng sản. Ngược lại, những người ủng hộ lại chỉ ra rằng trong phần lớn các trường hợp, các nước tổ chức có tham gia tài trợ cho các học viện này, do đó các quốc gia này cũng có được ít nhiều quyền kiểm soát. Bên cạnh đó, họ còn cho rằng chính Đức cũng tham gia các hoạt động quan hệ công chúng với các viện Goethe.

Michael Lackner, một nhà Hán học tại thành phố Erlangen ở bang Bayern và là thành viên ban lãnh đạo một học viện Khổng Tử tại đây, không cho rằng đảng Cộng sản Trung Quốc có ảnh hưởng trực tiếp tới các học viện này và phần lớn các đồng nghiệp của ông tại các trường đại học ở Đức cũng đồng tình với quan điểm này. Ông cho biết thêm: “Nhưng đương nhiên, các Học viện Khổng Tử không được thành lập tại đó để chì trích Trung Quốc”.

Jorg Rudolph, một trong số các giám đốc của Viện Nghiên cứu Đông Á tại trường Đại học Khoa học ứng dụng Ludwigshafen, lại có quan điểm khác. Ông chỉ ra rằng các Học viện Không Tử đều nằm trong quyền hạn quản lý của Lý Trường Xuân, nguyên thành viên ủy ban thường vụ Bộ Chính trị chịu trách nhiệm về mặt tư tưởng và là người đứng đầu hệ thống kiểm duyệt của truyền thông Trung Quốc. Ngoài ra, Rudolph còn trích dẫn từ cuốn “Hướng dẫn dành cho giám đốc Học viện Khổng Tử” xuất bản tại Bắc Kinh, mà theo đó tất cả các giáo sư được khuyến khích phát triển “tình yêu nồng cháy” đối với học viện và thiết lập các hồ sơ về nhân viên cũng như sinh viên với một “ý thức lớn lao về nghĩa vụ”.

Khi nhà hoạt động nhân quyền người Trung Quốc Lưu Hiểu Ba được trao giải Nobel hòa bình vào năm 2010, sự kiện này đã bị hầu hết các Học viện Khổng Tử phớt lờ, cũng như vụ bắt giữ nghệ sĩ được hâm mộ trên toàn thế giới và nhân vật bất đồng chính kiến Ngải Vị Vị, và bài diễn văn nảy lửa chống đảng Cộng sản Trung Quốc của nhà văn Lưu Diệc Vĩ, người nhận giải thưởng hòa bình của Hiệp hội Kinh doanh sách Đức vào giữa tháng 10/2012. Một blogger đã đặt câu hỏi trên Chinese internet, một diễn đàn dành cho những thông tin không chính thống tại Trung Quốc, nơi có nhiều người tham gia trực tuyến hơn cả ở Mỹ: “Khổng Tử ắt cũng sẽ bình luận về những sự kiện trên chứ? Chắc hẳn ông ấy cũng cảm thấy tự hào?”

Nhưng trong khi Khổng Tử được tôn vinh một cách công khai và được sử dụng để giành lấy cảm tình của người nước ngoài, ông vẫn chưa được coi là một nhân vật bất khả xâm phạm ở Trung Quốc, ít nhất là chưa được đứng ngang hàng với Mao Trạch Đông. Chỉ trong một thời gian ngắn trong năm 2011, một bức tượng Khổng Tử bằng đồng khổng lồ đã được đặt chếch với cánh công dẫn vào Tử Cấm Thành, nơi treo bức chân dung khổng lồ Chủ tịch Mao vĩ đại. Nhưng sau đó, bức tượng này lại được chuyển vào sân trong của Bảo tàng Quốc gia tại Bắc Kinh mà không có một lời giải thích chính thức nào.

Cùng với việc di dời bức tượng, một buổi triển lãm tại bảo tàng này cũng khiến nhiều người cảm thấy khó hiểu. Đằng sau một bộ sưu tập pha tạp gồm những hiện vật trưng bày và các diễn văn tuyên truyền miêu tả nền văn minh 5000 năm đầy huy hoàng của Trung Quốc, nhũng thứ được cho là chắc chắn đã dẫn tới cuộc cách mạng vô sản, điều còn chưa rõ ràng là Trung Quốc thực sự nhìn nhận như thế nào về chính mình và nước này đại diện cho những giá trị gì? Có lẽ ngoại trừ chủ nghĩa vật chất thô thiển: Một số gian trưng bày của bảo tàng đã được các nhãn hiệu lớn như Louis Vuitton và Bvigari thuê lại với giá cao để giới thiệu sản phẩm.

Vào đêm trước ngày diễn ra Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 18, Trung Quốc giới thiệu mình như là một siêu cường bị kẹt giữa cảm xúc tự tôn quá mức và ý thức thấp kém được che giấu. Với tư cách là một quốc gia đang trỗi dậy, Trung Quốc có thể đem tới những bài học cho các nước đang phát triển với sự hiệu quả về kinh tế của họ, nhưng nước này khó có thể đưa ra một mô hình đối lập đây thu hút cho các quốc gia dân chủ và phát triển cao ở phương Tây. Zhang Shengjun, nhà nghiên cứu chính trị của trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh cho biết: “Nếu Trung Quốc không thể trả lời câu hỏi về đặc trưng của chính mình, sự trỗi dậy của nước này sẽ không có phương hướng”.

Tuy nhiên, tính linh hoạt trong sự lãnh đạo của đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn rất đáng kinh ngạc. Người ta có thể thấy điều này thông qua một chuyến thăm tàu sân bay Kiev tại Thiên Tân, một thành phố đang phát triển mạnh mẽ với 13 triệu dân. Chiếc tàu chiến khổng lồ này được hải quân Xôviết đưa vào hoạt động vào năm 1975, sau đó được một doanh nghiệp Trung Quốc mua lại vào năm 1996 và hiện giờ nó trở thành một địa điểm vui chơi và tổ chức tiệc tùng cho tầng lớp thượng lưu, những người có thể chi tới vài nghìn USD cho một lần nghỉ tại phòng ngủ của sĩ quan, vốn được sửa chữa lại thành phòng khách sạn.

Ngoại trừ các căn phòng này, tàu sân bay hầu như vẫn được giữ nguyên, trong đó bao gồm cả các máy bay phản lực chiến đấu và các loại vũ khí được trang bị cho tàu. Hai lần một ngày, các du khách có thể trả tiền để tham dự một cuộc diễn tập mà một tàu sân bay của Trung Quốc có thể phải đối diện, ví dụ như tàu sân bay đầu tiên có khả năng hoạt động của hải quân Trung Quốc, vốn được đưa vào hoạt động vào ngày 25/9/2012 tại thành phố cảng Đại Liên.

Đã đến giờ biêu diễn tại Thiên Tân, nơi các du khách đang xem một chương trình trực tiếp có tên là “Strike Force”. Một nhóm diễn viên diễn lại cảnh tượng cuộc chiến chống trả của con tàu trước một lực lượng thù địch. Những kẻ tấn công leo lên tàu bằng các xuồng máy loại nhỏ, nhưng lực lượng trên tàu đáp trả lại bằng đạn đại bác và súng phun lửa. Cuộc chiến trên biển chỉ kết thúc với chiến thắng của Trung Quốc, hay ít nhất là người ta nghĩ như vậy, cho đến khi các diễn viên xuất hịện sau màn biểu diễn kéo dài nửa tiếng và tất cả họ đều là người da trắng.

Những người tổ chức buôi biểu diễn này đã chuyên phần thực hiện cho bên nước ngoài: Mirage Entertainment, một công ty có trụ sở gần thành phố Los Angeles (Mỹ), đã cung cấp nhóm diễn viên biếu diễn. Không có nỗi lo ngại nào khi liên hệ với kẻ thù của giai cấp, những người mà trong một cuộc xung đột quân sự thật cũng có thể đến từ nước Mỹ.

Các diễn viên người Mỹ nhận được thị thực ngay tại sân bay, một thông lệ hoàn toàn không điển hình tại Trung Quốc. Khẩu hiệu của nhóm nghệ sĩ giải trí này, một số trong đó tàng tham gia thực hiện bộ phim “Kẻ hủy diệt 2”, là: “Chúng tôi khiến mọi thứ trở thành sự thực. Ngay cả con ác mộng của bạn”.

Đăng tải tại Archives, Articles, International relations | Thẻ , , , , , , , | Bình luận về bài viết này

Tập Cận Bình “ Tôi biết làm thế nào?”

(Đọc thấy hay quá, không thể không share. Tuy nhiên, cần có sự xem xét thêm về nguồn của tài liệu này. Mọi người tham khảo nhé).

Tạp chí “Tiền Tiêu” ở Hồng Công số ra tháng 4/2013 đăng ghi âm phát biểu nội bộ vừa qua với cán bộ cấp cao Trung Quốc của Tập Cận Bình với nhan đề “Tôi biết làm thế nào?”, trong đó đề cập tới nhiều vấn đề nội bộ cũng như chính sách đối ngoại hiện nay của Trung Quốc mà ông cảm thấy nhiều khi rất khó xử trên cương vị này.

Chúng tôi xin dịch nguyên văn làm tài liệu tham khảo.

Ngồi ghế Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước thực không dễ dàng

            Hôm nay tôi nói chuyện nội bộ, trao đổi, tâm sự với các đông chí chứ không phải phát biểu chính thức công bố ra bên ngoài. Tuy nhiên, thời đại thông tin nhanh nhạy hiện nay thì nhiều văn bản tài liệu nội bộ vẫn bị báo giới bên ngoài tiết lộ. Chẳng hạn trên mạng tin vừa qua đã đăng toàn văn cuộc trao đổi riêng của tôi với anh Đức Bình (Hồ Đức Bình, con trai Hồ Diệu Bang – ND).

           Tôi xin nói luôn không vòng vo rào trước đón sau. Chức Tổng Bí Thư (TBT) này không phải tôi cố ý giành giật lấy mà toàn đảng giáo phó cho tôi trách nhiệm này. Một lần, Đồng chí Hồ Cẩm Đào trước khi lên đường thăm Nhật Bản cũng từng nói: “Không phải tôi cố ý giành lấy chức Chủ Tịch Nước mà do toàn thể nhân dân cả nước bầu tôi”. Thực ra chức TBT cũng không phải tôi tự mình muốn làm mà cán bộ toàn đảng và quần chúng nhân dân bầu tôi làm, muốn để tôi làm. Nhận gánh trách nhiệm thực sự nặng nề, không dễ dàng. Thời thanh niên khi tôi về nông thôn sản xuất nông nghiệp ở Thiểm Tây đã thể nghiệm sâu sắc điều này. Gánh bằng đòn gánh trên vai thực sự không dễ dàng. Một bên nhẹ, một bên nặng đi không cân, nếu không giữ được thăng bằng thì bị ngã xuống mương nước. Chính vì vậy mà các đồng chí thông cảm với tôi, nên hiểu tôi.

Vì sao tôi một mặt phải nói làm việc theo pháp luật, pháp luật là trên hết, phải giữ sự tôn nghiêm của luật pháp. Nhưng mặt khác tôi vẫn phải nhấn mạnh  tinh thần cách mạng của Đ/C Mao Trạch Đông. Lẽ nào tôi lại không hiểu cái đạo lý, sự mâu thuẫn giữa lý luận chuyên chính với trị nước bằng pháp luật. Hiểu đấy, biết đấy, nhưng vẫn phải làm như vậy. Bởi vì tôi phải giữ sự cân bằng trong nội bộ Đảng, sự cân bằng giữa các tầng lớp cũng như các luồng tư tưởng khác nhau trong nước. Hiện nay tôi phải quan tâm và chiếu cố tất cả các nơi, nếu không sẽ đắc tội với họ. Các đồng chí đừng cho rằng chức TBT của tôi nói gì cũng được, trên thực tế phải lấy lòng các bên. Họ thích gì tôi nói thế, vào miếu nào phải cúng thần miếu đó. Hịện nay có một số mâu thuẫn, một số điều gây cấn tạm thời chưa giải quyết nổi là điều dễ hiểu. Tôi phải làm vừa lòng các thế hệ lão thành, tầng lớp trung niên và thanh niên. Tôi phải nhìn trước, nhìn sau, nhìn trái nhìn phải để làm việc. Bởi vì, nó liên quan tới đại cục ổn định của toàn Đảng và đại cục ổn định ở trong nước.

Xử lý mối quan hệ giữa các Nhóm lợi ích rất khó khăn

           Mọi người đều biết, hiện nay tác phong của Đảng Cộng sản chúng ta có một số không tốt. Một số cán bộ lãnh đạo hình thành Nhóm lợi ích, nó ảnh hưởng tới quan hệ giữa Đảng với quân chúng nhân dân. Là người lãnh đạo của Đảng, đã được cán bộ đảng viên các cấp bầu lên, tôi không thể ăn nơi này, rào  nơi khác mà phải đồng đều. Nhưng nếu xâm phạm quá mức tới lợi ích của quần chúng nhân dân, rõ ràng tác động không tốt tới lợi ích lâu dài của Đảng. Bởi vậy, tôi cũng phải như vậy để vừa chiếu cố cái riêng vừa chiếu cố cái chung.

         Nói về “đánh con hổ tham nhũng” thì các đồng chí trong đảng yên tâm, đại bộ phận các đồng chí trong đảng không sao cả, nhưng chúng ta vẫn phải tuyên truyền sâu rộng, chỉ cần quần chúng nhân dân đồng lòng vỗ tay hưởng ứng, đánh giá tốt là được. Điều này có thể một số đồng chí cán bộ đảng viên cấp cơ sở không thông lắm.

         Hiện nay dư luận ngoài Đảng cho rằng Tập Cận Bình là Gorbachov của Trung Quốc. Điều này tôi có thể khẳng định với mọi người rằng, toàn Đảng bầu tôi vào chức vụ này đã giải thích và hiểu tôi, nên có thể yên tâm. Tôi không bao giờ là Gorbachov của Trung Quốc. Tuy nhiên, một số khác lại hoài nghi tôi về con đường cũ theo đường lối cực tả trước đây. Đây cũng là sự hiểu lầm. Đồng chí Đức Bình là ông anh của tôi. Cha tôi và cựu Tổng bí thư Hồ Diệu Bang là bạn thân thiết với nhau. Cựu TBT Hồ Diệu Bang trước đây chẳng đã từng tham gia cuộc vạn lý trường chinh đó sao? Tôi nghĩ, mình cần phải ôn lại lịch sử và tinh thần chiến đấu của Đảng ta trong những năm tháng đấu tranh gian khổ giành chính quyền. Chẳng lẽ cho đây là sự hoài cố hay sao? Một số người soi mói, cho rằng làm như vậy chúng ta đang có ý đồ quay về con đường cũ. Nhưng chúng ta không cần để ý tới những lời nói đó.

         Đảng chúng ta đã hơn 80 tuổi rồi, người già hay hoài cổ, nhớ lại những năm tháng trai trẻ hào hùng trước đây. Như bản thân tôi, nhiều khi vẫn nghĩ tới thời kỳ mình lao động ở vùng nông thôn Thiềm Tây trước đây. Suốt đời cha tôi không bao giờ dùng “phong trào cực tả” để chính cán bộ và tôi cũng sẽ như vậy. Hiện nay trong Đảng ta vẫn còn nhiều đồng chí sủng bái Chủ tịch Mao Trạch Đông, vì vậy tôi phải tôn trọng và thông cảm với các đồng chí đó.

Về công tác đối ngoại

         Hiện nay tình hình trong và ngoài nước mà chúng ta đang gặp phải không mấy lạc quan. Những người bạn tốt, đồng chí tốt của chúng ta trên thế giới ngày càng ít dần. Những người như Khadaphi, Chaver càng ngày càng ít.  Tình hình bán dảo Triều Tiên hiện cũng thành vấn đề. Bắc Triều Tiên đang chơi con bài thử nghiệm vũ khí hạt nhân, nhưng lại “liếc mắt đưa tình” có ý đồ bắt tay chơi với Mỹ. Trong thời đại Chủ Tịch Mao Trạch Đông trước đây, chúng ta từng có quan hệ tốt với ông anh cả Liên Xô, nhưng rồi hai bên lật mặt nhau. Trong khi đó chúng ta tiến hành ngoại giao bóng bàn với Mỹ. Kết quả chẳng bao lâu Liên Xô sụp đổ.

        Đối với Triều Tiên hiện nay, chúng ta vẫn viện trợ như trước đây, nhưng điều chúng ta lo ngại là họ bắt cá hai tay, ăn cả hai đầu. Hơn mười năm qua, chúng ta tiêu tốn rất nhiều tiền cho tuyên truyền đối ngoại, nhưng kết quả không mấy khả quan, dự luận các nước thờ ơ và chỉ trích ngày càng nhiều hơn. Về tuyên truyền đối nội,chúng ta có một đội ngũ tuyên truyền để hướng dẫn dư luận trên các trang mạng, nhưng rốt cuộc hiện nay cũng đưa lại không ít kết quả tiêu cực.

         Đối với quần đảo Điếu Ngư, như mọi người đều biết những biện pháp chúng ta áp dụng hiện nay trong tình hình không có biện pháp nào nữa. Tôi cũng muốn dựa vào tư thế sức mạnh để xác lập uy tín cho mình ở trong nước. Nhưng quân đội của chúng ta hiện có thực sự đáp ứng được không, chiến tranh nổ ra liệu có thích ứng với được với kỹ thuật và cường độ cao của chiến tranh hiện đại? Điều này không chắc chắn, nhất là cuộc chiến tranh quy mô lớn trong điều kiện kỹ thuật cao phức tạp có Mỹ tham chiến. Chúng ta làm thế nào để đối phó với sức ép và nguy cơ ở trong và ngoài nước? Điều này xin các đồng chí toàn đảng toàn quân cần nghiên cứu nghiêm túc và tính toán kỹ.

Cải cách thể chế chính trị không đơn giản

        Đối với công cuộc cải cách, nhất là cải cách thể chế chính trị rất phức tạp. Trên thực tế khái niệm này tương đối trừu tượng, không ở trong vị trí này thì khó có thể tính toán hết được. Ở mỗi vị trí khác nhau, việc xem xét vấn đề cũng khác nhau. Tôi cho rằng mọi người chúng ta cần học hỏi và rút ra bài học kinh nghiệm lịch sử đánh mất chính quyền của ĐCS Liên Xô.

         Sau khi Khơrupsốp lên nắm quyền, trên các diễn đàn ông ta ra sức phê phán Stalin chuyên chế và tàn bạo. Một lần khi diễn thuyết trên diễn đàn, có người ở dưới chất vấn: “Đồng chí khi ấy đã làm gì?”. Khơrupsốp liền nghiêm nét mặt nói: “Ai vừa hỏi tôi đấy, xin mời lên trên này”. Người vừa hỏi im bặt. Lúc sau, Khơrupsốp điềm tĩnh nói: “Khi đó tôi cũng như đồng chí vừa chất vấn”.

        Người lãnh đạo cấp cao phải quan tâm toàn diện mọi mặt, vì vậy các đồng chí cần thông cảm với tôi. Ở trên vị trí lãnh đạo này tôi phải quan tâm toàn diện các mặt. Lệch sang trái một chút, lệch sang phải một chút là lập tức thành vấn đề. Sự kiện Bạc Hy Lai ở Trùng Khánh là một ví dụ. Có một số người công kích, phê phán thủ tướng Ôn Gia Bảo. Thực ra ở cương vị này của Đ/c Ôn Gia Bảo có nhiều điều khó xử. Ở cương vị của Đ/c trong thể chế của chúng ta hiện nay, thì Thủ tướng Ôn Gia Bảo cũng chỉ làm được như vậy thôi. Có phải chúng ta định biến Đ/c thành một “Triệu Tử Dương thứ hai” không? Vì làm như vậy thì trước tiên sẽ dẫn tới sự chia rẽ về tổ chức và ý thức hệ trong Đảng. Là một đảng viên lão thành, là người lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, Đ/c Ôn Gia Bảo chỉ có thể làm được như vậy. Tôi cho rằng làm được như Đ/c Ôn Gia Bảo là quá tốt rồi.

         Nếu như tôi từ bỏ Chủ Nghĩa Mác, từ bỏ tư tưởng Mao Trạch Đông sẽ dẫn tới Đảng ta mất đi quyền phát ngôn lãnh đạo các mặt. Nếu như tôi hiện nay không công khai nói Đảng phải dựa vào luật pháp trị nước, phải tôn trọng tính quyền uy của luật pháp, thì trong con mắt nhiều người tôi đã có vấn đề. Điều này cũng không tốt đối với địa vị lãnh đạo của Đảng ta. Vậy các đồng chí nói tôi phải làm thế nào? Ở địa vị này, tôi chỉ có thể làm như vậy.

          Trước tiên chúng ta cần phải duy trì được cục diện hiện nay. Tương lai diễn biến như thế nào, hiện chúng ta chưa có sự chuẩn bị, chúng ta cũng chưa nhìn thấy cục diện thay đổi rõ rệt nào. Các đồng chí không nên cho rằng ở cương vị TBT như tôi là nói gì mọi người nghe răm rắp, có thể nắm chắc càn khôn trong tay. Kỳ thực, tôi chỉ là người duy trì sự cân bằng, quyền lực của nhóm lợi ích. Tôi chỉ là người giữ chìa khóa tủ, người chủ quầy hàng. Nếu tôi đi ngược lợi ích của Đảng, thì tôi sẽ bị hạ bệ. Hôm nay giao cho quyền lực, ngày mai có thể tước bỏ. Đảng ta từng có các đồng chí lãnh đạo tiền bối rất lý tưởng như Trần Độc Tú, Trương Văn Thiện, nhưng rồi kết cục họ trong Đảng đều không tốt, còn Đ/c Triệu Tử Dương không cần phải nói. Đ/c như một Đông Ki-Sốt dám thách thức thể chế hiện hành. Tôi sẽ không làm như vậy, toàn Đảng cũng không để tôi làm như vậy. Tôi phải làm thế nào đây?

         Bởi vậy, cải cách thể chế chính trị là vấn đề lớn, như rút giây động rừng, đụng vào tác động tới tất cả các lĩnh vực. Vì sao tôi lại nói như vậy? Chúng ta muốn uốn nắn, chấn chỉnh tác phong không tốt của Đảng thì phải điều chỉnh lại thế giới quan và quan niệm giá trị của chúng ta. Trong khi đó thuyết duy vật đã làm cho con người mất đi niềm tin chân chính, chạy theo chủ nghĩa vật chất hưởng thụ và vụ lợi. Như vậy nó sẽ tác động tới ý thức hệ và tư tưởng của Đoàn viên. Mọi người đều biết Tập Cận Bình tôi thường hay trích dẫn lời nói của Chủ tịch Mao Trạch Đông. Trước đây tôi đọc thuộc làu ba bài luận văn của Mao chủ tịch,[1] trong đó có bài về “Ngu công rời núi” mà Chủ tịch Mao rất sùng bái tinh thần của ông già Ngu Công. Đảng ta đã dựa vào tinh thần “Ngu Công rời núi” thực ra không có gì cần nghiên cứu sâu. Đảng ta là chính đảng theo chủ nghĩa duy vật. Lý luận của chúng ta từ các nước phương tây dựa về, học hỏi từ người Nga, còn câu chuyện “Ngu Công rời núi” là sản phẩm văn hóa tinh thần truyền thống của Trung Quốc, nhưng nó mang tính chất duy tâm và thần thoại. Câu chuyện về “Ngu Công rời núi” thực ra không phải bản thân Ngu Công có thể rời được núi. Theo nguyên bản của câu chuyện thì tinh thần dám làm của Ngu Công đã làm động lòng Ngọc Hoàng, vì vậy Ngọc Hoàng đã sai những thần lực sĩ xuống giúp và chỉ một đêm di rời xong quả núi. Rõ ràng là duy tâm, là thần thoại. Mao Trạch Đông khi đó như một đấng cứu nhân độ thế như Ngọc Hoàng. Bây giờ chúng ta không có đấng cứu thế như vậy.

         Điều này cho thấy, bản thân lý luận của chúng ta có mâu thuẫn. Một mặt chúng ta hát quốc tế ca, chủ trương không có đấng cứu thế trên thế gian này, nhưng mặt khác chúng ta lại sùng bái Chủ tịch Mao là đấng cứu thế. Chúng ta một mặt dựa vào tinh thần “Ngu Công rời núi” để nổi dậy làm cách mạng cướp chính quyền, nhưng mặt khác chúng ta lại phủ định văn hóa và tín ngưỡng dân tộc, rõ ràng bản thân chúng ta đã mâu thuẫn hoặc là có những vấn đề mà chúng ta không hiểu biết. Chúng ta phải làm thế nào để kiên trì không mệt mỏi sự nghiệp của Đảng ta, củng cố được chính quyền mà Đảng chúng ta phải chịu bao gian khổ hy sinh mới giành được. Trong khi đó, chúng ta lại đang mất đi niềm tin vào chính lý luận và chính thể chế đang tồn tại hiện nay do chúng ta lập ra. Nhưng chúng ta hiện nay vẫn chưa tìm ra được lý luận và thể chế tốt hơn trong khi chúng ta không thể manh động thay đổi thế chế hiện nay.

Bài học kinh nghiệm về Liên Xô sụp đổ vẫn còn đó. Gorbachov đầu tiên tiến hành cải cách ý thức hệ và lý luận của Đảng, kết quả đã đụng chạm tới toàn cục và nó bung ra không thể kiểm soát nổi. Vừa rồi Đ/c Vương Kỳ Sơn có giới thiệu mọi người cuốn sách Đại cách mạng nước Pháp về những bài học lịch sử. Về cả cách thể chế chính trị, nếu chúng ta để sơ sểnh ra một chút thì sẽ sai một ly đi một dặm, rất khó kiểm soát được. Tới khi đó, chức TBT của tôi cũng như địa vị lãnh đạo của Đảng sẽ không còn nữa. Bởi vậy, không phải là tôi không muốn cải cách thể chế chính trị hiện nay, mà thực sự tôi không thể cải cách và cũng không dám nhẹ dạ cải cách. Hiện nay ai dám đứng ra đảm lãnh trách nhiệm này? Trong thời đại Đặng Tiểu Bình, Đ/c cũng đã có ý đồ cải cách thể chế chính trị, rốt cuộc đã để xảy ra vấn đề lớn. Phong trào dân chủ Thiên An Môn ngày 4/6/1989 cho tới nay vẫn là cái cớ để các thế lực phản động trong và ngoài nước công kích đảng ta. Đ/c Triệu Tử Dương cũng do đó mà bị hạ bệ và đưa lại hậu quả nghiêm trọng.

        Tình hình hiện nay của đất nước ta không bằng Thời Kỳ Đặng Tiểu Bình, chúng ta không nói tới nhân tố dư luận và sự giác ngộ của quần chúng nhân dân trong nước mà chúng ta nói tới đảng phong trong nôi bộ Đảng hiện nay không bằng trước đây. Ngay trong thời đại của mình, hai vị tổng bí thư là Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào cũng đã phải gác lại vấn đề này. Tôi cho rằng điều kiện hiện nay cũng giống trước kia, thời cơ vẫn chưa chín muồi. Tình hình trong và ngoài nước hiện nay chỉ cho phép chúng ta dùng “liệu pháp giữ nguyên”, hơn nữa duy trì được hiện trạng cũng là tốt lắm rồi, thực ra duy trì được cũng không phải dễ dàng. Bởi vậy, tôi chỉ có thể nhắc lại “ba tin tưởng”,[2] mà thực sự không thể đụng tới cải cách thể chế chính trị hoặc ít nhất hiện nay không được đụng tới.

Về lý luận và ý thức hệ của Đảng

Lý luận và ý thức hệ của Đảng liên quan tới đường lối và chế độ của chúng ta. Chúng ta phải quản lý thông tin đại chúng, chủ trương này hiện nay không được giao động lung lay. Vừa qua dư luận cho rằng “Sự kiện thay đổi nhân sự” của tập đoàn báo chí Nam Phương[3] là do Đ/c Lưu Vân Sơn và sở báo chí tuyên truyền tỉnh Quảng Đông tiến hành, thực ra có sự chỉ đạo của bản thân tôi về cái tổ nhân sự này. Nếu chúng ta dao động, không tin tưởng vào ba vấn đề quan trọng là Ý thức hệ, Đường lối và Chế độ thì bị rối loạn và không còn làm được việc gì. Chính vì vậy mà chúng ta vẫn phải tiếp tục tuyên truyền sâu rộng về Lý luận ý thức hệ. Chủ nghĩa Mác và Tư tưởng Mao Trạch Đông. Nếu không, một khi vỡ lở thì sẽ bị động toàn cục và rối loạn.

         Bản thân tôi không muốn để xảy ra tình trạng này, toàn Đảng cũng không cho phép tôi để xảy ra như vậy. Vừa qua, chúng ta tuyên truyền, làm phim về một đại biểu nữa lão thành ở tỉnh Sơn Tây ca ngợi tinh thần hy sinh cống hiến đối với sự nghiệp, bất chấp một số dư luận nước ngoài và một số người ngoài Đảng chỉ trích, phê phán. Đảng Cộng sản chúng ta làm gì đều xuất phát từ lợi ích căn bản và logic của chúng ta. Chúng ta tiếp tục tuyên truyền và học tập Lôi Phong để tăng cường chủ nghĩa tập thể, đấu tranh chống chủ nghĩa tự do. Đ/c Đặng Tiểu Bình đưa ra lý luận “Mèo trắng, Mèo Đen”. Trên thực tế, từ trước tới nay chúng ta không phải nhất nhất làm theo sách vở mà dựa vào thực tiễn và chủ nghĩa hiện thực. Đương nhiên, không vì thế mà chúng ta đánh mất tầm nhìn lịch sử lâu dài, mất đi địa vị và giá trị đích thực của chúng ta.

Chống tham nhũng chưa thể trị tận gốc

Hiện nay rất nhiều người phê phán những căn bệnh trong mô thức phát triển của chúng ta, nhất là chống tham nhũng. Trên thực tế đấu tranh chống “con Hổ tham nhũng” hiện nay chỉ là biện pháp xì hơi khi quả bóng quá căng, giống như lấy đũa khuấy nồi canh đang sôi để nước không tràn ra ngoài. Điều này có liên quan tới thể chế, ý thức hệ, lý luận và quyền lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, chúng ta không thể nơi lỏng, không thỏa hiệp. Do các vấn đề lý luận, Đường lối, Chế độ không thay đổi, thì thế giới quan, quan niệm giá trị của cán bộ Đảng viên cũng không hề thay đổi. Vì vậy, tôi và Đ/c Trưởng ban kiểm tra kỷ luật trung ương Vương Kỳ Sơn đều cho rằng dù đánh “con Hổ tham nhũng nào” cũng chỉ là xì bớt hơi khi quả bóng quá căng, hay cũng giống như lấy đũa khuấy nồi canh đang sôi để nước không tràn ra ngoài. Đồng chí Vương Kỳ Sơn cũng nói hiện nay chỉ là trị ngọn chứ không trị tận gốc.

Khi nào chúng ta mới trị được tận gốc nạn tham nhũng? Có lẽ phải đợi tới khi mà lý luận, Đường lối, chế độ bắt đầu đứng trước sự điều chỉnh thực sự. Có người hỏi tới khi đó liệu có quá muộn không? Tôi cho rằng có lẽ chúng ta phải tìm câu trả lời trong cuốn sách “Chế độ cũ và Đại cách mạng” mà Đ/c Vương Kỳ Sơn giới thiệu với chúng ta. Đảng Cộng sản chúng ta kiên trì theo duy vật lịch sử, nhưng bản thân thuyết mang tính duy tâm, mang tính định mệnh. Chính vì vậy, nên ai dám chắc rằng nếu cứ tiếp tục đi theo thì liệu có phải là một quá trình thực hiện theo số mệnh không? Liệu chúng ta có vô tình lặp lại vết xe đổ diệt vong của ĐCS Liên Xô và Nhà Mãn Thanh hay không?

         Bởi vậy, vấn đề hiện nay không phải là vấn đề giữ cho lá cờ hồng bay được bao lâu mà là vấn đề bảo vệ non sông đất nước này được bao lâu. Vì vậy, quan điểm và lập trường của tôi là nhất quán. Tôi hy vọng, các đồng chí trong và ngoài đảng, các đoàn thể xã hội không nên hiểu lầm, hiểu sai, nếu không thì nguyên nhân chính là ở các đồng chí, chứ không phải do Tập Cận Bình tôi cố ý cản trở, bày đặt ra mê hồn trận.

        Liệu sau này có thay đổi không? Liệu có thách thức mới nảy sinh không? Để phòng ngừa, chúng ta cần đổi mới, sáng tạo kể cả đổi mới và sáng tạo về lý luận như Đ/c cựu TBT Hồ Cẩm Đào nói phải sáng tạo phương pháp quản lý xã hội. Tuy nhiên, một số dư luận lại cho rằng đây chỉ là chủ nghĩa kỹ trị để tăng cường tính chuyên chế, độc đoán của một Đảng. Có người nói cải cách kiểu này cũng chẳng khác gì kiểu cải cách thời Mãn Thanh. Nhưng nếu họ ở vào vị trí của chúng ta thì liệu họ có dám phê phán như vậy không? Một lần tới thăm Trường Đảng, tôi có nói, Các đồng chí không nên đưa ra các mục tiêu đốt cháy giai đoạn mà nên đưa ra mục tiêu sát thực.

Bởi lẽ, chúng ta hiện đang đứng trước rất nhiều vấn đề thực tế mới mẻ. Tôi sẽ không giống như các học giả, các nhà lý luận xem xét vấn đề sự việc một cách lý luận thuần túy. Vì vậy gần đây lớp học tập tập thể của Bộ Chính trị có đổi mới. Chúng tôi không chỉ mời các học giả, các nhà lý luận thuần túy mà chủ yếu mời các chuyên gia, các đồng chí lãnh đạo cấp cao ở các ban ngành, những người đã từng trải nghiệm qua nhiều công tác thức tế, có kinh nghiệm phong phú tới giới thiệu và giảng bài cho các đồng chí trong Bộ Chính trị.

         Hôm nay tới trao đổi với các đồng chí một số vấn đề liên quan tới quan điểm, lập trường và cách nhìn nhận của tôi như vậy, mong các đồng chí hiểu và thông cảm./

Kiều Tỉnh dịch

Chú giải:

Tạp chí “Tiền Tiêu” là nguyệt san xuất bản ở Hồng Công. TBT của tạp chí này hiện nay là Lưu Đạt Văn. Các phóng viên và biên tập viên trong tòa soạn của tạp chí chủ yếu là những trí thức bất đồng chính kiến ở nước ngoài, một số là cán bộ của Trung Quốc đại lục chạy sang Hồng Công. Vì vậy, tạp chí này mang tính chống đối Trung Quốc mạnh mẽ, vì vậy Tạp chí này thuộc ấn phẩm cấm lưu hành ở Đại lục. Nội dung các bài viết trong Tạp chí này chủ yếu đề cập tới các vấn đề mâu thuẫn nội bộ trong lãnh đạo, tố cáo nạn tham nhũng của quan chức Trung Quốc. Tạp chí này lưu hành ở Hồng Công, nhưng giữ bí mật trụ sở và địa chỉ mạng.

[1] Ba bài luận văn của Mao Trạch Đông khi đó làm tài liệu học tập cho cán bộ đảng viên là: 1- Vì nhân dân phục vụ. 2- Ngu công rời núi. 3- Kỉ niệm bác sĩ Bethune.

          Henry Norman Bethune.(1890 – 1939), đảng viên ĐCS Canada. Năm 1916 tốt nghiệp Địa học y Toronto. Khi chiến tranh bùng nổ ở Tây Ban Nha ông tới giúp Tây Ban Nha, sau đó được ĐCS Canada và ĐCS Mỹ cử sang giúp Trung Quốc ở Khu căn cứ cách mạng vào tháng 1 năm 1938. Ông hy sinh trong lúc cứu chữa thương binh của Trung Quốc trên mặt trận.

[2]  “Ba tin tưởng” (Tin vào đường lối, tin vào lý luận, tin vào chế độ – ND).

Ba tin tưởng được Hồ Cẩm Đào đưa vào “Báo cáo chính trị” tại Đại hội 18 họp tháng 11/2012.

[3]  “Sự kiện tập đoàn báo chí truyền thông Nam Phương” chỉ Đảng tăng cường quản lý đối với báo chí. Theo truyền thống, nhân sự lãnh đạo do Tập đoàn này quyết định, nhưng ngày 9/4/2013 Tỉnh ủy Quảng Đông đã đột nhiên bãi chức Chủ Tịch Tập Đoàn của Dương Hưng Phong, người do Tập đoàn này đưa lên, thay vào đó đưa Dương Kiện, Phó Giám Đốc Sở báo chí tuyên truyền của tỉnh thay thế, nên đã gây chấn động dư luận báo chí Trung Quốc. Một số dư luận lên án Đảng đã can thiệp quá sâu vào nghiệp vụ báo chí.

——

Nguồn: http://viet-studies.info/kinhte/TapCanBinh_BietLamTheNao.htm

Đăng tải tại Archives, Articles, International relations, Teaching | Thẻ , | Bình luận về bài viết này

“GIẤC MỘNG TRUNG HOA”: BỨC TƯỜNG THÀNH BẢO VỆ HỆ TƯ TƯỞNG

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ Ba, ngày 9/7/2013

TTXVN (Niu Yoóc 6/7)

Tài liệu mới đây của viện “Jamestown Foundation” (Mỹ) cho biết khi Tổng thống Mỹ Barack Obama gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên trên cương vị hiện nay của họ vào các ngày 7-8/6 tại California, chăc chăn Washington đã nhắc nhở những nỗ lực gần đây của Bắc Kinh để củng cố bức tường thành hệ tư tưởng của Trung Quốc nhằm chống lại các ảnh hưởng quốc tế.

Theo tinh thần chung, hai ý tưởng của Chủ tịch Tập Cận Bình (Xi Jinping): “Giấc mộng Trung Hoa” và “Quan hệ nước lớn kiểu mới” phản ánh nỗ lực của người Trung Quốc nhằm tạo ra một không gian quốc tế cho chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc. Nhưng phát triển không gian quốc tế cho chế độ Trung Quốc không phải là mục tiêu của Bắc Kinh (Bejing). Những tài liệu chính thức và các bài viết gần đây của Trung Quốc cho thấy việc Bắc Kinh sử dụng “Giấc mộng Trung Hoa” để xây dựng một “Trung Quốc Hòa bình” dường như khẳng định Chính phủ Trung Quốc hy vọng sẽ kéo dài thời gian và không gian nhằm củng cố và tăng cường sức mạnh ở trong nước. Bản chất chủ yếu của “Quan hệ nước lớn kiểu mới” do ông Tập Cận Bình đưa ra là do những thay đổi phức tạp và sâu sắc đang diễn ra trên trường quốc tế… Nó đòi hỏi Bắc Kinh phải trung thành với con đường đã đề ra của họ, cam kết với hòa bình, họp tác và mở ra một con đường mới cho nền văn minh của một nước lớn. Đối với bên ngoài, chính phủ các nước khác phải đối phó với những thay đổi đó bằng các biện pháp riêng trên cơ sở lịch sử, văn hóa và phát triển của mỗi nước. Các nước khác phải tôn trọng các lựa chọn đó và tuân thủ các nguyên tắc “bình đẳng, cùng có lợi, có đi có lại và hợp tác cùng thắng”. Các nhà phân tích Trung Quốc và phương Tây đã gây chú ý cho dư luận thế giới trước quan điểm của Chủ tịch Tập Cận Bình về các vấn đề quốc tế cũng như những nội dung được đưa ra thảo luận tại cuộc gặp cấp cao Obama-Tập Cận Bình – nơi khái niệm “Quan hệ nước lớn kiểu mới” của ông Tập Cận Bình có thể được khuếch trương rộng rãi. Vấn đề là, khái niệm đó – ngược lại với phân tích được công bố gần đây nhất của Mỹ – thực tế không nhắc đến vấn đề một cường quốc đã hình thành và một cường quốc đang lên giải quyết các mâu thuẫn hoặc xung đột của họ ra sao. “Quan hệ nước lớn kiểu mới” không phải kiểu quan hệ G-2 mang đặc điểm Trung Quốc. Như Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải (Cui Tiankai), hiện là Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ, tuyên bố mùa Hè năm 2012: “Bình đẳng không có nghĩa là Trung Quốc sẽ ngang hàng với Mỹ ở vị trí như nhau, cùng nhau quản lý thế giới hoặc phân chia thế giới”. Ông Thôi Thiên Khải còn đi xa hơn nữa trong việc khẳng định một cách rõ ràng rằng chính sách của Trung Quốc đối với Mỹ sẽ không dựa trên bất cứ điều gì khác ngoài chiến lược và các nguyên tắc chính sách đối ngoại vốn đã tồn tại. Hơn nữa, hầu hết các phương tiện truyền thông của Trung Quốc đề cập đến khái niệm đó đều nhấn mạnh thế giới ngày càng trở nên đa cực, không những về phân chia quyền lực giữa các quốc gia mà còn về số lượng các mô hình phát triển hợp pháp. Đây là lý do tại sao Bắc Kinh đưa ra “Quan hệ nước lớn kiểu mới” với ý tưởng về một “Quan hệ quôc tế kiểu mới” mà ông Tập Cận Bình chính thức loan báo trong chuyến thăm Mátxcơva tháng 3/2013.

Ý tưởng “Giấc mộng Trung Hoa” của ông Tập Cận Bình dường như cũng có những động cơ tương tự “Quan hệ nước lớn kiểu mới”. Mặc dù giấc mơ đó của ông Tập Cận Bình vẫn chỉ là một chiến dịch tuyên truyền từ trên xuống dưới ở trong nước, nhưng ý đồ đằng sau “Giấc mộng Trung Hoa” của ông Tập Cận Bình nhằm hội nhập và buộc người dân Trung Quốc đầu tư hơn nữa vào con đường phát triển như đã lựa chọn của Bắc Kinh. Nói cách khác, “Giấc mộng Trung Hoa” là nhằm thống nhất Đảng Cộng sản Trung Quốc và người dân để Bắc Kinh có thể tạo ra sức mạnh mới cho tiến trình phát triển đất nước. “Giấc mộng Trung Hoa” là một giấc mơ hợp tác nhằm xây dựng lại sự tự tin của người Trung Quốc để thực hiện con đường phát triển độc đáo và giành lấy vị thế lịch sử của Trung Quốc. Như học giả Trương Quốc Khánh (Zhang Guoqing) của Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho biết, “Giấc mộng Trung Hoa’” của Chủ tịch Tập Cận Bình ra đời vì bốn lý do cơ bản:

– Một, sự phát triển của Trung Quốc đòi hởi phải có một động lực;

– Hai, Trung Quốc phải đối mặt với những thách thức bên ngoài ảnh hưởng đến sự đoàn kết nội bộ của đất nước;

– Ba, “Giấc mộng Trung Hoa” sẽ nâng cao tiếng nói quốc tế của Bắc Kinh;

– Bốn, Trung Quốc cần xây dựng tinh thần dân tộc.

Những yếu tố đó, đặc biệt là yếu tố thứ ba, chỉ rõ “Giấc mộng Trung Hoa” có động lực phòng vệ, trong đó chú trọng bảo vệ vị thế của Trung Quốc trên sân khấu chính trị thế giới và bảo vệ chế độ của Trung Quốc không bị sai lệch bởi những ảnh hưởng và tác động từ bên ngoài. Xây dựng một bức tường thành ý thức hệ chống lại các mối đe dọa bên ngoài đối với chế độ Trung Quốc cũng có một yếu tố trong nước. Nỗ lực xây dựng tính hợp pháp quốc tế cho chế độ Trung Quốc dường như được tiến hành song song với việc thức tỉnh lòng tin của công chúng. Một ý tưởng Maoít được công bố lần đầu tiên năm 1929 có nhan đề: “Đường lối quần chúng” mô tả Đảng Cộng sản Trung Quốc nỗ lực hợp tác với nhân dân nhằm mục đích thâm nhập cuộc sống và hướng dẫn suy nghĩ của người dân tránh xa những tư tưởng sai lệch. Đây là một kiểu xây dựng tính hợp pháp chủ động và về khái niệm là bản chất tuyên bố của Đảng Cộng sản Trung Quốc về quản lý dân chủ. Mặc dù có rất nhiều tên gọi, chẳng hạn “Đường lối Quần chúng là Đường lối sinh tử của Đảng tương đối phổ biến, nhưng dường như người dân Trung Quốc đang tìm kiếm đường lối đó ở bên ngoài để tìm hiểu chúng. Đánh giá các xu hướng tìm kiếm trên Internet cho thấy, số người truy cập tìm kiếm đường lối này tháng 5/2013 đạt mức cao nhất – gấp 3 hoặc 4 lần mức bình thường – kể từ tháng 6/2006. Một trong những lĩnh vực của “Đường lối Quần chúng” có thể dễ dàng nhận thấy đang chỉ đạo các hoạt động của Chính phủ qua Bộ Công an. Ngay trước khi bắt đầu chuyến công du các nước châu Mỹ, Chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu trước một hội nghị, dưới sự chủ trì của Chủ tịch ủy ban Các vấn đề Chính-Pháp Trung ương Mạnh Kiến Trụ, với nhan đề: “Hội thảo tăng cường xây dựng một Trung Quốc hòa bình”. Tổng Bí thư Tập Cận Bình nhấn mạnh sự cần thiết để các đòi hỏi của ngưòi dân về pháp luật và trật tự cũng như phát triển chỉ đạo các hoạt động của cảnh sát. Gần đây, tròng một lần xuất hiện hiếm hoi trước công chúng, Bộ trưởng Bộ Công an Quách Thành Côn (Guo Shepgkun) gọi “Đường lối Quần chúng” là nguyên tắc chỉ đạo Bộ Công an hoạt động và xây dựng những gì và trên cơ sở các chiến dịch trước đây để thúc đẩy lực lượng cảnh sát tiếp xúc trực tiếp với người dân Trung Quốc. Do “Quan hệ nước lớn kiểu mới” và “Giấc mộng Trung Hoa” thể hiện suy nghĩ của Chủ tịch Tập Cận Bình về vấn đề làm thế nào để can dự với Mỹ, các nhà đối thoại của Mỹ cũng nhận thấy Bắc Kinh đang tìm cách định hình môi trường quốc tế. Nhưng rõ ràng khái niệm “Quan hệ nước lớn kiểu mới” – giống như vấn đề cùng tồn tại hòa bình trước đây dựa trên cơ sở “5 Nguyên tắc Cùng tồn tại Hòa bình” – không hề nhắc đến việc thay thế trật tự quốc tế mà chủ yếu nhằm hợp pháp hóa những gì Trung Quốc đã và đang đề nghị thay đổi các mối quan hệ dân chủ tư bản của phương Tây.

Câu hỏi ở đây không phải là liệu Bắc Kinh có khả năng xét lại hoặc một bên có trách nhiệm, mà liệu Bắc Kinh có thể thuyết phục các bên đối thoại rằng hai khái niệm của ông Tập Cận Bình là các quan điểm đúng đắn của Trung Quốc được không. Tương tự, vấn đề không phải là Trung Quốc đã xây dựng được sức mạnh thế nào, mà liệu ý tưởng mới của ông Tập Cận Bình về các vấn đề đối ngoại có thể tạo ra một cái ô để các quốc gia khác có thể sử dụng nhằm bảo vệ họ tránh được sức ép của phương Tây về quản lý hay không. Bắc Kinh càng thành công trong việc giành được sự chấp nhận của các nước khác về những ý tưởng đó, Chính phủ Trung Quốc càng có nhiều thời gian củng cố quyền lực ở trong nước.

Đăng tải tại Archives, Articles, International relations, Teaching | Thẻ , | Bình luận về bài viết này

TRUNG QUỐC TRƯỚC SỨC ÉP KINH TẾ-XàHỘI

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ Ba, ngày 9/7/2013

TTXVN (Hồng Công 8/7)

Sau khi Cục Thống kế Quốc gia Trung Quốc đưa ra những số liệu kinh tế tháng 4/2013 khá thất vọng, Bộ Tài chính mróc này đã cho công bố tình hình thu, chi ngân sách của cả nước trong tháng 4/2013 không mấy lý tưởng. Theo Bộ Tài chính, trong tháng 4/2013, thu nhập ngân sách nhà nước của cả Trung Quốc là 1.243,1 tỉ nhân dân tệ (NDT), tăng 65,7 tỉ NDT, tương đương 6,1% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, thu ngân sách của trung ương là 535,7 tỉ NDT, giảm 2,2%; thu ngân sách địa phương là 607,4 tỉ NDT, tăng 14,7%? Thu ngân sách từ thuế trong tổng ngân sách là 1.016, 9 tỉ NDT, tăng 7,9%.

Hãng tin Bình luận Trung Quốc của Hồng Công dẫn nguồn tin của Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết thu ngân sách tháng 4/2013 giảm so với tháng 3/2013 chủ yếu là phần thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp tăng rất ít, phần thu từ thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu giảm xuống… Trong khi đó, thu ngân sách địa phương tăng lên chủ yếu là do giá trị giao dịch bất động sản tăng mạnh kéo theo sự gia tăng tương ứng từ việc thu các loại thuế liên quan ở địa phương.

Trong một bài viết đăng trên báo Chứng khoán Thượng Hải mới đây, nhà bình luận tài chính Chu Tử Huân cho rằng việc thu ngân sách của Trung Quốc giảm xuống liên quan chặt chẽ với việc nước này thiếu điểm sáng về kinh tế vĩ mô. Mặc dù tốc độ sản xuất công nghiệp tháng 4 phục hồi nhẹ so với tháng 3, nhưng vẫn thấp hơn dự báo của thị trường, tốc độ tăng trưởng về đầu tư vốn đóng vai trò tương đối lớn trong việc dẫn dắt tăng trưởng kinh tế cũng không được như mong đợi. Số liệu kinh tế tháng 4/2013 do Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố ngày 13/5 tương đối phù hợp với số liệu Quản lý Sức mua PMI, dự đoán rằng kinh tế Trung Quốc sẽ phục hồi yếu. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đi xuống đương nhiên sẽ kéo theo sự sụt giảm về thu ngân sách.

Điều đáng chú ý là thu ngân sách giảm, nhưng chi ngân sách vẫn tăng tương đối nhanh. Trong tháng 4, chi ngân sách của cả nước Trung Quốc đạt 930,8 tỉ NDT, tăng 142,2 tỉ NDT so với cùng kỳ năm 2012, tương đương 18%. Trong đó, chi ngân sách nhà nước là 158,8 tỉ NDT, tăng 10,5%; chi ngân sách địa phương là 772 tỉ NDT, tăng 19,7%. Chi trong lĩnh vực dân sinh là trọng điểm.

Nhìn lại quá khứ sẽ thấy, nhiều năm gần đây thu ngân sách của Trung Quốc luôn duy trì đà tăng ở mức cao, từ 20%-30%, ví dụ như năm 2011 là 24,8%. Năm 2012, tuy giảm xuống, còn 12,8%, nhưng vẫn giữ được ở mức 2 con số. Trong dự toán năm nay, mục tiêu thu ngân sách cả nước của Trung Quốc là 12.663 tỉ NDT, tăng 8% so với năm 2012. Như vậy, đà tăng đã giảm xuống mức 1 con số. Nhưng thu ngân sách tháng 4/2013 rõ ràng là thấp hơn mức 8%. Thậm chí, thu ngân sách nhà nước còn tăng trưởng âm.

Có thể dự đoán, việc thu ngân sách của Trung Quốc tăng trưởng ở mức thấp sẽ trở thành trạng thái thường xuyên và từ nay về sau sẽ nằm ở mức ngang bằng hoặc cao hơn một chút so với tốc độ tăng trưởng GDP. Đồng thời, do vấn đề dân sinh, chi ngân sách duy trì mức tăng trưởng tương đối cao. Thu, chi ngân sách hình thành xu hướng một giảm một tăng, gây áp lực lớn hơn cho vấn đề cân bằng tài chính. Vì vậy, sau kỳ họp Lưỡng hội (Hội nghị Chính trị Hiệp thương và Quốc hội) vào tháng 3/2013, tân Bộ trưởng Tài chính Lâu Kế Vĩ (Lou Jiwei) đã không giấu vẻ lo ngại nói rằng “Hiện nay, tăng trưởng về chi ngân sách rất nhanh, trong khi tăng trưởng về thu ngân sách từ nay về sau, tôi dự đoán sẽ ở mức 1 con số, khó có thể xuất hiện khả năng tăng mạnh. Áp lực đối với trong nước ở phương diện này quả thực là áp lực thực chất”. Theo Chu Tử Huân, điều mà Bộ trưởng Tài chính Lâu Kế Vĩ lo ngại chính là quy mô thâm hụt ngân sách gia tăng nhanh chóng. Thâm hụt ngân sách theo dự đoán của Trung Quốc năm 2013 đạt mức kỉ lục là 1.200 tỉ NDT, tăng 50% so với mức thâm hụt thực tế của năm 2012. Xu thế thâm hụt ngân sách gia tăng rõ ràng là hoàn toàn đi ngược lại với mục tiêu “cân bằng ổn định tài chính”.

Đà tăng về thu ngân sách chậm lại trở thành nỗi đau “chặt chân chặt tay” đối với chính phủ trung ương và chính quyền các địa phương, đặc biệt là đối với một số địa phương khó khăn tài chính nghiêm trọng. Nguyên nhân khiến chính quyền địa phương khó khăn về tài chính trước tiên có liên quan tới chu kỳ kinh tế vĩ mô vì một khi “mùa Đông đến, “vạn vật” đều xác xơ; kế đó là liên quan tới việc điều tiết thị trường bất động sản vốn được cho là đã phá vỡ mô hình “kinh tế ruộng đất” (bán đất lấy tiền) quen thuộc, làm mất đi một nguồn tài chính lớn của chính quyền địa phương.

Đối với chính quyền địa phương, áp lực tài chính rất có thể sẽ trở thành vấn đề nghiêm trọng hơn và hiện thực hơn. Ví dụ, sau khi thay thuế doanh nghiệp bằng thuế giá trị gia tăng, tình hình thu ngân sách của chính quyền địa phương có thể sẽ xuất hiện biến số. Cùng với việc thúc đẩy thực hiện việc thay thuế doanh nghiệp bằng thuế giá trị gia tăng trên quy mô toàn quốc, ngày càng có nhiều doanh nghiệp phản ánh gánh nặng về thuế đối với họ giảm xuống rất rõ. Nếu việc thay thuế doanh nghiệp bằng thuế giá trị gia tăng được thực hiện trên quy mô toàn quốc, thu nhập ròng về thuế của Trung Quốc sẽ giảm hơn 100 tỉ NDT. Thu ngân sách của chính quyền địa phương đương nhiên cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ. Bởi thuế doanh nghiệp do địa phương thu nay không còn trong khi thuế giá trị gia tăng phải chia sẻ với trung ương, phần của địa phương chỉ chiếm 25%.

Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm cũng phủ bóng đen lên vấn đề việc làm. Số liệu việc làm quý 1/2013 cho thấy số lượng việc làm tăng mới ở các thành phố và thị trấn trên toàn quốc là 3,42 triệu, cao hơn cùng kỳ năm 2011 và năm 2012, còn tỉ lệ đăng ký thất nghiệp ở các thành phố và thị trấn toàn quốc duy trì ổn định ở mức 4,1%, ngang bằng với mức cuối năm 2012. Chỉ nhìn vào số liệu sẽ không thấy vấn đề lớn, nhưng những dấu hiệu thị trường mới nhất cho thấy việc cắt giảm nhân công bắt đầu lan sang lĩnh vực tương đối ổn định là “công nhân cổ cồn trắng” (chỉ kỹ sư, là công nhân có kiến thức và trình độ Đại học) trong doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Tình hình thất nghiệp đã bộc lộ xu hướng xấu.

Tuy nhiên, điều cần phải cảnh giác hơn cả là Trung Quốc còn phải đối mặt với khủng hoảng việc làm. Khủng hoảng việc làm của Trung Quôc có hai nét khác biệt lớn so với khủng hoảng thất nghiệp ở nước ngoài. Thứ nhất, vấn đề khó khăn nhất trong tạo việc làm là tạo việc làm mới. Thứ hai, vấn đề khó khăn nhất trong tạo việc làm mới là tạo việc làm cho sinh viên đại học. Theo báo cáo, số sinh viên đại học tốt nghiệp năm 2012 tới nay vẫn chưa được thị trường lao động thu nhận hết, trong khi đó vào năm 2013 này sẽ có thêm 7 triệu sinh viên đại học tốt nghiệp. Thực trạng này sẽ gây áp lực rất lớn đối với thị trường lao động. Kinh tế vĩ mô suy giảm và một bộ phận ngành nghề ảm đạm, đã khiến việc tìm kiếm việc làm càng trở nên khó khăn so với các năm trước. Việc tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học tìm được việc làm ở Bắc Kinh, Quảng Đông và Thượng Hải giảm đã chứng minh cho tình hình việc làm khó khăn hiện nay.

Tóm lại, kinh tế Trung Quốc hiện nay đang đứng trước nhiều thách thức, trong đó đáng chú ý là việc làm thế nào để lắng dịu “nỗi lo lắng về tài chính”. Trong ngắn hạn, theo Chu Tử Huân, không có thuốc đặc hiệu cho vấn đề này buộc cả chính quyền trung ương và chính quyền địa phương đều phải đối mặt. Tuy nhiên, về trung và dài hạn, biện pháp giải quyết căn bản nhất có thể là mô hình “kinh tế hậu ruộng đất” như các chuyên gia đã nêu ra (không tiến hành bán đất đai hoặc giảm thiếu việc bán đất đai, chuyển sang lấy việc xây dựng các khu dân cư làm hạt nhân, kiếm tiền từ việc kinh doanh tài sản trong 70 năm theo quy định của pháp luật chứ không phải là lấy tiền một lần từ bán và cho thuê đất đai với thời hạn sử dụng 70 năm). Đây có thể có là lối thoát giúp kinh tế Trung Quốc phát triển bền vững.

*

*          *

TTXVN (Niu Yoóc, 1/1)

Theo mạng tin tình báo “Stratfor”, Chính phủ Trung Quốc đang tìm cách thúc đẩy tiến trình đô thị hóa bên cạnh việc cố gắng giảm thiểu những rủi ro, cản trở mà quá trình này mang lại. Để làm giảm sự mất cân bằng kinh tế, xã hội sâu sắc giữa nông thôn và thành thị, các tỉnh duyên hải và nội địa, Bắc Kinh muốn định hướng nền kinh tế thoát khỏi việc phụ thuộc vào xuất khẩu và đầu tư nhà nước hiện nay sang một nền kinh tế tăng trưởng dựa trên tiêu thụ nội địa. Thúc đẩy đô thị hóa, nhất là ở các tỉnh nội địa, là phần cốt lõi của tiến trình cải cách này. Để thực hiện điều này, Trung Quốc sẽ phải cải cách các thể chế đã tồn tại từ lâu như hệ thống đăng ký hộ khẩu, các vấn đề mang tính cơ cấu về tài khóa cho chính quyền địa phương và trong quá trình thực hiện, Bắc Kinh sẽ phải tìm cách cân bằng giữa hai mục tiêu: cải cách và kiểm soát.

Truyền thông Trung Quốc ngày 13/6 cho biết ủy ban cải cách và phát triển Trung Quốc, cơ quan hoạch định chính sách kinh tế, xã hội cao nhất của nước này, sẽ công bố kế hoạch đô thị hóa quốc gia vào tháng 7. Tuy nhiên, trước đó, ngày 13/5, ủy ban này thông báo rằng một cuộc họp quan trọng về đô thị hóa dự kiến được tổ chức vào cuối tháng 5 hoặc 6 đã bị hoãn lại do không, nhận được sự đồng thuận trong Đảng về hình thức và mức độ cải cách để đạt được mục tiêu đô thị hóa 60% vào năm 2020.

Theo ước tính của Ngân hàng Phát triển Trung Quốc, để đạt được mục tiêu trên sẽ cần nguồn vốn khoảng 8,1 nghìn tỷ USD để xây dựng cơ sở hạ tầng cho dân cư đô thị trong thập kỷ tới. Với nguồn vốn và yêu cầu cải cách mạnh mẽ này, Trung Quốc sẽ phải cân nhắc tiến độ thực hiện vì quá nhiều cải cách được thực hiện trong thời gian ngắn sẽ tạo gánh nặng lên hệ thống tài chính đang ngày càng eo hẹp, tạo ra sự dịch chuyển lớn trên thị trường lao động, có thể dẫn tới thất nghiệp cao và bất ổn xã hội. Chi tiết về việc kế hoạch đầy tham vọng này có thể giải quyết các vấn đề trên đây hay không hiện còn chưa rõ nhưng các vấn đề cốt lõi đã được thảo luận từ lâu. Các vấn đề này sẽ bao trùm các cuộc tranh luận công khai cũng như trong nội bộ Đảng vào quý III sắp tới và sẽ được quyết định tại Hội nghị Trung ương Đảng lần 3 vào tháng 10.

Yêu cầu cải cách hộ khẩu

Một lĩnh vực chính cần phải cải cách là hệ thống hộ khẩu, cơ bản phân chia công dân Trung Quốc làm hai nhóm chính thời gian qua: hộ khẩu địa phương và phi địa phương; hộ khẩu nông thôn và thành thị. Những người có hộ khẩu thành thị, đặc biệt ở các thành phố lớn như Thượng Hải và Bắc Kinh, được bảo đảm tiếp cận hàng loạt dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục và quỹ hưu trí của nhà nước. Trong khi đó, những người có hộ khẩu nông thôn lại chỉ nhận được rất ít các phúc lợi này. Những thập kỷ gần đây, xu hướng đó đã củng cố việc hình thành một tầng lớp rất thấp trong xã hội, đặc biệt ở các thành phố duyên hải Trung Quốc, nơi khoảng 250 triệu lao động nhập cư khổng có hộ khẩu địa phương hoặc vẫn giữ hộ khẩu nông thôn, đã không nhận được các dịch vụ xã hội căn bản nhất.

Từ năm 1978, hộ khẩu đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế dựa trên xuất khẩu giá trị thấp của Trung Quốc nhờ lực lượng lao động dồi dào, giá rẻ. Tuy nhiên, hiện nay, với việc chính quyền đang nỗ lực thúc đẩy tiêu dùng nội địa và hội nhập kinh tế khu vực rộng lớn hơn, hộ khẩu đang nhanh chóng trở thành một trách nhiệm kinh tế, chính trị và xã hội của chính phủ.

Xây dựng một tầng lớp tiêu dùng nội địa lớn hơn sẽ đòi hỏi việc tăng tiền lương rộng rãi, một tiến trình mà chính phủ đã thúc đẩy nhanh trong 5 năm qua.

Tăng tiêu dùng cũng đòi hỏi các dịch vụ xã hội tốt hơn trên khắp cả nước và mở rộng tiếp cận các dịch vụ xã hội này. Mỗi cải cách này cũng sẽ giúp lực lượng lao động linh hoạt hơn và đáp ứng các nhu cầu thị trường. Thêm vào đó, việc củng cố tầng lớp tiêu dùng sẽ đòi hỏi phải thực thi mạnh mẽ quyền lợi của người lao động địa phương, đặc biệt với những lao động nhập cư không có địa vị pháp lý. Việc tăng tiếp cận với hộ khẩu thành thị hoặc ít nhất với các dịch vụ xã hội, cải thiện chất lượng các dịch vụ giáo dục và xã hội ở khu vực nội địa là điểm mấu chốt cho những yêu cầu trên, tạo nền tảng cho tiến trình đô thị hóa khư vực nội địa.

Phụ thuộc Trung ương về tài chính

Cải cách mối quan hệ tài chính giữa Bắc Kinh và chính quyền các địa phương cũng là điểm cốt yếu để quản lý các làn sóng di dân ra thành thị mạnh mẽ trong thập kỷ tới và để chi trả cho việc mở rộng hạ tầng cần thiết để tiếp nhận họ. Ví dụ, hệ thống hộ khẩu chỉ được cởi mở hơn một khi chính quyền trung ương và địa phương đủ khả năng chi trả cho các dịch vụ xã hội được mở rộng cho những người nhập cư thành thị mới. Mối quan tâm này đặc biệt cao với nhiều thành phố nội địa quy mô nhỏ và trung bình, nơi thiếu các thị trường bất động sản phát triển mạnh như ở vùng duyên hải vì chi phí chuyển nhượng đất từ các công trình xây dựng là nguồn thu cơ bản của chính quyền địa phương.

Từ khi hệ thống thuế của Trung Quốc được cải cách vào giữa những năm 1990, phần lớn nguồn thu thuế (khoảng hơn 70%) được đổ về chính quyền trung ương và phần nhiều trong số này lại được đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng quốc gia. Đổi lại, Bắc Kinh trao cho chính quyền địa phương quyền kiểm soát đất đai để bán lại cho các doanh nghiệp phát triển bất động sản. Điều này dẫn tới sự thông đồng giữa các doanh nghiệp bất động sản, những người chỉ muốn kiếm lời lớn từ thị trường đang bùng nổ và các chính quyền địa phương muốn thu được nhiều ngân sách. Do vậy, Trung Quốc vấp phải thực tế là nhiều chính quyền địa phương quá phụ thuộc vào việc bán đất đai để làm nguồn thu.

Hiện nay, trong quá trình thúc đẩy đô thị hóa, Trung Quốc đang cố gắng đảo ngược sự phụ thuộc này trong khi vẫn muốn cung cấp nhà ở với giá cả phù hợp cho dân cư mới trước bối cảnh giá nhà bị đẩy lên quá cao. Để tạo điều kiện cho phát triển đô thị, các chính quyền địa phương trong nội địa sẽ cần những nguồn thu khác, ổn định hơn. Đảng Cộng sản Trung Quốc đang thảo luận về việc chuyến quyền thu một số loại thuế cho chính quyền địa phương đồng thời hợp thức hóa và mở rộng quyền phát hành trái phiếu địa phương.

Các biện pháp nhằm giảm bớt sự phụ thuộc của chính quyền địa phương vào nguồn thu từ việc bán đất cũng được thực hiện để duy trì sự ổn định xã hội của khu vực nông thôn. Trong suốt những năm 2000, sự phụ thuộc quá nhiều vào nguồn thu đất của chính quyền địa phương đã dẫn tới sự gia tăng đột biến các hoạt động tước đoạt đất nông nghiệp cho phát triển, thường là trái pháp luật hoặc không bồi thường thỏa đáng cho nông dân. Đất thường là nguồn thu nhập và bảo hiểm duy nhất của người dân nông thôn. Với đỉnh cao là sự kiện Ô Khảm tháng 1/2012, các cuộc biểu tình phản đối hoạt động tước đoạt đất đai đã ngày càng trở nên có tổ chức và tiềm ẩn bất ổn chính trị.

Những rủi ro cải cách

Năm 2011, Bắc Kinh đã triển khai thử nghiệm cải cách chính sách tài chính ở Thượng Hải và Trùng Khánh và ngày 20/6 vừa qua, Trung Quốc thông báo rằng việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương sẽ được phép thực hiện ở thêm một số nơi khác như Sơn Đông và Giang Tô. Nhưng việc mở rộng thử nghiệm từ một số lượng nhỏ các thành phố lớn ra toàn bộ đất nước sẽ rất khó khăn vào thời điểm hiện nay khi mà các điều kiện kinh tế đang xấu đi và những yếu kém trong việc thực hiện các cải cách tài khóa cũng gây phản tác dụng theo nhiều cách. Thị trường bất động sản có thể sẽ lao dốc trước khi các chính quyền địa phương có thời gian áp dụng những mô hình tài chính mới này, tạo ra các cuộc khủng hoảng nợ địa phương và thất nghiệp lan rộng.

Cho tới gần đây, chính quyền trung ương vẫn luôn duy trì việc kiểm soát cuối cùng với các thị trường bất động sản nhờ khả năng kiểm soát dòng tín dụng cho chính quyền địa phương thông qua các ngân hàng thương mại nhà nước. Nếu các chính quyền địa phương có thể huy động vốn độc lập với chính quyền trung ương như thông qua trái phiếu, ảnh hưởng của chính quyền trung ương sẽ bị yếu đi. Trong trường hợp để xảy ra tình trạng bùng nổ trái phiếu địa phương rồi vỡ nợ, Bắc Kinh sẽ bị đặt vào tình huống khó khăn hoặc phải cứu trợ chính quyền địa phương hoặc đối mặt với tình trạng phá sản rộng khắp, thất nghiệp tăng cao.

Trong khi đó, Bắc Kinh cũng đang tìm cách giải quyết một số vấn đề khác mà chính quyền địa phương đang vấp phải như tư nhân hóa các ngành công nghiệp cốt lõi, bùng nổ các thị trường tín dụng đen thời gian gần đây do quản lý yếu kém. Những vấn đề này không thể được giải quyết một cách tách bạch vì chúng có quan hệ mật thiết với nhau. Đây là lý do tại sao chính quyền trung ương Trung Quốc đang đặc biệt thận trọng trong giải pháp cải cách của mình. Nhưng việc quá thận trọng có thể ngăn cản Trung Quốc hành động quyết đoán vào thời

điểm khó khăn kinh tế, và bản thân việc làm này có thể trở thành kẻ thù lâu dài của đất nước. Kế hoạch đô thị hóa của ủy ban cải cách và phát triển quốc gia Trung Quốc vào tháng 7 tới sẽ hoạch định những cải cách thận trọng để dần hướng tới một tiến trình phát triển đô thị tự do hóa, hợp lý hóa mà không gây quá nhiều xáo trộn trong xã hội.

*

*          *

Tờ “Al-Akhbar Al-Asyia” (Tin tức châu Á) vừa có bài viết về một s khía cạnh của nền kinh tế, quốc phòng và quan hệ với Mỹ của Trung Quốc, nội dung như sau:

Cuộc khủng hoảng toàn cầu vi cuộc cải cách Trung Quốc

Đảng Cộng sản Trung Quốc, hiện do hai nhân vật tối cao là Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường (Li Keqiang) lãnh đạo, đã quyết định tiến hành làn sóng cải cách thứ ba thân thị trường nhằm mở cửa tối đa nền kinh tế. Trước chuyến công du tới châu Âu mới đây, ông Lý Khắc Cường đã gửi một bức thông điệp rõ ràng trên một tờ báo nước ngoài là “cùng nhau nỗ lực để làm sâu sắc thêm cuộc cải cách tự do ủy ban quốc gia về cải cách và phát triển đất nước cũng đã đưa ra những đề nghị, như đẩy nhanh tiến độ các dự án có nguồn vốn đầu tư lớn, tự do hóa lãi suất và tỷ giá hối đoái, nhất là vốn đầu tư tư nhân trong các lĩnh vực công như tài chính, năng lượng và hệ thống viễn thông. Chính sách này sẽ được trình bày tại Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc vào mùa Thu tới. Một trong những lý do quan trọng nhất dẫn đến việc người Trung Quốc muốn thúc đẩy cuộc cải cách này là tình hình kinh tế và địa chính trị ngày càng căng thẳng do cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu. Các thị trường xuất khẩu của Trung Quốc bị suy giảm do tác động của các biện pháp thắt lưng buộc bụng, giảm lương và thất nghiệp hàng loạt, dẫn đến việc giảm mạnh sức mua của người dân ở Mỹ và châu Âu, giảm mạnh nhu cầu đối với hàng tiêu dùng giá rẻ. Chiến lược của Trung Quốc về một sự tăng trưởnghướng tới xuất khẩu” đang đứng trước nguy cơ thất bại, nền kinh tế nước này hiện còn duy trì được nhờ khoản 650 tỷ USD cứu trợ nền kinh tế hồi năm 2008. Sự bùng nổ các khoản cho vay ngân hàng tiếp theo đó đã làm tăng chi phí tới hàng nghìn tỷ USD, khiến chính quyền các địa phương vướng vào những khoản nợ lên tới hơn 2000 tỷ USD, giảm tỷ lệ lợi nhuận và thổi phồng bong bóng đầu cơ bất động sản có nguy cơ nhấn chìm hệ thống ngân hàng Trung Quốc. Bất chấp các khoản tín dụng với giá thấp, tăng trưởng của Trung Quốc vẫn tiếp tục chững lại: người ta đang hy vọng năm nay tăng, trưởng đạt 7% hoặc dưới 8%. Đây được Đảng Cộng sản Trung Quốc coi là mức tối thiểu để ngăn chặn nạn thất nghiệp gia tăng.

Ban lãnh đạo do Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường đứng đầu cũng phải đối mặt với những sức ép từ Mỹ, hiện đang gia tăng các hoạt động nhằm kiềm chế Trung Quốc vê mặt quân sự với chủ triĩơna ‘Trở lại châu Á” của Chính quyền Obama. Mục đích của Mỹ là bao vây Trung Quốc bằng những liên minh quân sự và các căn cứ quân sự trước khi sự tăng trưởng kinh tế và công nghệ của Trung Quốc có thể gây tổn hại đến ảnh hưởng của Mỹ. Một trong những yêu cầu chính của Mỹ là phá bỏ 120 “độc quvền nhà nước” của Trung Quốc. Các công ty nhà nước thuộc một số lĩnh vực như năng lượng, hệ thống viễn thông và đường sắt nắm giữ những tài sản trị giá hàng nghìn tỷ USD, và một khi việc tư nhân hóa các công ty này được thực hiện sẽ làm giảm đáng kể lợi lộc của những nhân vật quan liêu ở cấp cao nhất của Trung Quốc cũng như các đối tác làm ăn của họ.

Từng theo học Lệ Dĩ Ninh (Li Yining), một nhà kinh tế có tư tưởng tự do nổi tiếng, Lý Khắc Cường đã góp phần vào việc thiết lập học thuyết chính thức của những năm 1990, biện minh cho làn sóng tư nhân hóa vừa qua vốn đã làm mất đi hàng chục triệu công ăn việc làm. Tầng lớp tinh hoa kinh doanh của Trung Quốc, có liên quan chặt chẽ với các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, đang nỗ lực đoạn tuyệt với những gì còn thuộc về các cơ cấu của nhà nước, đã từng cho phép họ tích lũy của cải. Chính sách thị trường tự do đã cho phép họ không những tăng cường việc bóc lột người lao động và có được tỷ lệ lợi nhuận cao nhất, mà còn mang đến một cơ sở pháp lý vững chãi hơn cho nguồn của cải cá nhân mà họ tích lũy được ở Trung Quốc. Bằng cách thông qua một chính sách như vậy, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tự đặt mình vào quỹ đạo buộc họ phải xung đột với người dân lao động. Những sức ép để đạt năng suất cao hơn, giảm lương và nạn thất nghiệp gia tăng đã dẫn đến những cuộc đối đầu giữa người dân và ban lãnh đạo. Điều mà người ta gọi là những “vụ rắc rối của quần chúng” đã gia tăng trên toàn lãnh thổ Trung Quốc. Theo các thống kê được công bố gần đây, số vụ việc này đã tăng từ 90.000 vào năm 2006 lên 180.000 vào năm 2010, nghĩa là gấp đôi sau 4 năm.

Trên báo chí phương Tây, Đảng Cộng sản Trung Quốc nói rằng họ đã dự đoán trước những nguy cơ này. Dene Yuwen, một cựu giám đốc trường đảng của Đảng Cộng sản Trung Quốc, mới đây đã viết trên tờ Financial Times rằng nếu chính phủ phạm một sai lầm lớn về chính trị thì không ai có thể bảo đảm rằng một cuộc cách mạng sẽ không nổ ra. Hon nữa, cho dù một cuộc nổi dậy ở cấp trung ương có thể tránh được, thì các vụ lộn xộn xã hội vẫn có thể nổ ra ở cấp địa phương. Nếu đảng cầm quyền không giải quyết được các vụ bùng nổ lẻ tẻ thì có thể nó sẽ biến thành một cuộc cách mạng mới ở Trung Quốc. Những lời nói bóng gió đến các cuộc nổi dậy có thể xảy ra của nhân dân chứng tỏ sự phá sản lịch sử chủ trương của Đảng Cộng sản Trung Quốc là “xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ trong một đất nước”. Theo giới quan sát, chế độ quan liêu của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tái thiết lập chủ nghĩa tư bản, trong bối cảnh các cuộc xung đột xã hội và các cuộc đấu tranh của người dân trong những năm 1970, bởi vì không thể tìm ra được đủ các nguồn tài nguyên chỉ trong một nước để xây dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa. 30 năm sau, một xã hội mới được lập ra ở Trung Quốc bằng cách dựa vào một sự tiếp cận với nền kinh tế thế giới bằng những mối quan hệ với tư bản phương Tây cũng đã bị phá hoại bởi những mâu thuẫn riêng của nó. Đảng Cộng sản Trung Quốc thấy rõ rằng ở bên ngoài những nguy cơ ngày càng lớn về một cuộc chiến tranh chống Mỹ và các đồng minh của Mỹ và ở trong nước mối đe dọa ngày càng tăng về sự bất bình của người dân và cuộc cách mạng. Người dân Trung Quốc cũng không thể tin vào các phe phái bảo thủ khác nhau của Đảng Cộng sản Trung Quốc nữa, những người này chỉ trích các cuộc “cải cách tự do hoặc đưa ra những lời cảnh cáo về việc “chủ nghĩa tư bản mới” thống trị Trung Quốc. Các phe phái bảo thủ khác nhau này hy vọng biến các doanh nghiệp công lớn nhất thành những “quán quân kinh tế” như Samsung và Hyundai của Hàn Quốc, trong đó gia đình của các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc là những cổ đông chính.

Trung Quốc, nhà cung cấp vũ khí lớn

Trung Quốc trở thành nhà sản xuất vũ khí lớn thứ năm trên thế giới. Việc Trung Quốc trở nên hùng mạnh trong lĩnh vực xuất khẩu vũ khí trong những năm qua nằm trong một chiến lược biến Trung Quốc thành một công xưởng của thế giới. Vì vậy, việc nước này trở thành một chủ thể lớn trong lĩnh vực này cũng như là một chủ thể lớn trong nhiều lĩnh vực công nghiệp khác là lôgích. Sự khác nhau là ở chỗ trái với tình hình diễn ra trong các lĩnh vực khác, ngành công nghiệp vũ khí của Trung Quốc là một ngành công nghiệp thuần túy mang tính quốc gia và càng không phải là ngành công nghiệp phục vụ các doanh nghiệp nước ngoài. Thiết bị được xuất khẩu rất đa dạng, từ các loại vũ khí có kích cỡ nhỏ đến các máy bay chiến đấu, tàu chiến và tên lửa. Ngoài ra, Trung Quốc là người bán hàng ít so đo đồng tiền hơn nhiều so với các nước khác. Trung Quốc bán vũ khí với giá rất rẻ, rẻ hơn nhiều so với vũ khí cùng loại mà các nước phương Tây và Nga bán.

Thông báo về việc Trung Quốc trở thành nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ năm thế giới được đưa ra vào một thời điểm đặc biệt: Hội nghị cuối cùng của Liên hợp quốc về hiệp ước buôn bán vũ khí, bắt đầu hôm 18/3 vừa qua tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York và Trung Quốc đã công khai nói rằng họ không muốn hiệp ước này có những ràng buộc đối với họ. Ngành công nghiệp vũ khí của Trung Quốc hầu như đã được quốc hữu hóa hoàn toàn, cho dù một sự mở cửa dè dặt đối với lĩnh vực tư nhân đang hé mở. Ngành công nghiệp này được tổ chức sản xuất kết hợp cả dân sự và quân sự, vào năm 2010 sử dụng 3 triệu nhân công với tổng doanh thu 180 tỷ USD, nhưng sản xuất quân sự chỉ chiếm khoảng 20%. Sự vận hành của Trung Quốc như một công xưởng xuất khẩu thiết bị quân sự tuân theo những lôgích rất đặc biệt. Trước hết, danh sách các khách hàng của Trung Quốc khác với danh sách các khách hàng của các nước xuất khẩu lớn khác. Chỉ riêng Pakixtan đã chiếm 55% tổng lượng vũ khí xuất khẩu này của Trung Quốc. Các khách hàng quan trọng khác là Mianma, Iran, Angiêri, Bănglađét và Vênêxuêla. Ngoài ra, Trung Quốc cung cấp cho nhiều nước ở châu Phi, tuy số lượng không nhiều, nhưng thường bị bên ngoài phóng đại thêm. Một đặc tính khác về vũ khí của Trung Quốc là thường làm giả mạo hoặc phát triển” từ các thiết bị của Nga hay phương Tây hoặc sử dụng các bộ phận được sản xuất không có giấy phép, hoặc vượt qua các thỏa thuận có giấy phép và vi phạm những điều khoản không tái xuất khẩu. Người ta cũng phát hiện ra rằng Trung Quốc không sản xuất được các lò phản ứng có khả năng vận hành tốt và có tính cạnh tranh, và trang bị cho các máy bay chiến đấu mà Trung Quốc xuất khẩu hoặc thử xuất khẩu chủ yếu với những động cơ mua của Nga. Trung Quốc hiện đã có ngân sách quốc phòng lớn thứ hai thế giới sau Mỹ, và đang nuôi tham vọng quân sự: “Tất cả những gì Mỹ có thì Trung Quốc đều muốn có”.

Theo giới quan sát, Trung Quốc bắt đầu theo đuổi mục tiêu trở thành nhà xuất khẩu vũ khí lớn từ khi xảy ra cuộc Chiến tranh vùng vịnh, với việc họ nhận ra rằng các vũ khí mà mình sở hữu cũng như đã được quân đội Irắc sử dụng đều hoàn toàn lỗi thời và tổ hợp quân sự công nghiệp của họ rất lạc hậu và kém hiệu quả. Cũng cần phải nói thêm rằng cố lãnh đạo Đặng Tiểu Bình, người đã đặt sự phát triển kinh tế của Trung Quốc lên trên hết và đưa quốc phòng vào ưu tiên sau cùng, làm cho ngành công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc nhiều năm không có cơ hội để phát triển. Vì vậy, từ cuối những năm 1990, Trung Quốc đã bắt đầu một lôgích chuộc lại những sai lầm ấy một cách đầy tham vọng. Từ đó, việc bán vũ khí được coi là vô cùng quan trọng. Song người ta cũng nhận thấy việc xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc thưòng kèm theo một yêu cầu là các khách hàng của họ thường là những nước tham gia bao vây Ấn Độ, tham gia chia rẽ trong khối ASEAN hoặc ủng hộ các chế độ bị phương Tây lên án, nhưng có nguồn nguyên liệu dồi dào. Trong nhiều lĩnh vực, Trung Quốc đã trở thành cường quốc thứ hai thế giới, và họ cho rằng nền quốc phòng của mình phải ngang tầm với nền kinh tế, cho phép bảo đảm cho Trung Quốc có một ưu thế khu vực và thế giới. Trong đó, lực lượng Hải quân và Không quân phải đủ sức chống lại một cách hiệu quả các hạm đội của Mỹ.

Đăng tải tại Archives, Articles, Teaching | Thẻ | Bình luận về bài viết này

XUNG ĐỘT TRÊN BIỂN ĐÔNG BUỘC MỸ PHẢI TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH TRỞ LẠI CHÂU Á-THÁI BÌNH DƯƠNG

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ Bảy, ngày 6/7/2013

TTXVN (Niu Yoóc 2/7)

“Tạp chí Á-Âu” ngày 20/6 cho biết như ông Robert Kaplan, chuyên gia về các vấn đề chiến lược của Mỹ nhận định: “Cũng như nước Đức đã tạo nên trận tuyến của cuộc Chiến tranh Lạnh, các khu vực lãnh hải trên Biển Đông có thể trở thành các trận tuyến quân sự trong những thập kỷ tới. Tính đa cực của thế giới vốn là một trong những đặc điểm của nền ngoại giao và kinh tế, nhưng Biển Đông sẽ thể hiện tính đa cực của quân sự”.

Mỹ có khả năng muốn trì hoãn triển khai chiến lược trở lại châu Á- Thái Bình Dương đến năm 2014 – thời điểm quân đội Mỹ bắt đầu thực hiện các kế hoạch rút khỏi Ápganixtan. Nhưng Trung Quốc đã buộc Chính quyền Barack Obama phải nhanh chóng trở lại châu Á bằng cách gây nên các cuộc xung đột trên Biển Đông từ năm 2008 đến nay, trước hết gây hấn với Việt Nam và sau đó cưỡng ép Philippin. Giải quyết các vấn đề xung đột trên Biển Đông do Trung Quốc tạo nên là một thách thức chiến lược với nhiều mục tiêu buộc Chính phủ Mỹ không thể làm ngơ. Trung Quốc nhận thấy đây là bước đi đầu tiên để tiến tới vị thế ngang bằng chiến lược với Mỹ trong khu vực và trên trường quốc tế. Đáng chú ý, mục tiêu “bất chấp thiên hạ” của Bắc Kinh dường như làm cho Oasinhtơn nhận ra rằng sự phát triển lực lượng hải quân của Trung Quốc trong thập kỷ qua đã đạt tới mức tạo ra thách thức lớn ở Tây Thái Bình Dương – nơi Trung Quốc có thể đe dọa vai trò thống trị trên biển của hải quân Mỹ và chắc chắn sớm muộn lực lượng hải quân Trung Quốc sẽ tăng cường sức mạnh để tiến vào Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương rộng lớn hơn. Tin tưởng vào một đánh giá hết sức sai lầm cho rằng do các chính sách “e ngại rủi ro” với Trung Quốc, Chính phủ Mỹ sẽ không cương quyết trong việc đối đầu với những hành động quyết đoán của Trung Quốc chống Việt Nam và Philíppin trên Biển Đông, từ đó Bắc Kinh cảm thấy được khích lệ trong việc thúc đẩy chính sách bên miệng hố chiến tranh chống các nước tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Bắc Kinh hy vọng bằng cách sử dụng lực lượng cưỡng chế và vũ lực có thể buộc Việt Nam và Philíppin chấp nhận tuyên bố chủ quvển của Trung Quốc đối với toàn bộ Biển Đông như đã công khai tuyên bố trong bản đồ “đường 9 đoạn” trái phép của Bắc Kinh. Những hành động đó của Bắc Kinh cũng nhằm mục tiêu chiến lược làm lu mờ hình ảnh của một siêu cường Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, do Mỹ không còn là một nước bảo trợ tin cậy và đối tác an ninh như đã cam kết với các đồng minh truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Philíppin và các đối tác chiến lược mới như Việt Nam. Sau khi Bắc Kinh tuyên bố rộng rãi chiến lược quan trọng mới liên quan đến Biển Đông, Mỹ không thể không nhận ra rằng việc xây dựng quân đội hùng mạnh của Trung Quốc đang được thúc đẩy chứ không hề giảm bớt trong gần hai thập kỷ qua và một khoảng trống chiến lược đã xuất hiện, đặc biệt ở Đông Nam Á, do Mỹ không chú trọng chiến lược châu Á-Thái Bình Dương và lực lượng quân sự của Mỹ bị kéo căng do những hành động can thiệp quân sự tại Irắc, Ápganixtan và nhiều khu vực khác trên thế giới. Trong khi đó, Trung Quốc luôn tin tưởng tầm nhìn và quan điểm chiến lược trong các đánh giá môi trường an ninh quốc tế và khu vực trước khi họ bắt đầu những hành động chiến lược đáng lo ngại để đạt được các mục tiêu của chiến lược quan trọng mới. Vì lý do nào đó, Trung Quốc dường như hoàn toàn đánh giá sai quyết tâm, các ưu tiên chiến lược và cam kết của Mỹ đối với an ninh của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là từ năm 2008 trở lại đây. Qua xem xét các đánh giá và toan tính chiến lược cua Mỹ trong giai đoạn này, Trung Quốc dường như khẳng định sức mạnh quân sự của Mỹ đang ngày càng giảm sút, khó khăn tài chính của Mỹ ngày càng tăng sau cuộc suy thoái toàn cầu và Mỹ đã và đang sa lầy quân sự ở Ápganixtan. Bắc Kinh nhận thấy các nhân tố đó kết hợp với chương trình hiện đại hóa và phát triển lực lượng hải quân của Trung Quốc đã đạt tới mức có khả năng kiểm soát sự thống trị trên biển của Mỹ, từ đó Trung Quốc bắt đầu tiến ra Biển Đông bằng chính sách bên miệng hố chiến tranh quyết đoán và thậm chí sử dụng lực lượng vũ trang chống Việt Nam và Philíppin. Là “những nước tuyến đầu” ở Biển Đông, Việt Nam và Philíppin, kiên quyết phản đối các tuyên bố đơn phương và bất hợp pháp của Trung Quốc đối với toàn bộ Biển Đông thông qua bản đồ đường 9 đoạn” hiện nay. Cả Philíppin và Việt Nam đều không có sức mạnh hải quân và quân sự để ngăn chặn chính sách bên miệng hố chiến tranh hiếu chiến của Trung Quốc ở Biển Đông. Do đó, hiện là thời điểm buộc Mỹ quyết định triển khai chính sách trở lại châu Á-Thái Bình Dương. Rõ ràng, những hành động quá liều lĩnh của Trung Quốc là do Bắc Kinh đánh giá sai các phản ứng của Mỹ và cho rằng Mỹ có nhiều khó khăn nghiêm trọng khiến không thể tăng cường quân sự ở châu Á-Thái Bình Dương.

Không chờ đến thời hạn rút khỏi Ápganixtan vào năm 2014, Oasinhtơn đã chính thức công bố Học thuyết Chiến lược trở lại châu Á- Thái Bình Dương của Obama. Sau đó học thuyết này được sửa đổi thành tái triển khai lực lượng và triển khai cân bằng của Mỹ. Đây chỉ là cách diễn đạt mới của Chính quyền Obama nhằm che đậy bản chất của “Học thuyết Ngăn chặn Trung Quốc” đã và đang được Mỹ triển khai trong khu vực. Chiến lược trở lại châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ đã trở thành hiện thực trong năm 2013. Tuy nhiên, Mỹ phải giải quyết một loạt vấn đề kéo theo trong tương lai. Để tái cân bằng cơ cấu an ninh ở Tây Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Biển Đông đang có nhiều nguy cơ xảy ra xung đột, liệu Mỹ có kế hoạch nào để xây dựng lại mạng lưới các mối quan hệ an ninh như kiểu quan hệ an ninh với Nhật Bản và Hàn Quốc ở châu Á-Thái Bình Dương rộng lớn hơn? Trong hai nước tiền phương của Đông Nam Á là Việt Nam và Philíppin đang bị kẹt trong cuộc xung đột với Trung Quốc, Mỹ đã cam kết bao vệ an ninh của Philíppin theo Hiệp ước phòng thủ chung năm 1951. Nhưng liệu Mỹ có sẵn sàng cam kết hỗ trợ an ninh của Việt Nam chống lại hành động xâm lược của Trung Quốc ở Biển Đông cho dù hai bên không có Hiệp ước phòng thủ chung chính thức? Hoặc liệu Chính phủ Mỹ có nỗ lực hướng tới một cơ cấu an ninh khu vực Đông Nam Á toàn diện nhằm bảo vệkhu vực quan trọng này khỏi các mối đe dọa, hiện hữu và tiềm tàng của quân đội Trung Quốc? Hiện nay các nước Đông Nam Á đang tỏ ra lo ngại về sức mạnh và tuổi thọ của chiến lựợc trở lại châu Á của Mỹ. Nỗi lo ngại đó xuất phát từ hai nguyên nhân: thứ nhất, “chiến lược hai mặt đối với Trung Quốc” truyền thống của Mỹ; thứ hai, chi tiêu quốc phòng của Mỹ đang giảm mạnh, từ đó cam kết an ninh của Mỹ với Biển Đông có thể chỉ diễn ra trong giai đoạn tạm thời. Vậy làm thế nào Oasinhtơn có thể khẳng định với các nước Đông Nam Á rằng Mỹ sẽ quyết tâm ngăn chặn Trung Quốc trong phạm vi biên giới quốc gia của họ và không để Bắc Kinh phát triển chủ nghĩa phiêu lưu quân sự ở Biển Đông và khu vực Đông Nam Á nói chung? Mỹ phải nhớ rằng Trung Quốc đã thể hiện sức mạnh ở Đông Nam Á như thế nào trong thập kỷ qua khi Mỹ không chú trọng đến vị thế của khu vực này. Trước đây Mỹ có thể lãng quên khu vực Đông Nam Á vì trong giai đoạn đó Trung Quốc mới bắt đầu và đang hoàn thiện việc xây dựng quân đội và hải quân. Nhưng năm 2013, việc xây dựng quân đội và hải quân của Trung Quốc đã đạt tới mức báo động và Trung Quốc buộc Mỹ phải quan tâm, ít nhất ở khu vực Tây Thái Bình Dương – nơi có xung đột Biển Đông, Trung Quốc không còn là một mục tiêu hoặc quốc gia yếu kém quân sự để Mỹ có thể dễ dàng đe dọa bằng sức mạnh chính trị và quân sự. Mỹ có thể không còn kiên trì theo đuổi “Chiến lược hai mặt đối với Trung Quốc” truyền thống và “Chiến lược e ngại rủi ro” với Trung Quốc, nhưng hành động như vậy có thể chấm dứt hình ảnh của Mỹ là một đối tác chiến lược tin cậy ở các thủ đô của châu Á và trực tiếp đe dọa các lợi ích chiến lược của Mỹ ở châu A. Rõ ràng, chính sách bên miệng hố chiến tranh bằng sức mạnh quân sự và chủ nghĩa phiêu lưu quân sự của Trung Quốc đang gây nên các cuộc xung đột trên Biển Đông, do đó Chính phủ Mỹ đã phản ứng bằng chiến lược trở lại châu Á- Thái Bình Dương. Năm 2013 và những năm tiếp theo đòi hỏi Mỹ phải nhanh chóng làm thất bại chủ nghĩa phiêu lưu quân sự của Trung Quốc bằng cách làm tan vỡ tham vọng và vô hiệu hóa chính sách Biển Đông của Bắc Kinh để thực hiện điều đó, Mỹ cần tận dụng lợi thế của tình trạng phân cực chiến lược ở châu Á mà các cuộc xung đột Biển Đông do Trung Quốc gây nên đã và đang tạo ra theo hướng có lợi cho Mỹ..

Đăng tải tại Archives, Articles, International relations | Thẻ , , , , | Bình luận về bài viết này

NHÂN TỐ MỸ TRONG CHÍNH SÁCH CỦA PHILIPPIN ĐỐI VỚI BIỂN ĐÔNG

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ Bảy, ngày 6/7/2013

(Tạp chí “Nghiên cứu các vn đề quc tế ”, Trung Quốc, s3/2013)

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ đã nắm vai trò chủ đạo sự phát triển tình hình an ninh khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong một thời gian dài. Trong vấn đề Nam Hải (Biển Đông), lập trường của Mỹ đã tác động đến sự lựa chọn chính sách của một số quốc gia trong khu vực.

Là đồng minh của Mỹ, sự ủng hộ lâu dài của Philíppin đối với vấn đề Nam Hải của Mỹ còn bao gồm cả sự kỳ vọng không thực tế. Chiến lược “quay trở lại châu Á -Thái Bình Dương” và cao giọng can dự vào vấn đề Nam Hải của Mỹ đã kích động chính sách cấp tiến của Philíppin trong vấn đề Nam Hải, hơn nữa đã làm xấu đi quan hệ Trung Quốc – Philíppin và tình hình khu vực Nam Hải. Việc đánh giá sai lầm chiến lược của bản thân Philíppin tuy là nguyên nhân trực tiếp gây ra tình hình căng thẳng, nhưng không thể bỏ qua vai trò tiêu cực của Mỹ.

Ảnh hưỏng của chiến lưc “tái cân bng” của Mỹ đối vói chính sách của Philíppin trong vấn đề Biển Đông

Năm 2009, sau khi Obama lên nắm quyền, Mỹ đã điều chỉnh chính sách châu Á – Thái Bình Dương, tăng cường và khôi phục quan hệ với các đồng minh mới và cũ trong khu vực này, trong đó quan hệ Mỹ – Philíppin là quan hệ song phương mà Mỹ đầu tư nhiều nhất. Sau khi chính phủ mới của Philíppin lên cầm quyền vào năm 2010, Mỹ ra sức tăng cường viện trợ ngay cho Philíppin. Trong thời gian chưa đầy 1 năm, Mỹ không những đã viện trợ cho Philíppin 574 triệu USD, mà còn cung cấp vũ khí mới, thực hiện “Hiệp định thăm viếng lẫn nhau về quân sự”, tăng cường cam kết hợp tác song phương. Năm 2011, Mỹ bắt đầu thực hiện “Kế hoạch đối tác hợp tác toàn cầu” với Philíppin, kết nối giữa sự phát triển trên nhiều lĩnh vực kinh tế, an ninh với Philíppin và hệ thống chiến lược châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ. Trong thời gian này, Mỹ còn nhiều lần ngầm ủng hộ khả năng Philíppin đòi hỏi lợi ích tại Nam Hải, chẳng hạn như “Mỹ cung cấp máy bay chiến đấu F-16, máy bay huấn luyện tốc độ siêu âm T.38, máy bay tuần tiễu trên biển, 2 tàu trang bị tên lửa FF6-7, nhàm tăng cường khả năng

bảo vệ chủ quyền đảo”; “Hải quân Mỳ sẽ tiếp tục duy trì hiện diện quân sự mạnh mẽ tại khu vực Nam Hải”, “ngăn chặn mâu thuẫn Nam Hải leo thang”. Hàng loạt tín hiệu ngầm mang tính định hướng chính sách không những được truyền đi trong các hội nghị phi chính thức từ những phát ngôn của Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Robert F.Willard, mà còn công khai tuyên bố tại hội nghị ngoại giao chính thức, chẳng hạn như Cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton tuyên bố: “Hợp tác quân sự song phương Mỹ – Philíppin sẽ đem lại một khối lượng lớn viện trợ quân sự cho Philíppin”. Tháng 6/2011, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật chỉ trích Trung Quốc diễu võ dương oai ở khu vực Nam Hải, và ủng hộ quân đội Mỹ thực hiện hàng loạt hành động mang tính liên tục tại khu vực Nam Hải, thậm chí là trực tiếp can thiệp quân sự vào tranh chấp và va chạm giữa Trung Quốc với các nước như Philíppin. Tháng 11/2011, Philíppin và Mỹ đã ký “Tuyên bố Manila”, tuyên bố hai nước sẽ phát triển quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn. Ngoài ra, Mỹ còn thông qua nhiều con đường để ủng hộ các nước như Philíppin ký “Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Nam Hải” (COC) với Trung Quốc, có ý đồ gia tăng kiềm chế hành động duy trì chủ quyền của Trung Quốc tại Nam Hải.

Trên cơ sở điều chỉnh chiến lược đối với Trung Quốc dẫn đến sự ủng hộ đối với Philíppin trong lĩnh vực kinh tế, ngoại giao, an ninh, Mỹ không những thay đổi môi trường quốc tế của Philíppin mà còn trực tiếp khuyến khích Philíppin nhân cơ hội để đòi hỏi lợi ích chủ quyền Nam Hải và có thái độ cứng rắn để ứng phó với tranh chấp Nam Hải. Vào giai đoạn trước khi diễn ra cuộc bầu cử tổng thống năm 2009, chính sách đối với vấn đề Nam Hải của Chính phủ Philíppin dưới sự lãnh đạo của Gloria Arroyo là khá ôn hòa, nhưng sau khi Benigno Aquino III lên cầm quyền, do sự tác động của Mỹ, chính sách về vấn đề Nam Hải đã thay đổi hoàn toàn. Benigno Aquino đã thay đổi hoàn toàn thái độ ủng hộ đàm phán về vấn đề Nam Hải phải tổ chức giữa các nước ASEAN với Trung Quốc, không cần Mỹ hoặc một bên thứ ba nào can dự, thực hiện chính sách cấp tiến thân Mỹ trong vấn đề Nam Hải. Philíppin nhấn mạnh Mỹ là đối tác chiến lược duy nhất của Philíppin, nhiều lần công khai yêu cầu Mỹ triển khai lực lượng quân đội tại Nam Hải nhằm bảo vệ quyền lợi của các nước nhỏ yếu trong khu vực này. Philíppin không những mua tàu chiến lớp Hamilton, hệ thống rađa phòng không, mà còn xây dựng kế hoạch cải tạo sân bay tại quần đảo Nam Sa (Trường Sa), đầu tư 118 triệu USD để tăng cường lực lượng phòng vệ biển tại Nam Hải. Người lãnh đạo Philíppin không những tích cực dùng phương thức ngoại giao con thoi để thúc đẩy các quốc gia Đông Nam Á dùng phương thức “tập đoàn” để gây sức ép với Trung Quốc, có ý đồ ép Trung Quốc ký “Bộ Quy tắc ứng xử Nam Hải” (COC), mà còn cùng Bộ Ngoại giao Nhật Bản xây dựng “Nhóm công tác lâu dài” để thảo luận theo định kỳ tranh chấp Nam Hải và vấn đề biển có liên quan, đồng thời lấy những nguyên tắc như tự do hàng hải, không cản trở hoạt động thương mại, giải quyết tranh chấp trên biển bằng luật pháp trên biển… làm nền tảng lợi ích chung Nam Hải của hai nước.

Năm 2012, chính sách Nam Hải của Philíppin phát triển theo hướng cấp tiến hóa và cực đoan hóa. Đầu năm 2012, Ngoại trưởng Philíppin đã kêu gọi ASEAN tổ chức hội nghị đặc biệt giữa các nước tranh chấp về vấn đề Nam Hai đẽ đàm phán giải quvết vấn đề này. Học giả Philíppin còn đưa ra dự thảo COC khá cụ thể và khất khe hơn so với học giả các nước Việt Nam, Inđônêxia. Dự thảo đưa ra nguyên tắc giải quyết tranh chấp rõ ràng nhằm vào Trung Quốc như “xác định trước khu vực tranh chấp, khu vực khi có tranh chấp, xây dựng cơ cấu phối hợp giải quyết tranh chấp Nam Hải của ASEAN. Trong thời gian từ tháng 3-4/2013, Philíppin nhiều lần thúc đẩy và tham gia các cuộc họp kín về Dự thảo COC giữa các quốc gia ASEAN mà không có sự tham dự từ đại diện của Trung Quốc.

Tháng 4/2013, Philíppin và Mỹ đã cùng tổ chức cuộc tập trận chung Balikatan. Trong thời gian diễn ra cuộc tập trận, Ngoại trưởng Philíppin cao giọng tuyên bố: “Chỉ có Mỹ và Nhật Bản mới là đối -tác chiến lược của Philíppin”. Bộ trưởng Quốc phòng Philíppin còn nhân hội nghị quân sự Mỹ – Nhật để khẳng định Nhật Bản có quyền sử dụng căn cứ quân sự Palawan của Mỹ đóng trên lãnh thổ Philíppin, công khai giải thích cuộc tập trận Balikatan có nghĩa là một khi Philíppin bị nước ngoài xâm lược thì được sự chi viện rõ ràng và kiên định của Mỹ. Không lâu sau đó, Tổng thống Philíppin Aquino đã đưa ra lời mời máy bay trinh sát của Mỹ thị sát khu vực Nam Hải. Các quan chức và nhân viên nghiên cứu chính sách đối ngoại của Philíppin cho rằng nhiều tin tức tốt đẹp xuất hiện cùng một lúc như cuộc tập trận chung Mỹ – Philíppin và Nhật Bản có thể sử dụng căn cứ quân sự của Philíppin, có thể dẫn đến lãnh đạo cao cấp của Philíppin nhận thức mơ hồ rằng Philíppin đã gia nhập hệ thống đồng minh chiến lược Mỹ – Nhật.

Ngày 10/4/2012, Trung Quốc và Philíppin đã xảy ra sự đối đầu lần đầu tiên nghiêm trọng nhất về vấn đề tranh chấp chủ quyền của hai nước kể từ sau khi xảy ra sự kiện Mischief Reef (Đảo Vành Khăn, năm 1995). Sự kiện này xảy vừa đúng lúc lòng tin của Philíppin vào sự ủng hộ chiến lược của Mỹ và Nhật Bản lên đến đỉnh điểm. Philíppin không những đưa ra phản ứng nhanh chóng điều động tàu chiến lớp Hamilton ra ứng phó với tàu hải giám Trung Quốc, mà còn thực hiện biện pháp đơn phương đưa tranh chấp bãi Hoàng Nham (Philíppin gọi là bãi Scarborough) lên trọng tài quốc tế, phát động cuộc biểu tình chống Trung Quốc của người Philíppin ở nước ngoài trên phạm vi toàn cầu… Khi thế giằng co tại bãi Hoàng Nham giữa hai nước chưa đi đến hồi kết, Thứ trưởng Bộ năng lượng Philíppin Jose Layua đã đưa ra chính sách mời thầu thăm dò ba khu vực tranh chấp trên Nam Hai ngoài khơi tỉnh Palawan, phía Tây Nam Philíppin. Phía Philíppin còn tiếp tục lấy vấn đề Nam Hải để gây rối tại Hội nghị ngoại trưởng ASEAN và Hội nghị Ngoại trương khu vực ASEAN mở rộng.

Tháng 7/2012, Bộ trưởng Quốc phòng của Philíppin và Nhật Bản đã ký Ban ghi nhớ hợp tác phòng thu bảo đảm an ninh trên biển bao gồm nội dung tập trận chung tại khu vực Nam Hải. Tháng 10/2012, Philíppin đã cử thêm 800 lính thủy đánh bộ đến quần đảo Nam Sa (Trường Sa), đồng thời họ phải trả giá bằng việc đồng ý cho quân đội Mỹ sử dụng lại căn cứ không quân và hải quân ở vịnh Subic và nhân viên quân sự Mỹ sẽ làm việc lâu dài tại Vịnh Subic để đổi lấy việc Mỹ đồng ý triển khai một số lính thủy đánh bộ đến đảo Luzon và Palawan. Tháng 11/2012, Philíppin cao giọng tổ chức Hội nghị thượng đỉnh gồm 4 nước Đông Nam Á liên quan đến vấn đề Nam Hải nhằm phản đối chương trình nghị sự đã định của Hội nghị thượng đỉnh ASEAN với chủ đề “Phát triển và liên kết” không thảo luận Vấn đề Nam Hải. Cuối tháng 11/2012, Philíppin công bố kế hoạch điều thêm Lữ đoàn lính thủy đánh bộ số 3 đến tỉnh Palawan. Đầu năm 2013, nhân cơ hội bầu không khí căng thẳng trong vấn đề tranh chấp quần đảo Điếu Ngư giữa Trung Quốc và Nhật Bản gia tăng, Philíppin đã đưa tranh chấp Nam Hải giữa Trung Quốc và Philíppin lên Trọng tài quốc tế.

Vấn đề phải chỉ ra là mặc dù nhận được sự khích lệ về ngoại giao, hỗ trợ quân sự, cam kết an ninh của Mỹ đã làm thay đổi nền tảng chính sách của Philíppin trước kia trong việc ứng phó với vấn đề Nam Hải, trở thành động lực để thay đổi chính sách Nam Hải của Philíppin, nhưng sự thay đổi chính trị trong nước và đánh giá chính trị trong nước của tập đoàn chính trị mới cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng tạo ra tính chất cấp tiến trong chính sách Nam Hải của Philíppin. Từ khi lên cầm quyền đến nay, để củng cố địa vị của bản thân, Aquino III đã lợi dụng phong trào chống tham nhũng để loại trừ thế lực và ảnh hưởng chính trị của cựu Tổng thống Gloria Arroyo. Phong trào này đã lan sang cả hoạt động ngoại giao. Chính quyền mới đã phủ định hoàn toàn đường lối cân bằng giữa Trung Quốc và Mỹ thực hiện dưới thời Arroyo, xóa bỏ hoàn toàn “Hiệp định công tác thăm dò chung trên biển” giữa công ty dầu khí của ba nước Trung Quốc, Philíppin, Việt Nam, tiếp tục đẩy quan hệ Trung Quốc – Philíppin và tranh chấp Nam Hải giữa hai nước lên trạng thái cực kỳ căng thẳng.

Đồng thời, Aquino còn trọng dụng những nhân sĩ thân Mỹ, ngoài việc nâng đỡ Ngoại trưởng Albert del Rosario, còn xây dựng ủy ban hoạch định chính sách mà thành viên chủ yếu là các nhân sĩ thân Mỹ, tách công tác hoạch định chính sách đối ngoại ra khỏi khuôn khổ Hội nghị toàn thể nội các. Sự điều chỉnh cơ chế hoạch định chính sách đối ngoại của chính phủ mới phù hợp với nhu cầu tăng cường quan hệ Mỹ – Philíppin, Mỹ đã trở thành nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc hoạch định chính sách đối ngoại của Philíppin. Do Trung Quốc là mục tiêu chủ yếu của Mỹ trong chiến lược quay trở lại châu Á, cùng với ảnh hưởng của thế lực thân Mỹ tại Philíppin gia tăng, mâu thuẫn trong khu vực Nam Hải giữa Trung Quốc và Philíppin cũng gia tăng và quan hệ Trung Quốc – Philíppin xấu đi là điều không thể tránh khỏi.

Từ năm 2010 đến nay, Mỹ đã đưa ra hàng loạt cam kết đối với an ninh quân sự của Philíppin. Những cam kết này một mặt đã tạo điều kiện để nâng cấp trang thiết bị vũ khí cho quân đội Philíppin, mặt khác cũng kích thích nhóm lợi ích của Philíppin gia tăng tranh chấp Nam Hải, kiếm chác nhiều lợi ích trong xung đột. Bộ trưởng Quốc phòng Philíppin Voltaire Gazmin từng nêu rõ quốc gia này không có lực lượng để chống trả nước ngoài trên biển trong vấn đề Nam Hải, đồng thời than phiền: “Đến trước khi chúng tôi tăng cường sức mạnh, chúng tôi chẳng làm được gì cả, chỉ có thể kháng nghị, lại tiếp tục kháng nghị”. Có thể giành được sự ủng hộ của quân đội hay không là điều kiện quan trọng để lực lượng chính trị Philíppin củng cố địa vị cầm quyền. Trong thời gian tranh cử, Aquino III từng cam kết với quân đội sẽ tăng ngân sách quốc phòng lên 2% GDP. Sự gia tăng mâu thuẫn tranh chấp Nam Hải đã trở thành lý lo để quân đội Philíppin giành được nhiều sự ủng hộ về tài chính hơn, cũng tạo cơ hội cho Aquino thực hiện được cam kết khi tranh cử.

Sai lầm chiến luc dẫn đến Philíppin điều hành chính sách khó khăn

Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Mỹ đã trải qua sự thay đổi về chính sách Nam Hải từ “trung lập không can dự” sang “can dự nhưng không sa đà sâu”. Trong bối canh chiến lược “quay trở lại châu Á – Thái Bình Dương”, mục đích chủ yếu của việc Mỹ cao giọng can dự vào công việc khu vực Nam Hải là kiềm chế quan hệ kinh tế thương mại giữa Trung Quốc đang phát triển quá nóng với các quốc gia Đông Nam Á, vấn đề Nam Hải trở thành thủ đoạn để Mỹ khoét sâu mâu thuẫn giữa các quốc gia xung quanh Nam Hải với Trung Quốc, Philíppin trở thành công cụ để Mỹ gây chuyện với Trung Quốc. Sau khi tuyên bố thực hiện chiến lược “quay trở lại châu Á”, Mỹ đã dùng “sức mạnh thông minh” của họ để tạo dựng thành công bầu không khí căng thẳng của tình hình khu vực Nam Hải, ra sức kích động chính sách của Philíppin đối đầu với Trung Quôc trong vấn đề Nam Hải.

Lâu nay, Philíppin có ý đồ dựa vào Mỹ để đòi hỏi về lợi ích tại Nam Hải, chính sách mơ hồ về Nam Hải của Mỹ làm cho việc hoạch định chính sách Philíppin ngay từ đầu đã bao hàm kỳ vọng chủ quan quá mức vào chính sách Nam Hải của Mỹ, khi thực hiện đã xuất hiện khuynh hướng cấp tiến. Là kẻ đi tiên phong trong chiến lược châu Á -Thái Bình Dương của Mỹ, Philíppin đã giúp Mỹ hoàn thành một phần mục tiêu thay đổi môi trường chiến lược xung quanh Trung Quốc vào năm 2011 và 2012. Tuy nhiên, Mỹ không vì lý do đó mà đáp ứng kỳ vọng của Philíppin trong vấn đề Nam Hải. Ngày 30/4/2012, trong Đối thoại chiến lược “2+2”, Mỹ một lần nữa phá vỡ những toan tính của Philíppin giống như vào thập niên 70 của thế kỷ 20, từ chối đưa ra cam kết rõ ràng hơn về vấn đề xung đột Trung Quốc – Philíppin. Cùng với chính sách cấp tiến về Nam Hải của Philíppin dần dần vượt qua giới hạn đỏ là phải phục tùng lợi ích chiến lược châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ, sự ủng hộ chính sách của Mỹ đối với Philíppin lại quay lại trạng thái mơ hồ chiến lược.

Sự kiện đối đầu tại đảo Hoàng Nham với quyết tâm kiên định và nỗ lực liên tục bảo vệ chủ quyền quốc gia của Trung Quốc là điều mà Philíppín không lường trước. Hơn nữa, phản ứng chính sách của Mỹ trong quá trình xung đột Trung Quốc – Philíppin lại làm cho chính sách Philíppin rơi vào bế tắc. Thái độ của Mỹ trong quá trình xung đột tại đảo Hoàng Nham chứng tỏ mặc dù Philíppin phát huy vai trò nhất định trong chiến lược “quay trở lại châu Á” của Mỹ. nhưng sự giúp đỡ của Philíppin đối với Mỹ không đủ để ủng hộ nhu cầu lợi ích chiến lược của Mỹ trên toàn bộ châu Á – Thái Bình Dương. Điều này có nghĩa là sự trùng hợp về lợi ích ở châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ và lợi ích Nam Hải của Philíppin chỉ có thể xảy ra cục bộ trên phạm vi nhỏ, chứ không phải phạm vi lớn. Ở thời điểm hiện tại và tương lai có thể dự báo, việc xảy ra đối đầu trực tiếp với Trung Quốc không phù hợp với lợi ích chiến lược của Mỹ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Mỹ lợi dụng vấn đề Nam Hải để chia rẽ quan hệ giữa Trung Quốc với một số nước Đông Nam Á trong đó có Philíppin, tăng cường quan hệ Mỹ – Philíppin. Tuy nhiên, trong sự kiện đối đầu ở Hoàng Nham, Mỹ cũng một lần đưa ra tín hiệu chính sách phản đối Philíppin lợi dụng vấn đề Nam Hải để lôi kéo Mỹ. Việc Philíppin có thực sự nhìn ra và chấp nhận tín hiệu này hay không là điều chưa thể biết được. Giống như trong quá khứ, Philíppin rất có thể vẫn có ảo tưởng ủng hộ Mỹ một cách toàn diện. Trước khi xu hướng cực đoan về chính sách Nam Hải của Philíppin bị Mỹ kiềm chế, quán tính tạo ra từ việc đẩy nhanh xu hướng phát triển cấp tiến trong chính sách Nam Hải của Philíppin làm cho Philíppin mất đi khả năng và cơ hội điều chỉnh phương hướng chính sách một cách kịp thời.

Từ 6 tháng cuối năm 2010 đến nay, Philíppin đã đưa ra nhiều chính sách cấp tiến trong vấn đề Nam Hải nhằm vào Trung Quốc. Những biện pháp này đã ảnh hưởng sâu sắc đến quan hệ Trung Quốc – Philíppin và môi trường chính trị trong nước của Philíppin. Dưới sự tác động của chính sách cấp tiến về Nam Hải trong gần 3 năm qua, nguyện vọng của dân chúng và các thế lực trong nước cơ bản được khơi dậy. Cùng với sự gia tăng mối quan tâm trong nước, không gian và khó khăn về điều chỉnh chính sách Nam Hải của Philíppin đã thay đổi to lớn. Mặc dù, chính sách Nam Hải của Philíppin thích hợp với nhu cầu “chiến lược tái cân bằng châu Á – Thái Bình Dương” của Mỹ, nhưng không có ý nghĩa lớn trong việc Philíppin đòi hỏi lợi ích tại Nam Hải. Tuy vậy, chính sách cứng rắn về Nam Hải đã nhận được sự ủng hộ và được phương tiện truyền thông tuyên truyền để tác động đến cách nhìn của đông đảo dân chúng Philíppin đối với tranh chấp Nam Hải, tạo ra thái độ hoàn toàn trái ngược nhau của đông đảo dân chúng đối với Mỹ và Trung Quốc, quan hệ chính trị, kinh tế giữa Trung Quốc và Philíppin khó thay đổi kết quả khách quan trong thời gian ngắn.

Hành động rút lui đơn phương của Mỹ trong thời gian diễn ra đối đầu tại bãi Hoàng Nham đã làm cho giới tinh hoa và học giả có liên quan ở Philíppin suy ngẫm lại đối với chính sách Nam Hải của Philíppin. Tuy nhiên, quán tính và động lực nội tại về chính sách Nam Hải của Philíppin vẫn rất mạnh. Chính sách Nam Hải của Philíppin khó quay trở lại trạng thái lý trí lấy lợi ích quốc gia và sức mạnh đất nước làm nền tảng. Trừ phi sự tiếp tục chính sách hiện có làm đa số nhóm chính trị ủng hộ chính sách này không chịu nổi tổn thất về lợi ích, hoặc việc liên tục gây rối trong vấn đề Nam Hải làm mất đi môi trường chính trị trong nước và môi trường quốc tế mà họ phụ thuộc, nếu không thì phương hướng chủ yếu của Philíppin trong chính sách Nam Hải sẽ tiếp tục theo đuổi Mỹ, do ảnh hưởng quan hệ Trung Quốc – Philíppin, nước này còn phụ thuộc nhiều hơn vào Mỹ. Mỹ sẽ trở thành nước hưởng lợi lớn nhất từ chính sách cực đoan của Philíppin về vấn đề Nam Hải.

Đăng tải tại Archives, Articles, International relations, Teaching | Thẻ , , , , | Bình luận về bài viết này

ĐIỀU GÌ KHIẾN NGOẠI TRƯỞNG MỸ TRỞ LẠI TRUNG ĐÔNG?

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ Năm, ngày 4/7/2013

TTXVN (Prêtôria 3/7)

Quc gia Ôman, thành ph Ramallah ở Bờ Tây và al-Quds (Giêruxalem) là những địa đim chính được Ngoại trưởng Mỹ John Kerry viếng thăm trong chuyến công du Trung Đông lần thứ tư này. Mạng “Tin Trung Đông” có bài phân tích về chuyến đi này, nội dung như sau:

Ôman là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du kéo dài một tuân của John Kerry ở khu vực Trung Đông. Tại Ôman, Ngoại trưởng Mỹ hoàn tất thỏa thuận bán hệ thống tên lửa phòng không trị giá 2 tỷ USD cho nước này. Trên thực tế, việc Mỹ bán hệ thống tên lửa này cho Ôman nằm trong kế hoạch tiếp tục hoàn thiện các hợp đồng bán vũ khí trước đó của Mỹ cho đồng minh Arập Xêút và Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất, đã được ký kết trong năm 2012. Với tình hình hiện nay tại khu vực, giới phân tích cho rằng việc bán các loại vũ khí cho một số quốc gia Arập là nhằm thúc đẩy hợp tác chiến lược giữa Mỹ với các nước này, giảm ảnh hưởng của Iran tại Trung Đông. Do vậy, việc bán hệ thống phòng thủ tên lửa vốn là một phần trong kế hoạch của Mỹ để xây dựng hệ thống phòng không tích hợp, đã thể hiện cam kết của Oasinhtơn trong việc tạo ra môi trường đảm bảo an ninh tuyệt đối cho khu vực. Ngoài mục đích trên, giới lãnh đạo Mỹ cũng gửi đi thông điệp nhất định đến các quốc gia Arập tại Trung Đông. Thông điệp đâu tiên là trong trường hợp xảy ra xung đột với Iran thì có khả năng nước Cộng hòa Hồi giáo này sẽ thực hiện biện pháp quân sự chống lại đồng minh của Mỹ trong khu vực. Thỏa thuận bán hệ thống phòng thủ tên lửa cho Ôman chứng tỏ Mỹ đã thuyết phục thành công giới chức Ôman về việc triển khai hệ thống tên lửa Patriot sẽ tác động mạnh mẽ đến tất cả các nước trong khu vực Trung Đông đang nằm ngoài vành đai khủng hoảng và xung đột an ninh tại vùng Vịnh Pécxích. Do vậy, việc bán tên lửa cho Ôman có thể được xem là một nỗ lực để thực hiện chính sách chiến lược của Mỹ tại khu vực này đối với các quốc gia thuộc Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC).

John Kerry và tiến trình hòa bình Trung Đông

Cách tiếp cận của John Kerry đối với Trung Đông và vấn đề biến động chính trị tại khu vực này trên thực tế là hành động tiếp tục triển khai chính sách của người tiền nhiệm Hillary Clinton. Trong khi Hilllary chọn Trung Đông là điểm đến của hầu hết các chuyến thăm trong suốt bốn năm trên cương vị Ngoại trưởng thì người kế nhiệm của bà, John Kerry, lại đặt ra mục tiêu thiết lập hòa bình, cân bằng an ninh và ổn định tại Trung Đông là những ưu tiên hàng đầu trong thời gian nắm quyền. Một trong những mục tiêu nổi bật trong chương trình nghị sự của Ngoại trưởng Mỹ trong chuyến công du kéo dài một tuần ở khu vực là để thảo luận việc tiếp tục đàm phán hòa bình giữa Ixraen và Palextin. Trong chuyến công du này, Ngoại trưởng Mỹ thực hiện hai chuyến thăm riêng rẽ đến al-Quds (Giêruxalem) và thành phố Ramallah ở khu Bờ Tây. Có lẽ vấn đề Palextin là mối lo ngại nhất cho Tổng thống Mỹ. Trên thực tế Barack Obama đang cố gắng tìm ra kết thúc có hậu cho giải pháp hai nhà nước đối với xung đột Palextin-Ixraen. Đó là lý do tại sao chính sách đối ngoại của Mỹ cũng đồng thời phải chật vật giải quyết nhiều vấn đề nghiêm trọng tại Trung Đông như khủng hoảng Xyri vốn liên quan trực tiếp đến lợi ích quốc gia cũng như an ninh quốc gia và khu vực của Mỹ. Ngoại trưởng John Kerry đang cố gắng hết sức để theo đuổi các vấn đề chính trị ở khu vực thông qua một cách tiếp cận mới đối với giải pháp hai nhà nước trong cuộc xung đột Ixraen-Palextin.

Ngoại trưởng John Kerry cho rằng nếu việc thành lập nhà nước Palextin được giải quyết thì sẽ tạo ra thay đổi trong cách thực thi vấn đề an ninh và xu thế của các phe nhóm Palextin như phong trào Hamas. Có lẽ Ngoại trưởng Mỹ đang theo đuổi vấn đề nhà nước Palextin với mục tiêu chính là đàn áp phong trào kháng chiến chống Ixraen ở Tây Nam Á và Đông Địa Trung Hải. Nếu phong trào Hamas cùng tinh thần chống đối của họ được nhà nước Palextin kiểm soát thì điều này sẽ mở ra xu thế cô lập cho các phong trào kháng chiến ở Đông Địa Trung Hải.

Trong tình hình hiện nay, phong trào Hezbollah của Libăng đã tham gia các vấn đề khu vực. Nếu Hezbollah chủ động dính líu vào cuộc khủng hoảng Xyri thì bản sắc Libăng với vai trò trung tâm trong trục kháng chiến chống Ixraen của họ tại khu vực sẽ bị che lấp bởi vai trò khu vực. Việc tiếp tục tình trạng này trong thời gian dài sẽ dẫn đến việc hình thành một nhà nước với nhiều vấn đề phức tạp khó đoán định liên quan đến sự cân bằng đối với các cường quốc khu vực. Do vậy, chuyển công du của Kerry lần này còn được đánh giá là để tiếp tục thực hiện những gì dang dở mà Giám đốc cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) John Brennan đã lên kế hoạch trong chuyến công du đến Trung Đông vào ngày 18/5/2012. Kế hoạch này từng gây nên nhiều sự ngạc nhiên cho dư luận quốc tế và giới phân tích thời điểm đó. Kết quả trong chuyến công du mà John Brennan đạt được chính là sự khởi đâu đê John Kerry thực hiện khi đên Trung Đông lần này. Tình hình chiến lược mơ hồ hiện nay tại khu vực cần được phân tích trên cơ sở những dấu hiệu “an ninh mơ hồ”. Với tình trạng không mấy rõ ràng trong vấn đề an ninh thì các hoạt động ngoại giao của John Kerry có thể tạo ra một không khí chiến lược mới nhằm hướng lái đồng minh bảo thủ tại khu vực vào các hoạt động phù hợp với chính sách an ninh và chiến lược của Mỹ.

Gần đây nhất, Quốc hội Mỹ đã thông qua dự luật gây sức ép đòi chính quyền cung cấp vũ khí chiến thuật cho các nhóm chiến binh ôn hòa Xyri, buộc Chính quyền Tổng thống Barack Obama phải thể hiện vai trò tích cực hơn trong việc hình thành những điều kiện an ninh ở khu vực. Xu thế này sẽ tạo nên cơ sở cần thiết cho những động thái chiến lược tiếp theo. Các điều kiện an ninh khu vực Trung Đông như trên là dấu hiệu cho động thái ngoại giao đổi mới, thể hiện nỗ lực nhằm tạo ra nền tảng an ninh chung giữa quyền bá chủ thế giới và chủ nghĩa bảo thủ ở khu vực. Kết quả là chuyến công du của Kerry đến Trung Đông lần này trên thực tế là việc tiếp tục và mở rộng con đường mà các Ngoại trưởng Mỹ tiền nhiệm từng đi để thúc đẩy các thỏa thuận chiến thuật, kiểm soát chặt chẽ hơn nữa cuộc khủng hoảng khu vực. Việc kiểm soát khủng hoảng thành công sẽ mở đường hơn nữa cho việc hạn chế sức mạnh của các phong trào kháng chiến, đồng thời khiến giới lãnh đạo Hamas phải thực hiện những thay đổi lớn trong chính sách của họ.

***

Bài phỏng vn cựu đại sứ Iran Mohammad Irani tại Gioócđani trên mạng “Tin Trung Đông” gn đây

+ Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã có chuyến công du đến khu vực Trung Đông lần thứ 4 kể từ khi đảm nhiệm vị trí này, trong đó có cả việc viếng thăm vùng lãnh thổ bị chiếm đóng của Palextin. Dường như cách tiếp cận trong nhiệm kỳ hai của Obama đối với tiến trình hòa bình Trung Đông đã có những thay đổi đáng kể so với nhiệm kỳ trước khi Tổng thống Mỹ bổ nhiệm Geogre Mitchell làm đặc phái viên để giải quyết vấn đề Ixraen- Palextin. Ông đánh giá thế nào về chính sách của Obama trong hai nhiệm kỳ liên quan đến vấn đề tiến trình hòa bình Trung Đông?

– Dường như người Mỹ luôn đặt vấn đề Palextin trong chương trình nghị sự của mình, đặc biệt liên quan đến việc tạo ra nền tảng cơ bản cho các thỏa thuận giữa chính quyền Ixraen và Palextin. Kể từ chuyến công du đầu tiên đến khu vực, thăm Ai Cập và có bài phát biểu trước sinh viên của trường Đại học Tổng hợp Cairô, Tổng thống Barack Obama đã cố gắng chuẩn bị cơ sở hòa bình cũng như thỏa hiệp cho Paiextin-Ixraen. Trong nhiệm kỳ đầu, ưu tiên số một của Tổng thống Mỹ không phải là vấn đề Palextin. So với biến động chính trị đang diễn ra dồn dập ở khu vực Trung Đông thì việc Netanyahu chuẩn bị tái tranh cử, đặt điều kiện để bắt đầu đàm phán và triển vọng về khả năng tiến trình đàm phán sẽ bế tắc… đã khiến vấn đề Palextin bị gạt qua một bên. Cần phải nhắc lại rằng một nửa nhiệm kỳ đầu của Obama dành để đối phó, giải quyết vấn đề biểu tình, thay đổi chế độ, làn sóng bạo động, biểu tình đường phố… trong “Mùa Xuân Arập” ở khu vực. Trong nhiệm kỳ hai của Obama, vấn đề Palextin, không thể tách rời chính sách đối ngoại của Mỹ ở khu vực Trung Đông, đã được đánh giá lại. Nguyên nhân là Thủ tướng Ixraen (vẫn như trước đây, luôn lặp lại luận điệu cứng rắn đối với Palextin). Tuy nhiên, trong việc thành lập nội các mới của Netanyahu, Chính phủ Mỹ đã đóng một vai trò quan trọng và trên thực tế Netanyahu buộc Obama cùng Chính phủ Mỹ phải vào cuộc. Trên cơ sở đó, John Kerry phải thực hiện nhiều chuyến công du đến khu vực. Ngoài nội dung thảo luận với các nước Arập về cuộc khủng hoảng Xyri thì tiến trình hòa bình Trung Đông cũng là ưu tiên trọng trong những chương trình làm việc của Ngoại trưởng Mỹ.

+ Trong những ngày đầu đảm nhiệm cương vị Tổng thống ở Nhà Trắng, Barack Obama cam kết giải quyết vấn đề tiến trình hòa bình Trung Đông. Tuy nhiên, đã bốn năm rưỡi trôi qua, không có tiến triển nào ngoại trừ bế tắc trong đàm phán. Lý do đằng sau thất bại trung gian hòa giải của Mỹ là gì?

– Trong giai đoạn đầu tiên của lịch trình, để thực hiện đàm phán giữa Palextin-Ixraen thì cần phải có sự hài hòa giữa Chính phủ Ixraen và Mỹ. Nói cách khác, nếu đảng Cộng hòa nắm quyền, đảng Likud cực đoan vẫn điều hành đất nước thì chắc chắn chấm dứt đàm phán sẽ là ưu tiên số một. Khi đảng Dân chủ ở Mỹ- lên nắm quyền và đảng Lao động đang lãnh đạo Ixraen thì giữa hai bên có nhiều quan điểm chung. Tuy nhiên, thực tế gần đây nhất vừa điễn ra: Obama trúng cử Tổng thông nhiệm kỳ hai và lên nắm quyền; Netanyahu và đảng cực đoan của ông ta tái đắc cử và cũng đang điều hành đất nước. Đây là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến việc ngưng trệ đàm phán. Một lý do khác là Netanyahu và giới chức Ixraen cảm thấy sự yếu kém của các nước Arập do tác động của môi trường hiện nay chi phối trong khu vực. Điều này có nghĩa Ten Avíp cho rằng chính quyền các nước Arập ở Trung Đông đang bị biến động chi phối, tác động đến vấn đề nội bộ của họ, cần phải tập trung nỗ lực giải quyết khủng hoảng trong nước nên không còn chú trọng đến tình hình khu vực. Chính vì vậy Ixraen đánh giá Palextin đã mất sự ủng hộ của các nước Arập và Hamas không còn hứng thú ủng hộ Tổ chức Anh em Hồi giáo nữa. Kết quả của tất cả các giả định và diễn giải chính trị trên đã dẫn đến gia tăng đòi hỏi của Ixraen. Trong bối cảnh đó, nếu đặt ra mục tiêu đàm phán thì Ixraen sẽ ngồi vào bàn đàm phán ở thế thượng phong.

+ Trong cuộc gặp gỡ với Mahmoud Abbas, Ngoại trưởng John Kerry đã đề xuất ý tưởng viện trợ 4 tỷ USD để khôi phục nền kinh tế Palextin với điều kiện đổi lại là cần đạt được tiến triển trong tiến trình hòa bình Trung Đông, một động thái khiến Hamas phản ứng gay gắt và thậm chí điều tương tự cũng diễn ra trong nội bộ giói chức phong trào Fatah. Những người phản đối kế hoạch này buộc tội Kerry dùng thủ đoạn chính trị trao đổi lại viện trợ kinh tế. Ông đánh giá thế nào về đề nghị này và dự đoán của ông về đòi hỏi mà phía Oasinhtơn đưa ra cho chính quyền Palextin?

– Vấn đề liên quan đến việc cả hai bên (Netanyahu và Mahmoud Abbas) đã đưa ra những điều kiện quá cao trong giai đoạn đầu tiên, bản lề tạo điều kiện tiền đề cho quá trình đàm phán. Phía Palextin đề nghị Ixraen chấm dứt xây dựng các khu định cư trong khi Ten Avíp đòi hỏi phải công nhận Nhà nước Do Thái. Đây chính là yếu tố gây bế tắc trong đàm phán song phương. Dường như để phá vỡ rào cản này, Mỹ cần phải xuất đầu lộ diện, tham gia quá trình với khẩu hiệu khác để thay đổi điều kiện trên của cả hai bên. Yêu tố mà John Kerry tạo ra để vượt qua được rào cản này chính là tiến trình hòa bình kinh tế. Tất nhiên ý tưởng này từng được Tony Blair, cựu Thủ tướng Anh khởi xướng trước khi Kerry đảm trách cương vị Ngoại trưởng. Trên cơ sở đó, Kerry tiếp tục phát triển, thực thi, buộc Palextin phải tham gia đàm phán để đổi lấy khoản hỗ trợ tăng trưởng kinh tế 4 tỷ USD. Cùng với khoản hỗ trợ đó, Mỹ cùng đề xuất cải thiện đời sống người dân Palextin.

Chắc chắn, kế hoạch này sẽ đạt được một số thành quả nhất định. Tuy nhiên, mục đích quan trọng nhất của Mỹ chính là: khi đưa ra kế hoạch can thiệp vào kinh tế thì Palextin sẽ quên vấn đề quan trọng chính của họ là đòi lại đất, hồi hương người tị nạn… để thay thế bằng ưu tiên cho điều kiện kinh tế.

+ Trong cuộc gặp gỡ với Mahmoud Abbas, Tổng thống Ixraen Shimon Peres tuyên bố đa số người dân Ixraen hoan nghênh kế hoạch hòa bình về nhà nước Palextin thành lập trên cơ sở đường biên giới năm 1967. Trong khi đó, một số nhân vật chính giới cực đoan của Ten Avíp đã chỉ trích tuyên bố của Shimon Peres. Bộ trưởng Tư pháp kiêm Trưởng đoàn đàm phán hòa bình của Ixraen, Tzipi Livni khẳng định giới chức Ixraen có nhiều quan điểm khác nhau liên quan đến chi tiết trong kế hoạch hòa bình Trung Đông, nhất là vấn đề biên giới giữa hai bên. Đâu là nguyên nhân căn bản, sâu sa của những khác biệt chính trị trong chính quyền Ixraen?

– Chúng ta hãy cùng quay ngược lại dòng lịch sử. Ngay từ thời cổ đại, miền đất bao quanh Ixraen và các vùng lãnh thổ của Palextin đã nhiều lần bị đánh chiếm rồi lại tái chiếm. Sau khi Thế chiến thứ Nhất kết thúc, Hiệp định mật Sykes-Picot giữa Anh và Pháp đã chia cắt khu vực này và đặt dưới sự kiểm soát chung của hai nước. Năm 1917, lãnh thổ Palextin cho người Do Thái được thành lập dưới sự ủy trị cửa Anh, thu hút hàng trăm nghìn người Do Thái từ Anh trở về. Ngày 29/11/1947, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết phân chia Palextin thành hai quốc gia Do Thái và Arập. Ngày 14/5/1948, giới lãnh đạo chủ nghĩa phục quốc Do Thái đã tuyên bố thành lập Nhà nước Ixraen và xua đuổi người Arập. Ngay lập tức, Ai Cập, Libăng, Xyri, Gioócđani và Irắc tuyên bố chiến tranh với Ixraen, bắt đầu giai đoạn Chiến tranh Arập-Ixraen. Một cuộc ngừng bắn được các bên liên quan tuyên bố năm 1949, thừa nhận các biên giới tạm thời, theo đó Ixraen có thêm được 26% lãnh thổ ủy trị ở bờ Tây sông Gioócđan. Về phần Gioócđani thì chiếm các vùng núi rộng lớn của Judea và Samaria, sau này được gọi là Bờ Tây. Ai Cập giành quyền kiểm soát một dải đất nhỏ dọc theo bờ biển, chính là Dai Gaza hiện nay. Sau khi liên quân Arập bị Ixraen đánh bại, khoảng 800.000 người Palextin đã bỏ chạy khỏi các khu vực bị Ixraen sáp nhập và trở thành những người tị nạn tại các nước láng giềng. Trong cuộc chiến tranh Arập-Ixraen diễn ra sau đó giữa Ixraen với Ai Cập, Gioócđani và Xyri vào năm 1967, Ixraen đã chiếm được Dải Gaza, bán đảo Sinai, vùng Bờ Tây sông Gioócđan và cao nguyên Golan.

Năm 1958, Fatah, tổ chức cách mạng đầu tiên của nhân dân Palextin, được thành lập dưới sự lãnh đạo của ông Yasser Arafat, tạo tiền đề cho Tổ chức Giải phóng Palextin (PLO) sau này. Năm 1969, tại “Quốc dân đại hội Palextin”, ông Arafat được chọn làm Chủ tịch PLO và 5 năm sau đó Liên đoàn Arập công nhận PLO là đại diện duy nhất của nmrời Palextin. Ngày 15/11/1988, “Quốc dân đại hội Palextin” ra tuyên ngôn độc lập, khẳng định nhà nước Palextin gồm lãnh thổ là khu vực Bờ Tây sông Gioóc đan do Gioócđani nhượng lại, được khoảng 100 quốc gia thừa nhận. Một tháng sau, tại Genevơ, ông Arafat gián tiếp tuyên bố thừa nhận sự tồn tại của Ixraen trong phạm vi của các đường biên giới trước năm 1967. Điều này có nghĩa là Dải Gaza và Bờ Tây sông Gioócđani không thuộc về Ixraen. Cả Mỹ và Ixraen đều hài lòng trước tuyên bố này.

Nếu nhà đàm phán và hoạch định chính sách chủ chốt của Ixraen là người đứng đầu nội các như là Netanyahu thì họ không nên chỉ dựa vào vấn đề đường biên giới. Trong tình hình hiện nay, họ không chỉ phản đôi đường biên giới năm 1967 mà còn không có bất kỳ định nghĩa cơ bản nào về vấn đề này. Nói cách khác, giới chức Ixraen phản đối mọi cuộc đàm phán với người dân Palextin để đạt được vấn đề chung nhất. Không chỉ bất đồng về đường biên giới năm 1967 mà phía Ixraen còn không chấp nhận những đường biên giới này, cho rằng khi so sánh với những điều kiện đã được đề xuất trước đây thì kế hoạch hòa bình gần đây đã được Ixraen nhân nhượng quá nhiều. Vài tuần trước đó, Ngoại trưởng các nước Arập, do Cata đứng đầu, đã đề xuất kế hoạch với Ngoại trưởng John Kerry. Theo kế hoạch này, các ngoại trưởng Liên đoàn Arập tuyên bố thay mặt cho người dân Palextin, họ sẵn sàng đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của vấn đề không nên đề cập là khu định cư, đường biên giới mà nên tập trung trao đổi về vấn đề các vùng lãnh thổ, đổi đất lấy đất. Trên thực tế, bằng cách lờ đi vấn đề đường biên giới năm 1967 đã được công nhận trong thỏa thuận quốc tế, Liên đoàn Arập đã khẳng định rằng vấn đề này là bất di bất dịch và không nên đề cập đến nữa. Điều này gia tăng khác biệt giữa các các phe nhóm Palextin, đặc biệt là Hamas với Abbas. Hamas bất bình về kế hoạch hòa bình của Ngoại trưởng các nước Arập và Mahmud Abbas, khẳng định sẽ không bỏ qua mà tham gia tích cực vấn đề tiến trình hòa bình Trung Đông. Do vậy, nhằm tìm ra một giải pháp để tiếp tục thỏa hiệp, đàm phán là không thể trong những ngày này. Mặc dù Mahmoud Abbbas đã đề cập đến thỏa thuận an ninh với Ixraen nhưng có sự khác biệt giữa các phe phái trong chính quyền Palextin và Ixraen từ trưóc đó. Điểm mấu chốt chính là Mỹ đang điều khiển tiến trình hòa bình Trung Đông từ phía sau hậu trường, đang thực hiện tích cực vai trò trung gian và có thể thực hiện nhiều bước đi nghiêm túc hơn để hướng hai bên cùng ngồi vào bàn đàm phán. Tuy nhiên, chẳng có bằng chứng nào chứng minh cho tuyên bố này và dường như cũng chưa đạt được điểm chung nào để khiến hai bên cùng có thể chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán.

+ Ngoại trưởng Anh từng chỉ trích quyết liệt việc Ixraen tiếp tục xây dựng các khu định cư. Đồng thời một số nguồn tin cho biết trong cuộc điện đàm trực tiếp giữa John Kerry và Đại sứ Ixraen ở Oasinhtơn, Ngoại trưởng Mỹ đã kịch liệt chỉ trích việc Ten Avíp xây dựng thêm các khu định cư, trái ngược với những gì mà chính quyền Do Thái đã cam kết với Nhà Trắng trước đó. Vậy cách tiếp cận của Mỹ và châu Âu đối với chính sách xây thêm khu định cư làm gia tăng căng thẳng của Ixraen là gì? Liệu có thể nói rằng những người bạn cũ của Ixraen đang coi chính quyền Ten Avíp hiện nay là trở ngại chính đối với đàm phán?

– Luôn luôn có sự khác biệt trong quan điểm của của các nước châu Âu và Mỹ về vấn đề Palextin. Khi nói đến các nước châu Âu thì chúng ta đang đề cập đến Liên minh châu Âu (EU). Từng nước châu Âu có quan điểm riêng của mình, đó là: các Nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp Quốc cần phải được thực hiện và việc công nhận đường biên giới năm 1967 là điểm khởi đầu của sức ép từ cộng đồng quốc tế đối với Ixraen. Trong những năm gần đây, Ixraen đã tăng cường xây dựng các khu định cư dọc theo đường biên giới năm 1967. Điều này khiến EU lo ngại rằng khoảng cách tồn tại giữa Ixraen-Palextin về kế hoạch hòa bình Trung Đông đang được mở rộng. Bên cạnh đó, một điểm quan trọng khác là Ixraen không cần quan tâm đến các quan điểm của châu Âu. Để đạt được quan hệ với Palextin hoặc bất kỳ hình thức nào của thỏa thuận, Ixraen luôn cầu cứu đến Mỹ và thực tế luôn nhận được sự ủng hộ của Mỹ đê gây áp lực lên Palextin và các nước Arập. Châu Âu cảm thấy ràng mình chẳng có vai trò gì trong tiến trình hòa bình Trung Đông và do vậy khi Mỹ đưa ra những đề xuất cho vấn đề Ixraen-Palextin chỉ càng khiến các nước châu Âu lặp lại bất đồng với các phần tử cực đoan trong giới chính trị Ixraen mà thôi.

Đăng tải tại Archives, Articles, International relations | Thẻ , , | Bình luận về bài viết này

Quyền lực Lương tâm

M. K. Gandhi

Phan Trinh dịch

“Khi không thể nói chuyện phải trái với nhà cầm quyền bằng kiến nghị, hay những cách thức tương tự, thì giải pháp duy nhất còn lại, nếu ta không muốn chịu đựng những luật lệ sai lầm, sẽ là một trong hai: hoặc dùng vũ lực buộc họ khuất phục, hoặc tự chịu khổ và chấp nhận những hình phạt sẽ có dành cho người không tuân thủ luật pháp.” (Gandhi)

Giới thiệu của người dịch:

Sự thật, tình thươngtự khổ là cốt lõi phương pháp đấu tranh Quyền lực Lương tâm (Satyagraha) [i] của M.K. Gandhi:

Đối với Gandhi, sự thật thượng đế. Ông không thờ chủ nghĩa, không thờ chữ nghĩa, cũng không thờ đảng lãnh đạo, ông thờ sự thật. Cả đời ông là một cuộc truy tìm sự thật, đó là mục đích tối hậu, còn độc lập cho Ấn Độ là một thành quả bắt nguồn từ mục đích tối hậu kia.

Trong khi đó, tình thương là nền tảng của bất bạo động. Tôi không bạo động vì tôi trân trọng sự sống của con người, kể cả của kẻ thù. Gandhi nhấn mạnh nhiều lần: đừng dùng bất bạo động như vũ khí của kẻ yếu, đừng bất bạo động vì chưa thể bạo động. Tình thương khiến ông khách quan nhìn ra giới hạn của mình cũng như khả năng cảm hoá kẻ ác của sự thật và tình thương. Mục đích của Gandhi là sự thật, còn phương tiện là tình thương.

Tự khổ là cốt lõi thứ ba của Quyền lực Lương tâm. Đây là điều ít người nhắc tới và có lẽ là lý do khiến con đường của Gandhi trở nên khó khăn với đám đông sau này. Nhưng đó là điều Gandhi đã tin, đã nói và đã làm. Đức Jesus cũng từng khuyên người khát khao đi tìm sự thật phải biết “bỏ mình đi”, vác thập giá mà đi. Đạo Phật cũng khuyên con người hãy biết “chịu phần thiệt về mình”, bằng không thì sự công bằng thuần tuý sẽ dẫn đến mạng đòi mạng, mắt đòi mắt và cả thế giới sẽ hoá mù. Gandhi cũng chỉ nói điều tương tự: khi bạn không tin điều gì là sự thật, hãy đừng làm nó. Nếu luật lệ nào không đúng, hãy cứ bất tuân và chấp nhận những trừng phạt sẽ đến dành cho người bất tuân. Đó là chọn lựa duy nhất để con người giữ được phẩm giá, bằng không sẽ là thoả hiệp và con người sẽ trở thành nô lệ.

***

Cũng nên nói rằng tuy Gandhi là lãnh tụ Đảng Quốc đại Ấn Độ và cũng là lãnh tụ tinh thần của dân tộc Ấn trong cuộc đấu tranh giành độc lập, nhưng ông là một người hành động nhiều hơn là một nhà tư tưởng. Những gì ông viết phần lớn đều bằng ngôn ngữ giản dị, dành cho đại chúng và để phục vụ cuộc đấu tranh trước mắt. Cũng không dễ để hệ thống hoá tư tưởng của Gandhi, dù số lượng điều ông viết không ít. [ii]Nhưng con đường của ông, phương pháp đấu tranh bằng Quyền lực Lương tâm của ông đã ảnh hưởng rất lớn đối với những nhà đấu tranh từ Âu sang Á, từ Martin Luther King ở Mỹ, Vaclav Havel ở Tiệp Khắc, đến Aung San Suu Kyi ở Miến Điện.

Có lần bà Aung San Suu Kyi, trích lời Nehru – người sát cánh với Gandhi trong cuộc đấu tranh giành độc lập, sau thành Thủ tướng Ấn Độ – viết về Gandhi và Tagore như sau:

“Tagore trước hết là một nhà tư tưởng, trong khi Gandhi lại là một người hành động không ngừng và toàn tâm. Tuy mỗi người mỗi cách, cả hai đều có tầm nhìn thế giới và đều thấm nhuần tinh thần Ấn Độ. Cả hai là đại diện cho những mặt khác nhau nhưng hài hòa của Ấn Độ, vị này bổ sung cho thiếu sót của vị kia.” [iii]

Cũng nên biết Tagore xuất thân quý tộc, tư tưởng phóng túng, dung nạp điều tích cực của phương Tây, trải qua kinh nghiệm được phương Tây trải thảm đỏ đón tiếp, trong khi Gandhi xuất thân trung bình, trải nghiệm kỳ thị chủng tộc ở Nam Phi và sự ngược đãi của người da trắng. Tagore có lúc phê phán Gandhi, nhưng cả hai đều rất kính trọng nhau. Tagore tư tưởng không thể thiếu Gandhi hành động, và Ấn Độ cần cả hai, như hai con mắt của một vị thần.

***

Người Việt đã biết đến đấu tranh sinh tồn, đấu tranh chống ngoại xâm, và cũng đã điêu đứng vì du nhập đấu tranh giai cấp.

Cùng với sự thức tỉnh của sự thật và khát khao sự thật – không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới hiện nay – dường như đây là lúc đang diễn ra cuộc đấu tranh của Quyền lực Lương tâm.

Cũng có thể tin rằng: khi Quyền lực Lương tâm đốt cháy trong lòng mỗi cá nhân thì ngọn lửa lương tâm sẽ châm ngòi cho những cuộc đấu tranh rầm rộ của đại chúng, thường được gọi là Quyền lực Nhân dân (People Power), đã từng cuốn phăng đi bao nhiêu chế độ độc tài từ Đông sang Tây.

Điều kỳ diệu là dù văn hoá, thể chế, nhân cách có suy đồi đến mấy thìlương tâm con người – sức mạnh hối thúc con người hướng về sự thật và tình thương – vẫn còn, và cuối cùng vẫn là nền tảng duy trì sự sống. Nó luôn thắng và chỉ bị đầy lùi ngắn hạn. Nhưng những lúc bị đẩy lùi ngắn hạn này, theo Gandhi, lại được ghi vào lịch sử – giống như người đời vẫn thường nhớ đến những lần bị ngạt thở, ít ai nhớ đến không khí – và tạo cảm tưởng cái ác luôn thắng.

Quyền lực Lương tâm là con đường khó và gần với lý tưởng tôn giáo. Nhưng, nếu tôn giáo đã từng thay đổi lịch sử, nếu đạo Tin lành là nền tảng tinh thần của chủ nghĩa tư bản (Max Weber), nếu Gandhi đã thức tỉnh được Ấn Độ là làm thực dân Anh lùi bước, nếu Đức Giáo hoàng John Paul II và Giáo hội Công giáo Ba Lan đã góp phần không nhỏ làm chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu sụp đổ, nếu những chế độ cộng sản cuối cùng vẫn sợ tôn giáo đích thực như sợ kẻ thù, hoặc nói dân dã hơn, nếu “chùa là cái thiện của làng” [iv] thì cũng có thể nói rằng: Lương tâm chính là mầm thiện còn sót lại trong mỗi người, và việc đánh thức nó – đánh thức khát khao sự thật, tình thương và lòng dũng cảm – có thể sẽ là nền tảng tinh thần cho một xã hội dân sự lớn mạnh và gắn kết.

Đó là điều những tù nhân lương tâm đang làm. Đó là điều các blogger lên tiếng vì sự thật và dân chủ đang làm. Họ bênh vực sự thật, họ bất bạo động, và họ chấp nhận tù tội chứ không chấp nhận dối trá.

Thượng đế không xa lạ, thượng đế là sự thật, và những tù nhân lương tâm của chúng ta dường như cũng đang đọc chung Lời nguyện mỗi sáng của Gandhi, như sau:

Tôi nguyện không sợ hãi ai trên trái đất này.

Tôi nguyện chỉ kính sợ thượng đế mà thôi.

Tôi nguyện không nghĩ xấu về bất cứ người nào.

Tôi nguyện không thúc thủ trước bất công, dù do ai gây ra.

Tôi nguyện chinh phục dối trá bằng sự thật,

Và để chống lại dối trá,

Tôi nguyện chấp nhận mọi khổ đau.

***

Đoạn trích dịch dưới đây chỉ là vài điểm sơ lược về phương pháp đấu tranh của Gandhi, như một lời giới thiệu, và hy vọng cũng là một ghi chú góp thêm vào “27 ghi chú dành cho những Tù nhân Lương tâm dự khuyết” của Phạm Hồng Sơn.

______________________

1.

SATYAGRAHA

Trong 30 năm qua, tôi đã truyền bá và thực hành Satyagraha. Những nguyên tắc của Satyagraha như tôi biết hôm nay là đúc kết của một quá trình điều chỉnh theo từng giai đoạn.

Satyagraha khác hẳn Đấu tranh Thụ động như Bắc Cực khác với Nam Cực. Đấu tranh Thụ động vốn được xem như vũ khí của kẻ yếu, và cách đấu tranh này cũng không loại trừ khả năng dùng vũ lực để đạt mục tiêu. Trong khi đó, Satyagraha lại được hình thành như vũ khí của kẻ mạnh nhất và không có chỗ cho bạo lực dưới bất cứ hình thức nào.

Cụm từ Satyagraha là do tôi đặt khi ở Nam Phi, để diễn tả sức mạnh mà kiều dân Ấn Độ ở đó đã sử dụng để đấu tranh suốt tám năm trời. Satyagraha cũng được đặt ra để phân biệt với phong trào Đấu tranh Thụ động đang diễn ra cùng thời ở Anh Quốc và Nam Phi.

Ý nghĩa gốc của Satyagraha là giữ lấy sự thật [holding on to truth], vì vậy có thể gọi đó là Quyền lực của Sự thật [Truth-force]. Tôi cũng gọi Satyagraha là Quyền lực của Tình thương [Love-force] hay Quyền lực Lương tâm [Soul-force].

Khi áp dụng phương pháp này, tôi nhận ra ngay từ những ngày đầu tiên rằng việc theo đuổi sự thật sẽ không cho phép sử dụng bạo lực để gây tổn thương cho đối thủ của mình, và để giảm bớt sai lầm thì người đấu tranh cần phải biết kiên nhẫn và cảm thông. Đơn giản là vì: điều được xem là sự thật đối với người này lại có thể là sai lầm đối với người kia. Kiên nhẫn cũng có nghĩa là tự-chịu-khổ.

Nói cách khác, nguyên lý của Satyagraha chính là: Hãy bảo vệ sự thật, nhưng không bằng cách gây đau khổ cho đối thủ, mà là tự mình chịu khổ.

Chống luật bất công

Trong lĩnh vực chính trị, những cuộc đấu tranh vì con người hầu hết là đấu tranh chống lại cái sai trái của những luật lệ bất công.

Khi không thể nói chuyện phải trái với nhà cầm quyền bằng kiến nghị, hay những cách thức tương tự, thì giải pháp duy nhất còn lại, nếu ta không muốn chịu đựng những luật lệ sai lầm, sẽ là một trong hai: hoặc dùng vũ lực buộc họ khuất phục, hoặc tự chịu khổ và chấp nhận những hình phạt sẽ có dành cho người không tuân thủ luật pháp. Cũng vì điều này mà Satyagraha được phần lớn quần chúng biết tới như là Bất tuân Dân sự hoặc Đấu tranh Dân sự. Dân sự hiểu theo nghĩa không phải là hình sự.

Kẻ phạm pháp luôn lén lút vi phạm và tránh sao cho khỏi bị trừng phạt, nhưng đây không phải là cách của người đấu tranh dân sự. Người đấu tranh dân sự luôn tuân thủ luật lệ của nhà nước mà họ là công dân, nhưng họ tuân thủ không vì họ sợ bị trừng phạt, mà vì họ xem những luật lệ kia là tốt cho phúc lợi của xã hội. Nhưng sẽ có lúc, tuy hiếm hoi, họ cho rằng một số luật lệ là không công bằng và tuân thủ các luật lệ này sẽ là điều sỉ nhục.

Lúc ấy, bằng hình thức dân sự và công khai, họ sẽ bất tuân luật pháp và sẵn sàng chấp nhận bị trừng phạt vì sự bất tuân này. Và để cho nhà cầm quyền càng thấy rõ họ phản đối việc làm của nhà cầm quyền, họ cũng có thể bất tuân cả những luật lệ khác, mà nếu không tuân theo cũng không phạm đến những nguyên tắc đạo đức của họ.

Trong suy nghĩ của tôi, vẻ đẹp và hiệu quả của Satyagraha rất tuyệt vời, và nguyên lý này đơn giản đến nỗi trẻ em cũng có thể hiểu được. Tôi đã giảng giải nó cho hàng ngàn người, nam giới cũng như phụ nữ và trẻ em, đối tượng thường được gọi là dân Ấn làm thuê, với kết quả xuất sắc.

(Trích từ bản Điều trần của Gandhi trước Ủy ban Hunter) [Ủy ban được thành lập cuối năm 1919 để điều tra về vụ Thảm sát tại Jallianwala Bagh, còn gọi là vụ Thảm sát tại Amritsar. ND]

2.

MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG TIỆN

Người đọc: Vì sao ta không tìm cách đạt một mục đích tốt đẹp bằng bất cứ phương tiện nào có thể, kể cả dùng bạo lực?…

Người biên tập: Bạn lập luận nghe có phần hợp lý. Nhiều người cũng nghĩ vậy. Trước đây, tôi cũng từng nghĩ giống vậy. Nhưng, giờ tôi hiểu biết nhiều hơn rồi, tôi sẽ cố gắng thuyết phục để bạn nghĩ khác đi.

Hãy bắt đầu bằng lập luận cho rằng: ta cứ dùng vũ lực để đạt mục đích vì người Anh thực dân cũng đạt mục đích bằng vũ lực, đây là việc có thể biện minh được. Quả thật là họ đã dùng  vũ lực và chúng ta cũng có thể làm tương tự, nhưng khi dùng cùng một phương tiện thì ta cũng sẽ chỉ gặp phải những hậu quả họ gặp. Và bạn biết đó, chúng ta không muốn như thế.

Nếu bạn nghĩ giữa mục đíchphương tiện chẳng có liên quan gì thì đó là một sai lầm lớn. Nhận thức sai lầm này đã khiến cả những người được xem là đạo hạnh mắc phải những lỗi lầm nghiêm trọng. Lập luận như vậy cũng giống như nói rằng ta có thể gieo hạt độc để gặt lấy hoa hồng. Nếu muốn vượt biển, tôi phải dùng tàu thuyền, còn nếu vượt biển bằng xe thì cả xe lẫn tôi đều chìm nghỉm. Câu châm ngôn sau đây thật đáng suy nghĩ: “Thượng đế ra sao thì tín đồ cũng phải vậy.” Nhưng ý nghĩa của nó đã bị bóp méo và con người đã lầm lạc. Có thể ví phương tiện như hạt giống, và mục đích như cây. Hạt giống và cây liên hệ với nhau ra sao thì mục đích và phương tiện cũng liên hệ với nhau như vậy.

Tôi sẽ chẳng được gì nếu tôi thờ Thượng đế bằng cách quỳ lạy Satan. Nếu ai nói rằng “Tôi muốn tôn vinh Thượng đế bằng con đường của Satan, cũng được chứ sao” thì đó là người lầm lạc, vì gieo gì sẽ gặt nấy.

Nếu tôi muốn cướp đồng hồ của bạn, chắc chắn tôi sẽ phải vật lộn với bạn để giành giựt nó; nếu tôi muốn mua đồng hồ của bạn, tôi phải trả tiền mới mua được; còn nếu tôi muốn nhận được một món quà, tôi sẽ phải ngỏ lời với bạn. Bạn thấy đấy, tùy theo phương tiện tôi dùng để đạt mục đích mà chiếc đồng hồ sẽ là của cắp, của sở hữu, hay là một món quà.

(Trích từ Hind Swaraj or Indian Home Rule, Chương XVI)

(Còn 1 kì)

Nguồn: M.K. Gandhi, Non-Violent Resistance (Satyagraha) (Đấu tranh bất bạo động (Satyagraha), NXB Dover Publications, INC. New York, 2001. Trang 6-19. Tựa, tiêu đề và các ghi chú là của người dịch.

Bản tiếng Việt © 2013 Phan Trinh & pro&contra


[i] Xem Joan V. Bondurant, Conquest of Violence – The Gandhian Philosophy of Conflict (Khuất phục Bạo lực – Triết học về xung đột theo Gandhi), NXB Princeton University Press, Bản bổ sung 1988. Chương II: “Satyagraha, Its Basic Precepts” (Satyagraha, Những nguyên tắc cơ bản), trang 15-35.

[ii] Joan V. Bondurant, sách đã dẫn, phần “Dẫn nhập”, trang 7. Khi viết cuốn sách này vào năm 1958, tác giả Bondurant cho biết: “Hầu hết những bài Gandhi viết đều là những bài giảng ngắn cho những người muốn nghe ông góp ý… Ông chỉ viết bốn cuốn sách. Tuy có nhiều sách mang tên ông, nhưng thực ra đó chỉ là những cuốn tổng hợp lại những bài ông viết, những tài liệu ngắn và những diễn văn. Cần phải đọc thêm các bài tuần báo và các bộ sưu tập thư từ ông viết thì mới có thể hiểu thêm diễn biến tư tưởng của Gandhi.” Bondurant cũng cho biết bốn cuốn sách Gandhi viết là: The Story of My Experiments with Truth (Câu chuyện về những thử nghiệm của tôi với sự thật) 1940; Satyagraha in South Africa (Satyagraha ở Nam Phi) 1938;  Hind Swaraj or Indian Home Rule (Hind Swaraj hay nền độc lập nước nhà) 1938; Key to Health (Bí quyết sức khỏe) 1948.

[iii] Aung San Suu Kyi, Freedom From Fear (Quyền không sợ hãi), NXB Penguine Books, 1995, trang 116.

[iv] “Chùa là cái Thiện của làng” là bài báo nổi tiếng của Phạm Xuân Đài viết năm 1990. Đoạn mở đầu của bài báo như sau:

“Trong truyện ngắn Người ở Làng Pháo đăng trên một tờ báo Sài Gòn năm 1990, tác giả Nguyễn Khải đã cho nhân vật chính, một bí thư huyện uỷ có tinh thần đổi mới tại một làng địa phương miền Bắc nói những lời này:

“Làng tôi có nghề pháo là nghề của Tổ cho, thì nhà nhà đều được quyền làm pháo, cấm thế quái nào được. Đình là cái gốc của làng, tôi hô hào dân chúng bỏ tiền ra tu sửa, soạn lại thần phả. Chùa là cái Thiện của làng, tôi mời sư về trông nom, tối một hồi chuông, sáng một hồi chuông, thằng ăn cướp nghe chuông mãi cũng có lúc phải hồi tâm nghĩ lại. Có cơm để ăn, có Phật để lễ, người ngợm lại khác ngay, lại hiền lành tử tế không đâu bằng.” (Trích theo bản đăng lại trên Diendantheky.net, ngày 19/1/2012)

——– http://www.procontra.asia/?p=2688

3.

CUỘC ĐẤU TRANH CỦA LƯƠNG TÂM

Không lịch sử

Người đọc: Có chứng cớ lịch sử nào cho thấy điều ông gọi là Quyền lực Lương tâm đã từng thành công? Tôi chẳng thấy có quốc gia nào vươn lên được nhờ Quyền lực Lương tâm cả. Tôi vẫn nghĩ kẻ ác sẽ cứ làm ác nếu không bị vũ lực trừng phạt.

Người biên tập: Nhà thơ Tulsidas có nói: ”Trong tôn giáo thì lòng thương xót, hay tình thương, chính là gốc, nó quý giá hơn hẳn thể xác. Vì vậy, đừng đánh mất lòng thương xót khi ta còn sống.” Với tôi, đây là môt sự thật khoa học. Tôi tin vào điều này như tin hai với hai là bốn. Quyền lực của Tình thương, Quyền lực của Lương tâm hay Quyền lực của Sự thật cũng chỉ là một. Chúng ta có chứng cớ về tác dụng của nó khắp nơi, trên từng bước đi. Vũ trụ sẽ biến mất nếu không có sức mạnh này. Nhưng bạn đã hỏi về chứng cứ lịch sử, vì vậy, ta cần hiểu lịch sử là gì.

Trong tiếng Gujarati, lịch sử có nghĩa là “đã xảy ra như thế”. Nếu đó là nghĩa của lịch sử thì chứng cớ cho sự hiện diện của Quyền lực Lương tâm có đầy rẫy. Nhưng, nếu lịch sử có nghĩa là những hành vi của vua chúa các thời đại thì có thể nói không có chứng cớ gì về Quyền lực Lương tâm hoặc Đấu tranh Bất bạo động ở đây cả. Bạn không thể nào tìm thấy quặng bạc trong mỏ thiếc được.

Lịch sử, như ta biết, là biên bản ghi lại những cuộc chiến tranh của thế giới. Một thành ngữ quen thuộc của người Anh nói rằng: một quốc gia không có lịch sử, tức không có chiến tranh, là một quốc gia hạnh phúc. Các vua đấu trí ra sao, họ trở thành kẻ thù của nhau ra sau, rồi họ giết nhau ra sao đều thấy ghi rõ trong lịch sử.

Nhưng nếu thế giới chỉ xảy ra có bấy nhiêu thôi thì thế giới đáng lẽ đã chấm dứt từ lâu rồi. Nếu câu chuyện của thế giới bắt đầu bằng chiến tranh và chỉ là chiến tranh thì ngày nay hẳn sẽ không còn ai sống sót. Những dân tộc lâm chiến cũng sẽ biến mất, như những tộc thổ dân Úc khi kẻ xâm lăng gần như không để ai sống sót. Nên để ý rằng những người thổ dân kia đã không dùng Quyền lực Lương tâm để tự vệ, và chẳng cần là tiên tri cũng đoán được rằng nếu điều này cứ tiếp diễn thì người Úc rồi cũng sẽ đối mặt với số phận y như nạn nhân của họ thôi. “Ai dùng gươm sẽ chết bằng gươm.” Một ngạn ngữ Ấn Độ cũng nói tương tự: Táng trong mộ nước có cả những tay bơi chuyên nghiệp.

Sự thật và tình thương

Hiện tượng đông đảo nhân loại vẫn sống trên thế giới hôm nay cho thấy thế giới không được xây dựng trên nền tảng vũ lực, mà được xây dựng trên nền tảng quyền lực của sự thật tình thương. Vì vậy, chứng cớ vĩ đại nhất và không thể nào bác bỏ cho thấy quyền lực này thành công chính là: dù có trải qua bao nhiêu cuộc chiến đi nữa, thế giới vẫn sống còn.

Biết bao nhiêu con người đã và đang tồn tại được nhờ tác dụng tích cực của sức mạnh này. Những cuộc cãi vã vặt vãnh của hàng triệu triệu gia đình hàng ngày đã biến mất trước sức mạnh của sự thật và tình thương, và hàng trăm quốc gia cũng đang có thể sống chung hòa bình. Lịch sử đã không ghi nhận và không thể ghi nhận những thực tế này. Lịch sử quả thực chỉ là một biên bản ghi chép những lúc đứt quãng, khi sức mạnh của tình thương và lương tâm, vốn bền bỉ đều đặn, không phát huy được tác dụng.

Hai anh em tranh chấp, sau đó một trong hai nghĩ lại, đánh thức tình thương ngủ chìm trong lòng mình, thế rồi hai anh em hoà giải và sống yên vui trở lại… chẳng ai ghi chép những chuyện như thế làm gì. Nhưng nếu hai anh em, được người ngoài xúi giục hoặc vì lý do gì khác, bỗng cầm lấy vũ khí đánh đập nhau, hoặc đưa nhau ra trước pháp luật – vốn cũng là một hình thức thể hiện sức mạnh khống chế – thì việc làm của họ lập tức sẽ được báo chí chú ý, hàng xóm láng giềng sẽ bàn tán râm ran, và biết đâu chừng họ có thể đi cả vào lịch sử.

Chuyện gia đình và cộng đồng ra sao thì chuyện quốc gia cũng vậy. Không có lý do gì để tin rằng luật lệ chi phối sinh hoạt trong gia đình lại khác với luật lệ chi phối các quốc gia.

Như vậy, có thể nói lịch sử là văn bản ghi lại sự gián đoạn của những gì tự nhiên thường có. Quyền lực của lương tâm, vốn tự nhiên và hằng có, không được ghi trong lịch sử.

Tâm thay cơ

Người đọc: Theo những gì ông nói, rõ ràng là những ví dụ về hình thức đấu tranh bất bạo động này không tìm thấy trong lịch sử. Vì thế càng cần hiểu đầy đủ hơn về đấu tranh bất bạo động. Có lẽ ông nên nói thêm.

Người biên tập: Đấu tranh bất bạo động là phương pháp giành lấy quyền lợi cho mình bằng cách tự chịu khổ; nó đối nghịch với đấu tranh vũ lực. Khi tôi từ chối làm một việc trái với lương tâm mình thì đó là lúc tôi dùng quyền lực của lương tâm.

Chẳng hạn, khi nhà cầm quyền thông qua một đạo luật có liên quan đến tôi nhưng tôi không đồng tình, nếu tôi dùng bạo lực để buộc chính quyền bãi bỏ đạo luật, thì tôi dùng đến quyền lực cơ bắp. Nếu tôi không tuân phục đạo luật và sẵn sàng chấp nhận hình phạt sẽ đến thì lúc đó tôi dùng quyền lực lương tâm. Điều này ám chỉ người đấu tranh phải chịu hy sinh quyền lợi của riêng mình.

Ai nấy đều tin rằng hy sinh quyền lợi bản thân thì chắc chắn cao đẹp hơn bắt người khác hy sinh quyền lợi của họ. Thêm vào đó, nếu sức mạnh này được dùng cho một lý do không hoàn toàn đúng thì cũng chỉ người dùng nó chịu khổ mà thôi. Anh ta sẽ không làm ai khổ vì sai lầm của mình.

Là con người, ai cũng từng làm nhiều điều mà sau đó mình thấy là sai. Không ai có thể tự hào tôi tuyệt đối đúng, hoặc cho rằng một điều gì đó là sai chỉ vì tôi nghĩ vậy. Nó chỉ sai đối với tôi, sau khi tôi đã suy nghĩ chín chắn và đi đến kết luận. Và một khi đã tin vào kết luận của mình, tôi không nên làm điều mình cho là sai và sẵn sàng đón nhận hậu quả, bất kể đó là gì. Đây là điểm then chốt khi sử dụng quyền lực lương tâm.

Không phải là người

Người đọc: Như vậy là ta sẽ bất chấp luật pháp ư? Đây là điều bất thường. Nước ta là một đất nước luôn biết tuân thủ luật pháp. Dường như ông còn muốn đi xa hơn cả những người cực đoan thì phải. Họ chủ trương chúng ta phải vâng theo những điều luật đã được thông qua, nhưng nếu luật sai trái thì hãy dùng bạo lực để đánh đuổi kẻ làm luật!

Người biên tập: Tôi có đi xa quá hay không thực ra không liên quan gì đến bạn và tôi. Chúng ta chỉ muốn tìm ra điều đúng và làm theo. Ẩn sau mệnh đề “nước ta luôn tuân thủ luật pháp” là ý nghĩa này: chúng ta là những người phán kháng thụ động. Khi chúng ta không đồng tình với đạo luật nào đó, chúng ta sẽ không đập vỡ đầu những kẻ làm luật và cầm quyền, ngược lại, tự chúng ta sẽ chịu khổ nhưng dứt khoát không tuân thủ những luật lệ như thế.

Ý niệm cho rằng ta phải tuân phục luật pháp dù nó tốt hay xấu thế nào mặc kệ quả là một ý niệm mới toanh. Trước đây không hề có điều này. Trước đây dân chúng vẫn bất tuân những luật lệ họ không đồng tình và sẵn sàng chấp nhận hình phạt vì vi phạm chúng. Chúng ta sẽ không còn là người nữa nếu chúng ta tuân thủ những luật lệ xung khắc với lương tâm mình. Giáo huấn này đồng nghĩa với phản tôn giáo và đồng nghĩa với nô lệ.

Nếu chính quyền nói mọi người hãy ra đường nhưng đừng mặc quần áo gì cả thì chúng ta có làm không? Nếu tôi là người đấu tranh bất bạo động, tôi sẽ nói với chính quyền rằng: tôi sẽ không chấp hành cái luật lệ quái gở kia.

Nhưng vấn đề là chúng ta đã đánh mất bản thân mình và trở nên quá dễ phục tùng, dễ đến nỗi chúng ta không ngại tuân theo bất cứ luật lệ hạ cấp nào.

Một người thực sự trưởng thành, một người chỉ biết kính sợ thượng đế, sẽ không sợ bất cứ ai khác. Luật lệ do loài người tạo ra không nhất thiết sẽ trói được anh ta. Ngay cả chính quyền cũng không đòi hỏi đến thế. Họ không nói “Anh phải làm như thế, như thế,” mà họ nói: “Nếu anh không làm thế, chúng tôi sẽ trừng phạt anh.”

Chấm dứt đồng lõa

Chúng ta đã xuống cấp quá thấp, đến độ chúng ta xem việc tuân thủ bất cứ những gì luật pháp áp đặt cho mình như bổn phận của mình, như tôn giáo của mình.

Nếu hiểu được rằng tôi sẽ không còn là con người nữa nếu cứ nhắm mắt tuân theo những luật lệ bất công, thì không có sự độc tài khắt khe nào có thể biến tôi thành nô lệ. Đây là chìa khóa cho sự độc lập của bản thân lẫn độc lập nước nhà.

Thật mê tín và không đúng nếu tin rằng hành vi của đa số đúng hơn của thiểu số. Có thể đưa ra nhiều ví dụ cho thấy hành vi của đa số đã từng sai và của thiểu số đã từng đúng. Tất cả mọi cải tổ đều xuất phát từ sáng kiến của một thiểu số chống lại đa số. Nếu những băng nhóm trộm cướp luôn cho rằng trộm cướp là điều bắt buộc phải làm, thì một người tử tế có chấp nhận lối suy nghĩ này không? Chừng nào con người còn mê tín rằng mình phải vâng phục các luật lệ bất công thì chừng đó con người vẫn còn là nô lệ. Và chỉ có người đấu tranh bằng quyền lực lương tâm mới có thể phá tan lòng mê tín kia.

Dùng bạo lực, dùng súng đạn là việc mâu thuẫn với đấu tranh bất bạo động, nó có nghĩa chúng ta khiến kẻ thù làm điều ta không muốn họ làm. Nếu việc sử dụng vũ lực được biện minh thì chắc chắn kẻ thù cũng sẽ làm y như vậy. Và như thế sẽ chẳng bao giờ có một thỏa hiệp nào. Chúng ta chỉ giả vờ, chẳng khác gì con ngựa mù đi quanh quẩn cối xay, rằng mình đang tiến bộ mà thôi.

Những ai tin rằng họ không bị buộc phải tuân thủ những luật lệ xung khắc với lương tâm thì họ chỉ còn con đường duy nhất là đấu tranh bất bạo động. Mọi con đường khác đều dẫn đến thảm họa.

(Trích từ Hind Swaraj or Indian Home Rule, Chương XVII)

Nguồn: M.K. Gandhi, Non-Violent Resistance (Satyagraha) (Đấu tranh bất bạo động (Satyagraha), NXB Dover Publications, INC. New York, 2001. Trang 6-19. Tựa, tiêu đề và các ghi chú là của người dịch.

Bản tiếng Việt © 2013 Phan Trinh & pro&contra

——— http://www.procontra.asia/?p=2696

Đăng tải tại Archives, Articles, India, Teaching | Thẻ , , , | Bình luận về bài viết này

China’s ‘New Cold War’ puts democracies in danger (Cuộc chiến tranh lạnh mới của Trung Quốc đang đe dọa các nền dân chủ)

By Bharat Verma – Issue Vol 25.4 Oct-Dec 2010| Date : 06 Jul , 2013

VNT: Theo Bharat Verma (A former Cavalry Officer is Editor, IDR, frequently appears on television as a commentator and is author of the books, Under Fire, Fault Lines and Indian Armed Forces.), cùng với Hồi giáo chính thống, cộng sản Trung Quốc được xem là một trong 2 dòng độc tài đang đe dọa sự sống còn của nền dân chủ ở châu Á.
Bắc Kinh đã lợi dụng nguồn vốn đầu tư từ các nước dân chủ, dùng tiền đó để củng cố bộ máy độc tài trong nước, đầu tư vào các nước độc tài khác, đã khéo léo để kết hợp với tràò lưu Hồi giáo chính thống để tạo ra một cuộc “chiến tranh lạnh mới”… đe dọa nền dân chủ thế giới.

Ngoài ra, có 3 luận điểm cần chú ý:

1. Sự bồi tụ sức mạnh phi thường cho phép Trung Quốc thoát hiểm và dẫn đến sự kết thúc giai đoạn “trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc!” (Accretion of extraordinary power allows China to escape unscathed, bringing to an end, the phase of ‘Peaceful rise of China!’);

2. Các thế lực đen là  phần mở rộng của bộ máy chiến tranh  Trung Quốc nhằm đảm bảo rằng các nền dân chủ trở nên rối loạn chức năng và cuối cùng là không cần thiết. (These dark forces are an extension of the Chinese war machine to ensure that democracies become dysfunctional and ultimately redundant.);

3. Trong nhiều cách khác nhau, cuộc chiến ở châu Á, do đó, đã sẵn sàng giữa các thế lực  bóng tối do Trung Quốc lãnh đạo, với ánh sáng tự do và hy vọng sẽ do các nền dân chủ nuôi dưỡng. (The battle in Asia in many ways, therefore, is poised between the forces of darkness led by China, and the light of freedom and hope being nurtured by the democracies.).

Mình rất thich chữ “dark forces” mà Bharat Verma dùng trong bài này, nó gợi ta liên tưởng đến cả bọn “xã hội đen” nữa. Nếu Bharat Verma đúng, liệu CHXHCN Việt Nam có nên xem bọn này là “đồng chí”; có nên đề cao sự tương đồng về ý thức hệ…???

Về tác giả: Bharat Verma  – A former Cavalry Officer is Editor, IDR, frequently appears on television as a commentator and is author of the books, Under Fire, Fault Lines and Indian Armed Forces.

Mời các bạn tham khảo:

————–

The spread of two authoritarian streams, Chinese communism and the Islamic fundamentalism, in combination or otherwise, threaten the survival of democracies in Asia.

First, Beijing deftly sucked in most of the democracies in its economic orbit by making China a very cheap manufacturing destination of the world. This simultaneously created gigantic hard currency reserves and vast political influence. Second, from the inflow of foreign direct investments, a modern lethal military machine was forged. Third, Beijing skillfully invested in dictatorial or Islamic fundamentalist regimes in Asia like North Korea, Pakistan, and Myanmar.

On one hand, this boosts Pakistan and North Korea’s capability to tie down democracies like India, South Korea and Japan without the necessity of China being involved overtly. On the other, by transferring sensitive technologies to these countries, China deflects the attention of major powers from itself and conveniently shifts the debate to the rogue nations clandestinely supported by it. Thus the energies and resources of the other big powers are consumed handling the fall out in Pakistan, Myanmar, Iran and North Korea.

Accretion of extraordinary power allows China to escape unscathed, bringing to an end, the phase of ‘Peaceful rise of China’! The ongoing coercive diplomacy against Japan marks the beginning of ‘Rise of the expansionist China.’

The Islamic fundamentalists and other dictatorial regimes like the military junta of Myanmar by themselves do not constitute dire threat to democracies in Asia as they individually lack capabilities.

However, to gain supremacy in Asia, extreme ideologies supported by Chinese machinations constitute a dangerous tool that can cause mayhem.

To dominate Asia, China will ensure that Islamic regimes come under the Chinese tutelage. Their rigid philosophies have more in common with each other than with the democracies. This helps Beijing in two ways. First, it keeps the Islamic fundamentalists in check and prevents insurrection in Sinkiang inhabited by a large Muslim population.

Second, by way of investment, aid and transfer of sensitive technology, Beijing uses the ‘barbarians’, i.e., Islamic fundamentalists in Pakistan and Afghanistan, Maoists in Nepal or authoritarian regime in North Korea to tie up in knots democracies like India, Japan, South Korea or America and its allies within Asia.

These dark forces are an extension of the Chinese war machine to ensure that democracies become dysfunctional and ultimately redundant.

If the multi-cultural democratic Indian role model succeeds in Asia, the single party Chinese model is bound to fail.

Pakistan is a classic example, which China treats as its colony. Beijing worries that its dreams to reach Gwadar port by land will come to a naught, if Pakistan splinters. This is the singular reason for the Chinese military to be inducted into Pakistan Occupied Kashmir, lest this area, which includes Gilgit and Baltistan, rejoin the Indian state of J&K.

Similarly, if North Korea unites with South Korea, China will feel threatened by the formidable new power equation in its vicinity.

Washington’s attempts to woo Islamabad away from Beijing will not succeed as both nurture an anti-America and anti-India orientation.

The falling apart of Pakistan or uniting of the Koreas, therefore, will certainly curtail Chinese ambitions and enhance footprints of the democracies in Asia.

A win-win for democracies of all hues!

The battle in Asia in many ways, therefore, is poised between the forces of darkness led by China, and the light of freedom and hope being nurtured by the democracies.

If the groups or nations with extreme philosophies led by China succeed, the economic powerhouse of the world in the twenty-first century, i.e., Asia will be under the control of authoritarian regimes. The Western influences led by America’s global interests will be obliterated. Islamization of Europe will become a certainty. North America will feel the heat. India, the softest target, of course, will get the first jolt.

To contend with the American power, Beijing desires a multi-polar world, but in Asia it is determined to achieve China-centric unipolarity.

What should be India’s game plan?

India can be to Asia what America is to the world- a symbol of hope, freedom, justice and liberty.

First, India must attract massive inflow of foreign direct investment by creating the requisite business environment. The red tape that is retarding India’s economic growth should be immediately dispensed with. It is essential we emerge as the leading alternate manufacturing and technology research hub in Asia. Those who bring in the sunrise technologies in joint ventures must be rewarded and encouraged.

The cutting edge technological research requires huge investments, young skilled demographic profile and friendly business environment, where all partners profit in a variety of ways. India boasts of potential to lead Asia in all these parameters.

Keeping Indian societal characteristics in view, American economic model with minor modifications incorporating some of the social welfare features of Europe will be a huge success that can propel India to the top.

Less government and more governance will lead to creation of unprecedented wealth.

Second, New Delhi so far has grossly underutilized the potent geo-economic card held in the Indian arsenal. For example there is ban by the West in transfer of sensitive technologies to China. Many of such technologies can be transferred to India, if the FDI in defense sector is increased to 49 percent from the present unviable 26 percent! Further, to realize the full potential, if defense sector is opened to the private sector, India can be fairly self-sufficient in defense equipment in the next ten years.

Importantly, when other democracies are allowed substantial stakes in the Indian economy, which is mutually beneficial, there will be an automatic increase in New Delhi’s international clout. Therefore, New Delhi must heal these self-inflicted wounds borne out of myopic policies.

Today India’s appetite and the resources to modernize are gigantic. It has enough eggs to put in different baskets that can leverage influence to its benefit.

Third, ‘Guest is not God!’ as touted by Indians. The Chinese and Pakistani guests want a fair chunk of this country’s territory. They have used every dirty trick in the trade to de-stabilize India. Guests must strictly be made to adhere to the passport control regime. More vital is the fact that New Delhi to survive the hostile two-fronts must create extraordinary military capabilities with the help of democracies of the West led by America.

Modern military power capable of dominance in space, air, land and sea in Asia is key to India’s future. It should be able to defend the wealth we create as well as the democratic space.

Fourth, India must shape strong economic and military relationships with democracies like Japan, South Korea and others within Asia. This relationship can further acquire muscle by forming similar networked partnerships with the Western democracies led by America.

Twenty-first Century will witness a robust partnership between India and the United States due to the extraordinary synergy of purpose. The former to protect its democratic fabric and the territorial integrity, and the latter to defend its global stakes in Asia, which includes, access to this huge market.

This relationship between the two democracies can effectively compel Beijing to abandon New Cold War started by it in Asia and revert to ‘Peaceful rise of China!”

—-
Source: http://www.indiandefencereview.com/news/chinas-new-cold-war-puts-democracies-in-danger/0/

Đăng tải tại Archives, Articles, India, International relations | Thẻ , , | Bình luận về bài viết này

CÁC CƯỜNG QUỐC ĐUA NHAU GIÀNH GIẬT CHÂU PHI

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ Tư, ngày 3/7/2013

TTXVN (Niu Yoóc, 30/6)

Tạp chí “Al-Afrikya” (Châu Phi) vừa có bài viết nhận định rằng các cường quốc trên thế giới đều đang tìm cách đổ sức người và sức của vào châu Phi để sở hữu được nhiều nhất nguồn tài nguyên thiên nhiên rất đa dạng của châu lục này, trong bối cảnh nguồn tài nguyên ấy đang cạn kiệt trên phạm vi toàn cầu. Nội dung bài viết như sau:

Từ khi nhiều nước châu Phi giành được độc lập, nơi đây đã phải trải qua tình trạng bất ổn triền miên, các cuộc xung đột khu vực và nội chiến, do các đường biên giới thừa hưởng từ thời thực dân không phù hợp với sự chia rẽ sắc tộc của châu lục này. Cùng với nó, các cuộc chiến tranh của phương Tây ở châu Phi cũng đang gia tăng. Năm 2008, Mỹ đã lập ra Bộ chỉ huy châu Phi (AFRICOM), một trung tâm chỉ huy duy nhất đối với toàn bộ các hoạt động quân sự ở châu Phi. Từ đó đến nay, có Cốt Đivoa, Libi, Mali… rơi vào cảnh chiến tranh, đấy là chưa kể đến Xômali và Cônggô cũng diễn ra các cuộc chiến tranh ác liệt, máu đổ thành sông. Từ những năm 1970 chủ nghĩa tư bản rơi vào khủng hoảng, và phản ứng của các nhà lãnh đạo thế giới của chủ nghĩa tư bản trong nhũng năm 1980 là thực hiện một chính sách tự do quá khích và một cuộc tấn công gay gắt về tư tưởng chống chủ nghĩa Cộng sản. Ở châu Phi, châu Á và khu vực Mỹ Latinh, chính sách này đã được thể hiện trong các chương trình nổi tiếng thích ứng về cơ cấu đã làm suy yếu mạnh mẽ các nước và đã quét sạch tất cả những gì còn lại của cơ sở hạ tầng và các dịch vụ xã hội. Trong thế giới tư bản, tất cả các qui tắc đã bị hủy bỏ theo cách triệt để nhất và pháp chế về việc làm, an ninh xã hội và các quyền công đoàn cũng bị xem xét lại. Năm 1990, khi chủ nghĩa xã hội sụp đổ ở Liên Xô, bầu không khí hoan hỉ đã bao trùm phương Tây khi người ta đã nói đến sự kết thúc của lịch sử và thắng lợi cuối cùng của chủ nghĩa tư bản. Nhưng đến giữa những năm 1990, sự hoan hỉ này đã phần nào giảm bớt và chủ nghĩa tư bản rơi vào tình trạng khủng hoảng phải đi tìm kiếm một hình ảnh mới về kẻ thù. Nhằm mục đích này, thuyết “cuộc xung đột giữa các nền văn minh” của Samuel Huntington, tỏ ra là có ích. Và khi đó, đạo Hồi bị coi là kẻ thù.

Về mặt chiến lược, có những cuốn sách rất được chú ý của một người Mỹ gốc Ba Lan, Zbigniew Brzezinski, với nhan đề: “Sự bá quyền của Mỹ và những đòi hỏi cấp bách mang tính chiến lược của Mỹ” và “Nước Mỹ và phần còn lại của thế giới”. Đối với Brzezinski, Mỹ phải dựa vào sự ủng hộ của Liên minh châu Âu (EU) và các nước lớn ở Đông Âu như Ba Lan và Ucraina để có thể kiểm soát toàn bộ châu Âu và châu Á, vùng đất rộng lớn nhất trên thế giới. Vào cuối nhiệm kỳ tổng thống của Bill Clinton, đã xuất hiện dự án PNAC (dự án cho một thế kỷ mới của Mỹ), qua đó các nhà tân bảo thủ Mỹ chủ trương cải cách dự án Đại Trung Đông và đó là chính sách của Tổng thống Mỹ tiếp theo, George Bush (Con). Hậu quả là thập niên đầu tiên của thế kỷ này đã bao trùm bầu không khí bất an trên toàn thế giới bởi cuộc chiến tranh ở Irắc và Ápganixtan.

Giờ đây người ta chỉ có thể nhận thấy rằng Mỹ đã thua trong cuộc chiến tranh Irắc. Sau 10 năm chiếm đóng của Mỹ, sự kiểm soát chính trị đất nước này nằm trong tay một chính phủ nghe lời nước láng giềng là Iran, kẻ thù của Mỹ, hơn là các ông chủ Mỹ của mình. Nếu bằng sự chiếm đóng Irắc, ý đồ của Mỹ là kiểm soát sản lượng dầu lửa trên phạm vi toàn thế giới, thì đây cũng là một thất bại: một lượng lớn dầu lửa của Irắc hiện đang được đổ vào Trung Quốc. Giá “vàng đen” cao cũng làm giàu cho các nước sản xuất dầu lửa, những nước không có quan hệ tốt với Mỹ, đó là Angiêri, Vênêxuêla, Libi và Nga, và vì thế các nước này sẽ có lượng dự trữ tiền tệ lớn, làm gia tăng khả năng ngày càng độc lập với Mỹ. Đối với Nga, trong những năm 1990, Mỹ đã ủng hộ những người Hồi giáo cấp tiến ở Chesnia nhằm mục đích làm suy yếu nước Nga càng nhiều càng tốt. Trong một cuộc chiến đẫm máu, thủ đô Grozny của Chesnia đã bị phá hủy hoàn toàn và người ta vẫn không quên tấn thảm kịch con tin ở trường học Beslan. Nhưng Nga vẫn đứng vững và dưới thời Putin, Nga lại trở thành một nước tự chủ và độc lập hoàn toàn với một sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ.

Và với Trung Quốc, Mỹ cũng đã nhầm to. Ý đồ của Mỹ là thực hiện thị trường tự do để cuối cùng làm sụp đổ hệ thống Nhà nước xã hội chủ nghĩa giống như trường hợp đã diễn ra ở Liên Xô. Nhưng điều đó đã không diễn ra và nền kinh tế Trung Quốc vẫn tiếp tục phát triển. Hết năm này sang năm khác, Trung Quốc đã vượt qua các nước lớn tư bản chủ nghĩa và hiện nay trở thành cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau Mỹ, và là cường quốc thương mại lớn nhất. Nếu tiến trình này vẫn tiếp tục thì chỉ trong một thời gian ngắn nữa Trung Quốc cũng sẽ vượt lên trên Mỹ. Theo chân Trung Quốc, người ta thấy nhiều nước lớn thuộc thế giới thứ ba như Ấn Độ và Braxin, vài nước lớn ở châu Phi như Nam Phi, Ănggôla và Nigiêria cũng đang trỗi dậy. Các nước lớn đang trỗi dậy (Braxin, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) tạo thành khối mà người ta gọi là BRICS. Chừng nào sự tiến triển này vẫn diễn ra thì phương Tây, sẽ vẫn còn lo ngại. Hồi tháng 11/2011, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thực hiện một chuyến công du châu Á và ông đã tuyên bố rằng Mỹ đã và vẫn là một “cường quốc hòa bình”, và châu Á từ nay là ưu tiên số một của Mỹ. Không phải ngẫu nhiên mà chuyến công du đầu tiên ra nước ngoài của ông Obama sau khi ông tái đắc cử tổng thống nhiệm kỳ hai không phải đến châu Âu hay khu vực Mỹ Latinh, mà là đến Mianma, một nước rất có ý nghĩa trong chính sách bao vây Trung Quốc của Mỹ.

Tầm quan trọng chiến lược ngày càng tăng của châu Phi

Chính trong khuôn khổ chính trị mới này mà AFRICOM đã được thành lập vào năm 2008. Đây là một cuộc cải cách chiến lược quan trọng về các trung tâm chỉ huy tối cao của quân đội Mỹ. AFRICOM chỉ đạo tất cả các chiến dịch của quân đội Mỹ tại châu Phi dưới một sự chỉ huy duy nhất (mà sở chỉ huy nằm ở Stuttgart-Đức) trong khi trước đây các chiến dịch này phụ thuộc vào 3 bộ chỉ huy khác nhau. Cuộc cải cách này phản ánh tầm quan trọng chiến lược lớn của châu Phi trong chính sách đối đầu của Mỹ với Trung Quốc. Những tiến bộ nhanh chóng về công nghệ khiến cho các nguồn nguyên liệu ngày càng trở nên cần thiết đối với ngành công nghiệp của các nước tư bản và cả đối với Trung Quốc lẫn các nền kinh tế mới nổi khác. Châu Phi có trữ lượng lớn còn chưa được khai thác về dầu lửa, khí đốt và các kim loại quý hiếm khác. Người ta cho rằng nguyên liệu và khoáng sản của châu Phi chiếm 40% trên thế giới khiến cho châu lục này có một tầm quan trọng chiến lược đặc biệt đối với các cường quốc thế giới. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của Trung Quốc và của các nền kinh tế mới nổi khác đòi hỏi một lượng rất lớn nguyên liệu. Ngoài ra, các nước BRICS cũng có nhu cầu xuất khẩu rất lớn và đối với họ châu Phi là một thị trường tiêu thụ hàng xuất khẩu đầy hứa hẹn. Nếu Mỹ muốn làm chậm lại sự đi lên của Trung Quốc (chính sách ngăn chặn), thì châu Phi là một yếu tố chủ chốt trợ giúp cho chính sách này trong thập niên tới. Nhưng trớ trêu thay, trong khi Mỹ chưa kịp hành động gì, thì từ vài năm nay Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại chính của châu Phi. May mà Mỹ vẫn còn được xếp sau đó, và cả hai nước này đã vượt qua các cường quốc thực dân cũ của châu Phi là Pháp và Anh.

Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách Mỹ nhận định việc giành được quyền kiểm soát châu Phi trở nên cấp bách đối với Mỹ và điều này không thể thực hiện được chỉ bằng sự cạnh tranh với các chủ thể kinh tế trong thị trường tự do, mà phải cả về quân sự. Vì vậy theo họ, vai trò của quân đội Mỹ và các nước đồng minh ở châu Âu phải mang tính quyết định từ năm 2011 trong các cuộc chiến tranh ở Cốt Đivoa, Libi và hiện nay ở Mali. Điều khiến người ta ngạc nhiên ở đây là Mỹ lẽ ra có thể hành động một cách kín đáo hơn trước sự theo dõi bên ngoài bang AFRICOM và mạng lưới lớn về chính trị và ngoại giao của mình, Mỹ lại bất chấp tất cả nắm hết mọi cái vào tay mình. Theo nhận định của các nhà phân tích chính trị, sự can thiệp trực tiếp này của quân đội các nước thành viên NATO trong các cuộc chiến tranh châu Phi, với vai trò chủ chốt của AFRICOM, sẽ còn tăng thêm trong những năm tới. Ngoài ra, AFRICOM cũng sẽ dính líu vào nhiều chương trình cộng tác lớn về quân sự với các quân đội châu Phi dưới hình thức đào tạo hoặc tập trận chung. Mục đích là cắm chân vào nội bộ các quân đội này và dùng họ để gây ra các cuộc chiến tranh ở châu Phi, nhưng tất nhiên là vẫn phải tuân theo những lợi ích của Mỹ. Oasinhtơn đã áp dụng chiến lược này từ nhiều năm nay tại hai nước rất quan trọng về mặt địa chiến lược, là Xômali và Cộng hòa dân chủ Cônggô, trong khi Mỹ dùng quân đội các nước Êtiôpi, Uganda và Ruanđa để đảm nhận trách nhiệm tại chỗ, phục vụ lợi ích của Mỹ. Hiện nay, Mỹ đang tăng tốc trong việc thực hiện chiến lược này ở châu Phi. Băng chứng là năm 2012, một lữ đoàn của quân đội Mỹ đã nhận sứ mệnh tiến hành các hoạt động tại không dưới 35 nước châu Phi, và đây là một con số kỷ lục. Mưu toan chinh phục châu Phi về quân sự để giành quyền kiểm soát ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi khác được Mỹ thực hiện dưới cái cớ tiến hành cuộc đấu tranh chống khủng bố.

Mới đây, hội nghị cấp cao lần thứ 5 của nhóm BRICS đã được tổ chức tại Nam Phi dưới nhan đề “Nhóm BRICS và châu Phi: Một quan hệ đối tác vì sự phát triển, hòa nhập và công nghiệp hóa”. Các nước thuộc nhóm này đều mong muốn tăng cường sự có mặt về kinh tế của mình ở châu Phi. Nếu Trung Quốc đã vượt qua được Mỹ và các nước châu Âu để trở thành đối tác thương mại chính của châu Phi (kim ngạch hai chiều đạt gần 200 tỷ USD trong năm 2012), thì thương mại của Braxin với châu Phi cũng tăng 6 lần trong 10 năm qua. Các công ty xây dựng và khai thác mỏ của Braxin hiện đang đổ xô vào châu Phi. Tuy nhiên, những tham vọng của nhóm BRICS lại xung đột với các cường quốc phương Tây là những quốc gia đã từng thống trị châu Phi. Trung Quốc đã có một bài học đau đớn với cuộc can thiệp của Mỹ-châu Âu để lật đổ Chế độ Libi hồi năm 2011. Trung Quốc bị mất hàng tỷ USD đầu tư vào đó và đã phải rút hàng nghìn kiều dân về nước. Từ đầu năm nay, được Mỹ ủng hộ, Pháp đã tăng cường can thiệp quân sự vào Mali. Dưới thời George w. Bush và hiện này là Obama, Mỹ đều hướng tới việc sử dụng các phương tiện quân sự để chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở châu Phi, và AFRICOM được thiết lập vào năm 2008 cũng là nhằm mục tiêu này. Ngoài ra, mục tiêu của AFRICOM cũng là nhằm bảo vệ việc tiếp cận dầu lửa và các nguồn tài nguyên chiến lược khác mà châu Phi rất dồi dào, và bảo đảm rằng không một bên liên quan nào, như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản hoặc Nga, có được độc quyền khai thác các tài nguyên này ở châu Phi.

Trung Quốc ve vãn châu Phi

Mới đây, tân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thăm châu Phi, trước tiên là Tandania, sau đó là Nam Phi, nơi ông đã tham dự hội nghị cấp cao các nước BRICS, và cuối cùng là Công hòa Cônggô. Trong suốt chuyến thăm này, ông Tập Cận Bình đã ra sức ve vãn các chính phủ của châu lục này trong bối cảnh các cường quốc ngày càng ùa tới châu Phi hòng kiểm soát các nguồn tài nguyên đa dạng và các thị trường đầy tiềm năng của châu Phi. Ông Tập Cận Bình đã tuyên bố rằng Trung Quốc coi châu Phi là một đối tác “bình đẳng”, khác với các cựu cường quốc thực dân phương Tây. Việc chọn Tandania làm bến đỗ đầu tiên, nơi ông đọc một bài diễn văn về châu Phi, không phải là ngẫu nhiên. Con đường sắt Tandania- Dămbia, được xây dựng trong những năm 1970, là một trong những dự án lớn đầu tiên về cơ sở hạ tầng của Trung Quốc ở châu Phi. Ông Tập Cận Bình đã đọc một bài diễn văn về mối quan hệ Trung Quốc-châu Phi tại một phòng hội nghị được xây dựng bằng vốn của Trung Quốc ở Dar es Salaam, thành phố lớn nhất của Tandania. Ông Tập Cận Bình đã tuyên bố: “Với sự tăng trưởng kinh tế như trước đây, Trung Quốc sẽ cung cấp viện trợ cần thiết cho châu Phi mà không có những ràng buộc về chính trị”. Chủ tịch Trung Quốc dành một gói tín dụng 20 tỷ USD cho các nước châu Phi trong giai đoạn 2013-2015, và hứa hẹn Trung Quốc “sẽ giúp các nước châu Phi biến nguồn tài nguyên thiên nhiên thành sức mạnh phát triển và thực hiện một sự phát triển độc lập bền vững và lâu dài”, ông Tập Cận Bình đã hứa rằng Trung Quốc không bao giờ đối xử với các nước châu Phi như những nước ở thế thấp hơn ngay cả khi Trung Quốc trở nên hùng mạnh hơn và được hưởng qui chế quốc tế cao hơn.

Chuyến đi của ông Tập Cận Bình được coi là để chống lại những chỉ trích của một số phe phái trong tầng lớp lãnh đạo châu Phi nói rằng Trung Quốc thực hiện “chủ nghĩa thực dân mới”. Trước chuyến thăm này, Thống đốc ngân hàng trung ương Nigiêria, Lamido Sanusi, đã viết trên tờ Financial Times xuất bản ở Luân Đôn: “Trung Quốc lấy của chúng ta nguyên liệu và bán cho chúng ta các sản phẩm chế biến. Đây cũng là nguyên tắc của chủ nghĩa thực dân”. Phản ứng lại những lời chỉ trích này, Lư Sa Dã, Vụ trưởng vụ châu Phi của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đáp lại trên truyền hình: “Các nước phương Tây đã làm được gì cho châu Phi trong suốt 50 năm qua từ khi các nước châu Phi giành được độc lập? Không có gì cả! Chính phương Tây, chứ không phải Trung Quốc, chỉ quan tâm đến nguồn tài nguyên của châu Phi”. Theo vị quan chức này, thực sự Trung Quốc không phải là một cường quốc đế quốc, và toàn bộ vốn đầu tư của Trung Quốc tại châu Phi, mặc dù tăng nhanh chóng, vẫn thấp so với các cường quốc đế quốc phương Tây, là những nước đã bóc lột châu Phi trong nhiều thế kỷ qua.

Tất nhiên, các nhà đầu tư của Trung Quốc không được coi là những ân nhân ở châu Phi. Các khoản cho vay và viện trợ của Trung Quốc ở châu Phi chủ yếu là các dự án về cơ sở hạ tầng và khai thác các nguồn tài nguyên, như các mỏ và đường sá, đổi lấy việc cung cấp nguyên liệu, vì Trung Quốc cần bảo đảm cho mình sự phát triển kinh tế bàng các nguyên liệu này. Tại Tandania, ông Tập Cận Bình đã chứng kiến lễ ký nhiều thỏa thuận, trong đó có một dự án cảng ở Bagamoyo, cách Dar es Salaam 75 km về phía Bắc, trị giá 10 tỷ USD, sẽ do công ty Merchant Group của Trung Quốc xây dựng. Cảng này sẽ nối liền một đặc khu công nghiệp, mục tiêu của các thỏa thuận khác mà Trung Quốc đang nhắm tới, để biến khu vực này thành một đầu mối thương mại, nối châu Á với vùng Đông Phi. Ngoài ra, khi hoàn tất, dự án này cũng còn được tính toán để tiếp nhận các tàu biển của hải quân Trung Quốc hoạt động ở Ấn Độ Dương. Những năm qua, một trữ lượng lớn khí đốt đã được phát hiện ở ngoài khơi bờ biển Tandania và Môdămbích và Trung Quốc đã cấp tốc tài trợ cho việc xây dựng một đường ống dẫn khí đốt dài 532 km, trị giá 1,2 tỷ USD, vận chuyển lượng khí đốt mới được phát hiện ở miền Nam Tandania tới cảng Dar es Salaam. Việc tiếp cận nguồn năng lượng này cũng là động cơ của chuyến thăm lần này của ông Tập Cận Bình tới Cộng hòa Cônggô, hiện cung cấp 2% lượng dầu mỏ cho nhu cầu của Trung Quốc và còn có rất nhiều tiềm năng để phát triển. Do lượng mua và vốn đầu tư của Trung Quốc vào lĩnh vực tài nguyên của châu Phi là rất lớn, nên giới lãnh đạo một số nước châu Phi hoặc đang hướng hẳn tới Trung Quốc, hoặc tìm cách sử dụng ảnh hưởng của Trung Quốc làm đối trọng với những lợi ích của phương Tây. Bằng chứng là cách đây chưa lâu, Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma đã ca ngợi “sự phát triển của Trung Quốc”, coi đó là mô hình và “nguồn cảm hứng” đối với Nam Phi, và ông cũng không quên cảnh báo các công ty phương Tây rằng họ phải thay đổi tư duy “thực dân” khi đầu tư vào châu Phi. Hiện nay, tuy Trung Quốc là đối tác thương mại chính của Nam Phi, nhưng châu Âu vẫn là nguồn thương mại và đầu tư lớn. Tổng thống Nam Phi đã tuyên bố với tờ Financial Times: “Trung Quốc đang làm những công việc đó một cách đặc biệt và chúng tôi cho rằng chúng tôi có thể thấy ở chúng những lợi ích nhưng chúng tôi vẫn rất, rất thận trọng”.

Tất nhiên, các nước châu Âu không thể ngồi yên nhìn Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng ở châu Phi. Mới đây, hội nghị các nhà tài trợ, được EU tổ chức ở Brúcxen (Bỉ) vào ngày 13/5, tập hợp 108 nước và một số định chế tài chính quốc tế. Hội nghị này hứa hẹn một khoản tiền 3,25 tỷ euro viện trợ cho Mali từ năm 2013 đến 2014 để tái thiết cựu thuộc địa này của Pháp. Danh sách các nhà tài trợ cho thấy ý muốn của các cường quốc đang tranh chấp nhau giành ảnh hưởng ở châu Phi, nhất là tại khu vực Sahel, nơi có trữ lượng lớn về dầu khí, vàng và các kim loại quí khác. Và cũng vì nguồn tài nguyên của châu lục này, EU đã hứa viện trợ 520 triệu euro cho sự ổn định của Mali, trong khi riêng Pháp hứa viện trợ 280 triệu euro, Mỹ là 367 triệu USD, Anh và Đan Mạch mỗi nước hứa 150 triệu euro, Đức 100 triệu euro, Ngân hàng thế giới 250 triệu euro, Ngân hàng phát triển Hồi giáo 130 triệu euro và Trung Quốc cũng sẵn sàng bỏ ra 50 triệu euro, bởi vì ai cũng hiểu lộ trình ổn định hóa Mali là vô cùng cần thiết và quan trọng để họ khai thác nguồn tài nguyên vô cùng giàu có của châu Phi.

Đăng tải tại Archives, Articles, International relations, Teaching | Thẻ , , | Bình luận về bài viết này

ẤN ĐỘ: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI YẾU KÉM

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

(Foreign Affairs, tháng 5-6/2013)

Trong thập kỷ qua, ít xu hướng thu hút sự chú ý của thế giới nhiều như cái gọi là sự trỗi dậy cửa phần còn lại, sự nổi lên kỳ diệu về kinh tế và chính trị của các nước lớn như Trung Quốc và Ấn Độ. Đặc biệt ở Mỹ, các nhà quan sát về Ấn Độ chỉ rõ nền kinh tế lớn và mở rộng nhanh chóng, dân số đông, và vũ khí hạt nhân của nước này là những dấu hiệu chứng tỏ sự vĩ đại sắp tới của nó.

Các nhà quan sát khác lo ngại về tốc độ trỗi dậy của Ấn Độ, phân vân liệu Niu Đêli có sống theo đúng tiềm năng của mình hay không, liệu cơ sở hạ tầng tồi tệ của nước này có sẽ gây trở ngại hay không, và liệu nước này có đủ mạnh để chống lại một Trung Quốc ngày càng đầy tham vọng hay không. Tuy nhiên, tất cả tranh luận sôi nổi này bỏ qua một thực tế đơn giản: bên trọng Ấn Độ, giới tinh hoa vạch chính sách đối ngoại lảng tránh bất cứ bàn luận nào về vị thế đang lên của nước này. Như một quan chức cấp cao đã làm việc về các mối quan hệ của Ấn Độ với các nước phương Tây gần đây đã nói với tác giả bài viết này: “Có một ý thức cuồng loạn, được sự khuyến khích của phương Tây, về sự trỗi dậy của Ấn Độ”. Một quan chức cấp cao trong Bộ Ngoại giao Ấn Độ nhắc lại tình cảm này: “Khi nào người Ấn Độ chúng ta nói về vấn đề đó? Chúng ta không nói gì cả”.

Điều gì lý giải cho sự thiếu nhất quán này? Như tác giả bài viết này nhận thấy thông qua một loạt cuộc phỏng vấn với các quan chức cấp cao trong chính phủ Ấn Độ, nhiều người trong số họ yêu cầu giấu tên, đó là kết quả của ba thực tế quan trọng đã không được chú ý nhiều ở phương Tây. Thứ nhất, những quyết định về chính sách ngoại giao của Niu Đêli thường mang tính chủ nghĩa cá nhân cao – phạm vi của các quan chức cao cấp chịu trách nhiệm về các lĩnh vực chính sách đặc biệt, chứ không phải các nhà vạch kế hoạch chiến lược ở cấp cao. Do đó, Ấn Độ hiếm khi can dự vào việc suy nghĩ dài hạn về các mục tiêu chính sách đối ngoại của mình, điều ngăn cản nước này giải thích về vai trò mà nước này định đóng trong các vấn đề toàn cầu. Thứ hai, các nhà hoạch định chính sách đối ngoại của Ấn Độ tránh những ảnh hưởng từ bên ngoài, như các tổ chức tư vấn, mà ở các nước khác tăng cường ý thức của chính phủ về vị thế của nước đó trên thế giới. Thứ ba, giới tinh hoa Ấn Độ lo sợ rằng khái niệm về sự trỗi dậy của nước này là sự tạo dựng của phương Tây, điều đã làm tăng thêm những mong muốn một cách phi thực tế về cả sự tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ lẫn những cam kết quốc tế của nước này. Như một quan chức cấp cao có kinh nghiệm ở văn phòng thủ tướng nói, việc phương Tây gán cho Ấn Độ cái mác cường quốc đang trỗi dậy là một sợi “dây treo cổ chúng ta”. Trái lại, các nhà lãnh đạo chính trị và các nhà trí thức Trung Quốc chú ý nhiều tới sự quảng cáo rùm beng của quốc tế xung quanh sự nổi lên của nước họ, và các tổ chức tư vấn và các phương tiện truyền thông của Trung Quốc thường tìm cách định hình và ứng phó với sự luận bản này.

Thái độ khó chịu của Ấn Độ về việc bị gán cho cái mác là cường quốc đang trỗi dậy hắn sẽ làm giảm bớt những tham vọng của Oasinhtơn về mối quan hệ đối tác của mình với Niu Đêli. Ấn Độ có thể được thuyết phục đóng một vai trò quốc tế trong các khu vực, nơi những lợi ích hạn hẹp của nước này đang bị đe dọa, nhưng nước này sẽ không tích cực hưởng ứng những lời kêu gọi trừu tượng muốn nước này đảm nhận thêm trách nhiệm toàn cầu

Những chiến thuật không có chiến lược

Nói chung, ba cơ quan trong chính phủ Ấn Độ làm việc cùng nhau để hoạch định chính sách đối ngoại: Văn phòng thủ tướng; Hội đồng An ninh Quốc gia, do một cố vấn an ninh quốc gia đầy quyền lực lãnh đạo; và Bộ Ngoại giao. Văn phòng thủ tướng được coi là chiếc ghế quyền lực tối thượng, và các nhà hoạch định chính sách đối ngoại khác xoay xở để tiếp cận nó. Tuy nhiên, một nhân tố vượt qua cả ba cơ quan này. Cả ba cơ quan này và các vị trí cao cấp nhất của chúng do các viên chức đối ngoại của Ấn Độ đảm trách. Việc hiểu rõ cơ cấu của Cơ quan Đối ngoại và vai trò của các viên chức của nó là thiết yếu để giải thích lý do tại sao sự trỗi dậy của Ấn Độ thu hút sự chú ý ở Niu Yoóc nhiều hơn ở Niu Đêli.

Cơ quan dân chính của Ấn Độ do chính phủ Anh thành lập vào thế kỷ 19 để giúp đỡ cai quản đế chế thuộc địa rộng lớn của mình. Được biết đến như là “khuôn sắt” của sự cai trị của Anh ở tiểu lục địa này, cơ quan dân chính này vẫn được Ấn Độ duy trì sau khi nước này giành độc lập năm 1947. Cơ quan này hiện nay vẫn có uy tín cao: các quan chức mới được lựa chọn thông qua một cuộc kiểm tra cạnh tranh của cơ quan dân chính và được phân bổ về các bộ phận khác nhau dựa trên sự xếp hạng của họ. Cơ quan Đối ngoại là một trong những thể chế tinh hoa nhất của Ấn Độ, nghe nói chỉ nhận số người tuyển dụng với tỉ lệ chỉ là 0,01%. Không giống như đội ngũ ngoại giao ở Trung Quốc, chẳng hạn, trong đó các quan chức được tuyển dụng theo nhu cầu, một số lượng cố định người Ấn Độ được nhận vào Cơ quan Đối ngoại mỗi năm. Và không giống như ở Mỹ, ở Ấn Độ, các công việc quan trọng nhất là hoạch định chính sách đối ngoại và làm đại sứ thường do các viên chức chuyên nghiệp đảm nhận chứ không phải những người được bổ nhiệm mang tính chính trị.

Một khi họ vượt qua được quá trình tuyển chọn khắt khe để được thu nhận, các viên chức đối ngoại tiếp tục phục vụ như các nhà cố vấn then chốt trong văn phòng thủ tướng, trong Hội đồng An ninh Quốc gia, và Bộ ngoại giao. Họ còn có xu hướng nắm giữ các chức vụ đầy quyền lực nhất trong các cơ quan này: thư ký ngoại giao, người đứng đầu về hành chính của bộ ngoại giao, luôn là một viên chức đối ngoại. Và 3 trong 4 người đã giữ chức vụ cố vấn an ninh quốc gia từ khi vị trí này được lập ra năm 1998, trong đó có người đương nhiệm hiện nay, Shivshankar Menon, đều là các viên chức ngoại vụ.

Vai trò đầy quyền lực của Cơ quan Đối ngoại Ấn Độ tạo ra một quá trình vạch quyết định mang tính chủ nghĩa cá nhân cao. Vì các viên chức đối ngoại được coi là tinh hoa của Ấn Độ và được đào tạo sâu rộng, mỗi người trong số họ được coi là có khả năng nắm giữ quyền lực rộng lớn. Còn nữa, những chính sách thu nhận nhân sự riêng của cơ quan này có nghĩa là một nhóm nhỏ viên chức phải đảm nhận phần lớn trách nhiệm. Ngoài vai trò cố vấn của họ, họ có quyền đáng kể trong việc hoạch định chính sách. Quyền tự chủ này, đến lượt nó, có nghĩa là Niu Đêli có rất ít tư duy tập thể về các mục tiêu chính sách đối ngoại dài hạn của mình, vì phần lớn việc vạch kế hoạch chiến lược diễn ra trong chính phủ được thực hiện ở cấp cá nhân.

Các cuộc phóng vấn của tác giả bài viết này với các quan chức cấp cao nhất cho thấy có rất ít, nếu có đi chăng nữa, đường lối chỉ đạo từ trên xuống về việc hoạch định chính sách đối ngoại của Ấn Độ. Quan chức cấp cao đã giao thiệp với các nước phương Tây nói với tác giả bài viết này:

“Chúng tôi rất linh hoạt và tự chủ trong việc định hình chính sách trên cơ sở từng ngày trong khuôn khổ chính sách bao trùm”. Bị thúc ép giải thích khuôn khổ đó, quan chức này nói: “Nó không được viết ra ở bất cứ đâu hoặc chính thức hóa … Nó được thể hiện trong các bài phát biểu và những tuyên bố của nghị viện”. Sau một chút ngập ngừng, quan chức này đã cười thừa nhận: “Nhưng điều tệ hại này cũng do chúng tôi viết ra”, ám chỉ các viên chức đối ngoại.

Vài đại sứ đương chức và cựu đại sứ khẳng định tình hình này, nhấn mạnh tình trạng thiếu việc vạch kế hoạch từ trên xuống. Một đại sứ có quan hệ thân thiết với văn phòng cố vấn an ninh quốc gia nói về vấn đề đó theo cách này: “ Người ta đề ra các mục tiêu riêng của mình, được nhiều người hưởng ứng và có tác động. Nhưng sẽ hay hơn nếu đôi khi có sự chỉ đạo”. Một cựu đại sứ ở một số nước châu Âu đồng tình nói: “Tôi có thể không bao giờ tìm được bất cứ sự chỉ đạo nào hoặc bất cứ văn bản nào từ Cơ quan Đối ngoại nói cho tôi biết thái độ lâu dài của Ấn Độ nên là như thế nào đối với nước X nào đó. Các lập trường đều là đặc quyền của cá nhân đại sứ”. Một cựu đại sứ khác nói chi tiết: “Tôi hoàn toàn có quyền tự chủ với tư cách là một đại sứ. Không có sự chỉ dẫn nào từ (văn phòng thủ tướng), ngay cả trong các trường hợp các nước lớn. Tôi phải đưa ra những quyết định dựa trên trực giác. Đôi khi tôi nhận được những chỉ thị rất, rất chung chung. Nhưng tôi đã vi phạm gần như tất cả những chỉ thị đó. Thủ tướng là người tính khí thất thường đã nói với tôi rằng về chính trị đó là sự tự sát và rằng nếu điều đó được đưa công khai, ông sẽ tuyệt giao với tôi. Việc tôi làm đúng có nhiều điều liên quan đến may mắn”.

Các viên chức ngoại giao Ấn Độ không chỉ có quyền lực to lớn; họ còn gần như được quyền nặc danh hành động. Chịu trách nhiệm cuối cùng về những quyết định của họ là các nhân vật chính trị phụ trách: thủ tướng và Bộ trưởng ngoại giao. Họ phải chơi một ván bài khôn khéo thuyết phục ban lãnh đạo chính trị chấp nhận những quyết định của họ, dẫn đến quá trình hoạch định chính sách từ dưới lên. Như Jaswant Singh, Cựu Bộ trưởng Ngoại giao, giải thích: “Nếu một bộ trưởng ngoại giao có những kỹ năng để có được sự tôn trọng của các viên chức (bộ ngoại giao), ông ấy sẽ phải hoạch định chính sách và thực thi nó. Nếu không, chính các công chức là người hoạch định chính sách, và bộ trưởng chỉ là bù nhìn”

Việc thiếu chỉ thị từ trên xuống này có nghĩa là việc vạch kế hoạch dài hạn gần như là không thể. Nhiều trong số các quan chức mà tác giả bài viết này đã phỏng vấn đều khẳng định rằng Ân Độ không đưa ra các văn kiện trong nước hay sách trắng về chiến lược lớn. Hơn nữa, các đại sứ mới được bổ nhiệm được nhận những đường lối chỉ đạo rất lỏng lẻo và ít thông tin cơ bản về các khu vực mà họ chịu trách nhiệm, và họ không được yêu cầu viết báo cáo về các mục tiêu của họ.

Các nhân tố nữa góp phần gây ra tình trạng thiếu việc vạch kế hoạch dài hạn. Các chính sách thu nhận nhân sự riêng của Cơ quan Đối ngoại khiến cho Niu Đêli thiếu nhân sự trong lĩnh vực đó, và các viên chức ngoại giao chịu gánh nặng quá sức có ít thời gian hoặc thiên hướng tư duy chiến lược. Như một đại sứ có các mối quan hệ với văn phòng cố vấn an ninh quốc gia nói với tác giả bài viết này: “Thật khó để người ta tập trung vào một chiến lược dài hạn vì họ giải quyết theo lối tư duy hàng ngày”. Các quan chức ở cả bộ ngoại giao lẫn văn phòng thủ tướng miêu tả vai trò của họ là thường bao gồm hoặc là chữa cháy hoặc sa vào việc làm vô vị, và họ bày tỏ những lo ngại về tình trạng thiếu nhân sự. Hơn nữa, hai vụ trong bộ ngoại giao được cho là điều hành chiến lược hóa lâu dài, Vụ Chính sách, Kế hoạch và Nghiên cứu và Vụ ngoại giao công, được dư luận rộng rãi coi là thiếu ảnh hưởng.

Việc thiếu tư duy chiến lược lớn trong bộ máy hoạch định chính sách đối ngoại của Ấn Độ được gia tăng bởi việc thiếu các tổ chức tư vấn có ảnh hưởng ở nước này. Không chỉ thiếu nhân sự của Cơ quan Đối ngoại, mà các viên chức của cơ quan này không nhờ cậy đến các thể chế bên ngoài để nghiên cứu và phân tích sâu về lập trường của nước này. Trái lại, các nhà hoạch định chính sách đối ngoại Mỹ có thể chờ đợi sự hướng dẫn chiến lược từ một loạt rộng rãi các tổ chức bổ sung cho việc vạch kế hoạch dài hạn diễn ra bên trong chính phủ. Nhưng ở Ấn Độ, có rất ít thể chế nghiên cứu theo hướng chính sách chú trọng vào các mối quan hệ quốc tế. Các thể chế làm việc đó thường là các tổ chức tư nhân được các công ty lớn tài trợ, do đó không tránh khỏi họ chủ yếu chú trọng vào các vấn đề thương mại. Ngay cả khi các tố chức tư vấn của Ấn Độ sử dụng các viên chức ngoại giao và các đại sứ về hưu – những người thường tiếp cận với các quan chức chính phủ cao cấp – họ vẫn không được chính phủ coi là các nguồn cố vấn có lợi. Đây là sự thật ngay cả đối với các tổ chức tư vấn nổi tiếng nhất của Ấn Độ, bao gồm Trung tâm Nghiên cứu Chính sách, sử dụng các chuyên gia hạng nhất, và Bộ Quốc phòng – tài trợ cho Viện Nghiên cứu và Phân tích Quốc phòng.

Khi được hỏi liệu các nhà hoạch định chính sách có bao giờ tham kiến các tổ chức tư vấn không, quan chức cấp cao người đã có kinh nghiệm làm việc với các nước phương Tây đáp: “Điều này khác hẳn với Mỹ … Đôi khi tôi nói chuyện với các cá nhân (thuộc các tổ chức tư vấn) nhưng với tư cách cá nhân – vấn đề là các tổ chức tư vấn không có nhiều thông tin hoặc quyền tiếp cận với thông tin của chính phủ”. Quan chức khác đã làm việc trong bộ ngoại giao tuyên bố tương tự: “Chúng tôi vẫn chưa có hình thức tư vấn của giới trí thức. Chúng tôi thừa nhận rằng chúng tôi không thể trở thành một siêu cường mà không có nó”. Việc thiếu sự tư vấn này trái ngược hắn với tình hình ở Trung Quốc, nơi mối quan hệ tương tác thường xuyên giữa chính phủ, các nhà trí thức, và các tổ chức tư vấn dẫn đến các cuộc tranh luận sôi nổi về những kết quả trong nước và quốc tế của sự trỗi dậy của nước này.

Các nước khao khát vị thế nước lớn thường nhìn quá những thách thức chiến thuật, hình dung một thế giới phù hợp tốt nhất với những lợi ích của họ, và phấn đấu làm cho tầm nhìn đó trở thành thực tế. Vấn đề đối với Niu Đêli là bộ máy hoạch định chính sách đối ngoại của nước này chưa được thiết kế để làm việc đó. Việc Ấn Độ thiếu khả năng phát triển những chiến lược dài hạn từ trên xuống có nghĩa là nước này không thể xem xét một cách có hệ thống những tác động của sức mạnh đang gia tăng của mình. Chừng nào điều này vẫn là một vấn đề, nước này sẽ không đóng vai trò trong các vấn đề toàn cầu mà nhiều người mong đợi.

Ván bài những sự mong đi

Mặc dù có thể làm cho các quan chức Ấn Độ hãnh diện, sự luận bàn quốc tế về sự trỗi dậy của Ấn Độ cũng khiến cho họ cảm thấy cảm thấy hết sức khó chịu. Điều này là vì nó có nguy cơ làm tăng thêm những mong đợi – về việc nền kinh tế của Ấn Độ tăng trưởng với tốc độ mà đơn thuần không thể đạt được và Niu Đêli đảm nhận vai trò lãnh đạo quốc tế mà nước này không muốn.

Một số quan chức mà tác giả bài viết này phỏng vấn đã đề cập đến sự thất bại hoàn toàn của chiến dịch “Ấn Độ tỏa sáng” năm 2004 của đảng Bharatiya Janata Party (BJP) như một ví dụ về trách nhiệm pháp lý này. Trong cuộc bầu cử toàn quốc năm 2004, BJP cầm quyền đã vận động dựa trên những thành công của nền kinh tế Ấn Độ, gần như làm ngơ trước những chật vật hàng ngày của đa số người dân không tiếp cận được những dịch vụ cơ bản. Sự chỉ trích BJP sau đó là một câu chuyện có tính khuyên răn đối với các nhà lãnh đạo Ấn Độ về việc thúc đẩy hấp tấp sự nổi lên của đất nước của họ. Hiện nay, như một đại sứ thân cận với văn phòng cố vấn an ninh quốc gia đã chỉ rõ: “Thủ tướng không có một bài phát biểu nào nói về sự trỗi dậy của Ấn Độ mà không nói về việc (cần phải) tăng trưởng”. Để thành công, các nhà chính trị Ấn Độ cần dành thêm thời gian để tập trung vào các vấn đề trong nước và nền kinh tế nhiều hơn vào việc quảng bá cho ảnh hưởng của chính sách đối ngoại của họ.

Sự thận trọng của Niu Đêli về những mong đợi đang gia tăng bị trói buộc với nỗi sợ hãi rằng một Ấn Độ đang tăng trưởng có thể phải gánh vác những trách nhiệm tương xứng với sức mạnh của mình. Các quan chức làm việc với bộ ngoại giao và văn phòng thủ tướng đã nói với tác giả bài viết này rằng điều bất lợi của sự luận bàn quốc tế về sự trỗi dậy của Ấn Độ là phương Tây, đặc biệt là Mỹ, có thể gây sức ép buộc Ấn Độ phải tăng cường những cam kết toàn cầu của mình. Ấn Độ có thể phải từ bỏ vị thế của mình là nước đang phát triển và có thể buộc phải đưa ra những nhượng bộ về các vấn đề môi trường, như hạn chế lượng khí thải cácbon, và về lĩnh vực thương mại, như mở cửa hơn nữa thị trường của Ấn Độ cho các mặt hàng xuất khẩu của Mỹ. Ấn Độ chưa suy nghĩ đủ thấu đáo xem ảnh hưởng đang gia tăng của nước này sẽ có ý nghĩa gì trong việc đảm nhận vai trò lãnh đạo toàn cầu.

Thực tế này có ý nghĩa đáng kể đối với chính sách đối ngoại của Niu Đêli, và các nước khác cần tính đến điều này khi họ xem xét việc tiếp cận Ấn Độ như thế nào. Việc Ấn Độ không hài lòng với ý kiến cho rằng nước lớn chịu trách nhiệm lớn có nghĩa là Mỹ và các nước phương Tây khác phải thận trọng về việc yêu cầu Ấn Độ đảm nhận một vai trò quốc tế lớn hơn. Niu Đêli không có khả năng đi đầu về vấn đề biến đổi khí hậu hoặc hỗ trợ các hoạt động can thiệp nhân đạo đầy tham vọng. Nước này cũng sẽ không hăng hái ký cam kết về những nỗ lực nhằm giảm bớt những rào cản đối với thương mại toàn cầu – suy cho cùng, Ấn Độ vẫn tự coi mình là nước đang phát triển cần dựa vào sự bảo hộ mậu dịch để nuôi dưỡng các ngành công nghiệp non trẻ của mình. Và bất chấp các mối quan hệ căng thẳng của Ấn Độ với Trung Quốc và lòng tự hào là một nước dân chủ, Niu Đêli sẽ cảnh giác với những nỗ lực của Oasinhtơn nhằm áp đặt cho Ấn Độ vị thế và những gánh nặng hành động như một đối trọng tự do với một Trung Quốc độc đoán.

Tư duy chiến lược của Niu Đêli có thể được tăng cường bởi việc mở rộng theo đề nghị gần đây của Cơ quan Đối ngoại Ấn Độ, số lượng các tổ chức tư vấn của Ấn Độ đang gia tăng, và sự quan tâm ngày càng tăng của cộng đồng người Ấn Độ di cư – mà đã tiến tới đóng vai trò lớn hơn trong hoạt động ngoại giao kinh tế của Niu Đêli – đến chính sách đối ngoại của Ấn Độ. Đồng thời, nếu phương Tây muốn Ấn Độ đóng một vai trò quốc tế lớn hơn, phương Tây cần đưa ra cho nước này những khuyến khích cụ thể và những bảo đảm rằng các cuộc thảo luận về sự trỗi dậy của nước này không đơn giản là những lý do để buộc nước này phải đưa ra những nhượng bộ. Chẳng hạn, bằng cách ủng hộ mong muốn lâu dài của Ấn Độ gia nhập Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc với tư cách là thành viên thường trực, cộng đồng quốc tế có thể đánh tín hiệu rằng nó muốn vừa trao quyền cho Ấn Độ vừa dành cho nước này một tiếng nói lớn hơn trong các vấn đề quốc tế. Ấn Độ cuối cùng có thể nhận thấy rằng mặc dù việc lãnh đạo toàn cầu có thể là một gánh nặng, nước này cũng có những lợi ích của mình.

Đăng tải tại Archives, Articles, India, International relations | Thẻ , , , | Bình luận về bài viết này

CÁC CUỘC PHẢN KHÁNG NĂM 2011: CÓ PHẢI VÌ DÂN CHỦ?

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Chủ nhật, ngày 30/6/2013

(Tạp chí Washington Quaterly, s mùa Đông 2013)

Trong năm 2011, những đám đông phản kháng đã kéo xuống đường phố, thông thường có nguy cơ phải chịu rủi ro rất lớn về tính mạng, để thách thức kết quả của các cuộc bầu cử phi dân chủ trên toàn cầu – ở Baranh, Bênanh, Ai Cập, Haiti, Marốc, Nicaragoa, Nigiêria và Nga. Bên ngoài các cuộc bầu cử, những cuộc phản kháng ủng hộ dân chủ cũng diễn ra trong năm 2011 tại Camơrun, Libi, Malaixia, Xoadilen, Xyri, Tuynidi và Yêmen trong số các nước khác.

Những cuộc phản kháng này đang thu hút sự chú ý, chủ yếu không phải bởi vì số lượng đã diễn ra (năm 2010 cũng đã chứng kiến rất nhiều cuộc phản kháng) mà vì tính chất nghiêm trọng của chúng, và thực tế rằng rất nhiều trong số đó diễn ra gần như đồng thời tại Trung Đông và Bắc Phi, một khu vực mà trước đây hiếm khi, nếu không nói là chưa bao giờ trải qua những cuộc phản kháng ủng hộ dân chủ. Trước năm 2011, các cuộc phản kháng chưa bao giờ diễn ra để phản ứng lại những cuộc bầu cử tại Gibuti, Marốc, Xyri, Tuynidi và Yêmen, và chỉ rất ít cuộc phản kháng từng diễn ra tại Baranh và Liberia. Trên thực tế, Haiti là nước duy nhất mà các cuộc phản kháng đã diễn ra trong năm 2011, nơi mà các cuộc phản kháng ủng hộ dân chủ là một sự kiện bình thường.

Vì sao rất nhiều cuộc phản kháng xảy ra trong năm 2011 và ở những nơi không có khả năng xảy ra như vậy? Nếu có, thì những cuộc phản kháng ấy có điểm chung gì? Một số người cho rằng chúng là kết quả của những nỗi thất vọng bị dồn nén về việc thiếu dân chủ cuối cùng đã phá vỡ bề mặt của xã hội, trong khi những người khác lập luận rằng chúng là kết quả của một nước Mỹ thích can thiệp vào những chuyện không phải của mình đã kích động những cuộc nổi loạn ở nước ngoài; còn một số ngưòi khác chỉ ra rằng công nghệ hiện đại khiến cho việc nhanh chóng tập hợp nhiều người trở nên dễ dàng hơn đối với những người chống chế độ. Mặc dù một vài trong số những nhân tố này có thể đã hỗ trợ cho các cuộc phản kháng nhưng sự suy thoái kinh tế toàn cầu – và nỗi bất bình về kinh tế trên toàn thế giới mà nó đã gây ra trong xã hội – đóng vai trò quan trọng hơn rất nhiều so với tất cả những nhân tố trên trong việc kích động các cuộc phản kháng quy mô lớn.

Tất cả đã chán ngấy

Với các phong trào tại Xênêgan có tên “Y’en a Marre” (“Chúng tôi đã chán ngấy. Như thế là quá đủ rồi”) và những cuộc tập hợp lớn tại Ai Cập và ở những nơi khác được ám chỉ đến như “Ngày của sự giận dữ”, người ta có thể dễ dàng hiểu tại sao một lời giải thích nổi bật cho những cuộc phản kháng năm 2011 lại là kết quả của những nỗi thất vọng bị dồn nén của người dân đối với hàng thập kỷ dưới sự cai trị phi dân chủ cuối cùng đã lên đến cực điểm. Thậm chí Tổng thống Obama đã miêu tả các cuộc phản kháng của Ai Cập là sự thể hiện “nỗi thất vọng bị dồn nén” của người dân với việc thiếu cải cách có ý nghĩa ở đất nước họ.

Quả thực, những nước mà các cuộc phản kháng này nổi lên chắc chắn đều phi dân chủ. Theo chỉ số Polity Index (một thước đo 21 điểm mà âm 10 đại diện cho sự độc đoán mạnh mẽ và dương 10 đại diện cho nền dân chủ mạnh mẽ), mức độ dân chủ trung bình ở những nước này là 2,5. 5 điểm dành cho những nước không xảy ra các cuộc phản khảng. Nicaragoa là nước duy nhất xảy ra biểu tình mà nhìn chung vẫn dân chủ – nước này đạt điểm 9 trong Báo cáo Chỉ so Polity Index số IV năm 2011, khi người dân Nicaragoa biểu tình phản đối những điều họ nhận thấy là trái với quy định trong các cuộc bầu cử tổng thống của nước này và những biện pháp được cho là trái hiến pháp mà theo đó Tòa án tối cao đã bãi bỏ giới hạn nhiệm kỳ để cho phép Daniel Ortega đắc cử nhiệm kỳ thứ ba.

Những nước mà các cuộc phản kháng nổi lên trong năm 2011 cũng có rất ít trải nghiệm với nền dân chủ so với những nước không xảy ra phản kháng. Những nước xảy ra các cuộc phản kháng trong năm 2011 là những nước dân chủ trong trung bình 7 năm kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ II, trong khi những nước không xảy ra các cuộc phản kháng được trải nghiệm nền dân chủ trong trung bình 22 năm. (Nicaragoa, đã tổ chức các cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên vào năm 1990, có nhiều trải nghiệm với nền dân chủ hơn tất cả những nước trải qua biểu tình trong năm 2011). Dân chủ trong giai đoạn này cũng không thay đổi quá nhiều, dù theo chiều hướng xấu hay tốt. Trên thực tế, theo thống kê, điểm chỉ số Polity của những nước xảy ra biểu tình trong năm 2011 không thay đổi đáng kể so với những nước không xảy ra biểu tình.

Quả thực, các cuộc phản kháng ủng hộ dân chủ nói chung có rất ít khả năng xảy ra khi các nước phi dân chủ một cách không thay đổi, như lý lẽ về những nỗi thất vọng bị dồn nén cho thấy. Điều này đúng ngay cả khi các nước trở nên ít dân chủ hơn và kết quả dẫn đến việc phản kháng càng thấp. Các cuộc phản kháng ủng hộ dân chủ thực tế có khả năng xảy ra hơn khi các nước trở nên dân chủ hơn bởi vì tiến trình dân chủ hóa mở ra cơ “hội cho các nhóm tổ chức các cuộc phản kháng. Khi các nước trở nên tự do, họ thường bãi bỏ những hạn chế đối với biểu tình của quần chúng và truyền thông, cho phép các nhóm (giống như Phong trào ngày 20/2 tại Marốc) được tự do hoạt động hơn và nói chung bớt có khuynh hướng dùng vũ lực hơn để chống lại chính công dân của mình. Chẳng hạn, các cuộc phản kháng năm 2011 tại Baranh xảy ra sau sự khởi đầu dân chủ khiêm tốn của nước này. Năm 2002, Baranh đã tổ chức các cuộc bầu cử quốc hội đầu tiên của mình trong vòng 27 năm. Cuộc bầu cử thứ ba diễn ra hơn một năm trước khi các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ bắt đầu, mặc dù cuộc bầu cử này đã bị hạn chế hết sức.

Nếu các nước dân chủ hóa đầy đủ do kết quả của tiến trình tự do hóa này, gần như chẳng có lý do gì khiến cho các cuộc phản kháng ủng hộ dân chủ nổi lên. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng. Tiên trình dân chủ hóa hiếm khi, nếu không nói là chưa bao giờ, phát triển theo một đường thẳng và thông thường thì đầy ắp những lần thụt lùi và đi đường vòng, thậm chí còn đi ngược hoàn toàn. Thông thường, do những sự chuyển tiếp này, các nước cuối cùng sẽ là những nền dân chủ phi tự do không có những cuộc bầu cử trong sạch, các quyền tự do chính trị thiết thực hoặc quyền công dân.

Lý lẽ về những nỗi thất vọng bị dồn nén cũng không giải thích được tại sao người dân lại quyết định nổi loạn, đặc biệt trong năm 2011, Các sự kiện gây kích động – như hành động tự thiêu của Mohamed Bouazizi tại Tuyniđi, cái chết của Khaled Saeed tại Ai Cập (anh đã bị cảnh sát Ai Cập đánh đập và giết chết vào tháng 6 2010). Và việc xảy ra các cuộc phản kháng ủng hộ dân chủ ở các nước láng giềng – cũng không đủ để giải thích tại sao người dân lại chọn năm 2011 để nổi loạn. Có nhiều sự kiện diễn ra trước vụ tự thiêu của Bouazizi, thường được coi là điểm khởi đầu của phong trào “Thức tỉnh Arập”, mà có thể gây ra các cuộc phản kháng sớm hơn nhiều nhưng mọi chuyện đã không diễn ra như vậy. Chẳng hạn, vào năm 2005, trước tình trạng thất nghiệp tại Marốc, 5 sinh viên trẻ mới tốt nghiệp đã tự thiêu trong một cuộc biểu tình ngồi. Cùng năm đó, các ứng cử viên đối lập cũng đã tẩy chay các cuộc bầu cử tổng thống đa đảng đầu tiên của Ai Cập, những cuộc bầu cử không hề tự do và công bằng. Vào năm 2009, hàng nghìn người Iran đã biểu tình phản đối kết quả cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 10 của nước này, đã mang đến cho Mahmoud Ahmadinejad nhiệm kỳ thứ hai. Vậy tại sao không phản kháng vào năm 2005 hoặc 2009 hay 2010?

Dễ dàng nhận thấy những nỗi thất vọng bị dồn nén của người dân đối với việc thiếu dân chủ tại đất nước họ đều được thể hiện trong các cuộc phản kháng năm 2011. Tuy nhiên, những nỗi thất vọng này, kéo dài và luôn hiện hữu, dường như không phải nhân tố thúc đẩy đằng sau các cuộc phản kháng đã nổ ra trên toàn cầu trong năm 2011.

Bắt nguồn từ nước ngoài

Để phá hủy danh tiếng của các phong trào phản kháng trong năm 2011, các nhà lãnh đạo độc tài khẳng định rằng Mỹ và các đồng minh của nước này đã đạo diễn chúng. Tại Ai Cập, Hội đồng tối cao đã bất ngờ khám xét và đóng cửa văn phòng của các tổ chức phi chính phủ (NGO) được cho là đóng vai trò chủ chốt trong phong trào ủng hộ dân chủ nổi bật của Ai Cập và nhận viện trợ phi pháp từ nước ngoài. Tương tự, Putin đã thắt chặt kiểm soát các tổ chức phi chính phủ được tài trợ quốc tế tại Nga sau khi các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ gây bất ngờ cho các nhà lãnh đạo Nga; ông cũng buộc tội Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã gửi “tín hiệu” cho người dân Nga đổ xuống đường vì nghi ngờ tính minh bạch của cuộc bầu cử tổng thống gần đây nhất của nước này.

Mỹ và các đồng minh của mình đã đổ hàng tỷ USD nhằm hỗ trợ dân chủ cho nhiều nước trên khắp thế giới. Sự hỗ trợ này nhằm mục đích cải cách hệ thống chính trị và pháp lý của các nước, củng cố các xã hội dân sự, bảo vệ nhân quyền và những quyền tự do công dân. Theo số liệu thống kê, những nước diễn ra các cuộc phản kháng ủng hộ dân chủ dựa trên bầu cử cũng nhận được nhiều hơn đáng kể viện trợ nước ngoài từ Mỹ (13 triệu USD cho mục tiêu “Dân chủ, nhân quyền và cai trị”) trong vòng 5 năm trước khi có các cuộc phản kháng, so với những nước không xảy ra biểu tình (chỉ 2 triệu USD). Một số nước nơi mà các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ xảy ra, như Baranh và Bênanh, không nhận được bất cứ sự hỗ trợ nào từ Mỹ trong giai đoạn đó.

Tuy nhiên, tổng giá trị các khoản hỗ trợ dân chủ mà Mỹ phân bổ đến những nước này khá thấp, và trong nhiều trường hợp còn rất hạn chế. Tại Ai Cập, nước nhận được nhiều viện trợ hơn bất kỳ nước nào trong giai đoạn đó, luật pháp Ai Cập quy định rằng các tổ chức phi chính phủ không thể nhận viện trợ nước ngoài trừ khi được Chính phủ Ai Cập thông qua trước tiên. Do đó nguồn viện trợ này về bản chất không mang tính chính trị, thay vào đó được dành cho phát triển kinh tế và dịch vụ xã hội nói chung. Trong giai đoạn đó tại Nga, những quy định về hành chính và báo cáo nghiêm ngặt đã trói tay trói chân các tổ chức phi chính phủ được tài trợ quốc tế, gây khó khăn cho hoạt động của họ. Nga nhận được nguồn hỗ trợ dân chủ lớn thứ hai từ Mỹ trong giai đoạn đó, nhưng đã không nhận được bất cứ sự hỗ trợ nào từ nước này sau khi những điều luật hạn chế đối với các tổ chức phi chính phủ có hiệu lực.

Do đó, hỗ trợ dân chủ, dù dưới hình thức ủng hộ bằng lời nói hay hỗ trợ về tài chính, cũng không có khả năng kích động các cuộc phản kháng năm 2011. Nó quá nhỏ và quá hạn chế để có thể gây ảnh hưởng lớn đến như vậy.

Những cuộc cách mạng công nghệ

Những công nghệ hiện đại – bao gồm điện thoại di động và các trang mạng xã hội như Twitter và Facebook, và Internet nói chung — là những nhân tố quan trọng trong các cuộc phản kháng ủng hộ dân chủ, quan trọng đến mức nhiều người phong cho chúng cái tên Những cuộc cách mạng Twitter. Các nhà lãnh đạo đối lập và những nhà tổ chức biểu tình đều dùng Facebook và Twitter để lôi kéo người ủng hộ và thu hút sự chú ý của công chúng. Những người phản kháng dùng điện thoại di động và các viđêô trên Youtube để chuyển tiếp thông tin về các cuộc biểu tình và chia sẻ hình ảnh của các sự kiện với những người xem trong nước và quốc tế, thậm chí thay thế phương tiện truyền thông truyền thống khi chính phủ chặn những nguồn này đưa tin về các phong trào quần chúng.

Trong khi những công nghệ này là những công cụ quan trọng dùng để tổ chức các cuộc phản kháng ủng hộ dân chủ, bản thân chúng không phải là nguyên nhân của các cuộc phản kháng. Hơn nữa, nếu những công nghệ này đã đẩy nhanh các cuộc phản kháng thì người dân sinh sống tại những nước xảy ra các cuộc phản kháng hẳn đã được tiếp cận với điện thoại và mạng Internet tốt hơn người dân ở các nước không có biểu tình. Đây cũng không phải là nguyên nhân.

Năm 2011, tỷ lệ người dân được tiếp cận với Internet và điện thoại di động ở những nước phản kháng dựa trên bầu cử lần lượt là 17% và 67%. Theo thống kê, tại những nước mà các cuộc phản kháng không nổi lên, tỷ lệ người dân được tiếp cận với Internet cao hơn rất nhiều (37%) và còn cao hơn nữa, nhưng không chênh lệch đáng kể đối với điện thoại di động (76%). Phân tích ảnh hưởng của việc tiếp cận với điện thoại di động và Internet đến khả năng xảy ra các cuộc phản kháng từ năm 2006-2011, đồng thời kiểm tra các nguyên nhân tiềm tàng khác có thể gây ảnh hưởng ngầm, cho thấy những kết quả còn chung chung hơn: cơ hội tiếp cận với điện thoại di động và Internet càng lớn, càng ít khả năng khiến cho các cuộc phản kháng ủng hộ dân chủ nổi lên.

Thậm chí đối với những nước được tiếp cận với điện thoại di động và Internet, những công nghệ này cũng không hoàn toàn được tự do sử dụng và thậm chí được dùng để chống lại những người biểu tình. Các chính phủ ở cả Ai Cập và Tuynidi đều có thể chặn, ít nhất là tạm thời, nguồn tiếp cận với điện thoại di động và Internet của người dân trong lúc diễn ra các cuộc phản kháng. Tại Baranh, chính phủ sử dụng Facebook để nhận diện những người phản kháng sau khi các cuộc phản kháng bị trấn áp, lăng mạ và bắt giữ họ, bằng cách đăng ảnh của những người phản kháng, giấu tên lên mạng và yêu cầu người dân Baranh nêu tên họ.

Tại Ai Cập, 84% số người được khảo sát bởi Học viện Cộng hòa quốc tế (IRI) vào tháng 4/2011 trả lời rằng truyền thông truyền thống là nguồn thông tin mà họ dựa vào nhiều nhất về các sự kiện liên quan đến Cuộc cách mạng ngày 25/1. Hình thức truyền miệng đứng vị trí thứ hai và thứ ba. Chỉ 6% người được hỏi trả lời rằng Facebook là nguồn thông tin mà họ dựa vào nhất để cập nhật tin tức các cuộc biểu tình, và chưa tới 1% trả lời là Twitter.

Công nghệ hiện đại như điện thoại di động và Internet rõ ràng đã mang đến những phương tiện mới và khác biệt để tổ chức các cuộc biểu tình, nhưng không nhất thiết là những phương tiện hữu hiệu nhất. Những cách thức cũ như truyền miệng và truyền thông truyền thống dường như vẫn mang đến đủ phương tiện để huy động các cuộc phán kháng.

Tất cả đều có liên quan đến kinh tế

Có nhiều nhân tố giúp tổ chức và kích động các cuộc phản kháng năm 2011, nhưng những nỗi thất vọng bị dồn nén cuối cùng đã dâng trào, các cuộc cách mạng công nghệ và sự can thiệp của nước ngoài không phải nguyên nhân sâu xa của vấn đề. Nguyên nhân sâu xa là một điều gì đó hoàn toàn khác. Trong khi những nước xảy ra các cuộc phản kháng ủng hộ dân chủ khác nhau về nhiều mặt thì họ đều có một điểm chung là kinh tế. Đây là nhân tố then chốt đằng sau những cuộc phản kháng ủng hộ dân chủ trong năm 2011. Mặc dù kinh tế đã phát triển ở một số nước trước khi có các cuộc phản kháng nhưng người dân không được hưởng lợi từ sự tăng trưởng đó, họ phải đối mặt với tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp cao. Điều này đã khiến cho người dân vô cùng giận dữ chế độ, mà họ cho là phải chịu trách nhiệm về tình hình kinh tế của nước họ.

Ở những nước mà các cuộc phản kháng diễn ra sau khi có các cuộc bầu cử vào năm 2011, tỷ lệ lạm phát trong năm 2010 là 9%. Trong khi lạm phát ở các nước không xảy ra biểu tình chỉ là 3% (Chênh lệch ở mức 0,01 được coi là đáng kể, về mặt thống kê theo phép kiểm chứng t-test). Tương tự, ở những nước phản kháng dựa trên bầu cử, tỷ lệ thất nghiệp là 12% trong năm 2010, trong khi đó ở những nước không xảy ra biểu tình là 10%. Mặc dù sự chênh lệch này theo thống kê là không đáng kể, số liệu về tình hình thất nghiệp ít hơn số liệu về lạm phát rất nhiều, điều này giải thích cho vai trò thiếu quan trọng của nó. Thanh niên và phụ nữ chịu đòn nặng nhất ở nhiều trong số những nước này và không phải ngẫu nhiên lại có những đại diện hăng hái nhất trong số những người biểu tình. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tỷ lệ thanh niên thất nghiệp ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi trong năm 2011 là khoảng 25%. Ở Tuynidi, trong năm 2011, tỷ lệ này đã tăng 7 điểm phần trăm so với năm 2010, và tại Ai Cập là 3,5 điểm phần trăm.

Tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát cao ở những nước này đã gây ra sự bất bình mạnh mẽ trong xã hội. Sự bất bình này có tương quan chặt chẽ với sự bùng nổ các cuộc phản kháng. Chẳng hạn, trung bình 53% người dân ở những nước có phản kháng dựa trên bầu cử trong năm 2011 cảm thấy bất mãn về mức sống của họ trước khi xảy ra các cuộc phản kháng, trong khi tỷ lệ này chỉ là 41% ở những nước không xảy ra các cuộc phản kháng hậu bầu cử trong năm đó. Sự bất mãn này có thể thấy trên những tấm áp phích, những lời thánh ca và bài hát trong các cuộc phản kháng, đều tập trung vào nền kinh tế cũng như dân chủ.

Theo Viện Tầm nhìn thế giới Gallup, sự bất mãn của người dân đối với mức sống của họ tại Ai Cập trước khi diễn ra các cuộc phản kháng năm 2011 cao hơn thời điểm chuẩn bị cho các cuộc bầu cử năm 2010 là 9 điểm phần trăm, cao hơn thời điểm trước các cuộc bầu cử năm 2007 là 20 điểm phần trăm. Tại cả Marôc và Tuynidi, sự bất mãn của người dân đối với mức sống tăng đột ngột khoảng 15 điểm phần trăm trong khoảng thời gian giữa hai kỳ bầu cử vừa qua của các nước này.

Điều này vẫn tạo nên một sự tương phản rõ rệt khi so sánh với Cata và Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE), nơi mà những cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ không xảy ra trong năm 2011 bất chấp thực tế rằng cả hai nước này đều không tổ chức các cuộc bầu cử quốc gia. Theo những cuộc khảo sát của Viện Tầm nhìn thế giới GalluD, tại Cata và UAE, sự bất mãn của người dân đối với mức sống của họ chỉ hơn một nửa của hầu hết những nước diễn ra các cuộc phản kháng ủng hộ dân chủ trong năm 2011. Người dân ở hai nước này có mức sống cao hơn vì họ không phải đóng thuế thu nhập và được hưởng lợi từ hệ thống phúc lợi xã hội vững mạnh, nơi mà sự dồi dào về dầu mỏ rộng lớn mang đến nền giáo dục, y tế và dịch vụ công cộng đều miễn phí hoặc được tài trợ.

Khi người dân bất mãn đối với tình trạng kinh tế, và khi họ đổ lỗi cho chính phủ về vấn đề này, ít có khả năng họ sẽ khoan dung cho những thiếu sót trong nền dân chủ và việc họ biểu tình có nhiều khả năng xảy ra hơn. Tuy nhiên, khi nền kinh tế vận hành tốt và người dân trở nên phát đạt nhờ nền kinh tế ấy, giống như trường hợp của UAE và Cata, có ít khả năng hơn xảy ra việc người dân cảm thấy cần thiết phải có một nền dân chủ bởi vì những lợi ích kinh tế của họ được đáp ứng mà không cần phải có nền dân chủ ấy. Có khả năng hơn họ còn chấp nhận những biện pháp phi dân chủ nào đó như bãi bỏ những giới hạn nhiệm kỳ và tập trung quyền lực kinh tế dưới tay người đứng đầu, nếu cần thiết để duy trì chính phủ đương nhiệm và vận hành hiệu quả nền kinh tế.

Các cuộc khảo sát cho thấy một cách nhất quán rằng người dân trên toàn thế giới muốn có một nền kinh tế vững mạnh hơn là một nền dân chủ bền vững. Trong một cuộc khảo sát năm 2005 của trung tâm nghiên cứu Pew, đa số nhũng người được hỏi ở 7 trong số 9 nước được khảo sát trả lời rằng một nền kinh tế vững mạnh quan trọng đối với họ hơn là một nền dân chủ tuyệt vời. Các cuộc khảo sát tại Mỹ Latinh, Đông Á và Trung Đông đều cho những kết quả tương tự, với đại đa số người dân ở những khu vực này ủng hộ sự phát triển kinh tế hơn là dân chủ. Thậm chí ở những nước bị tác động bởi các cuộc phản kháng, người dân đã ưu tiên những mối quan tâm kinh tế như tiền lương, sở hữu nhà ở hơn là việc sống trong một nền dân chủ. Năm 2012, hơn 8 tháng sau khi “Thức tỉnh Arập” bắt đầu, 58% thanh niên được khảo sát trả lời rằng “sống tại một đất nước dân chủ” rất quan trọng đối với họ, so với 82% người trả lời rằng “được trả lương hợp lý” rất quan trọng đối với họ và tỷ lệ người trả lời rằng “sở hữu nhà ở” vô cùng quan trọng là 65%.

Trong những giai đoạn tăng trưởng kinh tế cao, những nhà nước độc đoán, đặc biệt là các nước với dự trữ dầu mỏ được quốc hữu hóa lớn, cũng có thể dùng sự giàu có về kinh tế của mình để mua sự ủng hộ của dân chúng. Chẳng hạn, đất nước Arập Xêút dồi dào về dầu mỏ, trong một nỗ lực dường như nhằm ngăn chặn sự phổ biến của các cuộc phản kháng Mùa xuân Arập, đã hứa hẹn sẽ tăng chi khoảng 130 tỷ USD trong vòng 5 năm để tăng lương cho công chức, tạo ra nhiều việc làm trong khu vực công hơn nữa và xây dựng một nửa triệu đơn vị nhà ở mới. Tương tự, UAE đã giảm giá thực phẩm để ngăn chặn trước các cuộc phản kháng ở những khu vực miền Bắc nước này, nơi mà sự phát triển kinh tế thấp hơn tất cả những khu vực còn lại trong nước.

Các cuộc khảo sát được thực hiện sau những cuộc phản kháng ở Ai Cập cũng chứng minh cho ý kiến rằng nền kinh tế yếu kém, thay vì việc thiếu dân chủ, đã kích động các cuộc phản kháng. Trong cuộc khảo sát năm 2011 của Học viện Cộng hòa quốc tế, khi được hỏi điều gì đã thúc đẩy họ tham gia các cuộc phản kháng ngày 25/1, 64% người Ai Cập chỉ ra là mức sống thấp và thất nghiệp, trong khi chỉ 9% trả lời rằng thiếu dân chủ và thiếu cải cách chính trị. Chỉ 6% chỉ ra các sự kiện ở Tuynidi, 3% chỉ ra cái chết của Khaled Saeed, và 6% đề cập đến sự khuyến khích của bạn bè và gia đình.

Nhiều học giả lập luận rằng sự giàu có ngày càng gia tăng, chứ không phải sự bất mãn về kinh tế đã gây ra các cuộc phản kháng ủng hộ dân chủ. Họ quả quyết rằng sự giàu có tạo ra những công dân tri thức và tầng lớp trung lưu ngày càng phái triển ở những nước này, những nhóm coi trọng quyền lợi và quyền tự do mà nền dân chủ mang đến và họ có phương tiện để vận động hành động hướng đến những mục đích này. Mặc dù không có những con số chính xác, một số nhà hoạt động ở những nước này (như giám đốc Google tại Ai Cập, Wael Ghonim) thuộc về tầng lớp trung lưu, và rất nhiều người phản kháng sử dụng những công nghệ của tầng lớp trung lưu (như điện thoại di động và Internet) để tổ chức các cuộc phản kháng.

Tuy nhiên, ý kiến cho rằng tầng lớp trung lưu đóng một vai trò quan trọng trong việc tổ chức các cuộc phản kháng mâu thuẫn với lý lẽ được đưa ra ở đây. Tầng lớp trung lưu ở rất nhiều nước trong số những nước này cũng quan tâm đến mức sống, tỷ lệ lạm phát, sự bảo đảm về việc làm, đặc biệt đối với những người vừa tốt nghiệp đại học mà chưa có việc làm. Theo cuộc khảo sát của công ty Booz & Co., trong năm 2011, khoảng 50% tầng lớp trung lưu tại Ai Cập, Marốc và Arập Xêút cảm thấy bất mãn về tình trạng của nền kinh tế quốc gia và mức sống của họ, chỉ ra rằng lạm phát và thiếu cơ hội việc làm là những mối quan tâm chủ yếu.

Những mối quan tâm về dân chủ có lẽ chỉ nhất thời; kinh tế mới tồn tai lâu dài

Rất nhiều vấn đề xung quanh các cuộc phản kháng năm 2011 thu hút nhiều sự chú ý hơn nền kinh tế, bao gồm cái chết của Mohamed Bouazizi ở Tuynidi và Khaled Saeed ở Ai Cập, cũng như công nghệ hiện đại bao gồm điện thoại di động và Internet. Những vấn đề này, trong khi đã có thể tạo điều kiện cho việc huy động các cuộc phản kháng, đóng vai trò biểu tượng con người để đoàn kết người dân trong trường hợp được nhắc đến trước và nhanh chóng tập hợp người dân trong trường hợp được nói đến sau nhưng chúng không phải những chất xúc tác thực sự cho các cuộc phản kháng. Một vấn đề cũ hơn và sâu sắc hơn nhiều nằm ở trung tâm – đó là nền kinh tế. Trong năm 2011, người dân đổ xuống đường ở rất nhiều nơi và với số lượng người tham gia rất đông bởi vì họ phải đối mặt với những khó khăn về kinh tế nghiêm trọng, và họ gắn tình trạng kinh tế với bản chất độc tài của chế độ.

Sau khi diễn ra các cuộc phản kháng ủng hộ dân chủ năm 2011, rất nhiều nước đã tổ chức các cuộc bầu cử quốc gia, trao quyền lực cho những nhà lãnh đạo mới ở nhiều nơi. Tại Tuynidi và Ai Cập, các nhóm bị cấm dưới chế độ trước, đã đạt được đa số hoặc nhiều ghế hơn trong cơ quan lập pháp và giành được những chức vụ then chốt trong chính trị. Tại Libi, một nước chưa từng tổ chức các cuộc bầu cử trong hàng thập kỷ, một khối liên minh các đảng tự do và thế tục, đã hứa hẹn sẽ duy trì những cải cách dân chủ của nước này và giành được đa số ghế trong quốc hội.

Mặc dù vậy, nói chung tiến trình dân chủ đã trở nên dè dặt kể từ năm 2011. Những cuộc bầu cử mới không được tổ chức tại Haiti, Nicaragoa hay Nga, và ở những nước khác nữa. Tại Nga, Tổng thống Putin đã tước đi thêm những quyền tự do dân chủ sau khi diễn ra các cuộc phản kháng bằng cách áp đặt những mức phạt nặng nề đối với những cuộc biểu tình chưa được cho phép và hạn chế hơn nữa hoạt động của các tổ chức phi chính phủ tại nước này. Ở Ai Cập, hội đồng quân sự đã bãi bỏ cơ quan lập pháp được bầu lên một cách dân chủ của nước này và vô hiệu hóa quyền lực của tổng thống.

Các cuộc phản kháng cũng gây ra cho chính họ những khó khăn về kinh tế. Ở Trung Đông và Bắc Phi, du lịch đã giảm mạnh. Sản lượng vốn giảm mạnh, thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cạn kiệt dần. Những tác động kinh tế này cũng ảnh hưởng đến những nước láng giềng. Nếu chúng còn tiếp tục kéo dài, có thể sẽ dẫn đến nhiều cuộc biểu tình hơn nữa và củng cố thêm những quan điểm chống chính phủ của người dân.

Hiện tại, người dân dường như đổ lỗi tốc độ chậm chạp của những cải cách dân chủ ở nước mình cho tốc độ phục hồi kinh tế cũng chậm chập chạp như vậy của quốc gia. Tuy nhiên với thời gian, điều này có thể thay đổi – người dân có thể quay lưng lại với những sự chuyển tiếp này, nếu những bước chuyển tiếp ấy không dẫn đến những thay đổi về kinh tế được kỳ vọng. Vì vậy, thật trớ trêu, nguyên nhân ban đầu dẫn đến các cuộc phản kháng – một nền kinh tế vận hành yếu kém – cũng có thể góp phần vào sự suy thoái của những phong trào này.

Đăng tải tại Archives, Articles, International relations, Teaching | Thẻ , , , , , , , , , , , | Bình luận về bài viết này

CUỘC CHIẾN BÍ MẬT CỦA MỸ ĐỂ GIÀNH GIẬT CHÂU PHI

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ Ba, ngày 2/7/2013

TTXVN (Angiê 1/7)

Máy bay không ngưi lái “chống cướp biển”

Theo tạp chí “Jeune Afrique”, từ Môritani đến Xâysen, Mỹ đang kín đáo thiết lập một mạng lưới căn cứ quân sự rộng lớn. Mục tiêu của Mỹ là kiểm soát mọi tổ chức khủng bố, đấu tranh chống nạn cướp biển và bảo đảm an ninh cho các công ty dầu mỏ.

Trên bầu trời trong xanh ở Nigiê hay Sát, một điểm trắng bé xíu xuất hiện. Tiếng động cơ chỉ nghe rất nhỏ. Đó không phải là máy bay chở khách đường dài đang bay ở độ cao 10.000 mét, cũng không phải là máy bay tiêm kích với tốc độ và tiếng gầm rú của động cơ đã trở nên quen thuộc từ lâu. Đó chỉ là một chiếc máy bay loại nhỏ, chính xác là loại Pilatus PC-12. Không có dấu hiệu gì đặc biệt, chiếc máy bay nhỏ do Thụy Sĩ chế tạo này có thế mạnh chính là không gây sự chú ý, trên thực tế lại không giống như các loại máy bay khác. Mang trong mình đầy thiết bị điện tử và máy quay, chiếc PC-12 này trực thuộc một phi đội gồm hai chục chiếc với sứ mệnh chính là bay ngang dọc các vùng có hoạt động của các nhóm được xác định là khủng bố như Boko Haram, Al-Qaeda tại Bắc Phi (AQIM), Quân kháng chiến của Chúa (LRA), Al-Qaeda tại bán đảo Arập (AQAP) và Shebab. Ngoài trang thiết bị mang theo, những chiếc PC-12 và số máy bay PC-6 khác có đặc điểm là thuộc biên chế của Quân đội Mỹ.

Do không có trụ sở của Bộ chỉ huy châu Phi của Mỹ (AFRICOM), châu lục này tiếp nhận căn cứ máy bay không người lái và binh sĩ Mỹ được các nhà quan sát coi là triển khai chiến lược ở vùng có nhiều dầu mỏ này. Tiến trình này bắt đầu từ năm 2009 với loại máy bay MQ-9 Reaper được trang bị máy quay và hệ thống nhìn đêm cho phép hoạt động ở độ cao 10.000 mét liên tục trong 10-12 tiếng đồng hồ. Máy bay này cũng có thể mang tên lửa hay bom CQ điều khiển bằng vệ tinh, về phương diện chính thức, các máy bay này dùng để chống cướp biển và khủng bố ở Ấn Độ Đương. Trên một vùng lãnh thổ chạy từ Đại Tây Dương đến Ấn Độ Dương, quân đội Mỹ có khoảng một chục căn cứ, từ đó kín đáo tiến hành kiểm soát chặt chẽ nhằm phát hiện di chuyển của nhũng tổ chức được cho là nguy hiểm này.

Sự tồn tại của mạng lưới căn cứ bí mật này bị tờ “Bưu điện Oasinhtơn” tiết lộ vào ngày 14/6/2012. Theo tờ báo này, các căn cứ nói trên được đặt dưới sự kiểm soát của Lực lượng đặc nhiệm Mỹ, nhưng phần lớn do các công ty tư nhân quản lý. Một trong những căn cứ quan trọng nhất về phương diện chiến lược được đặt trong khu vực quân sự thuộc sân bay quốc tế Uagađugu, thủ đô Buốckina Phaxô. Khoảng 60 người Mỹ làm việc tại đây nhưng rất kín tiếng trong việc duy trì các chuyến bay của số máy bay PC-12 trên bầu trời khu vực Sahel và Xahara. Vai trò của số máy bay này càng mang tính then chốt khi miền Bắc Mali rơi vào tay các nhóm Hồi giáo vũ trang.

Không phải bây giờ quân Mỹ mới hiện diện tại Uagađugu. Theo một nguồn tin quân sự tại thủ đô Buốckina Phaxô, căn cứ này được thiết lập từ năm 2008 sau cuộc đảo chính ở Nuacsốt của Mohamed Ould Abdelaziz. Một sĩ quan Buốckina Phaxô giấu tên giải thích: “Người Mỹ không thể tiến hành chiến dịch từ Môritani nên họ chuyển sang Buốckina Phaxô”. Đây là nước được Oasinhtơn đánh giá là có vai trò chiến lược nhờ vị trí địa lý và sự ổn định mà các nhà ngoại giao Mỹ rất ca ngợi. Trải qua thời gian, Tổng thống Buốckina Phaxô, Blaise Compaoré, quả thực đã biết cách chiếm được lòng tin của Mỹ. Trong các bức điện ngoại giao mật của Mỹ được Wikileaks tiết lộ năm 2011, Tổng thống Buốckina Phaxô được mô tả là một đồng minh quan trọng. Tháng 7/2009, một trong số các bức điện đó nói rằng Bộ trưởng Quốc phòng Buốckina Phaxô thời đó, Yéro Boly, đưa ra đề nghị khoanh một khu vực ở nơi khuất trong sân bay quân sự Uagađugu để số máy bay của Mỹ hiện diện một cách kín đáo hơn. Theo vị Bộ trưởng nói trên, vấn đề không phải là sự có mặt của số máy bay này. Các bên vẫn tỏ thái độ kín đáo. Một người thân cận của tổng thống đáp rằng “miễn bình luận”.

Thu thập thông tin tình báo, không kích mục tiêu được xác định cụ thể, truy lùng mục tiêu… Vấn đề sự có mặt của binh sĩ phương Tây ở nước này (dù là Pháp hay Mỹ) đều khiến giới lãnh đạo cao cấp nhất cũng cảm thấy phiền toái. Một cố vấn của Tổng thống Blaise Conipaoré nói: “Chúng tôi phải hiểu vấn đề, Người của AQIM thường đọc báo. Khi chúng tôi thương lượng giải thoát con tin, họ nói chuyện đó với chúng tôi. Điều đó khiến công việc của chúng tôi không thuận lợi”. Hiện nay, người dân biết người Mỹ có mặt ở Uagađugu. Họ thích đến một nhà hàng bánh pizza nằm ở trung tâm thành phố. Nhưng ít người Buốckina Phaxô biết họ làm gì ở nước mình, về phương diện chính thức, một quan chức địa phương cho biết họ tiến hành hoạt động nhân đạo.

Tình hình căng thẳng ở miền Bắc Mali cũng khiến Oasinhtơn phải tăng cường sự có mặt về quân sự của mình ở Môritani. Lúc đầu được đặt ở Nuacsốt, căn cứ sau đó bị đóng cửa sau cuộc đảo chính ngày 6/8/2008. Hiện nay, theo tờ “Bưu điện Oasinhtơn”, người Mỹ dường như chi ra hơn 8 triệu USD để tân trang một căn cứ nằm gần biên giới Mali và tiến hành các chiến dịch kiểm soát cùng với lực lượng quân đội Môritani.

Một chuyên gia về Sahel cho biết về phương diện chính thức, lực lượng đặc nhiệm Mỹ có mặt tại Tamanrasset (Nam Angiêri) chủ yếu để thực hiện sứ mệnh huấn luyện, nhưng cũng tiến hành các hoạt động tình báo phục vụ công tác tác chiến. Máy bay trinh sát của Mỹ từ năm 2007 đã đậu tại căn cứ không quân Tamanrasset và một cơ sở nghe trộm mặt đất được đặt tại đây cho phép quân Mỹ có được điểm tựa cho lực lượng đặc nhiệm của mình ở các nước trong vùng.

Hai điểm nóng khác khiến Mỹ phải sắp xếp lại trên diện rộng hệ thống căn cứ quân sự của mình là Nigiêria, với hoạt động ngày càng tăng của nhóm Boko Haram, và Xômali, nơi hoạt động của lực lượng Shebab khiến tình hình mất ổn định kéo dài. Gần đây hơn, tại miền Trung châu Phi, miền Bắc Uganda và vùng cực Đông Cộng hòa Trung phi, khoảng 100 lính thuộc lực lượng đặc biệt được triển khai để hỗ trợ cuộc săn lùng Joseph Kony, thủ lĩnh LRA. Sứ mệnh này trái ngược với các sứ mệnh khác vì lính Mỹ được triển khai ở tuyến đầu. Ở nhiều nơi khác, sự có mặt của lính Mỹ là gần như không thể nhận ra.

Tại Stuttgart (Đức), nơi đặt Tổng hành dinh Bộ-chỉ huy châu Phi của Mỹ (AFRICOM), người ta giải thích sở dĩ người Mỹ muốn kín đáo là do “nhu cầu phải làm việc với các đối tác châu Phi để tạo thuận lợi cho việc tiến hành các chiến dịch và sứ mệnh giúp thực hiện các mục tiêu chung về an ninh” mà không cần phải phô trương sức mạnh. Vào tháng 3/2012 trước ủy ban Quốc hội, tướng Carter Ham, cựu Tư lệnh AFRICOM đã nhấn mạnh sự cần thiết đối với Mỹ phải tăng cường hệ thống “ISR”, nghĩa là tình báo, giám sát và do thám. Theo viên tướng này, “nếu Mỹ không có căn cứ ở châu lục, các phương tiện ISR của Mỹ sẽ bị hạn chế và điều đó góp phần làm suy yếu an ninh của Mỹ”.

Tuy nhiên, các chiến dịch bí mật này không chỉ giới hạn ở việc thu thập thông tin tình báo và cảnh giới. Tại các căn cứ ở Gibuti, Êtiôpi hay Xâyxen, Mỹ triển khai loại máy bay không người lái Predator và Reaper từng được sử dụng trong cuộc chiến chống Al-Qaeda tại Ápganixtan và Pakixtan. Nhờ số máy bay được điều khiển từ xa này, binh lính Mỹ có thể tiến hành các chiến dịch không kích có trọng điểm để tiêu diệt các chiến binh khủng bố, như ở Yêmen hay Xômali. số máy bay này cũng được dùng để ngăn chặn các cuộc tấn công của cướp biển ở Ấn Độ Dương. Ở hai vùng nơi lợi ích của Mỹ bị đe dọa trực tiếp này, sự có mặt về quân sự ít kín đáo hơn nhiều.

Trong 10 năm trở lại đây, Lầu Năm Góc tăng cường mối quan hệ với các công ty chuyên nghiệp tư nhân để tiến hành các chiến dịch an ninh ở Irắc và Ápganixtan. Trong những năm 1990, tỷ lệ là một nhân viên dân sự trên 50 lính. Từ nay, tỷ lệ này là 1/10. Phương pháp của họ ở các nước này đôi khi bị phê phán, song không phải vì thế mà Oasinhtơn không quay sang các công ty này để họ đảm nhiệm việc kiểm soát và thu thập thông tin ở vùng Sahel và Xahara. Các công ty này cung cấp máy bay, phi công, thợ máy và nhân viên phân tích dữ liệu, đồng thời bảo đảm kín tiếng theo yêu cầu của Lầu Năm Góc vì nhân viên của họ không thuộc quân đội. Một số nước khác như Pháp cũng làm theo Mỹ, với sự ra đời của một số công ty như Strike Global Services (SGS). Công ty này bảo đảm công tác đào tạo các đội quân tương lai của Liên hợp quốc tại Gibuti.

Tại Gibuti, Trại Lemonnier, căn cứ thường trực duy nhất của Mỹ ở châu Phi và có tới 1.200 quân, là nơi đậu của U-28A, loại máy bay cảnh giới quân sự. Hoạt động của cưóp biển dọc bờ biển Xômali là lý do giải thích tại sao Mỹ có xu hướng không giấu mình như ở Sahel. Tại Xâysen, đích thân Tổng thống James Michel yêu cầu người Mỹ đến đây. Một nguồn tin chính phủ nước này cho biết ông đã làm đủ mọi cách để người Mỹ thiết lập căn cứ trên lãnh thổ nước mình. Một thỏa thuận song phương cho phép binh sĩ Mỹ được hiện diện ở nước này đã được ký kết vào tháng 6/2009.

Khi điều trần trước Quốc hội, tướng Carter Ham cũng tuyên bố ông muốn thiết lập một căn cứ cảnh giới ở Nzara (Nam Xuđăng) do bối cảnh địa phương. Căng thẳng giữa Xuđăng và người láng giềng phương Nam giàu dầu mỏ khiến Oasinhtơn không thể bàng quan và phải bảo đảm an ninh cho các công ty dầu mỏ có mặt trong vùng.

Dù các chiến dịch của Oasinhtơn được tiến hành bằng cách nào – hoàn toàn kín đáo hay công khai, lợi ích đối với châu Phi cho thấy châu lục này đã trở thành ván cá cược lớn trong chiến lược của Mỹ từ năm 2007, khi người Mỹ bắt đầu thiết lập mạng lưới căn cứ của mình.

Lực lưng đặc biệt chống khủng bố

Một đơn vị thuộc Lực lượng đặc nhiệm Mỹ từ Campala (Uganda) được đưa đến miền Đông Cộng hòa Trung Phi. Một trung đoàn lực lượng đặc nhiệm sẽ được triển khai để tiến hành các chiến dịch liên tục ở châu Phi. Một lực lượng tình báo có mặt trên toàn châu Phi để chống AQIM, nhóm Boko Haram ở Nigiêria, lực lượng Shebab ở Xômali, LRA tại Uganda… Theo tạp chí “Afrik”, Mỹ không ngần ngại triển khai lực lượng bí mật tại châu Phi với lý do đấu tranh chống khủng bố.

Để đối phó AQIM hay một số nhóm khủng bố và phong trào Hồi giáo cực đoan khác, Mỹ triển khai lực lượng tình báo và đặc nhiệm ở châu Phi. Đây được coi là một chiến lược chủ chốt trong cuộc chiến chống khủng bố được Chính quyền Obama tiến hành để bảo đảm an ninh cho Mỹ. Lực lượng này được hỗ trợ bởi một hệ thống căn cứ máy bay không người lái đánh dấu sự can dự thực sự của Lực lượng đặc nhiệm Mỹ vốn đóng vai trò chủ chốt trong chiến ĩược an ninh quốc gia của Mỹ dưới thời Obama. Các chiến dịch đặc biệt đó là như thế nào? Đó là phát hiện và kiểm soát, thậm chí tiêu diệt những kẻ bị nghi tiến hành hoạt động khủng bố và bắt cóc. Các chiến dịch đó xuất phát từ căn cứ chính tại Uagađugu (Buốckina Phaxô) và được tăng cường từ khi nổ ra đảo chính ở Mali dẫn đến sự ra đời một thể chế đòi ly khai nằm dưới sự kiểm soát của AQIM ở miền Bắc nước này.

Ngoài các căn cứ quân sự và căn cứ máy bay không người lái, Mỹ đang lặng lẽ triển khai chiến lược ở châu Phi với con át chủ bài là lực lượng đặc nhiệm và tình báo. Theo Lầu Năm Góc, 104 sứ mệnh riêng biệt được bắt đầu thực hiện từ tháng 3/2013. Việc triển khai một số đơn vị từ nhóm nhỏ để huấn luyện đến đơn vị cấp tiểu đoàn với 800 quân được lên kế hoạch đối với 35 nước trên toàn châu Phi. Kế hoạch của Mỹ đối với châu Phi nằm trong một kế hoạch tổng thể đưa 60.000 binh sĩ thuộc lực lượng đặc nhiệm đến 75 nước và sau đó là 120 nước.

Lực lượng xung kích đóng tại Gibuti có khoảng 3.500 chuyên gia đặc nhiệm và tình báo, kể cả các công ty quân sự làm hợp đồng với Lầu Năm Góc, được Lầu Năm Góc coi là “Đạo quân viễn chinh Mỹ ở châu Phi”. Sứ mệnh của lực lượng này là góp phần bảo đảm an ninh và ổn định ở một khu vực rộng lớn bao gồm 6 nước châu Phi – Xômali, Êtiôpi, Êritơria, Kênia, Tandania, Uganda, Burundi và một vùng lợi ích bao gồm một số nước châu Phi khác (Mađagaxca, Môdămbích, Cộng hòa Sát, Ai Cập, Xuđăng và Cônggô) cũng như Yêmen mặc dù nước này nằm ở bán đảo Arập. Một nhiệm vụ khác của lực lượng này là huấn luyện quân đội các nước châu Phi được sử dụng trong những chiến dịch của AFRICOM. Trong khuôn khổ đó, với khoản tài trợ 7 triệu USD, một tiểu đoàn cơ giới mới của Gibuti được đào tạo và trang bị vũ khí bao gồm 850 lính và được sử dụng ở Xômali. AFRICOM cũng chi hơn 50 triệu USD để tài trợ việc đưa hàng nghìn binh sĩ đến Êtiôpi, Kênia, Uganda và Burundi.

Những hành động nói trên nằm trong nỗ lực của Lầu Năm Góc để tăng cường huấn luyện các nước chống chủ nghĩa cực đoan và để Mỹ có một lực lượng sẵn sàng được đưa đến châu Phi nếu các cuộc khủng hoảng cần quân đội Mỹ phải có mặt, xuất hiện. Đó cũng là một phần trong nỗ lực nhằm tăng cường cho AFRICOM được thành lập năm 2007 nhưng tổng hành dinh vẫn đặt ở Stuttgart (Đức). Từ 10 năm nay, Mỹ định đặt trụ sở của cơ quan chỉ huy quân sự này ở châu Phi, nhưng đều bị chính phủ các nước châu lục từ chối vì sợ điều đó sẽ gây ra căng thẳng trong vùng. Libi và bây giờ là Uganda, Nam Xuđăng và Cônggô có thể giúp Mỹ có thêm cơ hội mới. Trong khi chờ đợi, từ Stuttgart, AFRICOM phối họp với NATO để thay đổi chế độ ở Libi, triển khai binh sĩ ở miền Trung châu Phi với lý do truy lùng khủng bố và huấn luyện quân đội nhiều nước mà Oasinhtơn hy vọng sử dụng được như lực lượng thay thế trong việc bảo vệ lợi ích của Mỹ.

Tướng Raymond Odierno cho biết việc tăng cường sức mạnh cho AFRICOM nằm trong chiến lược quân sự thế giới có tên gọi “Các lực lượng liên kết khu vực” mà Lầu Năm Góc định thành lập trong khi tiếp tục rút quân khỏi Ápganixtan và sau khi buộc phải rút quân khỏi Irắc. Theo viên tướng này, Mỹ cần có một lực lượng thích hợp có thể tạo dựng lại môi trường để tiến triển bằng cách mở rộng thành phần đối tác sẵn sàng chiến đấu, tổ chức huấn luyện đa phương hay song phương và tiến hành triển khai quân nếu cần thiết. Nói cách khác, mọi chiến dịch quân sự của Mỹ, từ cứu trợ khắc phục thảm họa đến viện trợ nhân đạo hay huấn luyện quân đội cho các nước châu Phi, đều được dùng để “tái tạo môi trường”, nghĩa là chuẩn bị thực địa giúp Mỹ can thiệp quân sự trực tiếp.

Theo nhà địa chiến lược người Camơrun Joseph Vincent Ntuda Ebodé, việc Mỹ thiết lập căn cứ quân sự ở châu Phi và đưa lực lượng đặc biệt vào châu lục không có gì đáng ngạc nhiên vì trong tiến trình phát íriển của AFRICOM có dự kiến thiết lập một căn cứ ở Xao Tômê và Principê. Từ khi AFRICOM quan tâm đến châu lục này, Mỹ không những có thể đưa quân đến bất kỳ đâu mà còn lập ra một số đơn vị gọn nhẹ để hỗ trợ lực lượng an ninh của bất kỳ nước nào nếu được nước này chấp nhận công khai hay ngầm. Theo ông, việc xác định châu Phi là khu vực an ninh ưu tiên về phương diện địa chiến lược trùng hợp với sự ra đời của AFRICOM cho thấy các vấn đề an ninh theo nhãn quan của Oasinhtơn và được đặt ra ở châu Phi đang gia tăng và từ đó khiến Mỹ phải đưa ra một số biện pháp.

Chuyên gia Joseph Vincent Ntuda Ebodé cho rằng giờ đã đến lúc phải đặt câu hỏi có phải Mỹ đang điều chỉnh, không phải về phương diện chiến lược nữa mà về phương diện tác chiến, khái niệm của nước này về mối đe dọa ở châu Phi không. Với AFRICOM, tạm thời đặt đại bản doanh tại Stuttgart (Đức), vấn đề là làm sao để từ châu Âu triển khai lực lượng Mỹ trên thực địa. Đây có thể là lực lượng theo nghĩa hậu cần, có thể là lực lượng binh sĩ, nghĩa là con người, nhưng cũng có thể là trang thiết bị được phiên chế vào các đơn vị nhỏ, tùy theo cách mà Mỹ muốn triển khai trên thực địa. Điều đó có nghĩa là Mỹ triển khai 100 binh sĩ thuộc lực lượng đặc biệt ở Uganda, nhưng cũng có thể mở rộng sang các nước láng giềng đề truy lùng khủng bố.

Năm 2007, ông J.Peter Pham, một cố vấn của Bộ ngoại giao Mỹ từng là ủy viên thường trực Ban tư vấn thuộc AFRICOM, mô tả sứ mệnh của cơ cấu quân sư này là bảo vệ việc tiếp cận dầu mỏ và các tài nguyên thiên nhiên khác có rất nhiều ở châu Phi, một nhiệm vụ bao gồm bảo đảm nguồn tài nguyên đó không bị thất thoát và làm sao để không một bên thứ ba nào – như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản hay Nga – được độc quyền hay được ưu tiên sử dụng. Theo nghĩa hẹp hơn, sự ra đời của AFRICOM cũng có thể được coi là hệ quả của việc Chính quyền Obama xoay trục chiến lược về châu Á-Thái Bình Dương. Oasinhtơn tìm cách sử dụng bao vây quân sự như một phương tiện để ngăn chặn sự thống trị kinh tế ngày càng tăng của Trung Quốc ở khu vực then chốt này cũng như mối đe dọa ngày càng lớn mà nước này tạo ra đối với vị thế trên thế giới của Mỹ. Cũng như vậy, ở châu Phi, Mỹ tìm cách sử dụng lực lượng quân sự của các nước châu lục để ngăn chặn ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc ở đây.

Trung Quốc đã vượt Mỹ và Liên minh châu Âu để trở thành đối tác thương mại hàng đầu của châu Phi. Trao đổi thương mại song phương dự kiến đạt 200 tỷ USD trong năm 2013. Trong bối cảnh Mỹ có thể phụ thuộc vào châu Phi tới 25% lượng dầu mỏ nhập khẩu, chưa nói đến các khoáng sản chiến lược và nguyên liệu khác, cạnh tranh với Trung Quốc và các đối thủ kinh tế châu Âu trên thực tế dẫn đến cuộc chạy đua đến châu Phi. Nhưng công tác chuẩn bị cho các hành động quân sự hóa ở châu lục lại được thực hiện với cái cớ đấu tranh chống khủng bố và mối đe dọa của chủ nghĩa cực đoan.

Khi khai thác cái cớ al Qaeda và các nhóm có liên hệ với tổ chức khủng bố này, Oasinhtơn vũ trang và hỗ trợ trực tiếp các nhóm thực sự có liên hệ với al-Qaeda, trước hết là ở Libi rồi hiện nay ở Xyri, như lực lượng thay thế trong cuộc chiến nhằm thay đổi chế độ. Mali dường như là mục tiêu mới nhất của Mỹ khi AFRICOM công khai chuẩn bị một cuộc can thiệp với quân của Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS). Sự phát triển của AFRICOM là công tác chuẩn bị cho các cuộc chiến tranh mới ở châu Phi. Các cuộc can thiệp vào Libi và Xyri chỉ là khúc dạo đầu của một cuộc tấn công trên quy mô thế giới không nhằm mục đích nào khác ngoài việc một lần nữa chia cắt và thực dân hóa một phần thế giới.

Quân sự hóa chính sách châu Phi

Chính quyền Obama gia tăng đáng kể vai trò của mình trong chiến dịch can thiệp quân sự của Pháp ở Mali. Máy bay không người lái Reaper của Mỹ được sử dụng để phát hiện chiến binh Hồi giáo tại vùng núi đá Ifoghas và cung cấp thông tin cho phép máy bay Pháp không kích các mục tiêu cụ thể. Một lực lượng gồm 800 lính tinh nhuệ của Cộng hòa Sát được quân đội Mỹ huấn luyện cũng được tung ra chiến trường.

Tạp chí “Statafrik” dẫn lời một quan chức phương Tây giấu tên nhận xét vai trò của Mỹ ở Mali là một thành công hiếm hoi của Oasinhtơn trong việc áp dụng chiến lược chống khủng bố mới bằng cách phối hợp và thông qua các lực lượng của các nưóc bản địa. Cơ quan chông ma túy (Mỹ) gọi châu Phi là biên giới mới trong cuộc đấu tranh chống khủng bố và buôn bán ma túy, và bắt đầu huấn luyện các đội vũ trang có nhiệm vụ chống buôn bán ma túy ở Gana và dự kiến mở rộng chương trình sang Nigiêria và Kênia. Chính quyền Obama can dự vào Mali còn vì các nhóm Hồi giáo nổi dậy là mối đe dọa hiện hữu, từ đó mọi phương án đều có thể được sứ dụng theo cách nói của Lầu Năm Góc.

Trong những năm gần đây, lực lượng tác chiến đặc biệt của Mỹ ở châu Phi cung cấp hỗ trợ cho lực lượng đặc biệt chống khủng bố của Sát – đơn vị tham gia các chiến dịch ở Mali – về trang thiết bị, đào tạo và hậu cần. Giới chức Sát cũng thừa nhận đơn vị chống khủng bố này được lực lượng Mũ nồi Xanh Mỹ trực tiếp huấn luyện. Một số quan chức Mỹ khẳng định lực lượng Mỹ không đi kèm đơn vị này trong cuộc chiến ở Mali, nhưng sự tham gia trực tiếp của lực lượng Mỹ trong các trận đánh trên bộ ở Mali chắc chắn được tiến hành một cách bí mật. Ngoài đơn vị nói trên của Sát, một số đơn vị quân đội châu Phi được Mỹ huấn luyện cũng được chuẩn bị để có thể được triển khai ở nước này. Nói cách khác, Mỹ tiếp tục tiến hành chiến dịch chinh phạt châu Phi bằng cách trông cậy vào giới tinh hoa ở các nước trong vùng để cung cấp quân châu Phi hành động theo ủy thác.

Tưóng Carter Ham, khi còn là Tư lệnh AFRICOM, đã bay sang Môritani để gặp riêng Tổng thống nước này Mohamed Ould Abdel Aziz và một số chỉ huy quân đội cao cấp. Viên tướng này cũng nói chuyện với binh lính Môritani, Mỹ và Pháp tham gia cuộc tập trận chung ở miền Nam, gần biên giới Mali. Cuộc tập trận này có tên gọi “Flintlock 2013″ nằm trong một loạt các cuộc tập trận thường niên do Lầu Năm Góc tiến hành từ năm 2000, trước khi diễn ra cái gọi là “cuộc chiến chống khủng bố” và lấy al-Qaeda làm cái cớ để can thiệp vào khắp nơi trên thế giới.

Với sự sụp đổ của Libi, cuộc xâm lược của Mỹ vào châu Phi đang dần hình thành. Trong khi rút dần quân khỏi một số nước ở Trung và Cận Đông, Ápganixtan…, Mỹ tái triển khai ở nhiều nơi khác, kể cả ở Vịnh Ghinê. Được coi là không gian lợi ích sống còn của Oasinhtơn, vùng Vịnh Ghinê hiện nay là vùng quan trọng nhất về triển khai sức mạnh, nhưng cũng là vùng khai thác tài nguyên theo quan điểm của Mỹ ở châu Phi. Có thể nói đó là tất cả những gì đang diễn ra ở Bắc Phi, tất cả những gì là tài nguyên cần được bảo vệ ở trong vùng, đặc biệt là ở Sahel-Xahara, và các mối đe dọa chuyển từ Đông Phi về Xahara và tràn sang khu vực Vịnh Ghinê. Trong trường hợp này, mọi nhóm, theo quan điểm của Mỹ, có khuynh hướng duy trì hành vi khủng bố ở khu vực đó, phải được xem là mục tiêu ưu tiên số một và ít nhiều nguy hiểm nhất. Từ lúc mối đe dọa chính là Bin Laden không còn nữa, tiến trình tái triển khai của Mỹ liên quan đến tất cả các vùng xám theo nhẵn quan của nướcnày. Điều đó giải thích sự có mặt về quân sự của Mỹ cùng với Pháp ở nhiều nơi khác, ngoài những nơi truyền thống như Gabông, Cộng hòa Trung Phi và Sát.

Ngày càng nhiều máy bay không người lái của Mỹ được sử dụng trong cuộc chiến ở Mali sau khi 100 lính Mỹ được triển khai tại Nigiê. Nước láng giềng này ký với Chính phủ Mỹ thỏa thuận cho phép thiết lập căn cứ máy bay không người lái trên lãnh thổ của mình. Trong khi Oasinhtơn khẳng định chỉ sử dụng máy bay không người lái cảnh giới chứ không phải loại được vũ trang, việc thiết lập căn cứ quân sự cho phép Chính quyền Obama có điều kiện mở rộng chiến dịch không kích từ xa đến miền Tây và miền Trung châu Phi.

Một số nhà phân tích nghi ngờ Mỹ có “kế hoạch ngầm” và đồng lõa với Hồi giáo chính trị thông qua Cata hay các đồng minh khác của mình trong khu vực, như Mỹ từng làm với al-Qaeda của Bin Laden trước khi tổ chức này trở thành kẻ thù số một của Mỹ. Một động cơ khác của Mỹ là CIA dường như dính líu trực tiếp đến sự trỗi dậy của AQIM. Nhà phân tích Eric Draitser, thuộc Trung tâm nghiên cứu độc lập có trụ sở tại Canada, cho rằng Mỹ trợ giúp AQIM trỗi dậy để có được một kẻ thù ở Sahel. Tiếp đó, Mỹ kích động các nhà lãnh đạo châu Phi ủng hộ cuộc can thiệp của nước ngoài để từ đó ngầm thúc đẩy tuyên truyền theo hướng đưa AFRICOM vào đóng trên đất châu Phi. Từ khi cơ cấu quân sự này được thành lập, Mỹ vẫn chưa tìm được chỗ đứng chân cho AFRICOM. Chỉ có Tổng thống Liberia, Ellen Johnson Sirleaf, ủng hộ việc thiết lập căn cứ quân sự Mỹ trên lãnh thổ nước mình, nhưng bị các nguyên thủ châu Phi khác phản đối kịch liệt vì đã đưa ra lời mời chào.

Theo chiến lược gia Mohamed Said Mekki. AFRICOM và AQIM là hai mặt của một đồng tiền. Trong những năm tới, ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực Bắc Phi sẽ chỉ thuần túy là quân sự. Lĩnh vực duy nhất mà Mỹ có thể còn duy trì sự vượt trội trong 40 năm tới là quân sự. Trong thời kỳ đó, AFRICOM sẽ đóng vai trò bao quát trong việc thực hiện tham vọng của Mỹ ở Bắc Phi. Trong dự tính của Mỹ và các nước Bắc Phi về an ninh, Angiêri chiếm vị trí chiến lược, là một nước trụ cột trong hợp tác an ninh với Mỹ vì nước này có nguồn tài chính lớn và có nền ngoại giao mạnh, từ đó trở thành một con át chủ bài trong hợp tác với Mỹ ở vùng Bắc Phi.

Theo ông Alain Fogue Tedom, chuyên gia về châu Phi, sẽ là một sai lầm lớn nếu nghĩ rằng hoạt động của AFRICOM sẽ bị ngừng lại. Một số nước cho rằng AFRICOM là biểu hiện cho thấy quyết tâm của Mỹ thiết lập căn cứ quân sự ở châu Phi. Một số nước khác nghĩ rằng cơ cấu chỉ huy quân sự đó nằm trong khuôn khổ hỗ trợ của Mỹ nhằm tăng cường năng lực gìn giữ hòa bình của châu Phi, từ đó việc thành lập cơ cấu này phục vụ lợi ích của châu Phi nhằm bảo vệ tốt hơn lợi ích của Mỹ ở châu lục.

Trong khi Mỹ biện minh hành động can thiệp của mình là lời đáp trả trước sự có mặt ngày càng đông của các lực lượng liên kết với Al- Qaeda – đánh chiếm miền Bắc Mali sau khi được Oasinhtơn sử dụng như lực lượng trên bộ trong cuộc chiến của Mỹ và NATO nhằm lật đổ chế độ của Đại tá Gaddafi ở nước Libi láng giềng, mục tiêu thực sự của Mỹ là thiết lập quyền bá chủ tại các khu vực rộng lớn có nhiều tài nguyên dầu mỏ, urani và các khoáng sản khác trong lòng đất, và ngăn chặn ảnh hưởng kinh tế ngày càng tăng của Trung Quốc.

Cuộc chinh phạt Libi của Mỹ và các đối tác cho thấy đây là nhãn quan hiện đại của cuộc “chạy đua vào châu Phi”. Quyết định đưa quân đến Uganda là điều lôgích trong chính sách của Mỹ từ năm 1945 đến nay. Việt Nam là một ví dụ. Ưu tiên của Mỹ lúc đó là ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc, một đối thủ có mưu đồ đế quốc, và bảo vệ Inđônêxia mà Tổng thống Nixon gọi là nước giàu tài nguyên thiên nhiên nhất khu vực. Việt Nam chỉ đơn thuần là nằm trên đường đi của Mỹ và việc đất nước này bị tàn phá là cái giá của việc thực hiện các mục tiêu của Mỹ. Cũng như tất cả các cuộc xâm lược sau này của Mỹ, một con đường mòn bằng máu chạy từ Mỹ Latinh qua Irắc đến Ápganixtan, với lý do vẫn là “phòng vệ chính đáng” hay nhân đạo. Dầu sao, lý do chính khiến Mỹ đưa quân vào châu Phi không khác lý do khiến Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh Việt Nam. Đó là Trung Quốc. Theo cách nói của tướng David Petraeus, cựu Tham mưu trưởng liên quân và hiện là Giám đốc CIA, trong thế giới với tình trạng chiến tranh thường trực Trung Quốc đang thay thế al-Qaeda để trở thành mối đe dọa chính thức đối với Mỹ.

Mỹ có thể sử dụng sự có mặt về quân sự của mình, nếu có, ở châu Phi để chiếm đoạt tài nguyên của châu lục và lấy đó làm phương tiện để ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc ở đây. Lực lượng đặc nhiệm Mỹ luôn có mặt tại Mali kể cả trước cuộc đao chính ngày 22/3/2012 và bị một số nhà phân tích nghi ngờ góp phần làm cho tình hình xấu thêm. Vụ 3 binh sĩ Mỹ và 3 nhân viên dân sự được cho là có quốc tịch Marốc chết vì tai nạn vào tháng 4/2012 tại Bamacô đặt ra nhiều câu hỏi cho các nhà quan sát và giói truyền thông Mỹ. Chính phủ Mỹ cho đến nay chưa bao giờ giải thích một cách hợp lý về sự có mặt của binh sĩ Mỹ tại Mali trong khi hợp tác quân sự giữa hai nước ngừng lại sau cuộc đảo chính.

Đối với Mỹ, châu Phi lại trở thành một ván cá cược kinh tế và địa chính trị. Tháng 6/2012, Chính phủ Mỹ công bố chiến lược mới đối với châu Phi, tựu trung lại là chống khủng bố và ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc ở châu lục giàu tài nguyên thiên nhiên này. Có thể nói rằng sự có mặt về quân sự của Mỹ được mở rộng ở châu Phi không phục vụ, về bất kỳ phương diện nào, nhu cầu quốc phòng của Mỹ. Cách đây 5 năm, ít người có thể nhận thấy rằng một trong những di sản của Tổng thống Obama là sự quân sự hóa ở mức độ ngày càng cao chính sách đối ngoại của Mỹ ở châu Phi. Điều này dường như đang tiếp tục được thực hiện.

Đăng tải tại Archives, Articles, International relations | Thẻ , , | Bình luận về bài viết này